Monday, September 15, 2014

Australia đã quyết định mua 10 tàu ngầm AIP Nhật NgV



 
 

Australia sẽ mua 10 tàu ngầm từ Nhật Bản, với mức giá khoảng 18,7 tỷ USD. Thỏa thuận bán vũ khí này được xem là bước ngoặt đánh dấu lần đầu tiên Nhật xuất khẩu vũ khí, kể từ sau thế chiến thứ 2.

Nhật báo “Wall Street Journal” của Mỹ ngày 9-9 đưa tin, Chính phủ Australia đã quyết định chi 20 tỷ đô la Australia (khoảng 18,7 tỷ USD), mua 10 tàu ngầm lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo, để thay thế các tàu ngầm quốc nội lớp Collins của hải quân nước này. Hợp đồng bán 10 tàu ngầm thông thường, động cơ diesel-điện, sử dụng hệ thống động lực không cần không khí (AIP) cho Australia cũng là hợp đồng xuất khẩu vũ khí sát thương đầu tiên của Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

left align image
The first of Australia's six Collins class submarines hitting the water at Port Adelaide in 1993; the country is seeking to upgrade its aging fleet. Agence France-Presse/Getty Images (image&notes from WSJ)
Theo báo cáo, thỏa thuận này giữa Tokyo và Canberra đã được giới chức quốc phòng Australia tiết lộ vào ngày 8-9. Dự kiến, quá trình thương thảo các điều khoản hợp đồng sẽ sớm hoàn tất và được chính thức ký kết trong năm nay. Việc chính phủ Australia quyết định mua tàu ngầm từ Nhật đã phá vỡ lời hứa của Thủ tướng Tony Abbott trước cuộc bầu cử hồi năm ngoái, đó là sẽ cam kết xây dựng một hạm đội tàu ngầm mới nhằm giúp đỡ các công ty đóng tàu trong nước đang gặp khó khăn, do đó việc mua tàu ngầm của Nhật đã đi ngược lại với cam kết này. Tuy nhiên, Thủ tướng Australia Abbott nói, Chính phủ của ông rất muốn hỗ trợ ngành công nghiệp đóng tàu trong nước, tuy nhiên tàu ngầm là loại vũ khí trang bị nòng cốt trong chiến lược quân sự của quốc gia đại dương này, vì thế không thể vì hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mà hy sinh vấn đề anh ninh quốc gia. Thủ tướng Abbott phát biểu trước báo giới rằng, “điều quan trọng nhất là có được những con tàu ngầm tốt nhất, với mức giá hợp lý đối với người đóng thuế Australia". Ông cũng cho hay: “Quyết định này được đưa ra dựa trên yêu cầu về quốc phòng, chứ không phải dựa trên cơ sở chính sách công nghiệp”. 

Báo cáo chỉ rõ, Australia xem việc xây dựng một hạm đội tàu ngầm là cần thiết để bảo vệ biên giới biển rộng lớn, bảo vệ các tuyến đường biển huyết mạch cho hoạt động xuất khẩu nguyên vật liệu thô, cũng như để tuần tra các dự án dầu khí ngoài khơi thuộc diện lớn nhất thế giới của mình.
Được biết, trước đây Australia đã vài lần bày tỏ mong muốn mua tàu ngầm tàng hình lớp Soyru của Nhật để thay thế đội tàu ngầm lớp Collins gồm 6 chiếc đã cũ kỹ. Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật nặng 4.200 tấn là loại tàu ngầm chạy diesel-điện lớn nhất thế giới, tàu được vận hành bởi một hệ thống động lực không khí độc lập, vừa giúp tàu vận hành siêu êm, vừa cho phép tàu này có thể hoạt động dưới nước trong vòng hai tuần liên tục mà không cần nổi lên lấy dưỡng khí.
Còn những tàu ngầm lớp “Collins” của Australia tự sản xuất cũng là loại tàu ngầm diesel-điện, tuy nhiên nó có độ ồn lớn và mức độ tin cậy thấp, hơn nữa loại tàu này đã qua sử dụng 18 năm nay. 
Giới phân tích quân sự cho rằng, việc Nhật bán tàu ngầm cho Australia trong bối quan hệ giữa Trung Quốc và một số quốc gia láng giềng, bao gồm Nhật Bản, vẫn đang trong tình trạng căng thẳng, có thể sẽ khiến cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực càng quyết liệt hơn. Có được các tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật, Australia có thể triển khai chúng ở căn cứ tàu ngầm Darwin ở phía Bắc, căn cứ Perth ở phía Tây. Ngoài ra, còn có một số căn cứ quân sự khác như Sydney, Adelaide…, đây là điều mà Trung Quốc rất lo ngại.
Chuyên gia Lý Kiệt thuộc Viện nghiên cứu khoa học quân sự Hải quân Trung Quốc cho rằng, giá trị của căn cứ quân sự ở Australia nằm ở chỗ, một mặt nó hình thành chuỗi liên kết các căn cứ hiện có của Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam, điều đó giúp Mỹ tăng cường hơn nữa binh lực ở khu vực biển Đông, dễ bề điều động lực lượng, để có thể bao vây kẹp chặt trung Quốc. Mặt khác, quân cảng trọng yếu Darwin nằm ở phía bắc Australia, đó là một thành phố gần với châu Á nhất. Do vị trí địa lý nằm ngay sát Indonesia và eo biển Malacca, kề cận biển Đông, các tàu ngầm triển khai tại căn cứ này rất có lợi cho Mỹ-Australia, khi cục diện khu vực có những biến động phức tạp trong tương lai. Lúc đó, lực lượng tàu ngầm Australia và các chiến hạm Mỹ sẽ nhanh chóng phong tỏa khu vực biển phụ cận Indonesia và Philippines, đặc biệt là eo biển huyết mạch Malacca, gây áp lực rất lớn cho Bắc Kinh, bởi có tới 90% lượng dầu mỏ nhập khẩu và lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc đi qua eo biển này vào biển Đông về Đại Lục.

Tàu ngầm Soryu Nhật đánh bại Kilo Nga, Type 209 Đức?
quehuongngaymai.com

Francois chuyển 

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Các anh còn sống đến giờ này thì cũng lụm cụm như chúng tôi  Hôm nay đúng ngày diễn ra cuộc hải chiến vệ quốc. Nới quê h...