Wednesday, September 10, 2014

Tr.Q. làm gì ở Trường Sa?



Con tàu chồm lên chồm xuống và lắc lư từ bên này qua bên kia trong cơn sóng mạnh. Tiếng ồn của động cơ lớn chạy bằng dầu diesel, ngay dưới sàn, đang nện vào đầu tôi.
Mũi của tôi đầy mùi cá khô và mùi khói dầu diesel, chiếc áo phông dính chặt vào ngực tôi đang đầy mồ hôi.


Đã hơn 40 tiếng như vậy trôi qua. Chiếc thuyền cá bằng gỗ của chúng tôi đang bập bềnh trôi qua biển Nam Trung Hoa. Hầu hết thời gian chúng tôi gần như không vượt quá tốc độ đi bộ. ''Ai mới là một ngư dân?'' tôi tự hỏi.Một giấc ngủ đủ giấc là không thể.
Tôi nhìn chăm chú vào những con sóng cuộn vô tận. Trên đường chân trời bầu trời đã trở tối và đe dọa. Sau đó, mắt tôi thấy cái gì đó đang dựng đứng trên những con sóng. Nó giống như một bệ khoan dầu hoặc khí gas. Nó đang làm gì ở đây?
Khi chúng tôi tiến lại gần hơn, bên phải tôi, tôi chắc chắn tôi có thể nhìn thấy một cái gì đó được quây rào và cát bên cạnh cái bệ. ''Nó trông như đất liền!'' tôi nói. Không thể nào.
Tôi nhìn vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của tôi.
Không có đất liền được đánh dấu ở bất cứ nơi nào gần đây, chỉ có một dải đá ngầm chìm của quần đảo Trường Sa. Nhưng mắt tôi đang không đánh lừa tôi. Cách xa một vài cây số, bây giờ tôi có thể thấy rõ hình dáng của một hòn đảo.
''Nơi này được gọi là gì?'' tôi hỏi viên thuyền trưởng người Philippines.
“Gaven Reef,'' anh ta nói.
Trung Quốc đang xây dựng ở Johnson South Reef
''Lại gần hơn!'' Tôi hét lên trong tiếng ồn ào của động cơ.
Anh ta rẽ thuyền thẳng hướng hòn đảo nhỏ. Nhưng những đám mây đen đang kéo đến rất nhanh. Một lúc sau chúng tôi bị bao lấy. Nước trút xuống mái tàu như thác. Hòn đảo nhỏ biến mất.
''Cơn mưa sẽ kéo dài bao lâu?'' tôi hỏi viên thuyền trưởng.
''Bốn hoặc năm giờ, có thể lâu hơn,'' anh ta nói.
Tim tôi lặng đi. Cả thời gian này, cả con đường này, chỉ bị đánh bại bởi thời tiết. Nhưng tôi biết tôi đã nhìn thấy nó, một hòn đảo chỉ một vài tuần trước đây đã không có - thậm chí viên thuyền trưởng chưa bao giờ thấy nó trước đó.
Thuyền trưởng quay tàu trở lại hành trình cũ của chúng tôi- hướng nam, trong cơn mưa. Chúng tôi tiếp tục hành trình. Những con sóng ngày một lớn hơn. Sau bốn tiếng, cơn mưa bắt đầu rút. Phía trước tôi có thể nhìn thấy một hòn đảo khác.
Tôi đang mong đợi điều này. Chỗ này được gọi là Johnson South Reef. Hệ thống định vị toàn cầu của tôi một lần nữa không cho thấy đất liền, chỉ một bãi đá ngầm.
Nhưng tôi đã nhìn thấy những hình ảnh trên không của nơi này được chụp bởi hải quân Philippines. Chúng cho thấy công việc cải tạo đất khổng lồ Trung Quốc đang làm ở đây kể từ tháng Một.
Hàng triệu tấn đá và cát đã được nạo vét lên từ đáy biển và bơm vào đá ngầm để tạo thành vùng đất mới.
Bắc Kinh chỉ kiểm soát Johnson South Reef năm 1988 từ tay Việt Nam sau một trận chiến đổ máu
Dọc theo bờ biển mới, tôi có thể thấy các đội xây dựng đang xây một bức tường biển. Có các xe tải bơm xi măng, các cần trục, các ống thép lớn, và tia sáng của các đèn hàn.
Trên đỉnh của một lô cốt bê tông trắng, một người lính đang đứng quan sát chúng tôi qua ống nhòm.
Tôi thúc giục viên thuyền trưởng tiến lại gần hơn, nhưng một loạt pháo sáng nổ trên bầu trời - đó là một lời cảnh báo của Trung Quốc.
Sự xuất hiện của những hòn đảo mới này diễn ra đột ngột và là một động thái mới đáng kể trong cuộc đấu tranh lãnh thổ lâu dài trên biển Nam Trung Hoa.
Vào đầu năm nay, sự hiện diện của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa bao gồm một số ít các tiền đồn, một loạt các lô cốt bê tông được xây dựng ở trên đỉnh các đảo san hô vòng.
Bây giờ Trung Quốc đang xây dựng các đảo mới trọng yếu trên năm đá ngầm khác nhau.
Chúng tôi là những nhà báo phương Tây đầu tiên nhìn thấy tận mắt một vài công trình này và có dẫn chứng bằng tư liệu trên máy ảnh.
Trên một trong số những hòn đảo mới này, có lẽ là Johnson South Reef, Trung Quốc dường như đang chuẩn bị xây một căn cứ đáp máy bay với một đường băng bê tông đủ dài cho máy bay chiến đấu cất và hạ cánh.
Các kế hoạch được công bố trên trang web của Tổng công ty Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc được cho là để thể hiện thiết kế đề xuất.
Việc xây dựng đảo của Trung Quốc nhằm giải quyết thâm hụt nghiêm trọng.
Philippines nói Trung Quốc đã xây cả một hòn đảo mới ở Gạc Ma
Các quốc gia khác tuyên bố một phần lớn trên biển Nam Trung Hoa - Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia - đều kiểm soát các đảo thật.
Nhưng Trung Quốc đã đến đây quá muộn và đã không có được các chỗ tốt.
Bắc Kinh chỉ kiểm soát Johnson South Reef (Gạc Ma) năm 1988 sau một trận chiến đổ máu với Việt Nam khiến 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng. Hà Nội chưa bao giờ tha thứ cho Bắc Kinh.
Kể từ đó, Trung Quốc né tránh đối đầu quân sự trực tiếp.
Nhưng giờ đây Bắc Kinh quyết định đã đến lúc đi tiếp, để khẳng định yêu sách của mình và để hỗ trợ yêu sách đó bằng cách tạo nhiều chứng cớ trên mặt đất - một chuỗi các căn cứ trên đảo và một tàu sân bay không thể chìm, ngay giữa biển Nam Trung Hoa.

Rupert Wingfield-Hayes
BBC News

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Các anh còn sống đến giờ này thì cũng lụm cụm như chúng tôi  Hôm nay đúng ngày diễn ra cuộc hải chiến vệ quốc. Nới quê h...