Tuesday, September 2, 2014

Lễ Tuyên Thệ Nhận Chức Tân Toàn Quyền tiểu bang Nam Úc của ông Lê văn Hiếu.


Joe Vĩnh SA9/2/2014


https://lh5.googleusercontent.com/-h8JO8SnfgaU/VAUjSRoeNpI/AAAAAAAAATM/ujn8Pw5vDXM/w990-h661-no/DSC_0424_resize_resize.JPG
 
 
Lễ Tuyên Thệ Nhận Chức Tân Toàn Quyền tiểu bang Nam Úc của ông Lê văn Hiếu.
Người Việt tỵ nạn đầu tiên giữ chức vụ cao nhất ở nước ngoài.

Vào lúc 12 giờ 30, chiều thứ Hai, ngày 01/9/2014, các quan khách đã tề tựu về trước tiền đình và trong phòng tiếp tân của Adelaide Convention center (trung tâm Hội Nghị Trường Adelaide) chờ đúng giờ mở cửa, để vào tham dự Lễ Tuyên Thệ nhận chức của ông Lê Văn Hiếu AO Tân Toàn Quyền tiểu bang Nam Úc.

https://lh6.googleusercontent.com/-W_0vRaUk57U/VAUjAHSsJwI/AAAAAAAAARc/cxQeka9t6yk/w990-h661-no/DSC_0400_resize_resize.JPG

Đúng 01 giờ 00 Sảnh đường bắt đầu mở cửa, quan khách xếp hàng, trình Thiệp Mời với nhân viên an ninh (security) và được Ban Tiếp Tân hướng dẫn vào ghế ngồi, theo thứ tự ưu tiên.

Đúng 01 giờ 30 quan khách ổn định chỗ ngồi. Vị Thẩm Phán tối cao pháp viện mặc áo đỏ, mũ lông trừu và vị nữ Thừa Phát Lại tiến lên sân khấu.

Hàng quân danh dự xếp hàng trước tiền Hội Nghị trường. Và Đội Kèn đồng của lưc lượng cảnh sát tiểu bang

Khi chỉ huy đoàn quân danh dự giàn chào giõng dạc hô “NGHIÊM”...Chúng tôi nhìn lên đại màn ảnh, thấy xe của chính phủ cắm cờ hiệu tiểu bang và huy hiệu vương niệm Nữ Hoàng đến. Xe dừng lại, hai quân nhân tùy tùng mở cửa xe, ông bà Lê Văn Hiếu bước xuống, đoàn quân hô súng “CHÀO” bắt.

Ông bà Lê Văn Hiếu tiến đến, đứng trước đoàn quân, vị chỉ huy phất tay chào và nói lời trình diện đoàn quân trước vị Toàn Quyền.

Ban quân nhạc của cảnh sát trổi lên những bản nhạc hùng tráng, để rước phái đoàn chính quyền vào trong hội trường. Phái đoàn cùng đi với ông bà Lê Văn Hiếu, có ông bà Jay Weathrill thủ hiến Nam Úc, bà đại diện đảng đối lập tiểu bang và một vài vị trong chính quyền Nam Úc.

MC mời quan khách đứng dậy, tiếp đón phái đoàn. Dẫn đầu phái đoàn là nhóm múa lửa thiêng của người Thổ Dân Úc Châu thắp hương trầm, rước khói hương nghi ngút, bay cao lên không trung, vừa ca hát vừa nhẩy múa dẫn phái đoàn tiến lên sân khấu.

Khi phái đoàn tiến lên sân khấu, vị Thẩm Phán và quan khách đã hiện diện trên sân khấu, bắt tay chào từng người. Phái đoàn an toạ, MC chương trình là một nữ Xướng Ngôn Viên của đài truyền hình ABC số 2, giới thiệu tên từng vị trong phái đoàn.

Kế đến vị đại diện nhóm Thổ Dân phát biểu lời chào mừng ông Lê Văn Hiếu lên chức vụ Tân Toàn Quyền tiểu bang nơi vùng đất tổ tiên của họ.

Lễ Tuyên Thệ bắt đầu:

Vị Thẩm phán mời Ông Lê Văn Hiếu lên trước bàn tuyên thệ, đặt tay lên bài Sắc Chỉ của Nữ Hoàng tuyên thệ nhận chức và trung thành với Nữ Hoàng, trước sự chứng kiến của vị Thẩm Phán và Thừa Phát Lại lập vi bằng. Sau đó ông Hiếu ký tên trên bản Tuyên Thệ.

Tiếp theo chương trình MC mời ông Thủ Hiến Jay Weathrill lên phát biểu và nói lý do đề cử Ông Lê Văn Hiếu lên chức vụ Toàn Quyền tiểu bang Nam Úc.

Kế đến là lời phát biểu của Bà Đại Diện đảng Tự Do, đối lập trong quốc hội

Sau cùng là diễn văn nhận chức của ông Lên Văn Hiếu. Ông đã sơ lược qua tiểu và hành trình từ nhỏ tới lúc trưởng thành, rồi lưu lạc xuống xứ Úc, tận cuối của vùng Nam Thái Bình Dương.

Sau diễn văn của vị Tân Toàn Quyền, là lễ chào cờ Úc, với bản quốc ca do giàn nhạc của cảnh sát trổi lên hùng hồn.

18 phát đại bác nổ, vang dội khắp thành phố, do 4 khẩu Canon đặt trên bờ phía nam sông Torens bắn về hướng bắc để chào đón vị Tân Toàn Quyền.

Lễ Tuyên Thệ nhận chức Toàn Quyền chấm dứt với bản nhạc “We are Australians” do ban hợp xướng của Adelaide city đồng ca.

Ban hợp xướng Adelaide city đã giữ phần chính, trình diễn nhạc, từ lúc khai mạc cho đến khi kết thúc.

Sau Lễ Thuyên Thệ, các quan khách được mời ra ngoài hội trường, khu Tiếp Tân để nâng ly chúc mừng, với ông bà Lê Văn Hiếu và tham dự tiệc nhẹ.

Buổi lễ chấm dứt vào khoảng 04 giờ 00 chiều. Tuy nhiên ông bà Lê Văn Hiếu vẫn còn nán lại ít phút để tiếp các vị khách quen thân cho đến khi những nhân viên Body Guard báo hết giờ để đoàn quân danh dự giàn chào tiễn biệ

Thân nhân đến tham dự, chúng tôi nhận thấy có gia đình các Bào Huynh của ông Lê Văn Hiếu ở Adelaide và Sydney đều hiện diện.

Được biết: Ông Lê Văn Hiếu là người Úc gốc Việt tỵ nạn CS đầu tiên, vừa được đề cử lên nắm giữ chức vụ Toàn Quyền, một chức vụ cao trọng nhất từ xưa đến nay, trong chính quyền tiểu bang South Australia.

Theo lịch sử Úc Châu, thì chức vụ Toàn Quyền, từ khi lập quốc đến nay, đều do người bản xứ Úc, gốc Anh nắm giữ. Mặc dầu đã có nhiều sắc dân từ Âu Châu đến Úc định cư cả hai thế kỷ, sau Thế Chiến thứ II như: Hy Lạp, Ý, Đức, Hoà Lan..v..v.. Họ vẫn chưa từng được đề cử giữ chức vụ này.

Thế mà đến nay chức vụ Toàn Quyền tiểu bang đã chuyền sang tay một người Úc gốc Việt, mới chỉ định cư tại Úc Châu hơn 37 năm.
https://lh5.googleusercontent.com/-h8JO8SnfgaU/VAUjSRoeNpI/AAAAAAAAATM/ujn8Pw5vDXM/w990-h661-no/DSC_0424_resize_resize.JPG

XEM HÌNH Xin bấm vào link sau:

https://plus.google.com/photos/106568110265472303159/albums/6054282196762334993?banner=pwa

Ông Lê Văn Hiếu sinh năm 1954 tại Quảng Trị, miền Trung Việt Nam. Ông mồ côi cha từ nhỏ, sau khi tốt nghiệp trung học tại Đà Nẵng, Ô. Lê Văn Hiếu theo học phân khoa chính trị kinh doanh tại đại học Đà Lạt.

Vào tháng 11/1977, khi mới 23 tuổi, Ông cùng vợ, là bà Lan đã vượt biển đên thành phố Darwin miền cực bắc của Úc Châu và xin tỵ nạn tại Australia.

Sau đó gia đình Ông được di chuyển xuống thành phố Adelaide, thủ phủ của tiểu bang Nam Úc.

Tại đây, vợ chồng ông đã phải làm đủ mọi ngành nghề lao động chân tay để kiếm sống và để có tiền theo học tiếp tại đại học Adelaide, tiểu bang South Australia.

Ô. Lê Văn Hiếu tốt nghiệp cử nhân kinh tế, kế toán và đậu bằng cao học về Quản Trị Hành Chính (Master in Business Administration - MBA) đại học Adelaide.

Sau khi đạt được những thành công trên con đường học vấn, ông Lê Văn Hiếu đã được mời làm giảng viên của học viện dịch vụ Tài Chính Australia (Financial Services Institute of Australia), Ông còn giảng dạy tại học viện Cao đẳng TAFE Adelaide, đại học South Australia Unisa, và Đại học Adelaide về các môn Phiên dịch và Luật kinh doanh và là thành viên của Hiệp hội Kế toán Australia (CPA).

Vào đầu những năm 1990 của thế kỷ trước, Ô. Lê Văn Hiếu là chuyên viên thẩm tra về thị trường đầu tư và tài chính của ủy ban Thanh Tra và Giám Sát các công ty, thị trường chứng khoán và đầu tư thuộc chính phủ Liên Bang Australia (Australian Securities and Investments Commission - ASIC).

Sau hơn một năm làm việc, ông được bổ nhiệm làm giám đốc Thanh tra cho ASIC tại Văn phòng Adelaide. Trách nhiệm chính của ông là thanh tra và giám sát các hoạt động cung ứng dịch vụ về tài chính, thị trường chứng khoán và đầu tư tại Australia.

Không chỉ được biết đến như một chuyên gia tài chính thành công, Ô. Lê Văn Hiếu còn nổi tiếng là một nhà lãnh đạo cộng đồng xuất sắc.

Năm 1995, Ô. Lê Văn Hiếu đã trở thành thành viên Hội đồng Đa Văn Hóa và Sắc Tộc sự vụ của tiểu bang Nam Úc (SAMEAC), nơi có cư dân "đến định cư từ 160 quốc gia khác nhau, nói trên 100 thứ tiếng và thờ trên 100 thượng đế khác nhau".

Ông là người gốc Châu Á đầu tiên nắm giữ chức vụ chủ tịch Ủy ban Đa Văn hóa và Sắc tộc Sự vụ South Australia (SAMEAC).

Tháng 8/2007, Ô. Lê Văn Hiếu, người châu Á đầu tiên, và đặc biệt là người Việt đầu tiên đã được Nữ hoàng Anh Elizabeth II bổ nhiệm vào chức vụ Phó Toàn Quyền tiểu bang South Australia.

Theo yêu cầu của vị thủ hiến Nam Úc, The Hon. Mike Rann. Sau khi lên nhận chức vụ Phó Toàn Quyền, ông Lê Văn Hiếu vẫn tiếp tục kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch Hội đồng Đa Văn hóa và Sắc tộc Sự vụ.

Toàn Quyền hoặc Phó Toàn Quyền là những chức vụ có tính cách danh dự và biểu tượng, có chức năng đại diện cho Nữ Hoàng Anh trong những dịp nghi lễ, đón tiếp các vị nguyên thủ đến tiểu bang, hoặc khai mạc các buổi họp của các cấp chính quyền.
https://lh3.googleusercontent.com/-k_3epT06gc8/VAUighxLX6I/AAAAAAAAAOk/jcRIMHgkMf8/w990-h661-no/DSC_0369_resize_resize.JPG

Theo truyền thống, vai trò Phó Toàn Quyền do vị chánh án Tối Cao Pháp viện tiểu bang đảm nhận.

Ngày 16/12/2008, Ông được nhận bằng tiến sĩ danh dự do đại học Adelaide trao tặng, vì những đóng góp của Ông cho các dịch vụ xã hội và cũng là người Việt đầu tiên được một trường đại học cấp bằng tiến sĩ danh dự.

Ngày 26/6/2014, Thủ hiến tiểu bang South Australia, The Hon. Jay Weatherill công bố tin, bổ nhiệm ông Lê Văn Hiếu vào chức vụ Toàn quyền tiểu bang.

Thủ hiến Jay Weatherill nhận xét, "Ông Hiếu là người gốc Á Châu đầu tiên trong lịch sử tiểu bang của chúng ta, lên tới chức Toàn Quyền.

Câu chuyện của Ông là một câu chuyện nói lên sự can đảm, vượt qua mọi thử thách và là một ví dụ về sự thành công dù phải đối diện với rất nhiều thiệt thòi và khó khăn, bao gồm những trở ngại về văn hóa hay ngôn ngữ. Ông Lê Văn Hiếu là biểu tượng cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trong xã hội đa văn hóa của chúng ta"
Với việc trở thành người Á Châu đầu tiên là Phó Toàn Quyền đại diện cho Nữ Hoàng Anh ở tại bang Nam Úc ở tuổi 53, ông Lê Văn Hiếu đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng và sự thành công của những người Việt Nam ở xứ sở này.
https://lh3.googleusercontent.com/-oMsVc62ygog/VAUjXz0exXI/AAAAAAAAATs/14CN74jhTqw/w990-h661-no/DSC_0432_resize_resize.jpg

Tháng 9/2014, ông Lê Văn Hiếu chính thức đảm nhiệm chức vụ Toàn Quyền tiểu bang South Australia thay thế Đề đốc Kevin Scarce.

Ông Lê Văn Hiếu sẽ là vị toàn quyền thứ 35 của tiểu bang South Australia và là người châu Á đầu tiên đảm nhận cương vị này.

Nói về những thành công của mình, ông Lê Văn Hiếu cho biết khi đặt chân đến nước Úc 37 năm về trước, Ông chẳng có gì mang theo "ngoại trừ một chiếc va li vô hình, chất đầy ước mơ" song khi "được vinh dự nhận chức Toàn Quyền là điều hoàn toàn vượt ra ngoài mọi giấc mơ, dù đó là giấc mộng ngông cuồng nhất" của Ông. (theo tài liệu trên internet)

-Thêm một "TẤM GƯƠNG SÁNG" cho giới trẻ của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu và các Cộng Đồng Người Việt tại hải ngoại trên toàn thế giới “NOI GƯƠNG”

Jo. Vĩnh SA

Adelaide
http://www.vietcatholic.net/News/Html/129604.htm
 
TVQ chuyển

No comments:

LỜI NÓI THẬT CỦA BÁC SĨ -Tác giả: Dr Hồ Hãi /Dr Trinh Kim

Khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghi...