Đó là nhận định của tác giả Robert Farley, giáo sư trường ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson, thuộc Đại học Kentucky qua bài viết trên tạp chí National Interest mới đây.
Theo tác giả, Trung Quốc lâu nay khoe khoang đã phát triển loại hoả tiễn dùng để diệt tàu chiến DF-21, có khả năng đánh chìm HKMH của Mỹ. Tuy nhiên hoả tiễn này mất ít nhất 15 phút mới có thể đến mục tiêu, thời gian đó đủ cho HKMH tránh được cuộc tấn công trên biển.
Hoả tiễn này đòi hỏi phải có sự hướng dẫn chính xác, liên tục khi đi vào tầng khí quyển trái đất và phải được chỉnh hướng cũng như khả năng nhận dạng mục tiêu.
Đối phó với mối đe doạ tiềm tàng này, Hải quân Mỹ đang phát triển công nghệ chống tên lửa đạn đạo đặt trên tàu chiến, chẳng hạn lớp tàu khu trục Arleigh Burke Flight III có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, theo ông Farley.
Hải quân Mỹ cũng nghiên cứu cách phá huỷ các giàn phóng tên lửa DF-21D bằng các tên lửa hành trình và tên lửa siêu thanh trong trường hợp có chiến tranh.
Nhưng thực sự Mỹ không cần tiêu diệt tên lửa hay giàn phóng, mà chỉ cần phá huỷ các lệnh điều khiển hướng dẫn tên lửa này bằng chiến tranh điện tử và không gian mạng, phá huỷ vệ tinh hay trung tâm thông tin điều khiển cũng đủ làm tên lửa vô dụng.
Giáo sư Farley đánh giá một tên lửa đạn đạo DF-21D có khả năng đánh chìm một tàu sân bay Mỹ và giết chết 6.000 thuỷ thủ đoàn trên con tàu này. Cũng như các tên lửa đạn đạo tầm trung khác, DF-21D có khả năng mang được 1 đầu đạn hạt nhân, nhưng Trung Quốc phải tính đến những thái độ cứng rắn đáp trả từ Washington trong 15 phút kể từ lúc phóng đến tác động của tên lửa DF-21D, một hành động sẽ dẫn đến mức độ leo thang đáp trả mà Trung Quốc chưa sẵn sàng để chuẩn bị, theo ông Farley.
Mức độ đáp trả của Mỹ sẽ là một cuộc giáng trả toàn diện bằng vũ khí hạt nhân. Và Trung Quốc thì chưa có khả năng về đòn giáng trả thứ hai chống lại Mỹ.
Tác giả cho rằng tên lửa DF-21D của Trung Quốc không thể ngăn cản Hải quân Mỹ tiêu diệt các tàu chiến Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo diệt tàu chiến của Trung Quốc chỉ thích hợp là vũ khí phục vụ chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD), không phải là vũ khí có khả năng kiểm soát trên biển. Và nó cũng chỉ có chức năng đóng góp thêm sức mạnh cho kho vũ khí của Trung Quốc mà thôi.
Theo Tin Nóng
No comments:
Post a Comment