Chiến dịch SEALORS và Kế hoạch ACTOV
Bảo Bình Nguyễn Văn Ơn sưu tầm
Ngày 25/07/1969 tại quần đảo Guam, Tổng
thống Nixon công bố học thuyết của mình (Nixon doctrine) và hứa hẹn sẽ
dùng chiếc dù nguyên tử, lẫn kinh tế nhằm giúp các quốc gia đồng minh để
họ tự gánh vác lấy việc phòng thủ đất nước. Trong đó, Việt-Nam hóa
chiến tranh (Vietnamization) (1) là một phần triển khai
học thuyết toàn cầu của Hoa-Kỳ trong giai đoạn từ 1969 đến 1974 tại
vùng Đông-Nam-Á. Chánh phủ Hoa-Kỳ áp dụng học thuyết này vào cuộc chiến
Việt-Nam qua hai mục tiêu:
- Quân đội Mỹ tại VN sẽ hướng dẫn cách sử dụng rồi lần lượt chuyển giao chiến cụ cho QLVNCH và bắt đầu tuần tự hồi hương vào đầu năm 1971.
- Người Việt-Nam phải tự mình giải quyết trận chiến trên bán đảo Đông-Dương.
- Quân đội Mỹ tại VN sẽ hướng dẫn cách sử dụng rồi lần lượt chuyển giao chiến cụ cho QLVNCH và bắt đầu tuần tự hồi hương vào đầu năm 1971.
- Người Việt-Nam phải tự mình giải quyết trận chiến trên bán đảo Đông-Dương.
Kế hoạch Việt-Nam hóa chiến tranh của Richard Nixon không có gì là mới lạ cả. Bởi vì trước đây, vào tháng 09/1951 Thống tướng De Lattre, Tư lệnh Quân đội viễn chinh Pháp tại Đông-Dương cũng đã thuyết trình kế hoạch Jaunissement (Lấy màu da thay xác chết) ‘mang nội dung tương tự’ cho Tổng thống Harry S.Truman và được chính giới Hoa-Kỳ nhiệt liệt hoan nghênh. Nhưng nghi ngờ không biết Pháp có thật long chấm dứt chế độ thuộc địa hay không, nên Hoa-Kỳ không mấy nhiệt tình đến vùng bán đảo này.
Sau ngày 07/05/1954 thất trận Điện-Biên-Phủ, Pháp phải ký Hiệp định Genève, đồng thời kêu gọi Hoa-Kỳ trợ giúp nhân đạo, cung cấp phương tiện chuyển vận người tị nạn Cộng-Sản từ ngoài Bắc vào trong Nam. Thật ra, Pháp cũng không ngờ đây là cuộc di cư to lớn của 850 ngàn người Việt tình nguyện rời bỏ quê cha đất tổ miền Bắc, quyết định đi tìm tự-do ở miền Nam để tránh hiểm họa Cộng-Sản. Báo chí trên thế giới gọi cuộc di tản chính trị này là ‘The Mass exodus: The 1954 Vietnamese evacuation‛. Ngoài mục tiêu cứu trợ nhân đạo nói trên, Hoa-Kỳ còn muốn những chiến cụ mà họ viện trợ cho Pháp trước đây không bị rơi vào tay VMCS; cho nên Hoa-Kỳ đồng ý góp phần vào cuộc Hành quân Passage to Freedom vào tháng 08/1954 do Đề đốc Lorenzo Sabin chỉ huy. Đây là cuộc hành quân lớn trên biển mà Hải quân Hoa-Kỳ lần đầu tiên tham dự trên vùng biển Việt-Nam.
A.- HÀNH QUÂN HẢI QUÂN HOA-KỲ TRƯỚC ACTOV.
Tài liệu thống kê của MACV tháng 12/1968 cho thấy, sau Tết-Mậu-Thân, Hải quân Mỹ tại VN đã điều động hơn 38 ngàn quân vào hai chiến trường Sông và Biển, gồm ba lực lượng đặc nhiệm (2) đang tham dự hành quân là Task Force 115 (TF.115), Task Force 116 (TF.116) và Task Force 117 (TF.117).
Đến khi có chương trình Việt-Nam hóa chiến tranh, ba lực lượng nói trên lần lượt được lệnh chuyển giao chiến cụ và vùng hành quân đang khai diễn lại cho Hải quân VNCH, theo một kế hoạch chuyển giao nhanh gọi là ACTOV (Acceleration Turn-over to the Vietnamese). 1.- HÀNH QUÂN MARKET TIME – TF115 (Coastal Surveillance Force). 1) Quan niệm và Tổ chức.
Lẽ ra, Hành quân Market Time phải được đề cập riêng trong một quyển chuyên đề về Duyên-Phòng. Nhưng vì tầm hoạt động rất quan trọng của TF.115 đã bóp nghẹt mạch tiếp tế ngoài biển cũng như trong sông của các sư đoàn Việt-Cộng/CSBV tại những quân khu 7, 8 và 9 đến độ Hà-Nội phải thú nhận Hành quân Market Time của đối phương đã nhận chìm đường mòn Hồ-Chí-Minh trên biển. Hơn nữa, chiến dịch SEALORDS ra đời sau này còn cho phép các duyên tốc đĩnh PCF được hoạt động sâu trong sông rạch, kể cả hành quân Trần-Hưng-Đạo 11 vượt thủy trình Cửu-Long sang đất Miên tháng 5 năm 1970. Do vậy, Market Time rất đáng được tổng quát nhắc lại sau đây:
Vụ tàu Trawler 143 thuộc đoàn 125 Hải quân/CSBV đang tiếp tế hàng trăm tấn vũ khí đạn dược cho mật khu Đại-Lãnh bị Hải quân VNCH bắt ngày 18/02/1965 tại Vũng-Rô (Mũi Varella, Tuy-Hòa) là sự kiện rất quan trọng đối với việc kiểm soát duyên hải miền Nam VN. Để bảo vệ chiều dài bờ biển 1200 hải lý từ vĩ tuyến 17 đến vịnh Thái-Lan, chống lại những đợt tiếp tế lén lút bằng đường biển xuất phát từ miền Bắc như đã nói trên, ngày 11/03/1965 Hạm đội 7 Mỹ cho thành lập Lực lượng đặc nhiệm TF.71 thực thi hành quân Market Time để trắc nghiệm mục tiêu đề ra là sàng lọc tại chỗ những ghe tàu chở vũ khí vào Nam ra khỏi đám thương thuyền (3).
Đến ngày 31/07/1965, quyền chỉ huy cuộc hành quân này được chuyển giao lại cho Tư lệnh Hải quân Mỹ tại VN (Commander of Naval Forces Vietnam) và lực lượng đặc nhiệm TF.115 (Coastal Surveillance Forces) thay thế cho TF.71. Theo quyết định của MACV, hành quân Market Time mang tính chiến lược đối với chiến cuộc miền Nam. Cho nên, TF.115 cần sự tăng phái dài hạn của nhiều loại chiến hạm, chiến đĩnh và phi cơ thuộc Hạm đội 7 Hoa-Kỳ, Hải đội tuần dương VNCH, lực lượng Coast Guard (Bộ tài chánh Hoa-Kỳ) cùng lực lượng Hải-Thuyền địa phương ngõ hầu đan kín vành đai hành quân:
a) Vành đai ngoài (Outer barrier) cách bờ 52 hải lý, được phân ra làm 9 khu vực lớn kiểm soát viễn duyên. Trách nhiệm kiểm tra giao cho các loại Khu trục hạm (DD, DDG, DLG, DER), Tuần dương hạm (Frigate, WHEC), Trục lôi hạm (MSO, MSC), Hộ tống hạm (PC, PCE), Tuần duyên hạm (PG, PGM).
b) Vành đai trong (Inner barrier) cách bờ 12 hải lý, được chia thành 54 khu vực nhỏ chận xét cận duyên. Trách nhiệm sàng lọc kỹ ghe thuyến tại đây giao cho các ghe Hải-Thuyền/VNCH, Tuần duyên đĩnh Coast Guard và Duyên tốc đĩnh PCF. Các cấp chỉ huy hành quân Mar-ket Time đều đánh giá cao về tính năng động cùng sự hữu hiệu của Coast Guard và PCF (4) trên biển là ‘Những con hải mã bất chấp thời tiết của TF.115‛
Tài liệu thống kê của MACV tháng 12/1968 cho thấy, sau Tết-Mậu-Thân, Hải quân Mỹ tại VN đã điều động hơn 38 ngàn quân vào hai chiến trường Sông và Biển, gồm ba lực lượng đặc nhiệm (2) đang tham dự hành quân là Task Force 115 (TF.115), Task Force 116 (TF.116) và Task Force 117 (TF.117).
Đến khi có chương trình Việt-Nam hóa chiến tranh, ba lực lượng nói trên lần lượt được lệnh chuyển giao chiến cụ và vùng hành quân đang khai diễn lại cho Hải quân VNCH, theo một kế hoạch chuyển giao nhanh gọi là ACTOV (Acceleration Turn-over to the Vietnamese). 1.- HÀNH QUÂN MARKET TIME – TF115 (Coastal Surveillance Force). 1) Quan niệm và Tổ chức.
Lẽ ra, Hành quân Market Time phải được đề cập riêng trong một quyển chuyên đề về Duyên-Phòng. Nhưng vì tầm hoạt động rất quan trọng của TF.115 đã bóp nghẹt mạch tiếp tế ngoài biển cũng như trong sông của các sư đoàn Việt-Cộng/CSBV tại những quân khu 7, 8 và 9 đến độ Hà-Nội phải thú nhận Hành quân Market Time của đối phương đã nhận chìm đường mòn Hồ-Chí-Minh trên biển. Hơn nữa, chiến dịch SEALORDS ra đời sau này còn cho phép các duyên tốc đĩnh PCF được hoạt động sâu trong sông rạch, kể cả hành quân Trần-Hưng-Đạo 11 vượt thủy trình Cửu-Long sang đất Miên tháng 5 năm 1970. Do vậy, Market Time rất đáng được tổng quát nhắc lại sau đây:
Vụ tàu Trawler 143 thuộc đoàn 125 Hải quân/CSBV đang tiếp tế hàng trăm tấn vũ khí đạn dược cho mật khu Đại-Lãnh bị Hải quân VNCH bắt ngày 18/02/1965 tại Vũng-Rô (Mũi Varella, Tuy-Hòa) là sự kiện rất quan trọng đối với việc kiểm soát duyên hải miền Nam VN. Để bảo vệ chiều dài bờ biển 1200 hải lý từ vĩ tuyến 17 đến vịnh Thái-Lan, chống lại những đợt tiếp tế lén lút bằng đường biển xuất phát từ miền Bắc như đã nói trên, ngày 11/03/1965 Hạm đội 7 Mỹ cho thành lập Lực lượng đặc nhiệm TF.71 thực thi hành quân Market Time để trắc nghiệm mục tiêu đề ra là sàng lọc tại chỗ những ghe tàu chở vũ khí vào Nam ra khỏi đám thương thuyền (3).
Đến ngày 31/07/1965, quyền chỉ huy cuộc hành quân này được chuyển giao lại cho Tư lệnh Hải quân Mỹ tại VN (Commander of Naval Forces Vietnam) và lực lượng đặc nhiệm TF.115 (Coastal Surveillance Forces) thay thế cho TF.71. Theo quyết định của MACV, hành quân Market Time mang tính chiến lược đối với chiến cuộc miền Nam. Cho nên, TF.115 cần sự tăng phái dài hạn của nhiều loại chiến hạm, chiến đĩnh và phi cơ thuộc Hạm đội 7 Hoa-Kỳ, Hải đội tuần dương VNCH, lực lượng Coast Guard (Bộ tài chánh Hoa-Kỳ) cùng lực lượng Hải-Thuyền địa phương ngõ hầu đan kín vành đai hành quân:
a) Vành đai ngoài (Outer barrier) cách bờ 52 hải lý, được phân ra làm 9 khu vực lớn kiểm soát viễn duyên. Trách nhiệm kiểm tra giao cho các loại Khu trục hạm (DD, DDG, DLG, DER), Tuần dương hạm (Frigate, WHEC), Trục lôi hạm (MSO, MSC), Hộ tống hạm (PC, PCE), Tuần duyên hạm (PG, PGM).
b) Vành đai trong (Inner barrier) cách bờ 12 hải lý, được chia thành 54 khu vực nhỏ chận xét cận duyên. Trách nhiệm sàng lọc kỹ ghe thuyến tại đây giao cho các ghe Hải-Thuyền/VNCH, Tuần duyên đĩnh Coast Guard và Duyên tốc đĩnh PCF. Các cấp chỉ huy hành quân Mar-ket Time đều đánh giá cao về tính năng động cùng sự hữu hiệu của Coast Guard và PCF (4) trên biển là ‘Những con hải mã bất chấp thời tiết của TF.115‛
Add caption |
Ngoài
ra, Market Time cũng cần đến 16 Đài kiểm báo dọc theo duyên hải miền
Nam và các phi cơ không tuần C47, P2V trợ giúp thường xuyên trong việc
phát giác tàu địch xâm nhập từ tuyến hàng hải quốc tế. Song hành với
Market Time trong Nam, Hành quân Sea Dragon kéo dài đến hai năm đánh phá
bờ biển Bắc Việt, do Hạm đội 7 Hoa-Kỳ tổ chức ngày 02/10/1966 với sự
tham dự của Thiết giáp hạm BB.62 USS New Jersey, các Khu trục hạm và
Tuần dương hạm hạng nặng của Hải quân Hoa-Kỳ và Úc-Đại-Lợi để giảm thiểu
số chuyến vào Nam của Đoàn 125 Hải quân/CSBV.
Đến cuối năm 1969, thi hành chương trình Việt-Nam hóa chiến tranh, Bộ tư lệnh TF.115 Market Time đang đồn trú trong cơ sở MACV tại Sài-Gòn được lệnh dời về vịnh Cam-Ranh để chuẩn bị chuyển giao chiến cụ và vùng hành quân lại cho đối tác của mình (counterpart) là Lực lượng đặc nhiệm 213 Duyên-Phòng (5) của Hải quân VNCH, do HQ/Đại tá Nguyễn-Hữu-Chí (khóa 3 SQHQ/Nha-Trang, bút hiệu Hữu-Phương) làm Tư lệnh. 2) Kết quả hành quân.
Sau đây là vài nhận định khá quan trọng về kết quả Hành quân Market Time của một số tướng lãnh Hoa-Kỳ có trách nhiệm trong chiến cuộc:
a) Đại tướng Westmoreland, nguyên Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ tại VN (1965-1967), trong quyển A soldier Report, đã ghi là suốt 2 năm 1965-1966, Hành quân Market Time rất thành công trong việc ngăn chận CSBV xâm nhập bằng đường biển. Trước đó, ai cũng thấy 70% chiến cụ theo đường biển và 30% theo đường mòn Hồ-Chí-Minh được Hà-Nội tiếp tế cho Cộng-Sản miền Nam, thì nay chỉ còn độ 10% theo ven biển lọt vào nhờ may mắn.
b) Trung tướng Bruce Palmer Jr, Tham mưu trưởng MACV, trong quyển The 25 year war, cũng viết là Task Force 115 thành công lớn trong chiến thuật bóp nghẹt đường xâm nhập biển của Hà-Nội, khiến cho Việt-Cộng/CSBV trong Nam chỉ còn nhận tiếp liệu nhỏ giọt vào cuối năm 1966.
c) Riêng Đô đốc Elmo R.Zumwalt, tư lệnh Hải quân Mỹ tại VN nhiệm kỳ 1968-1970, xác nhận rằng cho đến khi ông đảm nhận trách nhiệm thì công việc chận đứng CSBV xâm nhập bằng đường biển coi như sắp hoàn thành. Trong quyển On Watch, Đô đốc Zumwalt nhấn mạnh là nay chỉ còn trục tiếp tế cho Việt-Cộng/CSBV từ hải cảng Siha-noukville trên đất Miên sang vùng đồng bằng Cửu-Long mà Hải quân Mỹ và Hải quân VNCH có trách vụ phải triệt nốt thôi. 2.- HÀNH QUÂN GAME WARDEN – TF.116 (River Patrol Force). 1) Trắc nghiệm và thành lập.
Trong phúc trình về phát triển khả năng tác chiến sông ngòi tháng 10/1965, HQ/Đại úy Kenneth L.MacLeod, Chỉ huy trưởng SEALS (6) trắc nghiệm hoạt động tại Đặc khu Rừng-Sác báo cáo là muốn vượt cạn để chận bắt Việt-Cộng một cách có hiệu quả, chúng tôi cần có loại chiến đĩnh tầm nước thấp (Shallow draft landing craft), chạy bằng bơm cao áp thay thế cho chân vịt và bánh lái dễ bị cong, mỗi khi vào trong ngòi rạch sâu chỉ có 6 tấc nước.
Muốn thủ đắc loại giang đĩnh nói trên, nên kể từ đầu tháng 01/1966, Hải quân Hoa-Kỳ hết sức bận rộn tìm giải pháp cho chiến cụ thích hợp cho chiến trường sông tại VN. May thay, với thời gian kỷ lục chỉ có 30 ngày sau khi trúng thầu, ngày 01/02/1966, Pentagonnist (7) ”United Boat-builders of Bellingham, Washington” cho trình làng 40 chiếc Giang tốc đĩnh PBR (Patrol Boat River) Mark 1, dài 9.5 m bằng chất Fiberglass gồm 2 máy phản lực hút nước vào và thổi nước ra đẩy tàu chạy tới tốc độ 25 gút (Knot), thay thế cho chân vịt và bánh lái thông thường. Trong đợt hai sau đó, 80 chiếc PBR Mark II sẽ nối tiếp ra đời với kiến trúc không những rộng rãi hơn, vững chắc thêm mà tốc độ tối đa còn tăng lên đến 30 gút. Trước khi được loại chiến hạm LSD (Langding Ship Dock) chở đến Vũng-Tàu, mỗi PBR được trang bị Radar quan sát đêm có tầm xa 3 hải lý (10 PBR kiểm soát đêm được 60 hải lý trên sông), Đại liên 50 kép trước mũi, Đại liên 30 đơn sau lái (Mark II gắn Đại liên M.60 chung Phóng lựu dây MK.19, sau này có một số giang đĩnh PBR được thay MK.19 bằng Bích kích pháo 81 ly bắn thẳng.
Thủy thủ đoàn là 4 người, sau khi thụ huấn hải nghiệp và tác chiến trong sông tại trung tâm Coranado và Marine Is-land Bases, California.
Tháng 03/1966, nhằm đi vào kế hoạch kiểm tra sông ngòi, HQ/Đại tá Burton B. Witham Jr, Tư lệnh Lực lượng Tuần-Giang (River Patrol Force) kiêm Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm TF.116 ra lệnh khai diễn cuộc Hành quân Game Warden tại đặc khu Rừng-Sác với sự tham dự của 35 Giang tốc đĩnh, 4 toán Seal Teams và 1 Tiểu đoàn TQLC Mỹ. Dưới sự chỉ huy năng nổ của Đại tá Witham, hơn nửa tháng tìm diệt địch từ sông Tắc-Ông-Kèo đến sông Ngã-Bảy, Game Warden phá hủy được vài cứ điểm tiếp liệu của Đoàn 10 Việt-Cộng (8) và bắn hạ tại chỗ 69 tên. Đến tháng 06/1966, Witham có thêm 80 Giang tốc đĩnh PBR Mark II, nên chỉ định Liên đoàn mới này bành trướng Hành quân Game Warden dài hạn sang khu vực Tiền-Giang vùng đồng bằng Cửu-Long.
Hành quân Game Warden được lợi thế là không phải lo lắng phòng thủ căn cứ cố định trên bờ. Các PBR và đơn vị Tùng đĩnh đều lênh đênh theo Dương vận hạm LST (có Trực thăng võ trang UH.1B cơ hữu) làm căn cứ lưu động (Barrack Ship) để được yểm trợ và tiếp tế trực tiếp. Ngoài ra, Hành quân dài hạn Game Warden còn có một giang đội rà mìn trực thuộc để bảo đảm an ninh thủy trình huyết mạch Lòng-Tàu. Giang đoàn này gồm 12 Trục lôi đĩnh MSB (Marine Sweeper Boat) và 6 LCM (M) vớt mìn; tất cả đều đồn trú tại Nhà-Bè. Với quan niệm hành quân tuần tiểu chận đứng các tuyến giao liên tiếp tế và chuyển quân trên sông, triệt hạ mọi trạm thu thuế hạ tầng của Việt-Cộng đồng thời kiểm soát toàn bộ thủy trình chính trong vùng, nên Hành quân tuần tiểu Game Warden không bị các mục tiêu của Hành quân lưu động Sông MRF (Mobil River Force) chi phối. Trên giấy tờ, Hải quân Mỹ chính thức bàn giao 293 PBR cho Hải quân VNCH trước ngày 01/04/1971. 2) Kết quả hành quân.
Trang 206 quyển The Brown Water Navy, Đại tá TQLC Croizat nhận định là sau 5 năm hoạt động cho đến ngày chuyển giao hành quân cho Lực lượng Tuần-Thám/HQVNCH, TF.116 chỉ tổn thất có 10 sĩ quan và hơn 100 đoàn viên PBR, ngược lại thiệt hại đối phương 40 lần lớn hơn với 4.200 nhân mạng tại trận. Còn đúc kết thành tích của TF.116 sau 2 năm hoạt động (tháng 03/1966-03/1968 sau đợt 1 Tết-Mậu-Thân) thì Game Warden đã bắn hạ hơn 1.800 Cộng quân, phá hủy gần 1.000 ghe xuồng. Đặc biệt trong những ngày Tết-Mậu-Thân 1968, Tiểu đoàn 364 An-Giang và Tiểu đoàn 512 Tri-Tôn xuất phát từ Mật khu Việt-Cộng 704 Tà-Keo trên đất Miên, vi phạm lệnh ngưng bắn vào chiếm thị xã Châu-Đốc (An-Giang) bị PBR phối hợp với lực lượng đặc biệt Mỹ tại đây bắn chết hơn 500 tên trên kinh Vĩnh-Tế và sông Châu-Đốc. Trong trận này, TF.116 chỉ mất có 5 sĩ quan và 39 đoàn viên. Tuy vậy, Đại tá Witham cũng không mấy hài lòng về thành quả đã đạt được, nên ông phát biểu: “PBR vốn dĩ có lưu động tính cao, nhưng vì thiếu chỉ đạo lại phải mò mẫm điều hành nên trở thành chậm lụt. Chính điều này đã ức chế phần nào sự thành công lớn của Hành quân Game Warden. Chúng tôi đang cố gắng biên soạn một huấn thị điều hành cho thật phù hợp với loại chiến cụ mới này”. 3.- HÀNH QUÂN LƯU ĐỘNG SÔNG – TF.117 (Riverine Assault Force). Rất quen thuộc với những cuộc hành quân của Hải đoàn Xung-Phong trên chiến trường Bắc-Việt, kế đến đảm trách vai trò cố vấn đầu tiên cho binh chủng TQLC/VNCH ngay từ lúc mới thành lập, rồi giữ chức trưởng phòng Hành quân Thủy-Bộ/MACV cho đến ngày về hưu, Đại tá TQLC Victor J.Croizat nhận định rất chính xác về Lực lượng đặc nhiệm TF.117 Hành quân lưu động Sông, trong quyển The Brown Water Navy như sau: “Mặc dù quyền lực trên biển đang dẫn đầu thế giới, nhưng Hải quân Hoa-Kỳ không đủ vốn liếng để tác chiến trong sông; bởi vì họ không có giang đĩnh thích hợp nào ở trong kho, lại thiếu tay nghề giang hành và nhất là không biết gì về kinh nghiệm chiến trường sông rạch miền Nam. Như vậy, muốn tổ chức Hành quân lưu động Sông, Hải quân Mỹ phải chấp nhận khởi đầu từ con số không” (9).
Với bản chất vốn kênh kiệu của mình, cũng như không muốn đặt niềm tin vào khả năng người khác, Hải quân Mỹ tự mình cẩn thận duyệt lại cuộc Hành quân Ohio-Mississippi trong thời kỳ nội chiến 1861-1865, quan niệm hành quân cùng mô hình Dinassault Pháp 1946-1954 và kinh nghiệm tác chiến Sông-Ngòi trong vùng đồng bằng Cửu-Long 1955-1967 của Hải quân VNCH để đi đến quyết định thành lập Hạm đội sông Mêkong (Mobil Riverine Force Mekong Delta còn gọi là River Flotilla One). Về nhân lực, tất cả thủy thủ đoàn được huấn luyện tại Vallejo California, còn binh sĩ Sư đoàn 9 Bộ binh Hoa-Kỳ thụ huấn khóa Hành quân lưỡng thế tại trường Fort Riley, Kansas. Khi đến VN, hạm đội này lấy tên là Hành quân lưu động Sông do HQ/Đại tá Wade C.Wells chỉ huy, kiêm luôn chức vụ Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm TF.117 (Riverine Assault Force). Có thể nói đây là một tổ chức Thủy-Bộ trong sông rất hùng hậu của Hải quân Mỹ với 4 Liên đoàn tác chiến 91, 92, 11, 12 RAS (River Assault Squadron). Đến đầu năm 1968, đợt chiến đĩnh sau cùng tới VN với 5 chiếc Phóng thủy hỏa đĩnh Zippo, Đại tá Wells liền ra lệnh thành lập thêm Liên đoàn Ngăn-Chặn mang số 13 RIG (River Interdiction Group).
Không cần đóng quân tại căn cứ Đồng-Tâm (Mỹ-Tho) như Đại tướng Westmoreland đã chỉ định vào năm 1967, TF.117 chỉ sử dụng căn cứ nổi lưu động cho những cuộc hành quân của mình. Nhằm tạo an ninh cũng như tiện nghi cung ứng toàn thể binh sĩ đồn trú trên căn cứ nổi trong suốt thời gian hành quân dài, TF.117 đã dùng đến 25 trực thăng võ trang UH.1B mỗi khi áp dụng chiến thuật Trực-Thăng-Vận (10), 5 tạm trú hạm (APB và APL), 4 cơ xưởng hạm (ARL) và 2 dương vận hạm (LST) để tiếp tế, sửa chửa tại chỗ đơn vị đang hành quân; còn binh sĩ đều được cấp phương tiện di chuyển để luân phiên nhau đi bờ giải trí tại Vũng-Tàu hay Saigon, nếu họ muốn. Riêng Lữ đoàn 2 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ binh Hoa-Kỳ khi tăng phái cho TF.117, Đại tá Lữ đoàn trưởng William B.Fulton trực tiếp chỉ huy thành phần đổ bộ này gồm có 6 Tiểu đoàn Bộ binh và 2 Tiểu đoàn Pháo binh chiến thuật. Ngoài ra, Đại tá Wells là cấp chỉ huy rất cẩn thận, biết đơn vị mình vừa mới từ trong lò hấp ra, chưa có chút gì kinh nghiệm trên chiến trường sông, nên ông ta mời một phân đội của Giang đoàn 22 XP gồm 1 Monitor Combat, 2 Fom và 3 LCM6 (Chỉ huy trưởng GĐ 22 XP là HQ/Thiếu tá Lưu-Đình-Phú, khóa 5 SQHQ/Nha-Trang) tham dự chung với TF.117 trong cuộc hành quân thao dược River Raider tại Đặc khu Rừng-Sác từ 15/03/1967 đến 10/05/1967. Mục đích cuộc tập trận này là TF.117 muốn tìm hiểu thêm về cách thức dọn bãi đổ quân (Deliver fire before landing troops) và nghệ thuật yểm trợ hải pháo (The Art of gun fire support) bằng Đại bác 40 ly của HQVNCH. Sau cuộc diễn tập, Đại tá Wells ca ngợi GĐ22XP là đơn vị có những chiến đĩnh cũ, nhưng nhân viên dày kinh nghiệm (Small crafts, Great experiences). Tóm lại TF.117 hình thành quá gấp rút, không có thời gian nghiên cứu nên Hải quân Mỹ đành phải rập theo mô thức Dinassaut của Pháp mà biến cải nhanh loại LCM6 thành những chiến đĩnh có chức năng tương đồng. Nhà quân sử Spence C.Tucker trong quyển Encyclopedia of the Vietnam War cũng ghi nhận là Task Force 117 concept develop from a study of French and Vietnamese experiences. Mặc dầu là bản sao của Dinassaut, nhưng hầu hết chiến đĩnh mới đóng của Mỹ đều có khu sinh hoạt rộng rãi hơn, máy đẩy tàu mạnh gấp đôi; chiếc nào cũng thiết trí lưới chống B.40 xung quanh, nhất là hỏa lực cộng đồng vượt trội hơn nhiều, khẩu nào cũng được đặt trong pháo tháp vững vàng. Những giang đĩnh liệt kê dưới đây được gọi chung là RAC (River Assault Craft):
- Xung kích đĩnh Alpha (ASPB-Assault Support Patrol Boat). Trọng tải 36.25 tấn, dài 15 m, rộng 4.7 m, hai chân vịt với vận tốc tối đa 15 gút. Hoả lực gồm 2 đại bác 20 ly, 2 đại liên 50 và 2 đại liên 30.
- Giang đĩnh chỉ huy Charlie (CCB-Command Control Boat). Trọng tải 80 tấn, dài 18.3 m, rộng 5.2 m, hai chân vịt với vận tốc 9 gút. Một trung tâm hành quân lưu động tối tân trên chiến đĩnh trang bị 6 máy truyền tin siêu tần số và giai tần đơn. Hỏa lực gồm 3 đại bác 20 ly, 2 đại liên 30, 1 bích kích pháo 81 ly, và 1 phóng lựu dây MK.19
- Giang đĩnh chỉ huy Commandement (LCM6 Monitor Commandement). Trọng tải 80 tấn, dài 18.3 m, rộng 5.2 m, hai chân vịt với tốc độ 9 gút. Phòng hành quân trên chiến đĩnh thiết bị với 3 máy VCR.46 và 1 máy KWM2. Hỏa lực gồm 1 đại bác 105 ly bắn thẳng hoặc 1 đại bác 40 ly trước mũi, 2 đại bác 20 ly, 3 đại liên 30 và 1 phóng lựu dây MK.19.
- Chiến đấu đĩnh Monitor Combat mới (Biến cải từ LCM6 được TF.117 gọi là Battleship of the Riverine Armanda). Trọng tải 75 tấn, dài 18 m, rộng 5 m, hai chân vịt với tốc độ 10 gút. Hỏa lực gồm 1 đại bác 40 ly kèm thêm đai liên 50 gắn chung trên pháo tháp mũi, 1 đại bác 20 ly trên pháo tháp sau lái, 2 đại liên 50 trên nóc, 2 đại liên 30 hai bên hông và 1 bích kích pháo 81 ly bắn thẳng ngay sau lưng pháo tháp mũi. Theo lịch trình bổ sung chiến cụ của MACV có trước chương trình ACTOV, từ những năm 1965-1969 Hải quân Mỹ lần lượt viện trợ 22 chiến đấu đĩnh loại mới này cho Giang Đoàn Xung-Phong và Giang Đoàn Hộ-Tống của VNCH để thay thế cho các chiến đĩnh cũ đã phế thải.
- Trung vận đĩnh Tango (ATC- Armored Troop Carrier), đây là loại LCM6 biến cải để chở quân gồm 2 loại: Tango mui bố và Tango sàn bằng (mui bằng gỗ phẳng lợp trên sườn sắt cứng dùng làm bãi đáp dã chiến cho Trực thăng UH.1B). Trọng tải tối đa 110 tấn, dài 19.7 m, rộng 5.9 m. Hai chân vịt với tốc độ chở quân (40 quân nhân vũ trang) là 8.5 gút. Hỏa lực gồm 2 đại bác 20 ly hai bên phòng lái, 2 đại liên 50 trên mui và 4 đại liên 30 chung quanh.
Tóm lại, như chức năng đã ấn định, TF.117 chỉ có nhiệm vụ tổ chức những cuộc Hành quân Thủy-Bộ để tiêu diệt địch trong vùng sông ngòi; còn công tác tuần tiểu chống xâm nhập, ngăn chặn chuyển quân và triệt hạ các trạm thu thuế hạ tầng của địch nhằm bảo vệ thủy trình, được giao phó cho TF.116. Theo Đại tá Croizat, trong quyển The Brown Water Navy thì “TF.117 không tốn nhân lực bảo vệ căn cứ diện địa, với chiến cụ hiện đại đầy lưu động tính, thừa khả năng để tổ chức một cuộc hành quân chớp nhoáng cấp Trung đoàn tại nơi cách xa căn cứ nổi 100 cây số trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Tùy theo tình hình địch và địa thế vùng hành quân mà TF.117 có thể áp dụng riêng lẻ chiến thuật Thủy-Bộ bằng cách đổ Tùng đĩnh từ sông lên bờ, hay chiến thuật Trực-Thăng-Vận thả bộ binh từ đoàn trực thăng UH.1B xuống đất, hoặc song hành áp dụng cả hai chiến thuật cùng lúc”. 1) Hành quân Concordia (Cần-Giuộc Operation).
Sau khi rời Đặc khu Rừng-Sác, TF.117 dời bộ chỉ huy Hành quân nổi về ngã ba sông Soi-Rạp và Vàm-Cỏ với 68 chiến đĩnh đủ loại. Để phản ứng lại nguồn tin tình báo vừa nhận được là Tiểu đoàn 5 địa phương Việt-Cộng đang tập trung giữa rạch Núi và rạch Gốc thuộc quận Cần-Giuộc (tỉnh Long-An), TF.117 liền tung ra cuộc Hành quân Thủy-Bộ Concordia (Cần-Giuộc Operation) (11).
Sáng sớm ngày 19/06/1967, các Trung vận đĩnh Tango đổ bộ ½ Tiểu đoàn 4/47 của Mỹ vào rạch Vàng lục soát về hướng Nam, đồng thời giang đĩnh cũng đổ bộ ½ Tiểu đoàn còn lại vào rạch Gốc tiến lên hướng Bắc; cả hai tiến quân theo chiến thuật gọng kềm. Riêng ½ Tiểu đoàn 3/47 Mỹ được Trực-Thăng-Vận đổ xuống Liên tỉnh lộ (highway) 229 cùng phối hợp với Tiểu đoàn 2/64 địa phương VNCH lùa địch ra sát bờ sông Nhà-Bè cho Pháo binh TF.117 tiêu diệt. Trong cuộc hành quân này, 30 Xung kích đĩnh Alpha chưa hoàn chỉnh huấn luyện, nên các Trung vận đĩnh Tango làm thay nhiệm vụ. Bộ chỉ huy Hành quân dùng đến 40 Trung vận đĩnh Tango và 10 Trực thăng cho việc đổ quân; 2 Giang đĩnh chỉ huy Charlie và 6 Chiến đấu đĩnh Combat yểm trợ.
Khoảng giữa trưa, hai Đại đội cánh Bắc của Tiểu đoàn 4/47 chạm súng dữ dội với Tiểu đoàn 5 Việt-Cộng trên trục tiến quân về phía Nam, khi còn cách mục tiêu 1,5 cây số; đồng thời một Trung vận đĩnh Tango cũng bị trúng đạn B.40 khi vào sâu trong rạch Vàng. Lúc đó, hai Đại đội của Tiểu đoàn 3/47 Mỹ từ cánh Nam lục soát lên phía Bắc lại chạm địch rất nặng tại rạch Núi, nên không thể tới được mục tiêu cách đó chừng 2 cây số; Trực thang vũ trang UH.1B và Hải pháo đặt trên sà lan (Artillery barge) liền được điều động bắn yểm trợ khẩn cấp. Trước khi trời tối, Tiểu đoàn 4/47 Mỹ chiếm được mục tiêu, nhưng Tiểu đoàn 5 địch cũng biến mất vào những đám lá dừa nước tối trời, để lại 155 xác chết và 45 tên bị bắt làm tù binh. Riêng 2 Đại đội còn lại của Tiểu đoàn 3/47 Mỹ phối hợp với Tiểu đoàn địa phương 2/64 VNCH đã thất bại trong kế hoạch lùa đối phương từ Liên tỉnh lộ 229 ra bờ sông Nhà-Bè nơi mà Pháo binh sà lan chờ sẵn để bắn trực xạ. Hành quân Concordia (Cần-Giuộc Operation) chấm dứt sáng ngày hôm sau, TF.117 tổn thất 46 tử trận và 150 bị thương. (Theo Victor Croizat trong quyển The Brown Water Navy, trang 137). 2) Hành quân Coronado (Ba-Rài Operation).
(Đúc kết từ: – Victor Croizat, The Brown Water Navy, trang 132.
- Tom Carhart, Great Battle of The VN War, trang 85
- John Pimlott, VN The Decisive Battle, trang 113-114.)
Sáng sớm tinh mơ ngày 15/09/1967, khi sương mù còn mờ mịt hai bên bờ sông rậm rạp thì hai đoàn chiến đĩnh chở Tiểu đoàn 3/60 và 3/47 thuộc Lữ đoàn 2 Bộ binh Mỹ thận trọng tiến chậm chạp vào con rạch khúc khuỷu Ba-Rài (quận Cai-Lậy), khai diễn Hành quân Coronado. Mục tiêu tấn kích của TF.117 là mật khu Cẩm-Sơn, cách xã Hội-Lễ 4 cây số về phía Bắc, có 2 Tiểu đoàn 263 và 514 địch đang tập trung tại đó (12). Vô khỏi vàm Ba-Rài vài trăm thước là khúc rạch uốn khúc rậm rạp, hẹp té hình chữ U oan nghiệt chạy dài 3 cây số mà tác giả John Pimlott của quyển VN The Decisive Battles gọi là ‚Snoopy’s Nose‛, xảy ra trận đánh đẫm máu lần thứ hai (13). Lúc 07 giờ 30, vừa qua khỏi khúc quanh sau cùng, chiến đĩnh đi đầu bị địch khai hỏa bằng B.40. Tiếp theo đó, Việt-Cộng/CSBV từ những hố cá nhân phục kích sát bờ rạch đồng loạt bắn xối xả vào hai đoàn tàu bằng đủ thứ súng. Các chiến đĩnh cũng bắn trả lại mạnh mẽ với mọi vũ khí cơ hữu của mình, nhưng không thể nào tiến thêm được nữa, vì hai Trung vận đĩnh rà mìn đi đầu bị trúng đạn B.40 nên bất khiển dụng. Chỉ huy trưởng hành quân, Đại tá Wilbert David một mặt gọi pháo binh yểm trợ, một mặt ra lệnh cho cả 2 đoàn tàu tháo lui ra ngoài sông lớn với lý do là không có chiến đĩnh rà mìn để bảo đảm an ninh thủy trình.
Sau khi chỉnh đốn lại đội hình, nhất là chỉ định đến hai cặp chiến đĩnh rà mìn đi đầu, một cặp trực thăng võ trang bắn phá những hầm hố dọc theo thủy trình tiến quân và hai cặp trực thăng Seawolf đổ Tiểu đoàn 5/60 xuống phía Bắc Cẩm-Sơn để càn về hướng Nam. Đúng 10 giờ, lệnh tái chiếm mục tiêu lại ban hành. Lần này, giao tranh bùng trở lại dữ dội hơn trên khúc quanh oan nghiệt. Mặc cho đối phương đánh trả điên cuồng, bằng chiến thuật ba mũi giáp công với hỏa lực hùng hậu đến xế chiều TF.117 cũng chiếm được mục tiêu. Sức đề kháng yếu dần, hai tiểu đoàn địch tháo chạy khỏi Cẩm-Sơn, để lại 213 xác chết. Đây là trận đánh lớn nhất kể từ ngày TF.117 nhập vào chiến trường Sông VN, cũng là trận đánh thành công của Hải quân Mỹ được John Pimlott liệt vào những trận đánh quyết định (Decisive Battle) với tổn thất thật khiêm nhường: 16 tử thương và 77 bị thương. 3) TF.117 dự phần bảo vệ Vĩnh-Long/trận Mậu-Thân.
Trong chiến cuộc Tết-Mậu-Thân, Phân đoàn 2 Chiến đĩnh của TF.117 đã phối hợp chặt chẽ với Liên giang đoàn 23 và 31 Xung-Phong của Hải quân VNCH bảo vệ thủy trình huyết mạch của tỉnh Vĩnh-Long. Trong trận này, Hải quân Việt-Mỹ và Lực lượng quân sự Tiểu khu đã bắn hạ tại chỗ 4.200 tên và bắt sống 560 Cộng quân.
Về phía TF.117 gặp tổn thất lớn, khi Căn cứ nổi LST.1167 (USS.Westchester County) neo ngoài ngã ba Vĩnh-Long bị đặc công Nhái địch gài mìn con sò Limpet nổ bên tả hạm, gây tử thương 15 đoàn viên và 29 bị thương. 4) Nhận định của Phó đề đốc Wells, Tư lệnh TF.117.
Vào giữa năm 1968, tại Căn cứ hành chánh Đồng-Tâm, trong buổi lễ đúc kết thành tích sau một năm hoạt động của TF.117, cũng giống như lời than phiền của Đại tá Witham Tư lệnh TF.116 trước đây, Phó đề đốc Wells (vừa được Đại tướng Westmoreland đề bạt thăng cấp Commondor) rất thành thật khi ông đọc diễn từ chấp nhận kết quả khiêm nhường mà Lực lượng mình đã thu được: ‚gần 100 năm, Hải quân Hoa-Kỳ mới có dịp trở lại chiến trường Sông. Mặc dù với chiến đĩnh tối tân trong tay nhưng không có sách vở hay chiến thuật thành văn nào chỉ cách để hoàn thành trách nhiệm. Do vậy, chúng tôi phải mất khá nhiều thời gian, tổn thất lớn về nhân mạng và chiến đĩnh để biết mình phải làm gì đạt được kết quả như ngày nay.‛
Đến cuối năm 1969, thi hành chương trình Việt-Nam hóa chiến tranh, Bộ tư lệnh TF.115 Market Time đang đồn trú trong cơ sở MACV tại Sài-Gòn được lệnh dời về vịnh Cam-Ranh để chuẩn bị chuyển giao chiến cụ và vùng hành quân lại cho đối tác của mình (counterpart) là Lực lượng đặc nhiệm 213 Duyên-Phòng (5) của Hải quân VNCH, do HQ/Đại tá Nguyễn-Hữu-Chí (khóa 3 SQHQ/Nha-Trang, bút hiệu Hữu-Phương) làm Tư lệnh. 2) Kết quả hành quân.
Sau đây là vài nhận định khá quan trọng về kết quả Hành quân Market Time của một số tướng lãnh Hoa-Kỳ có trách nhiệm trong chiến cuộc:
a) Đại tướng Westmoreland, nguyên Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ tại VN (1965-1967), trong quyển A soldier Report, đã ghi là suốt 2 năm 1965-1966, Hành quân Market Time rất thành công trong việc ngăn chận CSBV xâm nhập bằng đường biển. Trước đó, ai cũng thấy 70% chiến cụ theo đường biển và 30% theo đường mòn Hồ-Chí-Minh được Hà-Nội tiếp tế cho Cộng-Sản miền Nam, thì nay chỉ còn độ 10% theo ven biển lọt vào nhờ may mắn.
b) Trung tướng Bruce Palmer Jr, Tham mưu trưởng MACV, trong quyển The 25 year war, cũng viết là Task Force 115 thành công lớn trong chiến thuật bóp nghẹt đường xâm nhập biển của Hà-Nội, khiến cho Việt-Cộng/CSBV trong Nam chỉ còn nhận tiếp liệu nhỏ giọt vào cuối năm 1966.
c) Riêng Đô đốc Elmo R.Zumwalt, tư lệnh Hải quân Mỹ tại VN nhiệm kỳ 1968-1970, xác nhận rằng cho đến khi ông đảm nhận trách nhiệm thì công việc chận đứng CSBV xâm nhập bằng đường biển coi như sắp hoàn thành. Trong quyển On Watch, Đô đốc Zumwalt nhấn mạnh là nay chỉ còn trục tiếp tế cho Việt-Cộng/CSBV từ hải cảng Siha-noukville trên đất Miên sang vùng đồng bằng Cửu-Long mà Hải quân Mỹ và Hải quân VNCH có trách vụ phải triệt nốt thôi. 2.- HÀNH QUÂN GAME WARDEN – TF.116 (River Patrol Force). 1) Trắc nghiệm và thành lập.
Trong phúc trình về phát triển khả năng tác chiến sông ngòi tháng 10/1965, HQ/Đại úy Kenneth L.MacLeod, Chỉ huy trưởng SEALS (6) trắc nghiệm hoạt động tại Đặc khu Rừng-Sác báo cáo là muốn vượt cạn để chận bắt Việt-Cộng một cách có hiệu quả, chúng tôi cần có loại chiến đĩnh tầm nước thấp (Shallow draft landing craft), chạy bằng bơm cao áp thay thế cho chân vịt và bánh lái dễ bị cong, mỗi khi vào trong ngòi rạch sâu chỉ có 6 tấc nước.
Muốn thủ đắc loại giang đĩnh nói trên, nên kể từ đầu tháng 01/1966, Hải quân Hoa-Kỳ hết sức bận rộn tìm giải pháp cho chiến cụ thích hợp cho chiến trường sông tại VN. May thay, với thời gian kỷ lục chỉ có 30 ngày sau khi trúng thầu, ngày 01/02/1966, Pentagonnist (7) ”United Boat-builders of Bellingham, Washington” cho trình làng 40 chiếc Giang tốc đĩnh PBR (Patrol Boat River) Mark 1, dài 9.5 m bằng chất Fiberglass gồm 2 máy phản lực hút nước vào và thổi nước ra đẩy tàu chạy tới tốc độ 25 gút (Knot), thay thế cho chân vịt và bánh lái thông thường. Trong đợt hai sau đó, 80 chiếc PBR Mark II sẽ nối tiếp ra đời với kiến trúc không những rộng rãi hơn, vững chắc thêm mà tốc độ tối đa còn tăng lên đến 30 gút. Trước khi được loại chiến hạm LSD (Langding Ship Dock) chở đến Vũng-Tàu, mỗi PBR được trang bị Radar quan sát đêm có tầm xa 3 hải lý (10 PBR kiểm soát đêm được 60 hải lý trên sông), Đại liên 50 kép trước mũi, Đại liên 30 đơn sau lái (Mark II gắn Đại liên M.60 chung Phóng lựu dây MK.19, sau này có một số giang đĩnh PBR được thay MK.19 bằng Bích kích pháo 81 ly bắn thẳng.
Thủy thủ đoàn là 4 người, sau khi thụ huấn hải nghiệp và tác chiến trong sông tại trung tâm Coranado và Marine Is-land Bases, California.
Tháng 03/1966, nhằm đi vào kế hoạch kiểm tra sông ngòi, HQ/Đại tá Burton B. Witham Jr, Tư lệnh Lực lượng Tuần-Giang (River Patrol Force) kiêm Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm TF.116 ra lệnh khai diễn cuộc Hành quân Game Warden tại đặc khu Rừng-Sác với sự tham dự của 35 Giang tốc đĩnh, 4 toán Seal Teams và 1 Tiểu đoàn TQLC Mỹ. Dưới sự chỉ huy năng nổ của Đại tá Witham, hơn nửa tháng tìm diệt địch từ sông Tắc-Ông-Kèo đến sông Ngã-Bảy, Game Warden phá hủy được vài cứ điểm tiếp liệu của Đoàn 10 Việt-Cộng (8) và bắn hạ tại chỗ 69 tên. Đến tháng 06/1966, Witham có thêm 80 Giang tốc đĩnh PBR Mark II, nên chỉ định Liên đoàn mới này bành trướng Hành quân Game Warden dài hạn sang khu vực Tiền-Giang vùng đồng bằng Cửu-Long.
Hành quân Game Warden được lợi thế là không phải lo lắng phòng thủ căn cứ cố định trên bờ. Các PBR và đơn vị Tùng đĩnh đều lênh đênh theo Dương vận hạm LST (có Trực thăng võ trang UH.1B cơ hữu) làm căn cứ lưu động (Barrack Ship) để được yểm trợ và tiếp tế trực tiếp. Ngoài ra, Hành quân dài hạn Game Warden còn có một giang đội rà mìn trực thuộc để bảo đảm an ninh thủy trình huyết mạch Lòng-Tàu. Giang đoàn này gồm 12 Trục lôi đĩnh MSB (Marine Sweeper Boat) và 6 LCM (M) vớt mìn; tất cả đều đồn trú tại Nhà-Bè. Với quan niệm hành quân tuần tiểu chận đứng các tuyến giao liên tiếp tế và chuyển quân trên sông, triệt hạ mọi trạm thu thuế hạ tầng của Việt-Cộng đồng thời kiểm soát toàn bộ thủy trình chính trong vùng, nên Hành quân tuần tiểu Game Warden không bị các mục tiêu của Hành quân lưu động Sông MRF (Mobil River Force) chi phối. Trên giấy tờ, Hải quân Mỹ chính thức bàn giao 293 PBR cho Hải quân VNCH trước ngày 01/04/1971. 2) Kết quả hành quân.
Trang 206 quyển The Brown Water Navy, Đại tá TQLC Croizat nhận định là sau 5 năm hoạt động cho đến ngày chuyển giao hành quân cho Lực lượng Tuần-Thám/HQVNCH, TF.116 chỉ tổn thất có 10 sĩ quan và hơn 100 đoàn viên PBR, ngược lại thiệt hại đối phương 40 lần lớn hơn với 4.200 nhân mạng tại trận. Còn đúc kết thành tích của TF.116 sau 2 năm hoạt động (tháng 03/1966-03/1968 sau đợt 1 Tết-Mậu-Thân) thì Game Warden đã bắn hạ hơn 1.800 Cộng quân, phá hủy gần 1.000 ghe xuồng. Đặc biệt trong những ngày Tết-Mậu-Thân 1968, Tiểu đoàn 364 An-Giang và Tiểu đoàn 512 Tri-Tôn xuất phát từ Mật khu Việt-Cộng 704 Tà-Keo trên đất Miên, vi phạm lệnh ngưng bắn vào chiếm thị xã Châu-Đốc (An-Giang) bị PBR phối hợp với lực lượng đặc biệt Mỹ tại đây bắn chết hơn 500 tên trên kinh Vĩnh-Tế và sông Châu-Đốc. Trong trận này, TF.116 chỉ mất có 5 sĩ quan và 39 đoàn viên. Tuy vậy, Đại tá Witham cũng không mấy hài lòng về thành quả đã đạt được, nên ông phát biểu: “PBR vốn dĩ có lưu động tính cao, nhưng vì thiếu chỉ đạo lại phải mò mẫm điều hành nên trở thành chậm lụt. Chính điều này đã ức chế phần nào sự thành công lớn của Hành quân Game Warden. Chúng tôi đang cố gắng biên soạn một huấn thị điều hành cho thật phù hợp với loại chiến cụ mới này”. 3.- HÀNH QUÂN LƯU ĐỘNG SÔNG – TF.117 (Riverine Assault Force). Rất quen thuộc với những cuộc hành quân của Hải đoàn Xung-Phong trên chiến trường Bắc-Việt, kế đến đảm trách vai trò cố vấn đầu tiên cho binh chủng TQLC/VNCH ngay từ lúc mới thành lập, rồi giữ chức trưởng phòng Hành quân Thủy-Bộ/MACV cho đến ngày về hưu, Đại tá TQLC Victor J.Croizat nhận định rất chính xác về Lực lượng đặc nhiệm TF.117 Hành quân lưu động Sông, trong quyển The Brown Water Navy như sau: “Mặc dù quyền lực trên biển đang dẫn đầu thế giới, nhưng Hải quân Hoa-Kỳ không đủ vốn liếng để tác chiến trong sông; bởi vì họ không có giang đĩnh thích hợp nào ở trong kho, lại thiếu tay nghề giang hành và nhất là không biết gì về kinh nghiệm chiến trường sông rạch miền Nam. Như vậy, muốn tổ chức Hành quân lưu động Sông, Hải quân Mỹ phải chấp nhận khởi đầu từ con số không” (9).
Với bản chất vốn kênh kiệu của mình, cũng như không muốn đặt niềm tin vào khả năng người khác, Hải quân Mỹ tự mình cẩn thận duyệt lại cuộc Hành quân Ohio-Mississippi trong thời kỳ nội chiến 1861-1865, quan niệm hành quân cùng mô hình Dinassault Pháp 1946-1954 và kinh nghiệm tác chiến Sông-Ngòi trong vùng đồng bằng Cửu-Long 1955-1967 của Hải quân VNCH để đi đến quyết định thành lập Hạm đội sông Mêkong (Mobil Riverine Force Mekong Delta còn gọi là River Flotilla One). Về nhân lực, tất cả thủy thủ đoàn được huấn luyện tại Vallejo California, còn binh sĩ Sư đoàn 9 Bộ binh Hoa-Kỳ thụ huấn khóa Hành quân lưỡng thế tại trường Fort Riley, Kansas. Khi đến VN, hạm đội này lấy tên là Hành quân lưu động Sông do HQ/Đại tá Wade C.Wells chỉ huy, kiêm luôn chức vụ Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm TF.117 (Riverine Assault Force). Có thể nói đây là một tổ chức Thủy-Bộ trong sông rất hùng hậu của Hải quân Mỹ với 4 Liên đoàn tác chiến 91, 92, 11, 12 RAS (River Assault Squadron). Đến đầu năm 1968, đợt chiến đĩnh sau cùng tới VN với 5 chiếc Phóng thủy hỏa đĩnh Zippo, Đại tá Wells liền ra lệnh thành lập thêm Liên đoàn Ngăn-Chặn mang số 13 RIG (River Interdiction Group).
Không cần đóng quân tại căn cứ Đồng-Tâm (Mỹ-Tho) như Đại tướng Westmoreland đã chỉ định vào năm 1967, TF.117 chỉ sử dụng căn cứ nổi lưu động cho những cuộc hành quân của mình. Nhằm tạo an ninh cũng như tiện nghi cung ứng toàn thể binh sĩ đồn trú trên căn cứ nổi trong suốt thời gian hành quân dài, TF.117 đã dùng đến 25 trực thăng võ trang UH.1B mỗi khi áp dụng chiến thuật Trực-Thăng-Vận (10), 5 tạm trú hạm (APB và APL), 4 cơ xưởng hạm (ARL) và 2 dương vận hạm (LST) để tiếp tế, sửa chửa tại chỗ đơn vị đang hành quân; còn binh sĩ đều được cấp phương tiện di chuyển để luân phiên nhau đi bờ giải trí tại Vũng-Tàu hay Saigon, nếu họ muốn. Riêng Lữ đoàn 2 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ binh Hoa-Kỳ khi tăng phái cho TF.117, Đại tá Lữ đoàn trưởng William B.Fulton trực tiếp chỉ huy thành phần đổ bộ này gồm có 6 Tiểu đoàn Bộ binh và 2 Tiểu đoàn Pháo binh chiến thuật. Ngoài ra, Đại tá Wells là cấp chỉ huy rất cẩn thận, biết đơn vị mình vừa mới từ trong lò hấp ra, chưa có chút gì kinh nghiệm trên chiến trường sông, nên ông ta mời một phân đội của Giang đoàn 22 XP gồm 1 Monitor Combat, 2 Fom và 3 LCM6 (Chỉ huy trưởng GĐ 22 XP là HQ/Thiếu tá Lưu-Đình-Phú, khóa 5 SQHQ/Nha-Trang) tham dự chung với TF.117 trong cuộc hành quân thao dược River Raider tại Đặc khu Rừng-Sác từ 15/03/1967 đến 10/05/1967. Mục đích cuộc tập trận này là TF.117 muốn tìm hiểu thêm về cách thức dọn bãi đổ quân (Deliver fire before landing troops) và nghệ thuật yểm trợ hải pháo (The Art of gun fire support) bằng Đại bác 40 ly của HQVNCH. Sau cuộc diễn tập, Đại tá Wells ca ngợi GĐ22XP là đơn vị có những chiến đĩnh cũ, nhưng nhân viên dày kinh nghiệm (Small crafts, Great experiences). Tóm lại TF.117 hình thành quá gấp rút, không có thời gian nghiên cứu nên Hải quân Mỹ đành phải rập theo mô thức Dinassaut của Pháp mà biến cải nhanh loại LCM6 thành những chiến đĩnh có chức năng tương đồng. Nhà quân sử Spence C.Tucker trong quyển Encyclopedia of the Vietnam War cũng ghi nhận là Task Force 117 concept develop from a study of French and Vietnamese experiences. Mặc dầu là bản sao của Dinassaut, nhưng hầu hết chiến đĩnh mới đóng của Mỹ đều có khu sinh hoạt rộng rãi hơn, máy đẩy tàu mạnh gấp đôi; chiếc nào cũng thiết trí lưới chống B.40 xung quanh, nhất là hỏa lực cộng đồng vượt trội hơn nhiều, khẩu nào cũng được đặt trong pháo tháp vững vàng. Những giang đĩnh liệt kê dưới đây được gọi chung là RAC (River Assault Craft):
- Xung kích đĩnh Alpha (ASPB-Assault Support Patrol Boat). Trọng tải 36.25 tấn, dài 15 m, rộng 4.7 m, hai chân vịt với vận tốc tối đa 15 gút. Hoả lực gồm 2 đại bác 20 ly, 2 đại liên 50 và 2 đại liên 30.
- Giang đĩnh chỉ huy Charlie (CCB-Command Control Boat). Trọng tải 80 tấn, dài 18.3 m, rộng 5.2 m, hai chân vịt với vận tốc 9 gút. Một trung tâm hành quân lưu động tối tân trên chiến đĩnh trang bị 6 máy truyền tin siêu tần số và giai tần đơn. Hỏa lực gồm 3 đại bác 20 ly, 2 đại liên 30, 1 bích kích pháo 81 ly, và 1 phóng lựu dây MK.19
- Giang đĩnh chỉ huy Commandement (LCM6 Monitor Commandement). Trọng tải 80 tấn, dài 18.3 m, rộng 5.2 m, hai chân vịt với tốc độ 9 gút. Phòng hành quân trên chiến đĩnh thiết bị với 3 máy VCR.46 và 1 máy KWM2. Hỏa lực gồm 1 đại bác 105 ly bắn thẳng hoặc 1 đại bác 40 ly trước mũi, 2 đại bác 20 ly, 3 đại liên 30 và 1 phóng lựu dây MK.19.
- Chiến đấu đĩnh Monitor Combat mới (Biến cải từ LCM6 được TF.117 gọi là Battleship of the Riverine Armanda). Trọng tải 75 tấn, dài 18 m, rộng 5 m, hai chân vịt với tốc độ 10 gút. Hỏa lực gồm 1 đại bác 40 ly kèm thêm đai liên 50 gắn chung trên pháo tháp mũi, 1 đại bác 20 ly trên pháo tháp sau lái, 2 đại liên 50 trên nóc, 2 đại liên 30 hai bên hông và 1 bích kích pháo 81 ly bắn thẳng ngay sau lưng pháo tháp mũi. Theo lịch trình bổ sung chiến cụ của MACV có trước chương trình ACTOV, từ những năm 1965-1969 Hải quân Mỹ lần lượt viện trợ 22 chiến đấu đĩnh loại mới này cho Giang Đoàn Xung-Phong và Giang Đoàn Hộ-Tống của VNCH để thay thế cho các chiến đĩnh cũ đã phế thải.
- Trung vận đĩnh Tango (ATC- Armored Troop Carrier), đây là loại LCM6 biến cải để chở quân gồm 2 loại: Tango mui bố và Tango sàn bằng (mui bằng gỗ phẳng lợp trên sườn sắt cứng dùng làm bãi đáp dã chiến cho Trực thăng UH.1B). Trọng tải tối đa 110 tấn, dài 19.7 m, rộng 5.9 m. Hai chân vịt với tốc độ chở quân (40 quân nhân vũ trang) là 8.5 gút. Hỏa lực gồm 2 đại bác 20 ly hai bên phòng lái, 2 đại liên 50 trên mui và 4 đại liên 30 chung quanh.
Tóm lại, như chức năng đã ấn định, TF.117 chỉ có nhiệm vụ tổ chức những cuộc Hành quân Thủy-Bộ để tiêu diệt địch trong vùng sông ngòi; còn công tác tuần tiểu chống xâm nhập, ngăn chặn chuyển quân và triệt hạ các trạm thu thuế hạ tầng của địch nhằm bảo vệ thủy trình, được giao phó cho TF.116. Theo Đại tá Croizat, trong quyển The Brown Water Navy thì “TF.117 không tốn nhân lực bảo vệ căn cứ diện địa, với chiến cụ hiện đại đầy lưu động tính, thừa khả năng để tổ chức một cuộc hành quân chớp nhoáng cấp Trung đoàn tại nơi cách xa căn cứ nổi 100 cây số trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Tùy theo tình hình địch và địa thế vùng hành quân mà TF.117 có thể áp dụng riêng lẻ chiến thuật Thủy-Bộ bằng cách đổ Tùng đĩnh từ sông lên bờ, hay chiến thuật Trực-Thăng-Vận thả bộ binh từ đoàn trực thăng UH.1B xuống đất, hoặc song hành áp dụng cả hai chiến thuật cùng lúc”. 1) Hành quân Concordia (Cần-Giuộc Operation).
Sau khi rời Đặc khu Rừng-Sác, TF.117 dời bộ chỉ huy Hành quân nổi về ngã ba sông Soi-Rạp và Vàm-Cỏ với 68 chiến đĩnh đủ loại. Để phản ứng lại nguồn tin tình báo vừa nhận được là Tiểu đoàn 5 địa phương Việt-Cộng đang tập trung giữa rạch Núi và rạch Gốc thuộc quận Cần-Giuộc (tỉnh Long-An), TF.117 liền tung ra cuộc Hành quân Thủy-Bộ Concordia (Cần-Giuộc Operation) (11).
Sáng sớm ngày 19/06/1967, các Trung vận đĩnh Tango đổ bộ ½ Tiểu đoàn 4/47 của Mỹ vào rạch Vàng lục soát về hướng Nam, đồng thời giang đĩnh cũng đổ bộ ½ Tiểu đoàn còn lại vào rạch Gốc tiến lên hướng Bắc; cả hai tiến quân theo chiến thuật gọng kềm. Riêng ½ Tiểu đoàn 3/47 Mỹ được Trực-Thăng-Vận đổ xuống Liên tỉnh lộ (highway) 229 cùng phối hợp với Tiểu đoàn 2/64 địa phương VNCH lùa địch ra sát bờ sông Nhà-Bè cho Pháo binh TF.117 tiêu diệt. Trong cuộc hành quân này, 30 Xung kích đĩnh Alpha chưa hoàn chỉnh huấn luyện, nên các Trung vận đĩnh Tango làm thay nhiệm vụ. Bộ chỉ huy Hành quân dùng đến 40 Trung vận đĩnh Tango và 10 Trực thăng cho việc đổ quân; 2 Giang đĩnh chỉ huy Charlie và 6 Chiến đấu đĩnh Combat yểm trợ.
Khoảng giữa trưa, hai Đại đội cánh Bắc của Tiểu đoàn 4/47 chạm súng dữ dội với Tiểu đoàn 5 Việt-Cộng trên trục tiến quân về phía Nam, khi còn cách mục tiêu 1,5 cây số; đồng thời một Trung vận đĩnh Tango cũng bị trúng đạn B.40 khi vào sâu trong rạch Vàng. Lúc đó, hai Đại đội của Tiểu đoàn 3/47 Mỹ từ cánh Nam lục soát lên phía Bắc lại chạm địch rất nặng tại rạch Núi, nên không thể tới được mục tiêu cách đó chừng 2 cây số; Trực thang vũ trang UH.1B và Hải pháo đặt trên sà lan (Artillery barge) liền được điều động bắn yểm trợ khẩn cấp. Trước khi trời tối, Tiểu đoàn 4/47 Mỹ chiếm được mục tiêu, nhưng Tiểu đoàn 5 địch cũng biến mất vào những đám lá dừa nước tối trời, để lại 155 xác chết và 45 tên bị bắt làm tù binh. Riêng 2 Đại đội còn lại của Tiểu đoàn 3/47 Mỹ phối hợp với Tiểu đoàn địa phương 2/64 VNCH đã thất bại trong kế hoạch lùa đối phương từ Liên tỉnh lộ 229 ra bờ sông Nhà-Bè nơi mà Pháo binh sà lan chờ sẵn để bắn trực xạ. Hành quân Concordia (Cần-Giuộc Operation) chấm dứt sáng ngày hôm sau, TF.117 tổn thất 46 tử trận và 150 bị thương. (Theo Victor Croizat trong quyển The Brown Water Navy, trang 137). 2) Hành quân Coronado (Ba-Rài Operation).
(Đúc kết từ: – Victor Croizat, The Brown Water Navy, trang 132.
- Tom Carhart, Great Battle of The VN War, trang 85
- John Pimlott, VN The Decisive Battle, trang 113-114.)
Sáng sớm tinh mơ ngày 15/09/1967, khi sương mù còn mờ mịt hai bên bờ sông rậm rạp thì hai đoàn chiến đĩnh chở Tiểu đoàn 3/60 và 3/47 thuộc Lữ đoàn 2 Bộ binh Mỹ thận trọng tiến chậm chạp vào con rạch khúc khuỷu Ba-Rài (quận Cai-Lậy), khai diễn Hành quân Coronado. Mục tiêu tấn kích của TF.117 là mật khu Cẩm-Sơn, cách xã Hội-Lễ 4 cây số về phía Bắc, có 2 Tiểu đoàn 263 và 514 địch đang tập trung tại đó (12). Vô khỏi vàm Ba-Rài vài trăm thước là khúc rạch uốn khúc rậm rạp, hẹp té hình chữ U oan nghiệt chạy dài 3 cây số mà tác giả John Pimlott của quyển VN The Decisive Battles gọi là ‚Snoopy’s Nose‛, xảy ra trận đánh đẫm máu lần thứ hai (13). Lúc 07 giờ 30, vừa qua khỏi khúc quanh sau cùng, chiến đĩnh đi đầu bị địch khai hỏa bằng B.40. Tiếp theo đó, Việt-Cộng/CSBV từ những hố cá nhân phục kích sát bờ rạch đồng loạt bắn xối xả vào hai đoàn tàu bằng đủ thứ súng. Các chiến đĩnh cũng bắn trả lại mạnh mẽ với mọi vũ khí cơ hữu của mình, nhưng không thể nào tiến thêm được nữa, vì hai Trung vận đĩnh rà mìn đi đầu bị trúng đạn B.40 nên bất khiển dụng. Chỉ huy trưởng hành quân, Đại tá Wilbert David một mặt gọi pháo binh yểm trợ, một mặt ra lệnh cho cả 2 đoàn tàu tháo lui ra ngoài sông lớn với lý do là không có chiến đĩnh rà mìn để bảo đảm an ninh thủy trình.
Sau khi chỉnh đốn lại đội hình, nhất là chỉ định đến hai cặp chiến đĩnh rà mìn đi đầu, một cặp trực thăng võ trang bắn phá những hầm hố dọc theo thủy trình tiến quân và hai cặp trực thăng Seawolf đổ Tiểu đoàn 5/60 xuống phía Bắc Cẩm-Sơn để càn về hướng Nam. Đúng 10 giờ, lệnh tái chiếm mục tiêu lại ban hành. Lần này, giao tranh bùng trở lại dữ dội hơn trên khúc quanh oan nghiệt. Mặc cho đối phương đánh trả điên cuồng, bằng chiến thuật ba mũi giáp công với hỏa lực hùng hậu đến xế chiều TF.117 cũng chiếm được mục tiêu. Sức đề kháng yếu dần, hai tiểu đoàn địch tháo chạy khỏi Cẩm-Sơn, để lại 213 xác chết. Đây là trận đánh lớn nhất kể từ ngày TF.117 nhập vào chiến trường Sông VN, cũng là trận đánh thành công của Hải quân Mỹ được John Pimlott liệt vào những trận đánh quyết định (Decisive Battle) với tổn thất thật khiêm nhường: 16 tử thương và 77 bị thương. 3) TF.117 dự phần bảo vệ Vĩnh-Long/trận Mậu-Thân.
Trong chiến cuộc Tết-Mậu-Thân, Phân đoàn 2 Chiến đĩnh của TF.117 đã phối hợp chặt chẽ với Liên giang đoàn 23 và 31 Xung-Phong của Hải quân VNCH bảo vệ thủy trình huyết mạch của tỉnh Vĩnh-Long. Trong trận này, Hải quân Việt-Mỹ và Lực lượng quân sự Tiểu khu đã bắn hạ tại chỗ 4.200 tên và bắt sống 560 Cộng quân.
Về phía TF.117 gặp tổn thất lớn, khi Căn cứ nổi LST.1167 (USS.Westchester County) neo ngoài ngã ba Vĩnh-Long bị đặc công Nhái địch gài mìn con sò Limpet nổ bên tả hạm, gây tử thương 15 đoàn viên và 29 bị thương. 4) Nhận định của Phó đề đốc Wells, Tư lệnh TF.117.
Vào giữa năm 1968, tại Căn cứ hành chánh Đồng-Tâm, trong buổi lễ đúc kết thành tích sau một năm hoạt động của TF.117, cũng giống như lời than phiền của Đại tá Witham Tư lệnh TF.116 trước đây, Phó đề đốc Wells (vừa được Đại tướng Westmoreland đề bạt thăng cấp Commondor) rất thành thật khi ông đọc diễn từ chấp nhận kết quả khiêm nhường mà Lực lượng mình đã thu được: ‚gần 100 năm, Hải quân Hoa-Kỳ mới có dịp trở lại chiến trường Sông. Mặc dù với chiến đĩnh tối tân trong tay nhưng không có sách vở hay chiến thuật thành văn nào chỉ cách để hoàn thành trách nhiệm. Do vậy, chúng tôi phải mất khá nhiều thời gian, tổn thất lớn về nhân mạng và chiến đĩnh để biết mình phải làm gì đạt được kết quả như ngày nay.‛
B.- SEALORDS và ACTOV.
1.- Gia Đình Zumwalt tham chiến.
Nhiều
tài liệu lưu trử trong văn khố Hải quân Hoa-Kỳ cho rằng chương trình
chuyển giao nhanh ACTOV trong học thuyết Việt-Nam hóa chiến tranh của
Nixon thành công là nhờ tài thao lược của kiến trúc sư quân sự Đô đốc
Zumwalt.
Thật vậy, trước khi nhận lãnh trách nhiệm Tư lệnh Hải quân Mỹ tại VN (COMNAVFORV: Commander of US.Navy Force VN), Đô đốc Elmo Russell Zumwalt cũng đã thảo luận tỉ mỉ trước với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa-Kỳ về Chiến dịch SEALORD song hành với tiến trình chuyển giao nhanh ACTOV mà ông ta phải thực thi gấp rút trong thời gian ngắn sắp tới tại VN. Nhậm chức ngày 30/09/1968, Đô đốc Zumwalt đã chỉ huy SEALORDS bằng mọi sáng kiến hải quân của mình, nhằm hoàn tất chuyển giao chiến cụ và hành quân cho Hải quân VNCH sớm hơn dự liệu đến độ Đại tướng Abrams, Tổng tư lệnh Quân đội Hoa-Kỳ tại VN (COMMACV) phải hết lời ca ngợi.
Từ chiến trường VN, Đô đốc Zumwalt được thăng cấp 4 sao (Admiral) và triệu hồi về Mỹ ngày 01/07/1970 để nắm chức vụ Tư lệnh Lực lượng Hải quân Hoa-Kỳ (CNO: Chief Naval Opera-tion), vị Tư lệnh Hải quân trẻ tuổi nhất nước Mỹ. Suốt 4 năm tại chức, Đô đốc Zumwalt đề ra nhiều kế hoạch cải tổ ngõ hầu hiện đại hóa Hải quân Hoa-Kỳ trước khi bước vào ngưỡng cửa quân sự thế kỷ 21. Có thể nói, mọi chương trình của Tư lệnh Zumwalt đều được toàn quân chủng hân hoan đón nhận và gọi là Zum-walt’s Wild Idea hoặc Zumwalt’s Z Grams. Đô đốc Zumwalt mãn phần năm 2000, hưởng thọ 80 tuổi và được vĩnh hằng trong khuôn viên trường SQHQ Anapolis ở Maryland.
Người con trai lớn của ông, HQ/Trung úy Zumwalt III, lúc còn làm thuyền trưởng Duyên tốc đĩnh PCF/TF.115, trong cuộc Hành quân Foul Deck (SEALORDS), đã lái tàu sâu vào trong đất liền bị Việt-Cộng phục kích tại ngã ba kinh Vĩnh-Tế, may mắn thoát chết. Nhưng điều bất hạnh khác lại xảy ra là khi về Mỹ để giảo nghiệm y khoa thường niên, anh ta lại bị dương tính Màu-Da-Cam (He is suffering from the aftereffects of Agent-Orange) mà trước đây thân phụ anh đã ra lệnh cho phi cơ rải chất hóa học khai quang này dọc theo hai bên bờ sông Giang-Thành (Hà-Tiên).
Còn một việc làm nữa mà ngoài gia đình Zumwalt, ít người biết được là phu nhân của Đô đốc Zumwalt rất đặc biệt quan tâm đến đời sống gia đình binh sĩ Hải quân VNCH. Kể từ năm 1969, bà Zumwalt – người đứng đầu một tổ chức từ thiện tại San Francisco, California ” đã tích cực vận động quyên góp tài chánh ủng hộ từ nhiều công ty lớn, nhằm gây quỹ giúp đở gia đình Hải quân VNCH vượt qua thời buổi chiến tranh, kinh tế khó khăn và giữ vững tinh thần chống Cộng. Tại VN, đầu năm 1970, BTL/Hải quân phát động dự án ‚Gia binh chăn nuôi heo, gà‛ tại hậu cứ Giang đoàn và Duyên đoàn mà người ta không biết lấy tiền ở đâu ra để làm việc này cho đến ngày 30/04/1975. Tài trợ đó nằm trong chương trình AHP: Animal Husbandry (Pigs and Chicken) Program do bà Zumwalt điều hành bất vụ lợi bằng cách gởi đều đặn heo giống và thực phẩm gia súc đến gia đình Hải quân bạn mà bà ngưỡng mộ tinh thần chiến đấu của họ. 2.- Chiến dịch SEALORDS.
Trên chiến trường VN, không ai chối cải được là Hải quân Hoa-Kỳ đã giữ một vai trò chủ động then chốt về chiến lược tấn công cũng như phòng thủ từ biển cả vào đến sông ngòi. Trong đó phải kể đến SEALORDS là một chiến dịch thể hiện nhiều chiến thuật phối hợp giữa Hải quân Việt và Mỹ rất đồng bộ dẫn đến cuộc chuyển giao nhanh chóng và hoàn hảo trước khi họ rút về nước.
Để thay thế chiến thuật ‘Tìm và Diệt‛(Search and Destroy) kém hiệu quả hiện hành, ngày 18/10/1968 khai diễn chiến dịch SEALORDS, Đô đốc Zumwalt ra lệnh cho mọi đơn vị trực thuộc phải thay đổi ngay chiến lược, chiến thuật Hải quân Sông-Ngòi: “Keep changing the game plan, you can get away with almost anything once or even twice, but you must change strategies fre-quently in order to keep the enemy from exploiting you … In SEALORDS, WPBs and PCFs would be called upon to leave their coastal sectors and conduct operations in the confines of the river” trong quyển On watch của Đô đốc Zumwalt và The VN war for dummies của Ronald B.Frankum. NY 2003, trang 219.
Sau khi giải nhiệm Lực lượng đặc nhiệm TF.117, cải tên Giang đoàn RAS thành RAD và trả Lữ đoàn 2 tăng phái về với đơn vị gốc Sư đoàn 9 Bô binh, Đô đốc Zumwalt chỉ định HQ/Đại tá Robert S.Salzer (14) vào chức Tư lệnh phó điều hành Chiến dịch SEALORDS với 533 chiến đĩnh đủ loại (293 PBR và 240 RAC: River Assault Craft của Giang đoàn RAD: River Assault Division). Đây là một tổ chức Hành quân bình định phối hợp rất lớn giữa Hải quân Việt và Mỹ trong sông chưa từng xảy ra từ trước đến nay (US-VN Combined Force Interdiction Harasse-ment and Pacification Effort in the Mekong Delta of VN), có tiêu lệnh riêng là huấn luyện thuần thục tại chỗ (OJT: On the job Training) cho thủy thủ đoàn VN trước thời điểm chuyển giao dự trù vào cuối tháng 03/1971. SEALORDS với tên đặc nhiệm là TF.194 tung ra nhiều cuộc Hành quân hổn hợp bình định dọc theo biên giới Việt-Miên. Sau khi chuyển giao, Hải quân VNCH tiếp tục nhiệm vụ này qua danh xưng Trần-Hưng-Đạo. 1) Hành quân thử nghiệm Search Turn.
Nhằm thử nghiệm khả năng lưu động tác chiến đêm cũng như phản ứng nhanh khi đụng trận và chận xét ghe của thủy thủ đoàn, ngày 01/11/1968 HQ/Đại tá Salzer sử dụng 60 PBR vào cuộc Hành quân Search Turn để kiểm tra ghe thuyền lên xuống tấp nập ngày đêm (ngoại trừ giờ giới nghiêm trên sông) của hai con kinh Rạch-Giá đi Long-Xuyên dài 45 cây số và kinh Cái-Sắn, từ Rạch-Sỏi đi Lấp-Vò 55 cây số. Chỉ trong vòng 2 tuần lễ, Lưc lượng Hành quân đã bắn hạ 20 Việt-Cộng, phá vở 6 trạm thu thuế (Tax collecting station), đồng thời khám xét trên 7 ngàn ghe thuyền mà không làm cản trở lưu thông nào trên hai thủy trình huyết mạch này. Kết quả Hành quân thử nghiệm Search Turn cho thấy lưu động tính của PBR không hề suy giảm, khi hoạt động giới hạn trong những kinh rạch cạn hẹp. 2) Hành quân Foul Deck trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 1.
Thành công qua thử nghiệm trên, ngày 21/11/1968, HQ/Đại tá Salzer đưa toàn bộ PBR cùng sự góp mặt của toán PCF An-Thới tiến lên phía Bắc, mở cuộc Hành quân Foul Deck trong kinh Vĩnh-Tế (từ Giang-Thành đến Châu-Đốc để ngăn chặn Việt-Cộng/CSBV xuất phát từ mật khu 704 Takeo trên đất Miên xâm nhập vào Thất-Sơn (Bảy-Núi) qua những trục giao liên Giang-Thành, Vĩnh-Lạc, Lạc-Quới và Tịnh-Biên.
Ngày 24/11/1968, theo lệnh Hành quân Foul Deck/SEALORDS, HQ/Trung úy Michael Bernique đưa cặp PCF vào sâu trong rạch Giang-Thành để tiếp cứu đơn vị bạn đang bị phục kích tại đầu kinh Vĩnh-Tế. Phản ứng đánh trả mãnh liệt của 4 PCF tại đây giết chết 50 Cộng quân thuộc Tiểu đoàn 512 Tri-Tôn và 42 Miên-Cộng khiến Việt-Cộng xúi dục dân Miên địa phương nộp thỉnh nguyện đơn lên Thái tử Sihanouk, kiện TF.115 sát hại bừa bãi dân Miên sâu trong đất liền Hà-Tiên. Mặc dầu được ân thưởng Hải dũng bội tinh sao bạc (Navy Cross with silver star) sau trận đánh, Trung úy Bernique cũng phải ra hầu tòa án quân sự Mỹ tại Saigon, nhưng bị cáo được trắng án là nhờ lệnh Hành quân SEALORDS bảo vệ (Theo Croizat trong quyển The Brown Water Navy, trang 232).
Đến tháng 06/1970, Hành quân Foul Deck chuyển giao lại cho Hải quân VNCH, trở thành Trần-Hưng-Đạo 1, sau khi đạt thành quả là đã bắn hạ tại chổ 470 địch quân (gần phân nửa là Miên-Cộng) qua 176 lần chạm súng, trong khi Mỹ chỉ tổn thất vỏn vẹn có 18 đoàn viên thuộc Phân đoàn Giang tốc đĩnh PBR và Phân đoàn Duyên tốc đĩnh PCF tăng phái. 3) Hành quân Giant Slingshot trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 2.
(Hành quân Nạng-Thun-Lớn bao vây Căn cứ 367 và 706 của Việt-Cộng/CSBV tại Mỏ-Vẹt, có hình dạng một cái nạng thun)
Ngày 06/12/1968, HQ/Đại tá Arthur W.Price được chỉ định làm Chỉ huy trưởng Hành quân Giant Slingshot với 20 chiến đĩnh RAC của Giang đoàn RAD.91 và 32 giang tốc đĩnh PBR xuất phát từ một Căn cứ yểm trợ nổi đặt tại Long-An. Khu vực hành quân bao gồm kinh Trà-Cú nối liền hai con sông Vàm-Cỏ, kinh Lagrange và kinh số 12 từ Ngã-Năm lên đến Mộc-Hóa. Lúc này chưa có Căn cứ Tuyên-Nhơn, nên một tiền phương yểm trợ nổi (ATSB: Advanced Tactical Support base) gồm 4 Pontoon có mái che và lưới chống B.40 ghép lại neo tại chỗ rộng nhất của kinh Trà-Cú để tiếp tế tại chổ cho các giang đĩnh đang hành quân. Giang đoàn 24 Xung-Phong/VNCH cũng được mời than dự và giao cho nhiệm vụ chống xâm nhập trên sông Vàm-Cỏ-Đông, trong phạm vi tỉnh Kiến-Tường. Theo Chỉ huy trưởng Price, Hành quân bao vây Giant Slingshot là một cuộc đấu trí gay go, dai dẳng và đầy nguy hiểm cho cả đôi bên. Chẳng hạn như Việt-Cộng quỷ quyệt sử dụng ghe tam bản giao liên, chuyển quân như bóng ma vào nửa đêm, khi chúng không còn nghe tiếng động cơ tàu tuần. Còn chiến đĩnh muốn bắn chìm ghe chỉ còn cách tắt máy, thả trôi tàu theo dòng nước.
Những đêm không trăng sao là cơ hội thuận lợi nhất để Việt-Cộng căng dây cáp ngang kinh nhằm làm chân vịt tàu bất khiển dụng. Dọc theo hai bờ kinh, hầm núp bắn tàu mọc lên như nấm. Lực lượng Hành quân phải xin tăng phái Phóng thủy hỏa đĩnh Zippo, với áp lực vòi nước cực mạnh 3.000 psi mới san bằng nó được. Còn chiến thuật gài mìn bằng đặc công Nhái và rải thả thủy lôi của địch lúc nào cũng rình rập những sơ hở phòng thủ của giang đĩnh.
Ngoài mục tiêu chánh là ngăn chặn không cho địch xâm nhập vào Long-An từ Mỏ-Vẹt trên đất Miên, Hành quân Giant Slingshot còn là chiến trường trắc nghiệm những loại khí tài mới như (Giant Slingshot was scene of testing and implementation of these continuing innovation):
- Hoàn chỉnh Phóng lựu MK.18 gắn trên xe Thiết giáp thành Phóng lựu dây MK.19 cho chiến đĩnh hải quân.
- Cải tiến ống dòm đêm (Starlifght Scope) của Hải quân ghép thêm bộ phận hồng ngoại tuyến làm cho thị trường quan sát đêm rộng rãi và rõ ràng hơn
- Thử nghiệm máy trinh sát điện tử SID dọc theo hai bên bờ kinh có hiệu quả báo động cao. Nhờ kết quả này mà gần cuối năm 1971, Thiếu tá Bill Laurie hoàn chỉnh màn lưới báo động điện tử sensor và bàn giao lại cho Căn cứ Hải quân Tuyên-Nhơn.
- Trắc nghiệm cho thấy Water Canon trên Phóng thủy hỏa đĩnh Zippo không những thổi tan rã hầm bằng đất sét mà còn có khả năng thổi sập luôn công sự xi măng. Khi bàn giao, chỉ có các Giang đoàn Ngăn-Chặn/VNCH (41, 42, 43 và 45) mới được trang bị chiến đĩnh Zippo. Đến cuối năm 1970. Phó đề đốc Price chuyển giao quyền hành quân lại cho Hải quân VNCH với tên mới là Hành quân Trần-Hưng-Đạo 2. Trong suốt 2 năm bao vây Mỏ-Vẹt, Lưc lượng Hành quân Giant Slingshot đã bắn chết tại chỗ trên 4.000 Việt-Công/CSBV, đổi lại Mỹ chỉ có 38 tử trận (kể cả 2 sĩ quan cấp tá là Elliot và Peterson, cả hai được đặt tên cho 2 Khu trục hạm DD.967: USS El-liot và DD.969: USS Peterson), cùng với 518 đoàn viên bị thương. Nhất là kể từ ngày 01/05/1970, khả năng chấp nhận chạm súng của địch giảm sút thấy rõ, điều này chứng tỏ Giant Slingshot chống xâm nhập khá thành công. RAD.91 của Hoa-Kỳ trở thành hai Giang đoàn 70 và 71 Thủy-Bộ khi bàn giao chiến cụ cho Hải quân VNCH. 4) Hành quân Barrier Reef trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 9.
Nhằm tạo một màn lưới liên kết chống xâm nhập bắt đầu từ kinh Vĩnh-Tế (Giang-Thành), qua Châu-Đốc xuống kinh Đồng-Tiến (Đồng-Tháp-Mười), rồi vượt sông Vàm-Cỏ-Tây theo kinh Trà-Cú tới Vàm-Cỏ-Đông, Đô đốc Zumwalt ra lệnh khai diễn cuộc Hành quân Barrier Reef vào đầu tháng giêng năm 1969. Hành quân này nối liền diện địa với Hành quân Foul Deck và Giant Slingshot, phủ kín dọc theo biên giới Việt-Miên, có BCH tiền phương đặt tại Căn cứ Tuyên Nhơn trên bờ Nam kinh Lagrange.
Điểm đặc biệt nhất của Hành quân Barrier Reef là cuộc tấn kích vào đất địch ngày 20/06/1969, khi Đô đốc Zum-walt thình lình táo bạo (audacious counterattack) quyết định đánh phủ đầu đối phương bằng chiến thuật ‚Flying PBR Tactic, Chiến thuật Giang tốc đĩnh bay‛: Hai trực thăng cần cẩu bay 2 cánh quạt lớn ACH.54 Sky Crane câu bổng 6 PBR cùng thủy thủ đoàn và 35 Biệt-Hải (Navy Seal) từ sông Vàm-Cỏ-Tây, thả xuống vùng Tân-Thành và Cái-Cái (Đồng-Tháp-Mười) chỉ mất có 4 giờ đồng hồ. Sau 10 ngày quần nát khu Hố-Cái-Bác, Lực lượng Hành quân hạ sát gần 100 Việt-Cộng lẫn Miên-Cộng tại chỗ; toàn bộ toán xung kích này lại được trực thăng cần cẩu trả về sông Vàm-Cỏ một cách an toàn như Đại tá Croizat đã kể lại trong The Brown Water Navy, trang 318. Kể từ đó, con kinh Phước-Xuyên khá an toàn từ Ngã-Sáu Đồng-Tiến lên tận biên giới.
Ngày 30/08/1970, Hành quân Barrier Reef chuyển giao lại cho Hải quân VNCH, trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 9. Hải quân Mỹ tổn thất không đáng kể, với 10 đoàn viên tử thương và 30 bị thương; trái lại, 550 xác đối phương đếm được tại chỗ. 5) Hành quân Sea Float/Solid Anchor trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 4.
(Dử kiện được đúc kết từ nguồn:
- Sea Float của ông Trương Thanh Việt trên website http://hqvnch.net hay http://hqvnch.org
- Encyclopedia of VN war của Spencer Tucker, trang 372).
Sau ngày 01/03/1963 Chiến dịch Sóng-Tình-Thương chấm dứt, tiếp đến tình hình chính trị miền Nam bất ổn, Tiểu đoàn 306 U-Minh-Hạ lợi dụng tình thế, tái đánh chiếm hai quận Cái-Nước và Đầm-Dơi ngày 10/09/1963, khiến vùng Năm-Căn (An-Xuyên) rơi trở lại vòng kiểm soát của Việt-Cộng. Cho đến khi Đô đốc Zumwalt ra lệnh mở cuộc Hành quân Sea Float ngày 27/06/1969, vùng này mới bắt đầu hồi sinh lần thứ hai. Như vậy có thể nói, Sea Float là nối tiếp của Sóng-Tình-Thương đang bị quên lãng hơn 6 năm qua. Rút kinh nghiệm từ những cuộc Hành quân Giant Slingshot và Foul Deck, Hải quân Hoa-Kỳ ghép 10 Ammi-Pontoon trong đó gồm 8 Pontoon có mái che và 2 làm bồn chứ dầu. Đây là Tổng hành dinh Sea Float nổi, neo trước Xóm-Mới trên sông Cửa-Lớn (Năm-Căn) và cũng là nơi xuất phát các cuộc Hành quân bình định hổn hợp Việt-Mỹ với:
(a)- Hải quân Hoa-Kỳ.
- 1 Khinh tốc hạm PG thường trực
- 8 Duyên tốc đỉnh PCF, do Phân đội An-Thới tăng phái
- 2 Tuần duyên đĩnh WPB, do Phân đội Vũng-Tàu tăng phái.
- 1 Trung đội Seal phối hợp với Biệt-Hải/VNCH
- Nhiều Giang tốc đĩnh PBR, Giang đĩnh chỉ huy Charlie, Chiến đấu đĩnh Monitor Combat, Xung kích đĩnh Alpha và Trung vận đĩnh Tango.
- 1 Cơ xưởng hạm LST neo ngoài khơi cửa Bảy-Hạp để tiếp tế và sửa chửa cơ giới hành quân tại chỗ
- 2 Trực thăng Seawolf.
(b) Hải quân VNCH.
- 2 Duyên tốc đỉnh PCF, do Hải đội 4 Duyên-Phòng (An-Thới) tăng phái thời gian ban đầu chưa thành lập Hải đội 5 Duyên-Phòng
- 2 Hải vận hạm (LSM) HQ.401 Hàn-Giang và HQ.405 Tiền-Giang luân phiên nhau có mặt thường trực, làm nơi tạm trú cho Hải quân VNCH tại vùng hành quân.
- 1 Giang pháo hạm (LSIL) hay 1 Trợ chiến hạm (LSSL) dự phần công tác tuần tiểu, yểm trợ hải pháo và đổ quân.
- 6 ghe Yabuta/Duyên đoàn 41 tuần tra khu vực xã ấp đang được bình định trong vùng hành quân.
- Trung đội Biệt-Hải/VNCH phối hợp công tác thám báo với Trung đội Seal/Hoa-Kỳ
- 1 Tiểu đoàn Bộ binh địa phương thuộc Tiểu khu An-Xuyên tăng phái giữ an ninh diện địa trên bờ.
Để thực hiện mục tiêu đề ra là Quét và Giữ (Sweep and Holt), một HQ/Đại tá Mỹ được chỉ định làm Chỉ huy trưởng tại Tổng hành dinh nổi trên sông Cửa-Lớn điều hợp tổng thể cuộc hành quân. Về phía Hải quân VNCH, đối tác Chỉ huy Hành quân hổn hợp Việt-Mỹ đầu tiên là HQ Trung tá Dư-Trí-Hùng (khóa 2 SQHQ/Brest), kế đến là HQ/Trung tá Đỗ-Kiểm (khóa 3 SQHQ/Brest). Qua những buổi thuyết trình đầu tuần, phần lớn sáng kiến hành quân của ông Kiểm đều được CHT Sea Float đồng ý áp dụng để tiến tới giai đoạn Solid Anchor.
Ngày 24/10/1969, Sea Float bước vào giai đoạn 2 với danh xưng là Solid Anchor để xây cất cơ sở bờ Tây vàm kinh Ngang cho BTL/Vùng 5 Duyên-Hải gồm có Căn cứ Hải quân Năm-Căn, Tiền doanh Yểm trợ Năm-Căn, Hậu cứ Hải đội 5 Duyên-Phòng, Giang đoàn 45 Ngăn-Chặn và Giang đoàn 62 Tuần-Thám. Đầu năm 1970, HQ/Đại úy Nguyễn-Văn-Tuyên (khóa 7 SQHQ/Nha-Trang) được chỉ định làm Chỉ huy trưởng Căn cứ Hải quân Năn-Căn tân lập. Đến ngày 01/04/1971 Phó đề đốc Salzer chính thức chuyển giao Hành quân Sea Float Anchor lại cho HQ/Đại tá Phạm-Mạnh-Khuê (khóa 4 SQHQ/Nha-Trang), Tư lệnh Vùng 5 Duyên-Hải kiêm Tư lệnh Hành quân đặc nhiệm Trần-Hưng-Đạo 4. Kế nhiệm ông Khuê là HQ/Đại tá Nguyễn-Công-Hội (khóa 5 SQHQ/Nha-Trang) và sau cùng là HQ/Đại tá Nguyễn-Văn-May (khóa 5 SQHQ/Nha-Trang).
Khác hẳn với Chiến địch Sóng-Tình-Thương 1963, Lực lượng Việt-Mỹ Hành quân Sea Float lần này không những hùng hậu gấp đôi mà cơ động tính trên không cũng như dưới nước rất cao, khiến cho Tiểu đoàn 306 U-Minh-Hạ không dám khinh suất đối đầu bằng những pha phục kích hoặc tấn công chớp nhoáng như trước đây nữa. Nhằm bảo toàn Bộ đội Trung đoàn Bộ binh 3 Cà-Mau vừa thành lập, Việt-Cộng/CSBV đột ngột rút về Miệt-Thứ để tập huấn, đồng thời mở trại huấn luyện người Nhái tại Xẻo-Đước (cái-Nước). Mặc dù không đủ thực lực để chấp nhận diện địa chiến với đối phương, nhưng Việt-Cộng/CSBV cũng biết khéo léo vận dụng chiến thuật của Đức-Thánh-Trần dạy trong chương thủy chiến là ‛liều chết đánh giặc trên thuyền không bằng chế ngự địch dưới nước: bởi vì cái lo triền miên của thủy binh là thuyền mình sắp bị đối phương dùi chìm – Nguyễn-Ngọc-Tỉnh, Binh thư yếu lược Trần-Hưng-Đạo quyển 3, Paris 1988, trang 265 và 274. ‛
Sau khi có được 50 đặc công Nhái vừa ra trường, Việt-Cộng/CSBV liền tung ra chiến thuật gài mìn bằng người Nhái và rải thả thủy lôi theo thủy triểu đánh trả lại cuộc Hành quân Sea Float/A-Solid Anchor trên toàn bộ thủy trình vùng Năm-Căn. Khi bàn giao quyền Hành quân, có đến 2.100 cộng quân bị bắn hạ tại vùng cực Nam mũi Cà-Mau này; đổi lại, Hải quân Hoa-Kỳ chỉ bị thương vong có 57 Đoàn viên (kể cả tổn thất về nhân mạng trong cuộc hành quân Silver Mace vào rạch Đường-Keo ngày 12/04/1969 để thăm dò phản ứng địch tại mật khu Đình-Cũ trước ngày mở hành quân Sea Float). Kể từ đó, Quận Năm-Căn trù phú trở lại dưới sự bảo trợ an ninh của BTL/HQ/Vùng 5 Duyên-Hải, đã qui tụ hơn 40 ngàn dân (gấp 10 lần Chiến dịch Sóng-Tình-Thương) trở về sống an cư lạc nghiệp. 6) Hành quân Ready Deck trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 6.
Cuộc Hành quân Giant Slingshot bao vây quanh Mỏ-Vẹt có tác dụng lớn đến sự sống còn của Quân khu 7 địch, nên Việt-Cộng phải chuyển hướng giao liên tiếp tế về khu vực tỉnh Tây-Ninh. Ngày 25/09/1969 Hải quân Mỹ liền mở cuộc Hành quân Ready Deck với sự phối hợp của Sư đoàn 5 Bộ binh VNCH và Giang đoàn 24 Xung-Phong, càn quyét khu Dầu-Tiếng. Lực lượng Hành quân đặt Tiền phương yểm trợ nổi (Pontoon có mái che, lưới chống B.40 và thủy mìn) neo tại Gò-Dầu-Hạ.
Đến ngày 01/05/1970, chuyển giao cho Hải quân VNCH thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 6. Trước đó, các giang đĩnh liên quân Việt-Mỹ đã giết chết trên 400 địch quân mà tổn thất chỉ có 6 đoàn viên tủ trận và 32 bị thương. Riêng Sư đoàn 5 Bộ binh lại báo cáo trực tiếp kết quả Hành quân về BTL Vùng 3 Chiến-Thuật ở Biên-Hòa. 7) Hành quân Sea Tiger trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 7.
Ngày 30/09/1969, Phân đội Duyên-Phòng Đà-Nẵng thuộc Lực lượng đặc nhiệm TF.115 chính thức khai diễn Hành quân Sea Tiger/SEALORDS bằng 14 Duyên tốc đĩnh PCF cơ hữu phối hợp với 8 ghe Chủ lực và Yabuta của Duyên đoàn 14 vào sâu trong sông Cửa-Đại diệt địch. Dẫn đầu những cuộc hành quân ‚Quét và Giữ‛ tại đây là HQ/Đại tá Roy Hoffman, Tư lệnh ưu tú của TF.115 lúc nào cũng có mặt trên Duyên tốc đĩnh PCF mở đường vào trong sông Thu-Bồn. Sợ mất viên sĩ quan xuất sắc này, Đô đốc Zumwalt ra lệnh cấm Hoffman dẫn đầu đoàn tàu trong các cuộc Hành quân Sông (15); nhưng Hoffman biện giải là cấp chỉ huy mà sợ nguy hiểm đến tính mạng mình thì không thể nào điều khiển đơn vị được, bởi vì thuộc cấp lúc nào cũng nhìn vào cái gương gan dạ của người chỉ huy tại chiến trường, và ông ta vẫn hiện diện trên chiến đĩnh tiên phong mỗi lần xuất trận.
Trước khi chuyển giao quyền hành quân lại cho Hải quân VNCH vào cuối năm 1970 trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 7, Phân đoàn Duyên tốc đĩnnh PCF của Hoffman đã tiêu diệt gần 300 Cộng quân, còn tổn thất về phía TF.115 không đáng kể. 8) Hành quân Breeze Cove trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 10.
Sông Ông-Đốc là thủy trình huyết mạch của tỉnh An-Xuyên, từ cửa sông đến ngã ba Tắc-Thủ (Giồng-Kè), ăn thông qua kinh xáng Cà-Mau đi Bạc-Liêu cũng là đoạn sông kiểm soát kinh tài dài 40 cây số của Tiểu đoàn 306 U-Minh-Hạ trong nhiều năm với hàng chục trạm thu thuế dọc theo ven sông. Nhằm hỗ trợ cho Hành quân Sea Float đang khai diễn, ngày 30/09/1969 Đô đốc Zumwalt cho mở cuộc Hành quân Breeze Cove (cùng ngày với Hành quân Sea Tiger ở vùng I Duyên-Hải) với 6 Trung vận đĩnh Tango, 4 Xung kích đĩnh Alpha, 1 Chiến đấu đĩnh Combat và 1 Giang đĩnh Chỉ huy Charlie, cùng phối hợp với 1 Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 32 của Sư đoàn 21 Bộ binh VNCH. Cơ xưởng hạm LST USS Garret County được chỉ định neo trước cửa sông Ông-Đốc để yểm trợ cho các đơn vị tham dự hành quân. Sau 18 tháng tích cực bảo vệ thủy trình, Lực lượng Hành quân dưới nước và trên bờ đã bắn hạ tại chỗ 759 Cộng quân, đổi lại phía HK chỉ tổn thất có 49 tử trận và 78 bị thương. Song hành với việc chuyển giao Solid Anchor (Năm-Căn), ngày 01/04/1971 Hành quân Breeze Cove được chuyển giao lại cho Liên đoàn đặc nhiệm 211.2 Thủy-Bộ đồn trú tại An-Xuyên (Cà-Mau), trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 10. Đến giữa năm 1971, bị HQVNCH đẩy lui với tổn thất nặng trong cuộc tấn công đồn Thị-Kẹo xã Phong-Lạc, Tiểu đoàn 306 U-Minh-Hạ phối hợp với Biệt đội (Tiểu đoàn súng nặng) 207 Săn-Tàu thuộc Trung đoàn 10 Bộ binh thuộc QK9, quyết tâm chận đứng Giang đoàn 72 và 73 Thủy-Bộ tại ngã ba Tắc-Thủ Giòng-Kè. Cho nên mỗi khi đoàn chiến đĩnh GĐ 73 Thủy-Bộ giang hành đêm ngang qua Tắc-Thủ đều bị Việt-Cộng dùng chiến thuật ‚ngọn đèn ngắm‛ bắn chận dường. Phân đoàn trưởng Giang đĩnh HQ/Trung úy Hoàng-Trọng-Tuấn (khóa 21 SQHQ/Nha-Trang) gọi nơi hung hiểm này là Tắt-Thở Giòng-Kè‛ và điều động chiến đĩnh trực thuộc đánh trả có hiệu quả để diệt chốt địch dọc theo thủy trình xuất quân. Đêm nào địch cũng thắp ngọn đèn ngắm phía bên này sông rồi phục kích phía đối diện. Khi giang đĩnh tới che khuất hướng nhìn ngọn đèn, chúng khai hỏa ngay bằng đủ loại súng mà không cần nhắm từ lỗ chiếu môn đến đỉnh đầu ruồi, bởi vì đạn trúng bất cứ chiếc nào cũng đều là trúng mục tiêu cả. Dưới sự chỉ huy của Trung úy Tuấn, cặp xung kích đĩnh Alpha đầu đoàn song hành ôm sát hai bên bờ tiến đến mục tiêu; chiếc này vừa bắn tắt ngọn đèn ngắm thì chiếc kia dùng đại bác 20 ly trên mui dập nát bờ sông đối diện. Bị áp đảo trước bằng đạm đum đum khốc liệt như thế, thử hỏi có tên bộ đội nào còn đủ can đảm ngóc đầu lên khỏi hố cá nhân để bắn tàu nữa. Trong khi đó, đoàn giang đĩnh vẫn tiếp tục giang hành theo đội hình và lặng lẽ nhìn hai thằng bạn mình đang phát quang ban đêm hai bên bờ sông rậm rạp để bảo vệ an ninh thủy trình tiến đến vùng Hành quân Rach-Ráng (xã Lung-Bạ) 9) Nhận định của Phó Đề đốc Salzer về SEALORDS
Ngày 15/04/1971, tại Câu lạc bộ Bạch-Đằng, trong diễn từ chấm dứt Chương trình ACTOV, Phó Đề đốc Salzer đã đưa ra nhận định là ‘Kế hoạch chuyển giao nhanh được điều hành rất nhiệt tình và hoàn tất thật tốt đẹp trước hạn kỳ là nhờ sự hợp tác đầy thiện chí và tác chiến rất can đảm của Hải quân Hoa-Kỳ và Hải quân VNCH. Theo tôi, sự thành công này không phải dựa vào kết quả đếm xác đôi bên tại chỗ (Body count). Trong Chiến dịch SEALORDS, ta tử thương độ 200, địch bị giết khoảng 8.400 và tỉ lệ tổn thất quân tranh 1/42 này không làm cho chúng ta tư hào bằng việc Hải quân VNCH đạt được kỹ năng cao trong việc sử dụng những chiến cụ mới, nhằm đảm bảo quyền làm chủ tuyệt đối mọi thủy trình tại miền Nam này‛. 3.- CHUYỂN GIAO NHANH – ACTOV.
(Đúc kết từ: – Thống kê BTL/HQ/Phòng 3 của HQ/Thiếu tá Võ-Duy-Hội
- Dữ kiện phân tách BTL/HQ/Phòng PTHT của HQ/Trung tá Lê-Triệu-Đẩu.
- Diễn từ ngày 15/04/1971 về ACTOV của Đề đốc Salzer.)
Chương trình ACTOV mang quan niệm chuyển giao quyền Hành quân ngoài biển cũng như trong sông, song hành với việc bàn giao chiến cụ hiện hành bắt đầu từ tháng 01/1970 đến tháng 04/1971; Hải quân Hioa-Kỳ lần lượt chuyển giao chiến cụ đang tham dự Hành quân lại cho Hải quân VNCH, gồm có:
1) Hành quân Biển.
- Tuần dương hạm và Cơ xưởng hạm: 20 chiếc
- Tuần duyên đĩnh WPB: 26 chiếc
- Duyên tốc đĩnh PCF: 107 chiếc
2) Hành quân Sông.
- Giang tốc đĩnh PBR (Mark I và II): 293 chiếc
(Thành lập 15 GĐTT: từ GĐ51TT đến 65TT)
- Xung kích đĩnh Alpha: 84 chiếc
(ASPB: Assault Support Patrol Boat)
- Giang đĩnh chỉ huy Charlie: 10 chiếc
(CCB: Command Control Boat)
- Chiến đấu đĩnh Combat: 42 chiếc
(Combat Monitor trang bị Đại bác 105 ly Howitzer không hữu hiệu, được thay thế bằng Đại bác 40 ly) khi chuyển giao cho HQVNCH)
- Phóng thủy hỏa đĩnh Zippo: 04 chiếc
(Modified LCM6 chuyển giao cho GĐNC 04 chiếc, còn một chiếc đem về Mỹ)
- Trung vận đĩnh Tango: 100 chiếc
(ATC: Armored Trơp Carrier sàn bằng và mui bố)
- Chiến đĩnh rà mìn, phòng thủ hải cảng
và tiếp vận gồm LCU, LCM8 và LCM6: 123 chiếc
(Tổng số này không mấy chính xác do Thống kê
khác biệt từ những nơi như 123 theo MACV, 115
theo BTL/HQ/Phòng PTHTvà 109 theo BTL/HQ/Phòng 3)
______________________________ ____
Cộng (A): 656 chiếc
3) Phân tách số lượng Chiến đĩnh trước ACTOV.
- Giang đoàn XP/Vùng 4 Sông-Ngòi: 19 chiếc x 7 GĐXP: 133 chiếc
- Giang Đoàn XP/Vùng 3 Sộng-Ngòi: 19 chiếc X 5 GDXP: 95 chiếc
- Giang đoàn 32 XP/Vùng 1 Duyên-Hải: 00 chiếc (đình động)
- Giang đoàn 81 Hộ-Tống/LLTƯ: 24 chiếc
- Giang đoàn 91 & 92 Trục-Lôi/LLTƯ: 24 chiếc
Tiếp tế Thủy đạo, trục vớt, Tàu kéo:
- Tiếp tế nước YW: 03 chiếc
- Thủy đạo: 01 chiếc
- Tiếp tế đĩnh Hạ-Long, Long-Hải: 02 chiếc
- Trục vớt đĩnh YLLC, CSB: 07 chiếc
- Tàu kéo quân cảng YTL, YTM,ATA: 12 chiếc
- Quân vận hạm LCU: 16 chiếc (Khối Tiếp vận quản trị):
- Trung vận đĩnh LCM6, LCM8 thuộc CCHQ và CCYTTV: 13 chiếc
______________________________ ________
Cộng (B) : 330 chiếc
Tổng cộng: (A) 656 chiếc + (B) 330 chiếc = 986 chiếc 4.- LIÊN ĐOÀN TUẦN GIANG (Regional Boat Companies).
Đội Tuần-Giang là đơn vị của Tiểu khu, hoạt động rất đắc lực trên địa hạt bình định trong Chiến dịch SEALORDS. Những chiến đĩnh Tuần-Giang tham dự hành quân thường đạt năng suất cao qua công tác chuyển vận vật liệu, tiếp tế đạn dược cho đơn vị diện địa hay đồn bót tại mặt trận để các giang đoàn hải quân rảnh tay mà hành quân diệt địch.
Khởi thủy, Liên đội Tuần-Giang là một đơn vị có bảng cấp số trực thuộc Quân chủng Hải quân VNCH. Sau ngày 22/05/1964, Thủ tướng Nguyễn-Khánh ký sắc lệnh số 161/SL/CT, minh định QLVNCH gồm có 3 thứ quân là Chủ lực quân, Địa phương quân và Nghĩa quân thì Liên đội Tuần-Giang thống thuộc hành chánh BTL/Địa phương quân, nhưng Hải quân VNCH vẫn phải trợ giúp về phần huấn luyện, kỹ thuật hành thủy tác chiến và tiếp liệu. Theo tổ chức mới, Liên ôội Tuần-Giang có 24 Đội mang danh số từ Đội 11 Tuần-Giang đến Đội 35 Tuần-Giang. Mỗi đội có 2 sĩ quan và 45 nhân viên. Bảng cấp số cho mỗi đội là 8 Tiểu vận đĩnh LCVP và 1 Trung vận đĩnh LCM6 hoặc LCM8. Tất cả các Đại bác 20 ly trên chiến đĩnh đều được thay thế bằng Đại liên 50, tăng cường thêm hỏa lực hai bên hông bằng Đại liên 30 và súng M.72 chống tăng (16). Chương trình ACTOV không ảnh hưởng gì đến Lực lượng này, cho đến ngày 30/04/1975 Liên đội Tuần-Giang vẫn quản trị 192 Tiểu vận đĩnh LCVP, 24 Trung vận đĩnh LCM (chiến đĩnh Tuần-Giang không tính trong Phân tách số lượng) và thống thuộc hành quân của Tiểu khu mà đơn vị đồn trú. 5.- THAM MƯU BÊN LỀ ACTOV.
Bắt đầu từ tháng 02/1971, Ủy ban tu chính Hải-Quy do Phó đề đốc Lâm-Nguơn-Tánh làm chủ tịch được giao phó thêm công tác tham mưu khá quan trọng bên lề Chương trình ACTOV, đó là việc định danh trong thời gian sớm nhất cho khoảng 650 chiến đĩnh sắp nhận lãnh. Để đáp ứng lại hạn định khẩn này, Đô đốc Tánh chỉ định đương nhiệm Trưởng phòng 1, HQ/Trung tá Trần-Văn-Lâm (Khóa 5 SQHQ/Nha-Trang) (17) kiêm nhiệm Trưởng tiểu ban Định danh Chiến đĩnh và HQ/Trung tá Bùi-Đức-Trọng (Khóa 6 SQHQ/Nha-Trang) làm phụ tá.
Thật vậy, trước khi nhận lãnh trách nhiệm Tư lệnh Hải quân Mỹ tại VN (COMNAVFORV: Commander of US.Navy Force VN), Đô đốc Elmo Russell Zumwalt cũng đã thảo luận tỉ mỉ trước với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa-Kỳ về Chiến dịch SEALORD song hành với tiến trình chuyển giao nhanh ACTOV mà ông ta phải thực thi gấp rút trong thời gian ngắn sắp tới tại VN. Nhậm chức ngày 30/09/1968, Đô đốc Zumwalt đã chỉ huy SEALORDS bằng mọi sáng kiến hải quân của mình, nhằm hoàn tất chuyển giao chiến cụ và hành quân cho Hải quân VNCH sớm hơn dự liệu đến độ Đại tướng Abrams, Tổng tư lệnh Quân đội Hoa-Kỳ tại VN (COMMACV) phải hết lời ca ngợi.
Từ chiến trường VN, Đô đốc Zumwalt được thăng cấp 4 sao (Admiral) và triệu hồi về Mỹ ngày 01/07/1970 để nắm chức vụ Tư lệnh Lực lượng Hải quân Hoa-Kỳ (CNO: Chief Naval Opera-tion), vị Tư lệnh Hải quân trẻ tuổi nhất nước Mỹ. Suốt 4 năm tại chức, Đô đốc Zumwalt đề ra nhiều kế hoạch cải tổ ngõ hầu hiện đại hóa Hải quân Hoa-Kỳ trước khi bước vào ngưỡng cửa quân sự thế kỷ 21. Có thể nói, mọi chương trình của Tư lệnh Zumwalt đều được toàn quân chủng hân hoan đón nhận và gọi là Zum-walt’s Wild Idea hoặc Zumwalt’s Z Grams. Đô đốc Zumwalt mãn phần năm 2000, hưởng thọ 80 tuổi và được vĩnh hằng trong khuôn viên trường SQHQ Anapolis ở Maryland.
Người con trai lớn của ông, HQ/Trung úy Zumwalt III, lúc còn làm thuyền trưởng Duyên tốc đĩnh PCF/TF.115, trong cuộc Hành quân Foul Deck (SEALORDS), đã lái tàu sâu vào trong đất liền bị Việt-Cộng phục kích tại ngã ba kinh Vĩnh-Tế, may mắn thoát chết. Nhưng điều bất hạnh khác lại xảy ra là khi về Mỹ để giảo nghiệm y khoa thường niên, anh ta lại bị dương tính Màu-Da-Cam (He is suffering from the aftereffects of Agent-Orange) mà trước đây thân phụ anh đã ra lệnh cho phi cơ rải chất hóa học khai quang này dọc theo hai bên bờ sông Giang-Thành (Hà-Tiên).
Còn một việc làm nữa mà ngoài gia đình Zumwalt, ít người biết được là phu nhân của Đô đốc Zumwalt rất đặc biệt quan tâm đến đời sống gia đình binh sĩ Hải quân VNCH. Kể từ năm 1969, bà Zumwalt – người đứng đầu một tổ chức từ thiện tại San Francisco, California ” đã tích cực vận động quyên góp tài chánh ủng hộ từ nhiều công ty lớn, nhằm gây quỹ giúp đở gia đình Hải quân VNCH vượt qua thời buổi chiến tranh, kinh tế khó khăn và giữ vững tinh thần chống Cộng. Tại VN, đầu năm 1970, BTL/Hải quân phát động dự án ‚Gia binh chăn nuôi heo, gà‛ tại hậu cứ Giang đoàn và Duyên đoàn mà người ta không biết lấy tiền ở đâu ra để làm việc này cho đến ngày 30/04/1975. Tài trợ đó nằm trong chương trình AHP: Animal Husbandry (Pigs and Chicken) Program do bà Zumwalt điều hành bất vụ lợi bằng cách gởi đều đặn heo giống và thực phẩm gia súc đến gia đình Hải quân bạn mà bà ngưỡng mộ tinh thần chiến đấu của họ. 2.- Chiến dịch SEALORDS.
Trên chiến trường VN, không ai chối cải được là Hải quân Hoa-Kỳ đã giữ một vai trò chủ động then chốt về chiến lược tấn công cũng như phòng thủ từ biển cả vào đến sông ngòi. Trong đó phải kể đến SEALORDS là một chiến dịch thể hiện nhiều chiến thuật phối hợp giữa Hải quân Việt và Mỹ rất đồng bộ dẫn đến cuộc chuyển giao nhanh chóng và hoàn hảo trước khi họ rút về nước.
Để thay thế chiến thuật ‘Tìm và Diệt‛(Search and Destroy) kém hiệu quả hiện hành, ngày 18/10/1968 khai diễn chiến dịch SEALORDS, Đô đốc Zumwalt ra lệnh cho mọi đơn vị trực thuộc phải thay đổi ngay chiến lược, chiến thuật Hải quân Sông-Ngòi: “Keep changing the game plan, you can get away with almost anything once or even twice, but you must change strategies fre-quently in order to keep the enemy from exploiting you … In SEALORDS, WPBs and PCFs would be called upon to leave their coastal sectors and conduct operations in the confines of the river” trong quyển On watch của Đô đốc Zumwalt và The VN war for dummies của Ronald B.Frankum. NY 2003, trang 219.
Sau khi giải nhiệm Lực lượng đặc nhiệm TF.117, cải tên Giang đoàn RAS thành RAD và trả Lữ đoàn 2 tăng phái về với đơn vị gốc Sư đoàn 9 Bô binh, Đô đốc Zumwalt chỉ định HQ/Đại tá Robert S.Salzer (14) vào chức Tư lệnh phó điều hành Chiến dịch SEALORDS với 533 chiến đĩnh đủ loại (293 PBR và 240 RAC: River Assault Craft của Giang đoàn RAD: River Assault Division). Đây là một tổ chức Hành quân bình định phối hợp rất lớn giữa Hải quân Việt và Mỹ trong sông chưa từng xảy ra từ trước đến nay (US-VN Combined Force Interdiction Harasse-ment and Pacification Effort in the Mekong Delta of VN), có tiêu lệnh riêng là huấn luyện thuần thục tại chỗ (OJT: On the job Training) cho thủy thủ đoàn VN trước thời điểm chuyển giao dự trù vào cuối tháng 03/1971. SEALORDS với tên đặc nhiệm là TF.194 tung ra nhiều cuộc Hành quân hổn hợp bình định dọc theo biên giới Việt-Miên. Sau khi chuyển giao, Hải quân VNCH tiếp tục nhiệm vụ này qua danh xưng Trần-Hưng-Đạo. 1) Hành quân thử nghiệm Search Turn.
Nhằm thử nghiệm khả năng lưu động tác chiến đêm cũng như phản ứng nhanh khi đụng trận và chận xét ghe của thủy thủ đoàn, ngày 01/11/1968 HQ/Đại tá Salzer sử dụng 60 PBR vào cuộc Hành quân Search Turn để kiểm tra ghe thuyền lên xuống tấp nập ngày đêm (ngoại trừ giờ giới nghiêm trên sông) của hai con kinh Rạch-Giá đi Long-Xuyên dài 45 cây số và kinh Cái-Sắn, từ Rạch-Sỏi đi Lấp-Vò 55 cây số. Chỉ trong vòng 2 tuần lễ, Lưc lượng Hành quân đã bắn hạ 20 Việt-Cộng, phá vở 6 trạm thu thuế (Tax collecting station), đồng thời khám xét trên 7 ngàn ghe thuyền mà không làm cản trở lưu thông nào trên hai thủy trình huyết mạch này. Kết quả Hành quân thử nghiệm Search Turn cho thấy lưu động tính của PBR không hề suy giảm, khi hoạt động giới hạn trong những kinh rạch cạn hẹp. 2) Hành quân Foul Deck trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 1.
Thành công qua thử nghiệm trên, ngày 21/11/1968, HQ/Đại tá Salzer đưa toàn bộ PBR cùng sự góp mặt của toán PCF An-Thới tiến lên phía Bắc, mở cuộc Hành quân Foul Deck trong kinh Vĩnh-Tế (từ Giang-Thành đến Châu-Đốc để ngăn chặn Việt-Cộng/CSBV xuất phát từ mật khu 704 Takeo trên đất Miên xâm nhập vào Thất-Sơn (Bảy-Núi) qua những trục giao liên Giang-Thành, Vĩnh-Lạc, Lạc-Quới và Tịnh-Biên.
Ngày 24/11/1968, theo lệnh Hành quân Foul Deck/SEALORDS, HQ/Trung úy Michael Bernique đưa cặp PCF vào sâu trong rạch Giang-Thành để tiếp cứu đơn vị bạn đang bị phục kích tại đầu kinh Vĩnh-Tế. Phản ứng đánh trả mãnh liệt của 4 PCF tại đây giết chết 50 Cộng quân thuộc Tiểu đoàn 512 Tri-Tôn và 42 Miên-Cộng khiến Việt-Cộng xúi dục dân Miên địa phương nộp thỉnh nguyện đơn lên Thái tử Sihanouk, kiện TF.115 sát hại bừa bãi dân Miên sâu trong đất liền Hà-Tiên. Mặc dầu được ân thưởng Hải dũng bội tinh sao bạc (Navy Cross with silver star) sau trận đánh, Trung úy Bernique cũng phải ra hầu tòa án quân sự Mỹ tại Saigon, nhưng bị cáo được trắng án là nhờ lệnh Hành quân SEALORDS bảo vệ (Theo Croizat trong quyển The Brown Water Navy, trang 232).
Đến tháng 06/1970, Hành quân Foul Deck chuyển giao lại cho Hải quân VNCH, trở thành Trần-Hưng-Đạo 1, sau khi đạt thành quả là đã bắn hạ tại chổ 470 địch quân (gần phân nửa là Miên-Cộng) qua 176 lần chạm súng, trong khi Mỹ chỉ tổn thất vỏn vẹn có 18 đoàn viên thuộc Phân đoàn Giang tốc đĩnh PBR và Phân đoàn Duyên tốc đĩnh PCF tăng phái. 3) Hành quân Giant Slingshot trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 2.
(Hành quân Nạng-Thun-Lớn bao vây Căn cứ 367 và 706 của Việt-Cộng/CSBV tại Mỏ-Vẹt, có hình dạng một cái nạng thun)
Ngày 06/12/1968, HQ/Đại tá Arthur W.Price được chỉ định làm Chỉ huy trưởng Hành quân Giant Slingshot với 20 chiến đĩnh RAC của Giang đoàn RAD.91 và 32 giang tốc đĩnh PBR xuất phát từ một Căn cứ yểm trợ nổi đặt tại Long-An. Khu vực hành quân bao gồm kinh Trà-Cú nối liền hai con sông Vàm-Cỏ, kinh Lagrange và kinh số 12 từ Ngã-Năm lên đến Mộc-Hóa. Lúc này chưa có Căn cứ Tuyên-Nhơn, nên một tiền phương yểm trợ nổi (ATSB: Advanced Tactical Support base) gồm 4 Pontoon có mái che và lưới chống B.40 ghép lại neo tại chỗ rộng nhất của kinh Trà-Cú để tiếp tế tại chổ cho các giang đĩnh đang hành quân. Giang đoàn 24 Xung-Phong/VNCH cũng được mời than dự và giao cho nhiệm vụ chống xâm nhập trên sông Vàm-Cỏ-Đông, trong phạm vi tỉnh Kiến-Tường. Theo Chỉ huy trưởng Price, Hành quân bao vây Giant Slingshot là một cuộc đấu trí gay go, dai dẳng và đầy nguy hiểm cho cả đôi bên. Chẳng hạn như Việt-Cộng quỷ quyệt sử dụng ghe tam bản giao liên, chuyển quân như bóng ma vào nửa đêm, khi chúng không còn nghe tiếng động cơ tàu tuần. Còn chiến đĩnh muốn bắn chìm ghe chỉ còn cách tắt máy, thả trôi tàu theo dòng nước.
Những đêm không trăng sao là cơ hội thuận lợi nhất để Việt-Cộng căng dây cáp ngang kinh nhằm làm chân vịt tàu bất khiển dụng. Dọc theo hai bờ kinh, hầm núp bắn tàu mọc lên như nấm. Lực lượng Hành quân phải xin tăng phái Phóng thủy hỏa đĩnh Zippo, với áp lực vòi nước cực mạnh 3.000 psi mới san bằng nó được. Còn chiến thuật gài mìn bằng đặc công Nhái và rải thả thủy lôi của địch lúc nào cũng rình rập những sơ hở phòng thủ của giang đĩnh.
Ngoài mục tiêu chánh là ngăn chặn không cho địch xâm nhập vào Long-An từ Mỏ-Vẹt trên đất Miên, Hành quân Giant Slingshot còn là chiến trường trắc nghiệm những loại khí tài mới như (Giant Slingshot was scene of testing and implementation of these continuing innovation):
- Hoàn chỉnh Phóng lựu MK.18 gắn trên xe Thiết giáp thành Phóng lựu dây MK.19 cho chiến đĩnh hải quân.
- Cải tiến ống dòm đêm (Starlifght Scope) của Hải quân ghép thêm bộ phận hồng ngoại tuyến làm cho thị trường quan sát đêm rộng rãi và rõ ràng hơn
- Thử nghiệm máy trinh sát điện tử SID dọc theo hai bên bờ kinh có hiệu quả báo động cao. Nhờ kết quả này mà gần cuối năm 1971, Thiếu tá Bill Laurie hoàn chỉnh màn lưới báo động điện tử sensor và bàn giao lại cho Căn cứ Hải quân Tuyên-Nhơn.
- Trắc nghiệm cho thấy Water Canon trên Phóng thủy hỏa đĩnh Zippo không những thổi tan rã hầm bằng đất sét mà còn có khả năng thổi sập luôn công sự xi măng. Khi bàn giao, chỉ có các Giang đoàn Ngăn-Chặn/VNCH (41, 42, 43 và 45) mới được trang bị chiến đĩnh Zippo. Đến cuối năm 1970. Phó đề đốc Price chuyển giao quyền hành quân lại cho Hải quân VNCH với tên mới là Hành quân Trần-Hưng-Đạo 2. Trong suốt 2 năm bao vây Mỏ-Vẹt, Lưc lượng Hành quân Giant Slingshot đã bắn chết tại chỗ trên 4.000 Việt-Công/CSBV, đổi lại Mỹ chỉ có 38 tử trận (kể cả 2 sĩ quan cấp tá là Elliot và Peterson, cả hai được đặt tên cho 2 Khu trục hạm DD.967: USS El-liot và DD.969: USS Peterson), cùng với 518 đoàn viên bị thương. Nhất là kể từ ngày 01/05/1970, khả năng chấp nhận chạm súng của địch giảm sút thấy rõ, điều này chứng tỏ Giant Slingshot chống xâm nhập khá thành công. RAD.91 của Hoa-Kỳ trở thành hai Giang đoàn 70 và 71 Thủy-Bộ khi bàn giao chiến cụ cho Hải quân VNCH. 4) Hành quân Barrier Reef trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 9.
Nhằm tạo một màn lưới liên kết chống xâm nhập bắt đầu từ kinh Vĩnh-Tế (Giang-Thành), qua Châu-Đốc xuống kinh Đồng-Tiến (Đồng-Tháp-Mười), rồi vượt sông Vàm-Cỏ-Tây theo kinh Trà-Cú tới Vàm-Cỏ-Đông, Đô đốc Zumwalt ra lệnh khai diễn cuộc Hành quân Barrier Reef vào đầu tháng giêng năm 1969. Hành quân này nối liền diện địa với Hành quân Foul Deck và Giant Slingshot, phủ kín dọc theo biên giới Việt-Miên, có BCH tiền phương đặt tại Căn cứ Tuyên Nhơn trên bờ Nam kinh Lagrange.
Điểm đặc biệt nhất của Hành quân Barrier Reef là cuộc tấn kích vào đất địch ngày 20/06/1969, khi Đô đốc Zum-walt thình lình táo bạo (audacious counterattack) quyết định đánh phủ đầu đối phương bằng chiến thuật ‚Flying PBR Tactic, Chiến thuật Giang tốc đĩnh bay‛: Hai trực thăng cần cẩu bay 2 cánh quạt lớn ACH.54 Sky Crane câu bổng 6 PBR cùng thủy thủ đoàn và 35 Biệt-Hải (Navy Seal) từ sông Vàm-Cỏ-Tây, thả xuống vùng Tân-Thành và Cái-Cái (Đồng-Tháp-Mười) chỉ mất có 4 giờ đồng hồ. Sau 10 ngày quần nát khu Hố-Cái-Bác, Lực lượng Hành quân hạ sát gần 100 Việt-Cộng lẫn Miên-Cộng tại chỗ; toàn bộ toán xung kích này lại được trực thăng cần cẩu trả về sông Vàm-Cỏ một cách an toàn như Đại tá Croizat đã kể lại trong The Brown Water Navy, trang 318. Kể từ đó, con kinh Phước-Xuyên khá an toàn từ Ngã-Sáu Đồng-Tiến lên tận biên giới.
Ngày 30/08/1970, Hành quân Barrier Reef chuyển giao lại cho Hải quân VNCH, trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 9. Hải quân Mỹ tổn thất không đáng kể, với 10 đoàn viên tử thương và 30 bị thương; trái lại, 550 xác đối phương đếm được tại chỗ. 5) Hành quân Sea Float/Solid Anchor trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 4.
(Dử kiện được đúc kết từ nguồn:
- Sea Float của ông Trương Thanh Việt trên website http://hqvnch.net hay http://hqvnch.org
- Encyclopedia of VN war của Spencer Tucker, trang 372).
Sau ngày 01/03/1963 Chiến dịch Sóng-Tình-Thương chấm dứt, tiếp đến tình hình chính trị miền Nam bất ổn, Tiểu đoàn 306 U-Minh-Hạ lợi dụng tình thế, tái đánh chiếm hai quận Cái-Nước và Đầm-Dơi ngày 10/09/1963, khiến vùng Năm-Căn (An-Xuyên) rơi trở lại vòng kiểm soát của Việt-Cộng. Cho đến khi Đô đốc Zumwalt ra lệnh mở cuộc Hành quân Sea Float ngày 27/06/1969, vùng này mới bắt đầu hồi sinh lần thứ hai. Như vậy có thể nói, Sea Float là nối tiếp của Sóng-Tình-Thương đang bị quên lãng hơn 6 năm qua. Rút kinh nghiệm từ những cuộc Hành quân Giant Slingshot và Foul Deck, Hải quân Hoa-Kỳ ghép 10 Ammi-Pontoon trong đó gồm 8 Pontoon có mái che và 2 làm bồn chứ dầu. Đây là Tổng hành dinh Sea Float nổi, neo trước Xóm-Mới trên sông Cửa-Lớn (Năm-Căn) và cũng là nơi xuất phát các cuộc Hành quân bình định hổn hợp Việt-Mỹ với:
(a)- Hải quân Hoa-Kỳ.
- 1 Khinh tốc hạm PG thường trực
- 8 Duyên tốc đỉnh PCF, do Phân đội An-Thới tăng phái
- 2 Tuần duyên đĩnh WPB, do Phân đội Vũng-Tàu tăng phái.
- 1 Trung đội Seal phối hợp với Biệt-Hải/VNCH
- Nhiều Giang tốc đĩnh PBR, Giang đĩnh chỉ huy Charlie, Chiến đấu đĩnh Monitor Combat, Xung kích đĩnh Alpha và Trung vận đĩnh Tango.
- 1 Cơ xưởng hạm LST neo ngoài khơi cửa Bảy-Hạp để tiếp tế và sửa chửa cơ giới hành quân tại chỗ
- 2 Trực thăng Seawolf.
(b) Hải quân VNCH.
- 2 Duyên tốc đỉnh PCF, do Hải đội 4 Duyên-Phòng (An-Thới) tăng phái thời gian ban đầu chưa thành lập Hải đội 5 Duyên-Phòng
- 2 Hải vận hạm (LSM) HQ.401 Hàn-Giang và HQ.405 Tiền-Giang luân phiên nhau có mặt thường trực, làm nơi tạm trú cho Hải quân VNCH tại vùng hành quân.
- 1 Giang pháo hạm (LSIL) hay 1 Trợ chiến hạm (LSSL) dự phần công tác tuần tiểu, yểm trợ hải pháo và đổ quân.
- 6 ghe Yabuta/Duyên đoàn 41 tuần tra khu vực xã ấp đang được bình định trong vùng hành quân.
- Trung đội Biệt-Hải/VNCH phối hợp công tác thám báo với Trung đội Seal/Hoa-Kỳ
- 1 Tiểu đoàn Bộ binh địa phương thuộc Tiểu khu An-Xuyên tăng phái giữ an ninh diện địa trên bờ.
Để thực hiện mục tiêu đề ra là Quét và Giữ (Sweep and Holt), một HQ/Đại tá Mỹ được chỉ định làm Chỉ huy trưởng tại Tổng hành dinh nổi trên sông Cửa-Lớn điều hợp tổng thể cuộc hành quân. Về phía Hải quân VNCH, đối tác Chỉ huy Hành quân hổn hợp Việt-Mỹ đầu tiên là HQ Trung tá Dư-Trí-Hùng (khóa 2 SQHQ/Brest), kế đến là HQ/Trung tá Đỗ-Kiểm (khóa 3 SQHQ/Brest). Qua những buổi thuyết trình đầu tuần, phần lớn sáng kiến hành quân của ông Kiểm đều được CHT Sea Float đồng ý áp dụng để tiến tới giai đoạn Solid Anchor.
Ngày 24/10/1969, Sea Float bước vào giai đoạn 2 với danh xưng là Solid Anchor để xây cất cơ sở bờ Tây vàm kinh Ngang cho BTL/Vùng 5 Duyên-Hải gồm có Căn cứ Hải quân Năm-Căn, Tiền doanh Yểm trợ Năm-Căn, Hậu cứ Hải đội 5 Duyên-Phòng, Giang đoàn 45 Ngăn-Chặn và Giang đoàn 62 Tuần-Thám. Đầu năm 1970, HQ/Đại úy Nguyễn-Văn-Tuyên (khóa 7 SQHQ/Nha-Trang) được chỉ định làm Chỉ huy trưởng Căn cứ Hải quân Năn-Căn tân lập. Đến ngày 01/04/1971 Phó đề đốc Salzer chính thức chuyển giao Hành quân Sea Float Anchor lại cho HQ/Đại tá Phạm-Mạnh-Khuê (khóa 4 SQHQ/Nha-Trang), Tư lệnh Vùng 5 Duyên-Hải kiêm Tư lệnh Hành quân đặc nhiệm Trần-Hưng-Đạo 4. Kế nhiệm ông Khuê là HQ/Đại tá Nguyễn-Công-Hội (khóa 5 SQHQ/Nha-Trang) và sau cùng là HQ/Đại tá Nguyễn-Văn-May (khóa 5 SQHQ/Nha-Trang).
Khác hẳn với Chiến địch Sóng-Tình-Thương 1963, Lực lượng Việt-Mỹ Hành quân Sea Float lần này không những hùng hậu gấp đôi mà cơ động tính trên không cũng như dưới nước rất cao, khiến cho Tiểu đoàn 306 U-Minh-Hạ không dám khinh suất đối đầu bằng những pha phục kích hoặc tấn công chớp nhoáng như trước đây nữa. Nhằm bảo toàn Bộ đội Trung đoàn Bộ binh 3 Cà-Mau vừa thành lập, Việt-Cộng/CSBV đột ngột rút về Miệt-Thứ để tập huấn, đồng thời mở trại huấn luyện người Nhái tại Xẻo-Đước (cái-Nước). Mặc dù không đủ thực lực để chấp nhận diện địa chiến với đối phương, nhưng Việt-Cộng/CSBV cũng biết khéo léo vận dụng chiến thuật của Đức-Thánh-Trần dạy trong chương thủy chiến là ‛liều chết đánh giặc trên thuyền không bằng chế ngự địch dưới nước: bởi vì cái lo triền miên của thủy binh là thuyền mình sắp bị đối phương dùi chìm – Nguyễn-Ngọc-Tỉnh, Binh thư yếu lược Trần-Hưng-Đạo quyển 3, Paris 1988, trang 265 và 274. ‛
Sau khi có được 50 đặc công Nhái vừa ra trường, Việt-Cộng/CSBV liền tung ra chiến thuật gài mìn bằng người Nhái và rải thả thủy lôi theo thủy triểu đánh trả lại cuộc Hành quân Sea Float/A-Solid Anchor trên toàn bộ thủy trình vùng Năm-Căn. Khi bàn giao quyền Hành quân, có đến 2.100 cộng quân bị bắn hạ tại vùng cực Nam mũi Cà-Mau này; đổi lại, Hải quân Hoa-Kỳ chỉ bị thương vong có 57 Đoàn viên (kể cả tổn thất về nhân mạng trong cuộc hành quân Silver Mace vào rạch Đường-Keo ngày 12/04/1969 để thăm dò phản ứng địch tại mật khu Đình-Cũ trước ngày mở hành quân Sea Float). Kể từ đó, Quận Năm-Căn trù phú trở lại dưới sự bảo trợ an ninh của BTL/HQ/Vùng 5 Duyên-Hải, đã qui tụ hơn 40 ngàn dân (gấp 10 lần Chiến dịch Sóng-Tình-Thương) trở về sống an cư lạc nghiệp. 6) Hành quân Ready Deck trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 6.
Cuộc Hành quân Giant Slingshot bao vây quanh Mỏ-Vẹt có tác dụng lớn đến sự sống còn của Quân khu 7 địch, nên Việt-Cộng phải chuyển hướng giao liên tiếp tế về khu vực tỉnh Tây-Ninh. Ngày 25/09/1969 Hải quân Mỹ liền mở cuộc Hành quân Ready Deck với sự phối hợp của Sư đoàn 5 Bộ binh VNCH và Giang đoàn 24 Xung-Phong, càn quyét khu Dầu-Tiếng. Lực lượng Hành quân đặt Tiền phương yểm trợ nổi (Pontoon có mái che, lưới chống B.40 và thủy mìn) neo tại Gò-Dầu-Hạ.
Đến ngày 01/05/1970, chuyển giao cho Hải quân VNCH thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 6. Trước đó, các giang đĩnh liên quân Việt-Mỹ đã giết chết trên 400 địch quân mà tổn thất chỉ có 6 đoàn viên tủ trận và 32 bị thương. Riêng Sư đoàn 5 Bộ binh lại báo cáo trực tiếp kết quả Hành quân về BTL Vùng 3 Chiến-Thuật ở Biên-Hòa. 7) Hành quân Sea Tiger trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 7.
Ngày 30/09/1969, Phân đội Duyên-Phòng Đà-Nẵng thuộc Lực lượng đặc nhiệm TF.115 chính thức khai diễn Hành quân Sea Tiger/SEALORDS bằng 14 Duyên tốc đĩnh PCF cơ hữu phối hợp với 8 ghe Chủ lực và Yabuta của Duyên đoàn 14 vào sâu trong sông Cửa-Đại diệt địch. Dẫn đầu những cuộc hành quân ‚Quét và Giữ‛ tại đây là HQ/Đại tá Roy Hoffman, Tư lệnh ưu tú của TF.115 lúc nào cũng có mặt trên Duyên tốc đĩnh PCF mở đường vào trong sông Thu-Bồn. Sợ mất viên sĩ quan xuất sắc này, Đô đốc Zumwalt ra lệnh cấm Hoffman dẫn đầu đoàn tàu trong các cuộc Hành quân Sông (15); nhưng Hoffman biện giải là cấp chỉ huy mà sợ nguy hiểm đến tính mạng mình thì không thể nào điều khiển đơn vị được, bởi vì thuộc cấp lúc nào cũng nhìn vào cái gương gan dạ của người chỉ huy tại chiến trường, và ông ta vẫn hiện diện trên chiến đĩnh tiên phong mỗi lần xuất trận.
Trước khi chuyển giao quyền hành quân lại cho Hải quân VNCH vào cuối năm 1970 trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 7, Phân đoàn Duyên tốc đĩnnh PCF của Hoffman đã tiêu diệt gần 300 Cộng quân, còn tổn thất về phía TF.115 không đáng kể. 8) Hành quân Breeze Cove trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 10.
Sông Ông-Đốc là thủy trình huyết mạch của tỉnh An-Xuyên, từ cửa sông đến ngã ba Tắc-Thủ (Giồng-Kè), ăn thông qua kinh xáng Cà-Mau đi Bạc-Liêu cũng là đoạn sông kiểm soát kinh tài dài 40 cây số của Tiểu đoàn 306 U-Minh-Hạ trong nhiều năm với hàng chục trạm thu thuế dọc theo ven sông. Nhằm hỗ trợ cho Hành quân Sea Float đang khai diễn, ngày 30/09/1969 Đô đốc Zumwalt cho mở cuộc Hành quân Breeze Cove (cùng ngày với Hành quân Sea Tiger ở vùng I Duyên-Hải) với 6 Trung vận đĩnh Tango, 4 Xung kích đĩnh Alpha, 1 Chiến đấu đĩnh Combat và 1 Giang đĩnh Chỉ huy Charlie, cùng phối hợp với 1 Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 32 của Sư đoàn 21 Bộ binh VNCH. Cơ xưởng hạm LST USS Garret County được chỉ định neo trước cửa sông Ông-Đốc để yểm trợ cho các đơn vị tham dự hành quân. Sau 18 tháng tích cực bảo vệ thủy trình, Lực lượng Hành quân dưới nước và trên bờ đã bắn hạ tại chỗ 759 Cộng quân, đổi lại phía HK chỉ tổn thất có 49 tử trận và 78 bị thương. Song hành với việc chuyển giao Solid Anchor (Năm-Căn), ngày 01/04/1971 Hành quân Breeze Cove được chuyển giao lại cho Liên đoàn đặc nhiệm 211.2 Thủy-Bộ đồn trú tại An-Xuyên (Cà-Mau), trở thành Hành quân Trần-Hưng-Đạo 10. Đến giữa năm 1971, bị HQVNCH đẩy lui với tổn thất nặng trong cuộc tấn công đồn Thị-Kẹo xã Phong-Lạc, Tiểu đoàn 306 U-Minh-Hạ phối hợp với Biệt đội (Tiểu đoàn súng nặng) 207 Săn-Tàu thuộc Trung đoàn 10 Bộ binh thuộc QK9, quyết tâm chận đứng Giang đoàn 72 và 73 Thủy-Bộ tại ngã ba Tắc-Thủ Giòng-Kè. Cho nên mỗi khi đoàn chiến đĩnh GĐ 73 Thủy-Bộ giang hành đêm ngang qua Tắc-Thủ đều bị Việt-Cộng dùng chiến thuật ‚ngọn đèn ngắm‛ bắn chận dường. Phân đoàn trưởng Giang đĩnh HQ/Trung úy Hoàng-Trọng-Tuấn (khóa 21 SQHQ/Nha-Trang) gọi nơi hung hiểm này là Tắt-Thở Giòng-Kè‛ và điều động chiến đĩnh trực thuộc đánh trả có hiệu quả để diệt chốt địch dọc theo thủy trình xuất quân. Đêm nào địch cũng thắp ngọn đèn ngắm phía bên này sông rồi phục kích phía đối diện. Khi giang đĩnh tới che khuất hướng nhìn ngọn đèn, chúng khai hỏa ngay bằng đủ loại súng mà không cần nhắm từ lỗ chiếu môn đến đỉnh đầu ruồi, bởi vì đạn trúng bất cứ chiếc nào cũng đều là trúng mục tiêu cả. Dưới sự chỉ huy của Trung úy Tuấn, cặp xung kích đĩnh Alpha đầu đoàn song hành ôm sát hai bên bờ tiến đến mục tiêu; chiếc này vừa bắn tắt ngọn đèn ngắm thì chiếc kia dùng đại bác 20 ly trên mui dập nát bờ sông đối diện. Bị áp đảo trước bằng đạm đum đum khốc liệt như thế, thử hỏi có tên bộ đội nào còn đủ can đảm ngóc đầu lên khỏi hố cá nhân để bắn tàu nữa. Trong khi đó, đoàn giang đĩnh vẫn tiếp tục giang hành theo đội hình và lặng lẽ nhìn hai thằng bạn mình đang phát quang ban đêm hai bên bờ sông rậm rạp để bảo vệ an ninh thủy trình tiến đến vùng Hành quân Rach-Ráng (xã Lung-Bạ) 9) Nhận định của Phó Đề đốc Salzer về SEALORDS
Ngày 15/04/1971, tại Câu lạc bộ Bạch-Đằng, trong diễn từ chấm dứt Chương trình ACTOV, Phó Đề đốc Salzer đã đưa ra nhận định là ‘Kế hoạch chuyển giao nhanh được điều hành rất nhiệt tình và hoàn tất thật tốt đẹp trước hạn kỳ là nhờ sự hợp tác đầy thiện chí và tác chiến rất can đảm của Hải quân Hoa-Kỳ và Hải quân VNCH. Theo tôi, sự thành công này không phải dựa vào kết quả đếm xác đôi bên tại chỗ (Body count). Trong Chiến dịch SEALORDS, ta tử thương độ 200, địch bị giết khoảng 8.400 và tỉ lệ tổn thất quân tranh 1/42 này không làm cho chúng ta tư hào bằng việc Hải quân VNCH đạt được kỹ năng cao trong việc sử dụng những chiến cụ mới, nhằm đảm bảo quyền làm chủ tuyệt đối mọi thủy trình tại miền Nam này‛. 3.- CHUYỂN GIAO NHANH – ACTOV.
(Đúc kết từ: – Thống kê BTL/HQ/Phòng 3 của HQ/Thiếu tá Võ-Duy-Hội
- Dữ kiện phân tách BTL/HQ/Phòng PTHT của HQ/Trung tá Lê-Triệu-Đẩu.
- Diễn từ ngày 15/04/1971 về ACTOV của Đề đốc Salzer.)
Chương trình ACTOV mang quan niệm chuyển giao quyền Hành quân ngoài biển cũng như trong sông, song hành với việc bàn giao chiến cụ hiện hành bắt đầu từ tháng 01/1970 đến tháng 04/1971; Hải quân Hioa-Kỳ lần lượt chuyển giao chiến cụ đang tham dự Hành quân lại cho Hải quân VNCH, gồm có:
1) Hành quân Biển.
- Tuần dương hạm và Cơ xưởng hạm: 20 chiếc
- Tuần duyên đĩnh WPB: 26 chiếc
- Duyên tốc đĩnh PCF: 107 chiếc
2) Hành quân Sông.
- Giang tốc đĩnh PBR (Mark I và II): 293 chiếc
(Thành lập 15 GĐTT: từ GĐ51TT đến 65TT)
- Xung kích đĩnh Alpha: 84 chiếc
(ASPB: Assault Support Patrol Boat)
- Giang đĩnh chỉ huy Charlie: 10 chiếc
(CCB: Command Control Boat)
- Chiến đấu đĩnh Combat: 42 chiếc
(Combat Monitor trang bị Đại bác 105 ly Howitzer không hữu hiệu, được thay thế bằng Đại bác 40 ly) khi chuyển giao cho HQVNCH)
- Phóng thủy hỏa đĩnh Zippo: 04 chiếc
(Modified LCM6 chuyển giao cho GĐNC 04 chiếc, còn một chiếc đem về Mỹ)
- Trung vận đĩnh Tango: 100 chiếc
(ATC: Armored Trơp Carrier sàn bằng và mui bố)
- Chiến đĩnh rà mìn, phòng thủ hải cảng
và tiếp vận gồm LCU, LCM8 và LCM6: 123 chiếc
(Tổng số này không mấy chính xác do Thống kê
khác biệt từ những nơi như 123 theo MACV, 115
theo BTL/HQ/Phòng PTHTvà 109 theo BTL/HQ/Phòng 3)
______________________________
Cộng (A): 656 chiếc
3) Phân tách số lượng Chiến đĩnh trước ACTOV.
- Giang đoàn XP/Vùng 4 Sông-Ngòi: 19 chiếc x 7 GĐXP: 133 chiếc
- Giang Đoàn XP/Vùng 3 Sộng-Ngòi: 19 chiếc X 5 GDXP: 95 chiếc
- Giang đoàn 32 XP/Vùng 1 Duyên-Hải: 00 chiếc (đình động)
- Giang đoàn 81 Hộ-Tống/LLTƯ: 24 chiếc
- Giang đoàn 91 & 92 Trục-Lôi/LLTƯ: 24 chiếc
Tiếp tế Thủy đạo, trục vớt, Tàu kéo:
- Tiếp tế nước YW: 03 chiếc
- Thủy đạo: 01 chiếc
- Tiếp tế đĩnh Hạ-Long, Long-Hải: 02 chiếc
- Trục vớt đĩnh YLLC, CSB: 07 chiếc
- Tàu kéo quân cảng YTL, YTM,ATA: 12 chiếc
- Quân vận hạm LCU: 16 chiếc (Khối Tiếp vận quản trị):
- Trung vận đĩnh LCM6, LCM8 thuộc CCHQ và CCYTTV: 13 chiếc
______________________________
Cộng (B) : 330 chiếc
Tổng cộng: (A) 656 chiếc + (B) 330 chiếc = 986 chiếc 4.- LIÊN ĐOÀN TUẦN GIANG (Regional Boat Companies).
Đội Tuần-Giang là đơn vị của Tiểu khu, hoạt động rất đắc lực trên địa hạt bình định trong Chiến dịch SEALORDS. Những chiến đĩnh Tuần-Giang tham dự hành quân thường đạt năng suất cao qua công tác chuyển vận vật liệu, tiếp tế đạn dược cho đơn vị diện địa hay đồn bót tại mặt trận để các giang đoàn hải quân rảnh tay mà hành quân diệt địch.
Khởi thủy, Liên đội Tuần-Giang là một đơn vị có bảng cấp số trực thuộc Quân chủng Hải quân VNCH. Sau ngày 22/05/1964, Thủ tướng Nguyễn-Khánh ký sắc lệnh số 161/SL/CT, minh định QLVNCH gồm có 3 thứ quân là Chủ lực quân, Địa phương quân và Nghĩa quân thì Liên đội Tuần-Giang thống thuộc hành chánh BTL/Địa phương quân, nhưng Hải quân VNCH vẫn phải trợ giúp về phần huấn luyện, kỹ thuật hành thủy tác chiến và tiếp liệu. Theo tổ chức mới, Liên ôội Tuần-Giang có 24 Đội mang danh số từ Đội 11 Tuần-Giang đến Đội 35 Tuần-Giang. Mỗi đội có 2 sĩ quan và 45 nhân viên. Bảng cấp số cho mỗi đội là 8 Tiểu vận đĩnh LCVP và 1 Trung vận đĩnh LCM6 hoặc LCM8. Tất cả các Đại bác 20 ly trên chiến đĩnh đều được thay thế bằng Đại liên 50, tăng cường thêm hỏa lực hai bên hông bằng Đại liên 30 và súng M.72 chống tăng (16). Chương trình ACTOV không ảnh hưởng gì đến Lực lượng này, cho đến ngày 30/04/1975 Liên đội Tuần-Giang vẫn quản trị 192 Tiểu vận đĩnh LCVP, 24 Trung vận đĩnh LCM (chiến đĩnh Tuần-Giang không tính trong Phân tách số lượng) và thống thuộc hành quân của Tiểu khu mà đơn vị đồn trú. 5.- THAM MƯU BÊN LỀ ACTOV.
Bắt đầu từ tháng 02/1971, Ủy ban tu chính Hải-Quy do Phó đề đốc Lâm-Nguơn-Tánh làm chủ tịch được giao phó thêm công tác tham mưu khá quan trọng bên lề Chương trình ACTOV, đó là việc định danh trong thời gian sớm nhất cho khoảng 650 chiến đĩnh sắp nhận lãnh. Để đáp ứng lại hạn định khẩn này, Đô đốc Tánh chỉ định đương nhiệm Trưởng phòng 1, HQ/Trung tá Trần-Văn-Lâm (Khóa 5 SQHQ/Nha-Trang) (17) kiêm nhiệm Trưởng tiểu ban Định danh Chiến đĩnh và HQ/Trung tá Bùi-Đức-Trọng (Khóa 6 SQHQ/Nha-Trang) làm phụ tá.
Mỗi tuần Tiểu ban chỉ họp có 5 tiếng đồng
hồ vào ngày thứ sáu, nhưng sau 4 phiên họp, ‘Trung tá Lâm cùng Tiểu ban
đã xuất sắc hoàn tất nhiệm vụ, góp công lớn vào việc định danh trên 20
loại chiến đĩnh, kể cả những chiến đĩnh của GĐXP mà Pháp đã chuyển giao
cho HQVNCH từ năm 1955 – Lời khen của Phó đề đốc Lâm-Nguơn-Tánh.‛ Tiểu
ban Định danh đã dựa vào tiêu chuẩn kiến trúc và chức năng của từng loại
giang đĩnh để làm căn bản cho việc thảo luận rốt ráo dẫn đến chung
cuộc. Chính định danh mới này góp phần không nhỏ cho BTL/HQ/Khối
Tiếp-Vận dễ dàng lập thống kê tồn trử, báo cáo tổn thất, lên lịch bảo
trì hay đại kỳ chiến cụ và nhất là hệ thống hóa được những loại quân
dụng thượng đẳng cho 986 chiến đĩnh thuộc nhiều loại. Sau ngày ACTOV
hoàn tất, khoảng giữa năm 1971 BTL/HQ/Phòng 5 đã phổ biến Sự Vụ Văn Thư
về việc đổi mới danh xưng chiến đĩnh đến các đơn vị hải quân; dĩ nhiên
tên của giang đĩnh đề cập trong tập này cũng không ra ngoài tinh thần
văn thư nói trên.
Chú thích:
(1) Từ
Vietnamization do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Chính phủ Nixon là Melvin
R.Laid (Thượng nghị sĩ Cộng-Hòa nhiệm kỳ 1969-1972) đặt ra. Trong chiến
tranh VN, Laid ủng hộ những cuộc hành quân vượt biên của VNCH, nhưng
bất đồng chính kiến với Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger và từ nhiệm
năm 1973. Sau 35 năm im hơi lặng tiếng, ông ta viết bài nhận định về
Việt-Nam hóa chiến tranh trên tờ New York Time ngày 03/03/1006 là
Việt-Cộng/CSBV thật sự đã thua trận Tết-Mậu-Thân (1968), rồi thua luôn
trận Hè-Đỏ-Lửa (1972) và nếu QLVNCH không bị Quốc hội Mỹ nhẫn tâm cắt
viện trợ, chắc chắn họ sẽ thắng trận Mùa-Xuân năm 1975. Nguyên Bộ trưởng
Laid còn nhấn mạnh là chỉ trong hai giai đoạn tấn công Mậu-Thân thôi,
Việt-Cộng/CSBV cũng đã tổn thất lên đến 289 ngàn quân?
(2)
Hải-Quy của HQVNCH ấn định tổng quát (BTL/HQ/Phòng 5 ban hành Sự Vụ Văn
Thư chi tiết) về Tổ chức hành chánh (Type) và Tổ chức đặc nhiệm (Task)
như sau:
- Tổ chức hành chánh là
một tổ chức theo bảng cấp số đã được chấp thuận, các đơn vị trực thuộc
có thể nằm trong hệ thống hàng dọc hoặc hàng ngang của tổ chức này.
- Tổ chức đặc nhiệm là
một tổ chức tạm thời theo yêu cầu hành quân hay chiến dịch, bao gồm
những đơn vị thống thuộc hành chánh lẫn tăng phái hành quân; nên không
có bảng cấp số cho Tổ chức đặc nhiệm. Hết nhu cầu, đương nhiên các đơn
vị tham dự đặc nhiệm sẽ được trả về đơn vị hành chánh gốc.
(3)
Olson James. Dictionary of the Vietnam war. NY 1988, trang 88 ghi: The
code name Market Time, derived from the task of sifting infiltrators out
of the many marketing vessels, was assigned to the operation. The main
objective was to stop the infiltration of sup-plies to the Vietcong.
(4)
Tuần duyên đĩnh WPB đến VN ngày 20/07/1965, còn được gọi là Coast Guard
(Cutter 83 foot) tốc độ 18 gút, thủy thủ đoàn 11 người. Kiến trúc đặc
biệt làm cho WPB rất an toàn khi hải hành trong tình trạng biển cấp ba,
nên được đưa sang VN để thường trực tham dự hành quân chống xâm nhập
đường biển Market Time, sau khi gắn thêm Bích kích pháo 81 ly bắn thẳng
kèm với Đại liên 50 trước mũi và 2 Đại bác 20 ly sau lái. Tại Hoa-Kỳ,
WPB trực thuộc Bộ tài chánh, với nhiệm vụ kiểm soát hải phận quan thuế.
Khi đến VN, 26 chiếc WPB chia làm 3 Phân đội (Coast Guard Division) đồn
trú tại An-Thới (V4ZH), Vũng-Tàu (V3ZH) và Đà-Nẵng (V1ZH).
Vào đầu năm 1970, theo
chương trình ACTOV, một buổi lễ bàn giao chiến cụ Duyên-Phòng giữa Hải
quân Mỹ và Hải quân VNCH được tổ chức tại cầu B bến Bạch-Đằng. Hai WPB
chuyển giao tượng trưng là 82310 Point Garnet và 82304 Point League được
BTL/HQ đặt tên là Tuần duyên đĩnh HQ.700 Lê-Phước-Đức và Tuần duyên
đĩnh HQ.701 Lê-Văn-Ngà. Hầu hết tên các Hạ sĩ quan Hải quân vị quốc vong
thân đều được BTL trân trọng định danh cho 26 WPB này.
Duyên tốc đĩnh PCF
(Patrol Craft Fast) đến VN ngày 30/07/1965, còn có tên là Swift Boat
(Cutter 50 foot), tốc độ 28 gút, thủy thủ đoàn 6 người. Tại Hoa-Kỳ, PCF
rất đắc dụng trong việc đưa rước nhân viên các giàn khoan dầu (Oil Rig)
trong vịnh Mễ-Tây-Cơ. Sang VN, PCF được trang bị Đại liên 50 trước mũi
và Bích kích pháo bắn thẳng 81 ly kèm với Đại liên 50 sau lái. Trong
Hành quân Market Time, PCF phối hợp chặc chẽ với các ghe Duyên đoàn kiểm
tra thường trực tàu bè qua lại trên hải phận quốc gia nhằm chận đứng
những cuộc xâm nhập cận duyên của CSBV. Lúc gia nhập hành quân, 107 PCF
chia làm 6 Phân đội (Coastal Division), đồn trú tại những hải cảng quan
trọng như An-Thới, Vũng-Tàu, Cam-Ranh, Qui-Nhơn, Chu-Lai và Đà-Nẵng. Bắt
đầu chương trình ACTOV, 6 phân đội với 104 PCF khiển dụng tốt của Hải
quân Mỹ chuyển giao cho 5 vùng Duyên-Hải/VNCH và trở thành các Duyên tốc
đĩnh của 5 Hải đội Duyên-Phòng.
(5)
Theo tổ chức đặc nhiệm thì đối tác của TF.115 là Lực lượng đặc nhiệm 213
Duyên-Phòng không có bảng cấp số. Còn danh xưng hành chánh ‘Bộ tư lệnh
Duyên-Phòng‛ không được Bộ TTM chấp thuận, nên khi Lực lượng đặc nhiệm
213 giải thể, nhân viên tham mưu lẫn kỹ thuật của tổ chức không có cấp
số này phải thuyên chuyển về BTL Vùng 5 Duyên-Hải tân lập ở Năm-Căn.
(6)
Đầu năm 1961, một đơn vị đặc biệt Mỹ (US.Special Force) đến VN phối hợp
với Toán đặc biệt SAS Úc-Đại-Lợi và người Nhái Hải quân/VNCH (Navy Seal)
để thành lập các toán Thám sát tỉnh PRUS (Provincial Reconnaissance
Unit) xuất phát từ những trại Lực lượng đặc biệt An-Phú, Đồng-Tiến và
Rừng-Sác … để chống chiến tranh du kích khủng bố. Liền ngay sau đó, Hải
quân Mỹ tại VN cũng thành lập SEAL FORCE (Sea, Air and Land hay
Biệt-Hải), sử dụng loại ca-nô nhôm (Skimmer), gắn Đại liên M.60 và Phóng
lựu M.79, đôi khi cũng dùng trực thăng nhảy toán nhằm đánh phá các mật
khu Việt-Cộng. Sau khi giải đoán tin tức tình báo địa phương, SEAL
thường phối hợp với PTF (Hải tuần), giang tốc đĩnh PBR (TF.116) hay
chiến đĩnh GĐXP (HQVNCH) tổ chức cuộc đột nhập vào cơ sở địch. Trong 2
năm 1966-1967, SEAL hoạt động rất mạnh mẽ, đạt được nhiều chuyến đánh
phá thành công trong lòng địch tại vùng đồng bằng Cửu-Long. Cho đến hôm
nay, tổ chức SEAL vẫn còn được Hải quân Hoa-Kỳ trọng dụng qua những công
tác chống khủng bố hải và không tặc như vụ giải thoát con tin bị hải
tặc bắt trong vùng Sừng ở Châu-Phi vừa rồi.
(7)
Pentagonnist là danh từ mà báo chí Mỹ đặt cho nhóm tài phiệt có tài đánh
hơi nhu cầu quốc phòng của Điện Pentagon nhằm trúng thầu cung cấp chiến
cụ mới cho quân đội. Nhóm này tập trung được nhiều chất xám (PhD,
Engineer) và trường vốn (hàng tỷ Đô-la), nhất là cung cách làm ăn của họ
(hàng có phẩm chất cao, lại giao đúng hạn và bảo mật), nên được Chính
quyền Hoa-Kỳ rất tin cẩn.
(8)
Đoàn 10 Rừng-Sác là hậu thân của Trung đoàn 30 VMCS trong thời kỳ chống
Pháp. Đầu tháng 05/1952, Bảy-Viễn (Lê-Văn-Viễn) được Trung tướng Bondis
(Pháp) gắn cho cấp bậc Thiếu tướng, Bảy-Viễn liền tung 3 Tiểu đoàn
Bình-Xuyên ra đánh đuổi Trung đoàn 30 chạy khỏi nơi này để độc quyền
thâu thuế thủy lợi trên hai giang trình huyết mạch Lòng-Tàu và Soi-Rạp.
Đến tháng 04/1955, Bình-Xuyên bị QLVNCH tiêu diệt, Việt-Cộng mới tổ chức
lại Đoàn 10 Rừng-Sác thay thế cho Trung đoàn 30 tại đặc khu này.
(9)
Đại tá Croizat Victor. The Brown Water Navy. UK.1984, trang 156 và 157…
The US Navy had neither boats, men, nor experience in Brown water
warfare. Thus, all had to begin from zero… There was not a fund of
documentation that could be use to develop reli-able training programs …
(10)
Ngoại trừ những toán đặc biệt, ngay từ năm 1950 Bộ binh Mỹ đã bắt đầu
triển khai quan niệm dùng trực thăng vừa đổ quân tấn công, vừa oanh kích
để yểm trợ đơn vị dưới đất. Chiến thuật thành văn Trực-Thăng-Vận của Mỹ
được rút tỉa ra từ những yếu tố: (a)- tốc độ điều quân (speed); (b)- dễ
dàng nhập trận từ mọi hướng (free of movement); (c)- hỏa lực dữ dội yểm
trợ từ trên không (great fire power from the air).
Ngày 14/11/1965 qua
trận đánh tại thung lũng Ia-Drang, Sư đoàn 1 Không-Kỵ (Airborn Division)
vận dụng chiến thuật Trực-Thăng-Vận đánh bại chiến thuật
Công-Đồn-Đả-Viện của tướng Giáp với kết quả 305 lính Mỹ tử trận, đổi lại
3.561 Việt-Cộng bỏ xác tại trận. Tướng Westmoreland liền cho phép chiến
thuật Trực-Thăng-Vận (The modern Cavalry: The Airmobile Operation) được
áp dụng trên chiến trường VN từ đó.
(11)
Trước khi khai diễn cuộc Hành quân Concordia I, ngày 15/05/1967, TF.117
cũng đã mở cuộc Hành quân thực tập Trực-Thăng-Vận vào khu dưỡng quân
Cẩm-Sơn (rạch Trà-Tân, quân Cai-Lậy) của Việt-Cộng. Hai Tiểu đoàn 3 và
4/47 thuộc Lữ đoàn 2 Bộ binh được trực thăng đón từ Căn cứ Đồng-Tâm rồi
thả xuống vùng hành quân cách xa nơi xuất phát đến 12 cây số. Nhưng khi
tìm diệt, địch lại chém vè, né tránh trận đánh trực diện; nên kết quả
hành quân không đáng kể. Thực ra, Đại tá Wells, Tư lệnh TF.117 không mấy
quan tâm đến việc ‚đếm xác – body count‛ trong cuộc hành quân này; bởi
vì mục đích yêu cầu là thực tập chiến thuật Trực-Thăng-Vận cho Trung
đoàn 47 nhuần nhuyễn.
(12)
Tiểu đoàn 263 Đồng-Tháp là tiểu đoàn chủ lực Quân khu 8 Việt-Cộng đã
từng đọ sức với Giang Đoàn 22 Xung-Phong tại kinh Ngang (Lương-Hòa-Hiệp)
vào cuối năm 1964. Còn Tiểu đoàn 514 Việt-Cộng là tiểu đoàn địa phương
tỉnh Định-Tường thuộc Quân khu 8.
(13)
Ngày 29/09/1965, Liên giang đoàn 21-27 Xung-Phong tham dự cuộc Hành quân
Tiền-Giang 40/SĐ7BB tại quận Cai-Lậy. Sau khi đổ bộ binh lên bờ, các
chiến đĩnh theo rạch Ba-Rài trở ra sông lớn thì bị Tiểu đoàn 261 Cai-Lậy
(Tiểu đoàn chủ lực Việt-Cộng tham dự trận đánh Ấp-Bắc 1963) phục kích
đánh vét đuôi tại khúc quanh chữ U thuộc xã Hội-Lễ. Trong quyển ‚Những
trận đánh của Lực lượng vũ trang đồng bằng Cửu-Long‛, từ trang 104 đến
trang 126, Phó tiến sĩ Phạm-Gia-Đức và Trung tá CSBV Nguyễn-Thanh-Sơn đã
khoác lác phóng đại quá sức tưởng tượng là ta chỉ có 18 hy sinh và 32
bị thương (lần đầu tiên mới thấy vài con số về tổn thất hiếm hoi của
Việt-Cộng), nhưng tiêu diệt 500 quân Sài-Gòn, bắn chìm 5 tàu địch và bắt
sống 1 chiếc đầu hàng.
(14)
Hai HQ/Đại tá Salzer và Price đều được Đô đốc Zumwalt đề bạt thăng cấp
Phó đề đốc (Commondor) ngày 01/01/1970. Đầu năm 1972, một lần nữa, Phó
đề đốc Salzer lại được Đô đốc Zumwalt đề nghị lên cấp Đề đốc (Vice
Admiral) tại Hoa-Kỳ.
(15)
Hai ông tướng cùng đeo 4 sao Võ-Nguyên-Giáp và Elmo R.Zumwalt, nhưng tấm
lòng nhân ái, yêu thương chiến hữu của hai người lại khác nhau một trời
một vực. Trong Chiến dịch SEALORDS, Đô đốc Zumwalt rất quý mến người
thủy thủ dưới trướng là Hoffman thuộc TF.117; còn sau trận
Điện-Biên-Phủ, Đại tướng Giáp lại muốn tru diệt bộ ba thuộc hạ Tấn, Độ
và Cầm thuộc SĐ 312 (xin xem Chương VII, chú thích 8). Các nhà quân sử
thường cho rằng lòng nhân ái của cấp tướng lãnh tại mặt trận có được là
nhờ sự rèn luyện tại trường Võ bị vào những bước chập chửng đầu tiên
trong đời binh nghiệp của họ. Điển hình, năm 1922 tướng Mustapha Kemal
(Thổ-Nhĩ-Kỳ) đánh bại quân Hy-Lạp tại Dumulu Punar, bắt sống hai tướng
Tricopis và Dionys, nhưng đối đải cả hai bằng tinh thần mã thượng, nên
được cả thế giới ca ngôi. Nhờ hấp thụ phong cách chỉ huy của trường Võ
bị Istanbul mà Kemal có tình thương yêu binh sĩ và khoan dung kẻ thù.
Còn ông Giáp, không học qua trường quân sự nào lúc thiếu thời thì làm
sao có được tình thân ái với đồng đội, nói chi đến thuật khiêm nhu với
tù binh nơi chiến trường. Vì vậy mà De Lat-tre, Davison, Nghiêm-Kế-Tổ,
Cao-Thế-Dung … đều kết luận là bản chất ông Giáp rất độc ác, đánh biển
người thí quân không chút xót thương. Chỉ riêng có cựu Đại tá Peter
Macdonald (trong quân đội Anh), người viết tiểu sử theo đơn đặt hàng của
đảng CSVN, đã hết lời ca ngợi tướng Giáp như một anh hùng cái thế với
Nhân, Trí, Dũng tam toàn. Nếu ông Macdonald là một người có trái tim
biết hổ thẹn, sẽ nghĩ gì về cảnh ông Giáp đang ngồi thiền sám hối tại
gia, nhằm xua đuổi những oan hồn uổng tử của hàng vạn chiến sĩ trận vong
vây quanh ông ta đòi mạng hàng ngày. Người xưa có câu ‚Đồ tể buông dao
đều trở thành Hộ-Pháp‛, mong ông Giáp sớm thành chánh quả, thiện tai
thay!
(16)
Theo thống kê của BTL/HQ/Phòng Kỹ-Thuật, kể từ ngày thành lập cho đến
tháng 06/1964, tai nạn thương vong vì Đại bác 20 ly Oerlykon nổ tại chỗ
trên các chiến đĩnh Liên đoàn Tuần-Giang xảy ra hơn 30 lần. Lý do bảo
trì vũ khí không đúng mức, nên cơ hành mỗi khi tác xạ đều gặp trở ngại.
Kỹ thuật bảo trì nhắc nhở là trước khi lấp vào nồi đạn, viên đạn phải
được thoa mỡ pha nhớt đúng độ nhờn, giữ lò xo nồi đạn ở vạch số 10 cho
viên đạn không nằm nghiêng. Trước khi tác xạ phải căng lò xo nồi đạn lên
vạch 30 để bảo đảm tốc độ nạp đạn cho cơ bẩm đúng nhịp và việc làm này
phải được giao cho những nhân viên có tay nghề. Nhưng Liên đội
Tuần-Giang chứa đào tạo được tay nghề Hải-Pháo, nên tất cả đại bác 20 ly
trên mọi chiến đĩnh Tuần-Giang đã được Hải quân Công xưởng thay thế
bằng đại liên 50 hoặc 30.
(17)
Qua nhiều buổi họp Hải-Quy, HQ/Trung tá Trần-Văn-Lâm thường được Đô đốc
Tánh khen ngợi là Sĩ quan giỏi về tham mưu và sinh ngữ (Anh, Pháp và Hoa
ngữ). Trước khi đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng 1/BTL/HQ, Trung tá Lâm
từng làm hạm trưởng nhiều chiến hạm hải lực. Năm 1963, khi phục vụ cho
Lực lượng Hải-Tuần, ông Lâm – bí danh Hoàng-Phi-Sơn – là Phân đoàn
trưởng PTF dũng cảm trên biển Bắc trong nhiều cuộc hải chiến với Hải
quân CSBV. Đặc biệt, Đô đốc Hồ-Văn-Kỳ-Thoại biểu dương tinh thần chiến
đấu của Phân đoàn Trưởng Trần-Văn-Lâm và Thủy thủ đoàn trong trận hải
chiến hòn Mê (Thanh-Hóa, vịnh Bắc-Bộ) đêm 01/08/1964, mặc dù bị thương,
ông Lâm vẫn can trường chỉ huy 3 PTF bắn chìm 2 Duyên phòng đĩnh của
địch. Còn một điều cần được biết thêm, cựu HQ/Trung tá Trần-Văn-Lâm là
bào huynh của cựu HQ/Đại úy Trần-Chấn-Hải (Khóa 18 SQHQ/Nha-Trang),
nguyên Tổng hội trưởng Tổng hội Hải-Quân Hàng-Hải Hoa-Kỳ. Cũng theo tin
buồn của gia đình họ Trần, cựu HQ/Trung tá Lâm thiếu may mắn đã mất tích
trong chuyến vượt biên tại Vàm-Láng ngày 29/06/1987.
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment