Monday, September 1, 2014

"Biên giới Hoa Kỳ kéo dài từ Alaska đến sông Bến Hải?"

Free world.
Trong vài năm qua, có nhiều lần câu "Biên giới Hoa Kỳ kéo dài từ Alaska đến sông Bến Hải" do cố tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà tuyên bố, được sử dụng để xác định rằng chế độ VNCH bán nước. Sự thật thế nào?


Câu này có lẽ đi từ cuốn hồi ký của ông Đỗ Mậu có đoạn:


"Vì không biết, nghĩa là không phát hiện ra sự giả dối và không thấy uy tín mình đang bị mất nên ông Diệm mới dại dột tuyên bố trong một bài diễn văn đáp từ Johnson rằng: Biên giới của Thế giới Tự Do chạy dài từ Alaska đến sông Bến Hải, tạo cơ hội cho đài phát thanh Hà Nội lợi dụng tuyên truyền về bản chất tay sai của chính quyền miền Nam trong quan hệ Mỹ - Diệm, và đã đập tan cái luận cứ độc lập và dân tộc chống Cộng của chính nghĩa miền Nam trong nhân dân."


Từ câu "Biên giới của Thế giới Tự Do chạy dài từ Alaska đến sông Bến Hải" sai nguyên bản của ông Đỗ Mậu, nó đã biến thành "biên giới Hoa Kỳ kéo dài từ Alaska đến sông Bến Hải" hoặc dị bản khác "biên giới Mỹ kéo dài từ Alaska đến sông Bến Hải"... quả là dễ dàng.

1. Ông Ngô Đình Diệm thật sự đã nói những gì trong bài diễn văn ấy?

Ngày 13 tháng Năm năm 1957, trong chuyến công du sang Hoa Kỳ, cố tổng thống Ngô Đình Diệm có một bài diễn văn tại buổi ăn trưa với thị trưởng New York tại khách sạn Waldorf-Astoria.

Nguyên bản của bài diễn văn của ông Ngô Đình Diệm được đăng tải ở trong hồ sơ lưu của viện nghiên cứu Á Châu có thể tải ở đây:

http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.php?item=2321507006

Trong đó có đoạn nguyên văn mà ông Đỗ Mậu đã sử dụng (sai) ở đây:


The magnitude of this human exodus could be fully conceived only in the framework of the size of our country and of our total population. In any circumstance, the displacement of a mass of one million people is already impressive by itself. For a population of eleven million inhabitants in South Viet-Nam, the arrival of almost one million immigrants require the resettlement of about one tenth of the total population, with all the problems which you can imagine.

Fortunately, in these difficult moments, we have received material aid, and, what is even more precious, moral support from the United States. This aid is the most vivid symbol of human brotherhood, and of the solidarity between free nations. Indeed, we could today apply more specifically to freedom the well-known words of John Donne who said that when the bell tolls for somebody in the world, it tolls for everyone of us. In other words, when the curtain falls on freedom in any part of the world, this is a tragedy which should afflict all those for whom liberty is dear, well beyond frontiers and oceans. That is more than natural sympathy: it is no less than a matter for common survival. Indeed, today, more than ever, the defense of freedom is essentially a common task. With regard to security, the frontiers of the United States do not stop at the Atlantic and Pacific Coasts, but extend, in South East Asia, to the Ben Hai river, which partitions Viet-Nam at the 17th parallel, and forms the threatened border of the Free World, which we all cherish. The present development of destructive weapons has stressed in the most acute manner international solidarity, which has become vital, and should not be ignored, nor neglected.

Tạm dịch:
Cấp độ của cuộc di tản này chỉ có thể hình dung trọn vẹn trong khuôn khổ kích thước và tổng dân số của đất nước chúng tôi. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sự di chuyển của số lượng một triệu người bản thân nó đã là một điều đáng nể. Đối với dân số quốc gia có mười một triệu dân ở miền Nam Việt Nam, sự di chuyển của gần một triệu người nhập cư cần tái định cư bằng khoảng một phần mười dân số, với tất cả các vấn nạn mà bạn có thể mường tượng được.

May mắn thay, trong những thời điểm khó khăn ấy, chúng tôi đã nhận được viện trợ vật chất, và thậm chí còn quý giá hơn, sự hỗ trợ tinh thần từ Hoa Kỳ. Viện trợ này là biểu tượng sống động nhất của tình huynh đệ của nhân loại, và sự đoàn kết giữa các quốc gia tự do. Thật vậy, ngày nay chúng ta có thể áp dụng cụ thể hơn từ câu nói nổi tiếng của John Donn rằng khi tiếng chuông gióng lên cho ai đó trên thế giới, nó gióng lên cho tất cả chúng ta. Nói cách khác, khi bức màn chắn ngăn cản tự do rơi xuống ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đó là bi kịch gây đau đớn cho tất cả những ai xem tự do là trân quý, nó vượt quá biên giới và đại dương. Còn hơn cả sự đồng cảm tự nhiên: không thể nhỏ bé hơn vấn đề sống còn. Quả vậy, ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, việc bảo vệ quyền tự do cơ bản là nhiệm vụ chung. Về vấn đề an ninh, tiền duyên của Hoa Kỳ không dừng lại ở Đại Tây Dương và những vùng duyên hải Thái Bình Dương, mà còn mở rộng đến khu vực Đông Nam Á, đến sông Bến Hải, nơi phân chia Việt Nam ở vĩ tuyến 17, và tạo thành biên giới của thế giới tự do mà tất cả chúng ta yêu mến, đang bị đe dọa. Sự phát triển của vũ khí hủy diệt hiện nay đã làm căng thẳng tình đoàn kết quốc tế một cách gay gắt nhất, đã trở thành chuyện sống còn, không nên bỏ qua, cũng không bị bỏ mặc. 



2. Thế giới tự do là cái gì?

Cụm từ Free World (thế giới tự do) được sử dụng từ thời chiến tranh lạnh (cold war) giữa khối tự do (còn được phía cộng sản gọi là "tư bản") và khối cộng sản. Thế giới tự do được hiểu rằng nó bao gồm bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) và khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) bao gồm Anh, Ý, Pháp, Tây Đức, Do Thái...v...v... còn gọi là "western bloc" (khối tây Âu) và Úc, Tân Tây Lan, Nhật, Ấn Độ, Singapore, Philiipines, Nam Hàn, Thái Lan, Đài Loan...v...v... ở phía châu Á và châu Đại Dương.

Free World (thế giới tự do) đối ngược với Communist World (thế giới cộng sản) đã được sử dụng vô vàn trong các sách vở, tài liệu, thậm chí trong những bài diễn văn, những câu nhận định của các chính trị gia lừng lẫy.

Ví dụ:

- Năm 1945, sau hội nghị Potsdam, thủ tướng Anh, Winston Churchill đã viết thư cho tổng thống Mỹ, Franklin Roosevelt trong đó có câu: "The Soviet Union has become a danger to the free world" (Liên Bang Xô Viết đã trở thành hiểm hoạ cho thế giới tự do).

- Năm 1963, tổng thống Mỹ John F. Kennedy đến thăm Tây Đức, ông có bài diễn văn và trong đó có đoạn: "There are many people in the world who really don't understand, or say they don't, what is the great issue between the free world and the Communist world. Let them come to Berlin." (Rất nhiều người trên thế giới thật sự không hiểu hoặc họ nói rằng họ không hiểu vấn đề trọng đại giữa thế giới tự do và thế giới cộng sản. Hãy để họ đến Berlin).

- Năm 2004, cuộc chiến tranh lạnh đã tàn nhưng cựu thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher có đọc một bài điếu văn trong đám tang cố tổng thống Mỹ Ronald Reagan, trong đó có đoạn: "In his lifetime Ronald Reagan was such a cheerful and invigorating presence that it was easy to forget what daunting historic tasks he set himself. He sought to mend America's wounded spirit, to restore the strength of the free world, and to free the slaves of communism." (Trong suốt cuộc đời, Ronald Reagan là một hiện hữu của sinh lực và lạc quan khiến [mọi người] dễ quên những công việc lịch sử khó khăn mà ông ta tự trao cho mình. Ông đã tìm cách cứu chữa tinh thần Hoa Kỳ bị thương tổn, hồi phục sức mạnh của thế giới tự do, và giải phóng những nô lệ của cộng sản.)

- Năm 2009, thủ tướng Đức, Angela Merkel, trong bài diễn văn trước quốc hội Hoa Kỳ ở Capitol Hill, có đoạn: "It was beyond imagination then to even think about traveling to the United States of America let alone standing here today. The land of unlimited opportunity - for a long time it was impossible for me to reach. The Wall, barbed wire and the order to shoot those who tried to leave limited my access to the free world. So I had to create my own picture of the United States from films and books, some of which were smuggled in from the West by relatives." (Chuyện này nằm ngoài sức tưởng tượng ngay cả chỉ nghĩ đến việc viếng thăm Hoa Kỳ, đừng nói chi việc đứng ở đây ngày hôm nay. Miền đất không giới hạn của cơ hội - nơi mà tôi không thể với đến trong một khoảng thời gian dài. Bức tường, giây kẽm gai và lênh bắn bỏ những ai cố vượt biên đã giới hạn sự tiếp cận của tôi đến thế giới tự do. Bởi thế tôi đã tự tạo một bức hình về Hoa Kỳ từ phim ảnh và sách vở, trong số [thông tin] này được bà con lén mang vào từ phía Tây.)

- Năm 2011, Vaclav Havel, cố tổng thống  đầu tiên của Tiệp Khắc tự do có một bài diễn văn về tình hình biến động của khối Ả Rập, bài diễn văn có đoạn: "Those are the things which someone, especially coming from the free world, would never expect to be happening. And all of a sudden, it explodes somewhere, it's contagious, hitting other countries. And that's similar to what was happening here 20 years ago." (Đó là những điều mà ai đó đến tứ thế giới tự do không bao giờ có thể ngờ chúng đang xảy ra. Và bất thình lình, nó bùng nổ ở đâu đó, nó lây lan, va chạm đến những quốc gia khác. Và điều này tương tự như những gì đã xảy ra ở đây 20 năm về trước.)


3. Xét lại câu nói của ông Đỗ Mậu và tinh thần đoạn diễn văn của cố tổng thống Ngô Đình Diệm:

Xét ra, câu ông Đỗ Mậu viết trong sách của ông ta không những thiếu mà còn sai. Thiếu ở chỗ, ông ta ngắt ra một đoạn ngắn khiến cho người đọc hiểu sai tinh thần thật sự của câu nói. Sai ở chỗ, ông ta diễn dịch sai. Thậm chí sai cả câu nguyên thuỷ; trong bài diễn văn của ông Ngô Đình Diệm.

- Thứ nhất, câu "Biên giới của Thế giới Tự Do chạy dài từ Alaska đến sông Bến Hải" của ông Đỗ Mậu sai với nguyên bản ở ba chỗ: 


  1. "Biên giới của thế giới tự do": nguyên văn của bài diễn văn của cố tổng thống Ngô Đình Diệm là "Quả vậy, ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, việc bảo vệ quyền tự do cơ bản là nhiệm vụ chungVề vấn đề an ninh, tiền duyên của Hoa Kỳ không dừng lại ở Đại Tây Dương và những vùng duyên hải Thái Bình Dương, mà còn mở rộng đến khu vực Đông Nam Á, đến sông Bến Hải, nơi phân chia Việt Nam ở vĩ tuyến 17, và tạo thành biên giới của thế giới tự do mà tất cả chúng ta yêu mến, đang bị đe dọa". 
  2. "Từ Alaska đến sông Bến Hải": nguyên văn của bài diễn văn của cố tổng thống Ngô Đình Diệm không hề có từ nào là "Alaska" cả.
  3. "trong một bài diễn văn đáp từ Johnson": Chẳng có cái bài "diễn văn đáp từ Johnson" nào cả. Đây là buổi tiệc trưa do tổ chức Far East-America Council of Commerce and Industry (hội đồng Kỹ nghệ và Thương mại Viễn Đông-Mỹ Châu) thỉnh mời tại khách sạn Waldorf-Astoria và ông thị trưởng (mayor) của New York thời đó là Robert F. Wagner, Jr. Hay có lẽ ông Đỗ Mậu gán "Johnson" ở đây là phó tổng thống Mỹ Lyndon Johnson thời 1961-1963? Nếu vậy cũng sai nốt vì phó tổng thống Mỹ thời gian 1953-1961 là Richard Nixon.
Ông Đỗ Mậu cố tình viết mập mờ hoặc ông không nắm rõ và viết sai sự thật. Nếu đây là một chuyện nhỏ thì không nói gì, nhưng đây là một câu ám chỉ một việc trọng đại thì đó là chuyện không thể chấp nhận được.
- Thứ nhì, nếu xét trọn bộ câu nói của cố tổng thống Ngô Đình Diệm thì thấy ông ta đang nói về chuyện "bảo vệ quyền tự do" của "thế giới tự do" và ông Ngô Đình Diệm ám chỉ rằng nước Việt Nam Cộng Hoà là một phần của thế giới tự do. Trong bài diễn văn, ông Ngô Đình Diệm lặp đi lặp lại cụm từ "Free World" đến 5 lần, "free nations" 1 lần, "freedom" 6 lần, "free economy" 2 lần.

- Thứ ba, Hà Nội có thể bóp méo câu nói và gán cho ông Ngô Đình Diệm chuyện "bán nước" nhưng ông Đỗ Mậu ở vị trí một chính trị gia, một người có uy tín và từng trải thì lẽ ra ông ấy nên trích dẫn câu ấy một cách chính xác và trọn vẹn, thay vì trích sai hoặc dịch sai hoặc cắt ngắn để cho nó hàm ý hoàn toàn sai.

- Thứ tư, nếu nắm được tình hình của chiến tranh lạnh thời đó, "free world" (thế giới tự do) chỉ cho hai khối đối lập và câu ông Ngô Đình Diệm bao gồm cả Đại Tây Dương, Thái Bình Dương đến Đông Nam Á và "tạo thành biên giới của thế giới tự do" chớ không phải là biên giới của chỉ riêng nước Mỹ. Hãy xem bản đồ "free world" ở giai đoạn 1959 đính kèm dưới đây.

Free world. 
Free world.


- Thứ năm, nếu đọc trọn bộ bài diễn văn và đọc thật kỹ thì sẽ thấy ở đoạn cuối, ông Ngô Đình Diệm khẳng định Việt Nam độc lập và xác lập tình bạn, tình đồng minh với khối tự do:
However, we Vietnamese,through centuries have successfully resisted the expansion of the immenseChinese mass, and, in the 13th century, were the only ones to oppose victoriously the Mongol Armies of Genghis Khan, at that time masters of Asia and Eastern Europe. More recently, we have reconquered our independenceafter a hard struggle. Thus we have enough confidence in ourselves not tohave to take refuge behind economic autarchy, and to adopt clearly a policyof international economic cooperation.

.......


At the same time as our community of democratic ideals,the intensification of economic exchanges, and a continuous broadening ofcultural relations form already the foundation of a solid alliance and, I amsure, a long-lasting friendship between our two countries.

Tạm dịch:
Tuy nhiên, người Việt Nam chúng tôi, qua nhiều thế kỷ đã thành công trong việc ngăn chặn sự bành trướng to lớn của người Trung Hoa, và vào thể kỷ thứ 13, đã chống lại quân đội Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn ngay lúc đã làm bá chủ của Á Châu và phía đông Âu Châu. Gần đây hơn, chúng tôi đã tái chiếm lại nền độc lập của chúng tôi sau cuộc đấu tranh gian khổ. Bởi thế, chúng tôi có đủ tự tin ở chính chúng tôi không dựa dẫm vào kinh tế, và đón lấy một chính sách trao đổi kinh tế thế giới một cách minh bạch.

......

Cùng với ý tưởng dân chủ của cộng đồng chúng ta, nhu cầu trao đổi kinh tế và tiếp tục mở rộng quan hệ văn hoá đã là nền tảng vững chắc của mối quan hệ đồng minh và tôi chắc rằng, sẽ là mối hữu nghị lâu bền giữa hai quốc gia chúng ta.


- Thứ sáu, lật lại bài diễn văn của cố tổng thống Ngô Đình Diệm đọc vào ngày 9 tháng Năm năm 1957 trước quốc hộ Mỹ (Congressional Record - House. May 9, 1957, pp.6699-6700) cũng trong cùng một chuyến công du thì ta có thể thấy, ông Ngô Đình Diệm lặp đi lặp lại chữ "independence" (độc lập) đến 5 lần, trong đó có một câu quan trọng:


It has become necessary for Vietnam, more than for other countries, to adopt a certain number of principles, guide lines for action, not only to protect her from the totalitarian temptations but, above all, to assist her to attain independence instead of anarchy - to safeguard peace without sacrificing independence - to attain economic progress without sacrificing essential human liberties. 

Tạm dịch:
Điều này trở nên cần thiết cho Việt Nam, hơn cả cho những quốc gia khác, tiếp nhận một số nguyên tắc, đường lối để triển khai, không chể để bảo vệ quốc gia từ ý định độc tài mà còn hơn hết, trợ giúp quốc gia giành lấy độc lập thay vì thiếu chủ quyền - để gìn giữ hoà bình mà không phải hy sinh nền độc lập - để nắm bắt sự phát triển kinh tế mà không phải hy sinh nhân quyền thiết yếu.


- Thứ bảy, trong tài liệu đã giải mật "The Pentagon Papers", Chương I, "The Kennedy Commitments and Programs, 1961," pp. 1-39, nếu đọc kỹ sẽ thấy tình hình quân đội tự do của Lào bị lép so với lực lượng cộng sản. Ở Việt Nam, du kích của lực lượng mặt trận giải phóng miền Nam càng ngày càng mở rộng và tạo nhiều tác hại. Mỹ lo ngại chuyện này và thuyết phục ông Ngô Đình Diệm chấp nhận cho Hoa Kỳ được đóng quân ở Nam Việt Nam để đối phó. Chính ông Diệm đã nhiều lần từ chối và chỉ muốn được Mỹ giúp đỡ huấn luyện quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Kennedy và nhiều đại sứ, nhiều cố vấn phải làm việc cực nhọc với Ngô Đình Diệm để thuyết phục ông ta đồng ý gia tăng số cố vấn và lực lượng yểm trợ của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong giai đoạn 1959 - 1961. 


Bởi thế, việc dịch sai, hiểu sai hoặc cố tình ngắt vụn hoặc bóp méo một câu nói để gán cho ông Ngô Đình Diệm là bán nước và hoàn tờ lờ đi những gì ông ta đã nói và những gì ông ta đã làm là thiếu trung thực.

----------------------------

4. Kết:

Nhiều người cho rằng, chính trị là bẩn thỉu. Đó là suy nghĩ và chọn lựa của họ. Tuy nhiên, người nghiên cứu và ghi nhận lịch sử không phải là chính trị gia và không nên chọn lựa biện pháp dối trá hoặc tự gán mình là "chính trị gia" để tự do dối trá. Những gì đã xảy ra trong lịch sử nên ghi nhận một cách chính xác và trung thực.

Hoàng Ngọc Diêu 
 August 25, 2014 at 8:53pm

No comments:

Đạo Diễn Thanh Tâm phỏng vấn nhà văn Điệp Mỹ Linh

Đạo diễn Thanh Tâm với phim Bóng Quá Khứ LGT.- Biến cố 30/04/1975 xảy ra tại miền Nam Việt Nam cách nay gần nửa thế kỷ. Tài liệu viết về nhữ...