Nga
đang phải chịu lệnh trừng phạt hà khắc nhất kể từ thời Chiến Tranh Lạnh, nhưng
quốc gia nào mới chịu ảnh hưởng nhiều nhất?
Gói
trừng phạt mới nhất được đưa ra trong bối cảnh châu Âu giận dữ trước sự ủng hộ
của điện Kremlin đối với phe nổi dậy ở Ukraine, những người đang chịu cáo buộc
bắn rơi chiếc máy bay dân sự của Hàng không Malaysia khiến 298 người chết.
Các
biện pháp trừng phạt gồm có cấm vận vũ khí, hạn chế thăm dò năng lượng ngoài
khơi và hạn chế giao thương giữa các ngân hàng Nga với thị trường châu Âu.
Các lãnh đạo châu Âu trong cuộc họp về biện pháp trừng phạt Nga
Mục
tiêu đưa ra cấm vận là nhằm bóp nghẹt kinh tế Nga và thuyết phục Tổng thống
Vladimir Putin từ bỏ sự ủng hộ phe ly khai ở Ukraine.
Nền
kinh tế Nga tương đối nhỏ, chỉ khoảng cỡ kinh tế Ý, nhưng tài nguyên năng lượng
thì khổng lồ.
Nga
chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô và khoảng 60% số đó là các sản phẩm năng
lượng.
Hơn
45% tổng lượng xuất khẩu của Nga là sang Liên minh châu Âu (EU). Ngược lại, chỉ
chưa đầy 3% xuất khẩu của châu Âu được đưa vào Nga.
Vậy
liệu châu Âu có đang hại chính mình khi cố gắng gây khó khăn lên kinh tế Nga?
Putin
'mạnh hơn'
Khoảng
30% tài sản ngành ngân hàng Nga giờ đang bị ảnh hưởng do cấm vận, theo quan
chức Hoa Kỳ.
Raoul
Ruparel từ tổ chức nghiên cứu Open Europe, cho rằng: “Có vẻ như Anh Quốc sẽ
chịu gánh nặng nhất do những cấm vận này. Trừng phạt tài chính là chi tiết nhất
và sẽ gây ảnh hưởng lên số nợ và phát hành cổ phiếu của các ngân hàng nhà nước
Nga, vốn được thực hiện chủ yếu thông qua London.
“Các
biện pháp trừng phạt được thiết kế nhằm gây ra ảnh hưởng rộng lớn lên Nga hơn
là EU. Khả năng này có thể xảy ra. Các công ty Nga sẽ phải tìm vốn và nhập khẩu
công nghệ cao - đây là nhiệm vụ khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.”
Nhưng
theo chuyên gia ngân hàng Ralph Silva, chạy theo các ngân hàng của Nga sẽ chỉ
gây tổn hại nhiều nhất tới phương Tây.
“Chắc
chắn khu tài chính của London và New York sẽ bị ảnh hưởng nặng nề,” ông nói,
“bởi vì đây là lần đầu tiên Nga sẽ nhận ra rằng thực ra họ có thể tồn tại mà
không cần đến ngành công nghiệp dịch vụ tài chính toàn cầu.
“Kết
quả của các biện pháp trừng phạt là vai trò của ông Putin được tăng cường. Công
chúng Nga coi ông là người bảo hộ và nếu ông dẫn dắt đất nước qua được những
cấm vận này, quyền lực của ông sẽ được củng cố thêm.”
Ảnh
hưởng ngân hàng
Nhà
phân tích tài chính Chris Skinner cho rằng các cấm vận ngân hàng có thể ép Nga
rời xa khỏi London
và đi tìm nơi khác.
Ông
nói những lệnh cấm “có thể sẽ giết dòng chảy vốn qua thị trường của chúng ta
nếu có lựa chọn thay thế. Chẳng hạn như, họ có thể chuyển sang Hong Kong hoặc Thượng Hải?”
Ông
Skinner cũng nói rằng điều này sẽ có lợi cho những người Nga đã đầu tư ở nước
ngoài.
“Chúng
ta càng cấm vận Nga thì đồng Rúp càng mất giá, các tỷ phú đầu tư bên ngoài nước
Nga, chẳng hạn đầu tư vào bất động sản ở London, lại càng có lợi,” ông nói.
Các
công ty thẻ tín dụng tỏ ra không mấy lo lắng. Mastercard nói cấm vận của châu
Âu sẽ không có ảnh hưởng gì lên hệ thống kinh doanh ở Nga, trong khi Visa nói
hạn chế kinh tế của Hoa Kỳ không ảnh hưởng tới công việc của họ ở Nga.
Ngân
hàng Moscow của
Nga cho biết, hoạt động kinh doanh của họ không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp
trừng phạt và họ cũng không có ý định vay tiền từ thị trường nước ngoài.
Khi
thông báo cấm vận mới được đưa ra, giao dịch ở ngân hàng nhà nước lớn thứ hai
của Nga, VTB giảm xuống 1.2%. Ngân hàng nói các biện pháp trừng phạt là “không
công bằng, không rõ ràng về pháp lý và có khả năng gây thiệt hại cho nền kinh
tế của tất cả các bên”.
VTB
nói đã sẵn sàng vay vốn bằng đồng tiền khác và ở các thị trường khác.
Khu
dịch vụ tài chính của London
có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất
Song
song với hạn chế tài chính, gói cấm vận cũng áp dụng lên việc buôn bán vũ khí
cho Nga. EU lên một danh sách các thiết bị cấm bán dưới quyết định mới này, có
hiệu lực vào thứ Năm 31/07.
Cấm
vận vũ khí không áp dụng lên các hợp đồng ký kết trước khi các biện pháp trừng
phạt được đưa ra, có nghĩa là thỏa thuận mua tàu trực thăng với Pháp trị giá
1.6 tỷ đôla Mỹ không bị ảnh hưởng.
Lilit
Gevorgyan, phân tích gia ở IHS nói: “Xét theo lượng trao đổi vũ khí khá thấp
giữa EU và Nga, những cấm vận này chỉ mang tính hình thức, đặc biệt là khi Pháp
vẫn giữ lấy thỏa thuận cung cấp hai tàu sân bay chở trực thăng loại Mistral cho
Nga.
“Kể
từ khi Liên Xô sụp đổ, Nga luôn miễn cưỡng khi phải nhập khẩu vũ khí,” bà nói.
“Mặc
dù Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, lượng quân khí mà họ nhập
từ châu Âu rất hạn chế.”
Và
các công ty Nga muốn nhấn mạnh rằng trừng phạt khiến Hoa Kỳ bị thiệt hại.
Hôm
thứ Ba, nhà sản xuất vũ khí Kalashnikov “gửi lời chia buồn” tới người tiêu dùng
ở Mỹ sau khi lệnh cấm xuất khẩu vũ khí từ Nga được đưa ra, có nghĩa là Hoa Kỳ
không còn mua được vũ khí của họ nữa.
Năng
lượng
Lãnh
đạo các nước châu Âu không giới hạn nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga, do điều
này gây tổn hại tới các quốc gia EU phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Thay
vào đó, họ nhắm vào khả năng phát triển nguồn dầu mới lâu dài của Nga bằng cách
áp dụng cấm vận lên hệ thống công nghệ phía sau các cuộc thăm dò năng lượng
ngoài khơi.
Hoa
Kỳ và EU đã cấm xuất khẩu hệ thống công nghệ, được biết đến là “các công nghệ
nhạy cảm”, sử dụng cho thăm dò vùng nước sâu của Nga, vùng Bắc Cực và thăm dò
dầu diệp thạch.
Nga
là một trong những quốc gia sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới và có nguồn dầu
và khí lớn nhất thế giới.
Total,
công ty sở hữu 18% hãng sản xuất khí tự nhiên của Nga, Novatek, đã ngừng mua cổ
phiếu sau khi chuyến bay MH17 bị bắn rơi hồi tháng 7.
Để
đáp trả các biện pháp trừng phạt, tập đoàn Gazprom thông báo sẽ dùng nguồn cung
cấp các phụ tùng tua bin khí đốt từ địa phương thay vì dựa vào nhập khẩu.
Theo
công ty điều hành Gazprom, giá trị tích hợp của các hợp đồng này ở vào khoảng
10 tỷ Rúp (166 triệu bảng).
baomai.blogspot.com.au
TVQ chuyển
No comments:
Post a Comment