Rạng sáng ngày 30 tháng Chín năm 1981, chiếc trực thăng UH1 từ thời
Việt Nam Cộng Hòa mà quân đội Bắc Việt tiếp thu, cất cánh khỏi phi
trường Bạch Mai, đặt Hà Nội trong tình trạng báo động khẩn cấp.
Đó là chuyến vượt thoát của 10 người gồm 3 phi công miền Bắc, 5 thành viên trong gia đình miền Nam của ông Dương Văn Lợi, tù nhân trở về từ hai trại tù khét tiếng Nam Hà và Cổng Trời ở miền Bắc.
Chuyến vượt thoát gian nan với những tình tiết bất ngờ được ông Dương Văn Lợi ghi lại trong tập sách Hà Nội Báo Động Đỏ, quyển một đã xuất bản và quyển hai chưa viết xong:
Qua Pháp đầu năm 1986, sau một năm tôi bắt đầu viết. Đầu tiên tôi viết bằng tiếng Pháp, gọi là Helicoptere De La Liberte, Hành Trình Trực Thăng Đi Tìm Tự Do, hoàn tất năm 1990.
Năm 1992, khi ông Colby, xưa là giám đốc CIA mà lúc đó ông về hưu rồi, mời tôi qua bên đó ba tháng, tôi mới bắt đầu viết cuốn Hà Nội Báo Động Đỏ tại Washington DC.
Tại sao Hà Nội Báo Động Đỏ, ông Dương Văn Lợi giải thích:
Lúc mà tôi đi là ở Hà Nội báo động ba ngày, nội bất xuất ngoại bất nhập. Tôi qua bên Tàu thì được bên đó cho biết đó là cuộc báo động lớn nhất của cộng sản Hà Nội.
Tôi đi khóa 12 Thủ Đức và tôi giải ngũ năm 1964. Từ 1964 cho đến 1975 tôi là kỹ sư công chánh, làm về xây cất. Nếu đi là lúc 1975 tôi đi một cách dễ dàng vì tôi làm cho Mỹ mà.
Những năm tù tội
Không lâu sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, thấy không thể sống trong chế độ với những chính sách trấn áp và kiểm tra hà khắc, ông Dương Văn Lợi bắt đầu tìm cách trốn đi, khởi đầu những năm dài tù tội sau đó:
Tháng Bảy năm 1975, 30 người đi vào rừng, phần đông là cựu quân nhân mà không đi trình diện. Anh em tổ chức chứ không phải một mình tôi, định vô rừng nếu gặp những thành phần không đầu hàng thì mình hợp tác, nếu không thì mình vượt biên qua bên Lào, bên Miên.
Ba chục người chia làm 3 nhóm đi lên vùng Tam Biên. Đến tháng Tám nhóm của ông Dương Văn Lợi bị bắt tại vùng bên giới Tam Biên, giải thẳng về Ban Mê Thuột sau đó tống về khám Chí Hòa. Hai nhóm kia cũng không may mắn hơn, họ mất liên lạc với nhau từ đó.
Tôi thuộc diện bị tập trung cải tạo, bị đưa lên Long Khánh tháng Hai năm 1977, bị ghép tội phản động. Sau họ xét nhà thì họ bắt những tài liệu tôi làm cho Mỹ về vấn đề xây cất. Họ ghép tôi là CIA cái đó mới là nặng. Tháng Tư năm 1977 họ đưa chúng tôi ra Bắc, đầu tiên giam ở Nam Hà . Ra đó coi như mình tiêu rồi, coi như chết rồi, do đó anh em bắt đầu chống đối không chịu đi lao động. Tới Noel 1977, khoảng 12 giờ khuya họ kêu anh em cùm lại để đi lên Cổng Trời.
Giam tại Cổng Trời từ 77 đến 78 . Năm 78, 79, sự thật nếu không có bọn Tàu đánh qua thì chưa biết chúng tôi sống chết ra sao bởi ai cũng biết Cổng Trời là muôn năm cho tới chết.
Vì cuộc chiến biên giới đó mà nhiều tù nhân Cổng Trời, trong đó có ông Dương Văn Lợi, được chuyển về Thanh Hóa:
Về đó họ đưa lên cùm liền, nặng thì cùm trước như cha Lễ hay đại tá Trịnh Tiếu. Tôi với Đặng Văn Tiếp thì lên cùng lượt, sau đó nhà đá bớt người thì họ đưa lên. Cùm trong nhà đá là kinh khủng.
Cho đến năm 1981 trên đó mà bị kỷ luật thì gia đình không được tiếp tế, năm đó chết cũng nhiều. Nhưng bắt đầu từ đó thì họ biết ăn hối lộ rồi, gia đình tôi chạy 10 lượng vàng để tôi được thả tháng Tư năm 1981. Nó chịu ăn hối lộ mình mới chạy được.
Về Sài Gòn, ông Dương Văn Lợi chỉ theo lệnh trình diện tại Bộ Nội Vụ nhưng không ra trình diện ở phường. Mục đích của ông lúc đó là tìm kiếm đường đi bằng mọi giá.
Kế hoạch cướp máy bay
May sau này nhờ bà con móc nối, lại thêm sự hỗ trợ của người em là sĩ quan công an của chế độ mới, ông Dương Văn Lợi làm quen với một số phi công bộ đội chuyên lái trực thăng đang chờ ngày ra tòa vì tội buôn lậu. Mọi người thảo kế hoạch cướp máy bay trốn đi:
Khi thấy kế hoạch trốn đi từ Tân Sơn Nhất không thành, mọi người chuyển hướng ra phía Bắc:
Cuối cùng anh phi công chánh người Nghệ An và có em tôi là sĩ quan công an Việt Cộng bây giờ đang ở bên Nhật Bản, cho biết phi trường Bạch Mai chấm được thì mới bắt đầu đi tìm mua không bàn với bình điện. Khi mà máy bay đậu tại phi trường Bạch Mai thì nó gỡ hết bình điện, gỡ hết không bàn, lúc đó thì phải đi tìm mua. Mãi tới 5 tháng sau thì mới tìm được cái bình điện đã 10 năm mà khi ra Hà Nội sạc vẫn mạnh như thường.
Chiếc trực thăng đó là của anh phi công tại Hà Nội đại khái lái giỏi nhất. Anh phi công đó ngày 30 tháng Chín phải ra hội đồng kỷ luật, anh nói cuối tháng Chín mà không đi thì coi như bỏ hết. Chiếc trực thăng UH 1 đó của Bộ Chính Trị đi mà.
Máy bay thì có người lo, tôi chỉ lo vấn đề mua bình, mua không bàn, ra ngoài đó thì em tôi có trách nhiệm đi sạc bình lại.
Đến giờ G của ngày 30 tháng Chín, dự dịnh cất cánh vào lúc 4 giờ sáng không thành với những pha gây cấn đến thót tim. Theo sắp đặt, phi công chính và phi công phụ vào phi trường Bạch Mai bằng cửa chính. Phía ông Dương Văn Lợi mang theo hai con trai, người em ruột và một người cháu:
Đã cam kết là không cho đàn bà đi nhưng khuya đó anh phi công đem cô hôn thê của anh ta, cô đó lại cho một người bạn nữa đi theo. Thấy hai cô gái tôi chưng hững rồi, nhưng máy bay của người ta tôi đâu có từ chối được, mà để lại thì cũng nguy hiểm, thành ra có 10 người.
Phi trường Bạch Mai chỉ có 3 chiếc trực thăng thôi, tôi định cất cánh là đúng 4 giờ sáng. Hai người vô cửa chính là anh phi công chính và phi công phụ vì còn công tác ở đó tới hết tháng chín mới ra hội đồng kỷ luật. Nhóm của tụi tôi thì đợi tại cầu Long Biên, tôi, 2 cô gái, 2 đứa nhỏ với một thằng cháu.
Đó là thời gian mà phi trường Bạch Mai được lệnh canh gác cẩn mật do trước đó hai tuần đã xảy ra vụ một thiếu úy an ninh quân đội Bắc Việt tình nghi cướp trực thăng nhưng không may bị chận bắt trở lại:
Cho nên sau đó mỗi chiếc trực thăng đều có một anh lính gác đạn lên nòng. Không ngờ cái anh lính gác đó lại là em chú bác gì với anh phi công chính, ảnh mới nói tao vô sửa soạn máy bay để sáng đưa các thủ trưởng đi công tác sớm. Sẵn có cây sắt khoảng 3 gang thì làm sao mà nó đội nón sắt mà đập ngay cần cổ cho nó ngất xỉu được? Thì người anh mới mời nó hút thuốc, bật hộp quẹt đưa ra thì ảnh cứ kéo kéo cho người này cúi đầu xuống thì anh phi công phụ đập anh lính gác một cây cho xỉu rồi đưa bình điện lên ráp.
Không may vừa ráp xong thì người lính gác tỉnh dậy và bỏ chạy nhưng lại không kêu được tiếng nào. Thế là hai người phi công cố rượt theo và đánh cho anh ta ngất đi một lần nữa:
Xong rồi lên trực thăng mà trời đang tối, mở công tắc một cái thì cái đèn trên bảng điều khiển nó sáng như một cái thành phố, cho nên anh cơ phó giựt đứt sợi dây liền, tối thui luôn, rồi bắt đầu cho máy chạy. Không ngờ cánh quạt ở trên cột sợi dây cáp mà không ai để ý. Anh cơ phó nhảy lên cởi giây cáp xong rồi xuống bật lại cho máy nổ, từ đó xuống cầu Long Biên đón tụi tôi liền, đón 6 người.
Chiếc trực thăng UH 1 bốc lên cao, trực chỉ hướng Hồng Kông như đã tính toán, nhưng:
Bay hai tua trở lại thì vẫn thấy thành phố Hà Nội. Phi công mới nói chết rồi không thấy không bàn đi không được. Hên là người cơ phó sực nhớ có hộp quệt, mới quẹt lên rồi để ngay cái không bàn, bắt đầu mới đi tiếp.
Đến Bắc Kinh
Run rủi thế nào chiếc UH 1 lại đáp xuống một nơi ở Quảng Tây của Trung Quốc thay vì Hồng Kông. Thời gian đó, điểm trùng hợp là nhóm của ông Dương Văn Lợi và chiếc UH 1 đến Trung Quốc chỉ sau vụ ông Hoàng Văn Hoan, một đảng viên cộng sản cao cấp Việt Nam, bỏ trốn qua Trung Quốc không lâu. Đây cũng là thời kỳ mà mối quan hệ Việt Trung không còn mặn nồng, vì thế Bắc Kinh muốn lợi dụng sự kiện chiếc UH 1 và 10 người trốn từ Việt Nam sang để tuyên truyền chống Hà Nội. Đó cũng là lý do những người mới đến được đưa về Bắc Kinh và được tiếp đãi trọng thể như khách quí.
Sau một thời gian, khi nghe những người trong nhóm trình bày ý muốn gặp đại diện của Liên Hiệp Quốc ở Bắc Kinh để xin đi tị nạn tại một quốc gia khác, sự tiếp đón nồng hậu của Trung Quốc giảm hẳn:
Nghĩa là đổi 180 độ, hận thù. Tôi ở Bắc Kinh trên 6 tháng, lúc Liên Hiệp Quốc liên lạc với bên Mỹ thì bên Mỹ viết cho tôi thơ trả lời. Tôi gởi một đơn nữa thì bên đó cho người qua, nói với tụi tôi là 10 người các anh đến Mỹ thì không sao hết nhưng chúng nó có cho các anh đi đâu. Chúng nó là Tàu đó. Không ngờ là Mỹ cho đi mà Trung Quốc không cho.
Cuối cùng Hoa Kỳ nhận cho gia đình ông Dương Văn Lợi đi, nói rõ không vì lý do chính trị mà vì ông từng làm việc cho Mỹ ở Sài Gòn trước kia:
Nhưng cũng không ngờ là mấy anh em phi công không chịu, nói cho đi thì cho đi hết còn không cho đi thì không cho đi hết. Cho nên Mỹ từ chối khi đang làm giấy tờ cho tôi đi.
Hai năm rưỡi sau, từ Bắc Kinh gia đình ông Dương Văn Lợi được đưa về Liễu Châu với khuyến cáo nếu không muốn ở lại Trung Quốc thì phải vào sống trong trại tị nạn:
Mà trại tị nạn ở bên Tàu trời ơi, nói không nỗi. Bắt đầu mấy anh phi công cũng nản rồi, biết là đi không được rồi...
Tại Liễu Châu, làm quen với một số người Việt từ Hà Nội hoặc Hải Phòng trốn qua Hồng Kông rồi bị bắt trả về Trung Quốc, ông Dương Văn Lợi gom góp tiền bạc để dành nhờ họ mua một chiếc thuyền cũ. Quyết định của ông là phải đi khỏi Hoa Lục và lần này bằng đường biển:
Tìm vượt đường biển từ đó lên tới Quảng Châu chỗ có biển tới 3.000 cây số lận. Nó cũng ham đi chứ nếu nó không ham đi mà lấy hết tiền thì tôi cũng kẹt bên Tàu luôn rồi.
Lo xong mọi việc, gia đình ông Dương Văn Lợi cùng khoảng 10 anh em người Việt đã giúp ông mua lại chiếc tàu chuẩn bị đi Quảng Châu:
Năm 83 là tôi đi, 300 cây số tới Quảng Châu, xuống bãi biển ở Quảng Châu.
Trốn khỏi Trung Quốc
Đó là chuyến vượt biển đầy trắc trở, tàu thì cũ nên hết hư cái này đến hỏng cái khác. Trên đường đi, ông Lợi kể là ông thấy cả 40 thuyền lớn nhỏ đi ngang mà không chiếc nào dừng lại cho đến khi được tàu Liên Xô vớt trong một cơn bão:
Tàu Liên Xô vớt thì tôi nói tôi người Đài Loan, đi đánh cá bị bão. Lên đó thì phải nói bằng tiếng Anh không thôi. Tàu Liên Xô cho hai người thợ máy xuống sửa, nếu sửa không được thì họ kéo mình vô bờ nhưng tôi biết vô là mình bị bể vì họ sẽ đưa qua tòa đại sứ gần nhất.
Thế là ông Dương Văn Lợi cố thuyết phục bên tàu Liên Xô cho chiếc thuyền nhỏ của ông tiếp tục cuộc hải hành. Cuối cùng, tàu cập vào một đảo nhỏ của Philippines là Dalupiri:
Liên Hiệp Quốc kêu tụi tôi là Group 14 Dalupiri, có nghĩa là 14 người lên đảo Dalupiri.
Từ đảo Dalupiri, mọi người được bốc về Manila, tiếp đến chuyển thẳng vào trại tị nạn Palawan.
Tại Palawan, ông Dương Văn Lợi xin đi định cư ở Canada. Nhưng do do thủ tục khám sức khỏe để nhập cư Canada quá nhiêu khê và quá lâu, sẵn phái đoàn Pháp chấp nhận cho đi dễ dàng và nhanh hơn, ông Dương Văn Lợi quyết định đi Pháp. Đó là năm 1985. Mười người vượt biển trên chiếc tàu của ông còn ở lại Palawan và chỉ đến Pháp nhiều năm sau đó.
Sau chuyến vượt thoát thành công bằng trực thăng từ phi trường Bạch Mai năm 1981, Hà Nội mở phiên xử khiếm diện, tuyên án tử hình 5 người trong nhóm gồm ông Dương Văn Lợi, em ông là sĩ quan công an Dương Văn Báu, phi công chính, phi công phụ và cơ phó.
Gia đình tôi qua Pháp, em tôi là Dương Văn Báu đi sau tôi vài năm. Nó trốn từ Bắc Kinh, ra biển gặp tàu Nhật vớt và tị nạn ở Nhật Bản cách đây cũng khá lâu rồi.
Còn hai vợ chồng Lục là phi công chánh thì ở lại Bắc Kinh và bây giờ làm ăn giàu có lắm. Anh phi công phụ tên Sơn cũng ở tại Bắc Kinh. Còn một anh cơ phó cũng trốn từ Bắc Kinh qua tị nạn ở Canada, anh Đoàn, là người Thượng mà vô dân Canada rồi. Cách đây 5 năm tôi được tin là anh về thăm gia đình, vừa xuống máy bay thì bị bắt giam tại Hà Nội, từ án tử hình xuống còn án chung thân khổ sai.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/priso-esca-by-helicop-03122015101054.html?searchterm:utf8:ustring=c%C6%B0%E1%BB%9Bp+tr%E1%BB%B1c+th%C4%83ng
Đó là chuyến vượt thoát của 10 người gồm 3 phi công miền Bắc, 5 thành viên trong gia đình miền Nam của ông Dương Văn Lợi, tù nhân trở về từ hai trại tù khét tiếng Nam Hà và Cổng Trời ở miền Bắc.
Chuyến vượt thoát gian nan với những tình tiết bất ngờ được ông Dương Văn Lợi ghi lại trong tập sách Hà Nội Báo Động Đỏ, quyển một đã xuất bản và quyển hai chưa viết xong:
Qua Pháp đầu năm 1986, sau một năm tôi bắt đầu viết. Đầu tiên tôi viết bằng tiếng Pháp, gọi là Helicoptere De La Liberte, Hành Trình Trực Thăng Đi Tìm Tự Do, hoàn tất năm 1990.
Năm 1992, khi ông Colby, xưa là giám đốc CIA mà lúc đó ông về hưu rồi, mời tôi qua bên đó ba tháng, tôi mới bắt đầu viết cuốn Hà Nội Báo Động Đỏ tại Washington DC.
Tại sao Hà Nội Báo Động Đỏ, ông Dương Văn Lợi giải thích:
Lúc mà tôi đi là ở Hà Nội báo động ba ngày, nội bất xuất ngoại bất nhập. Tôi qua bên Tàu thì được bên đó cho biết đó là cuộc báo động lớn nhất của cộng sản Hà Nội.
Tôi đi khóa 12 Thủ Đức và tôi giải ngũ năm 1964. Từ 1964 cho đến 1975 tôi là kỹ sư công chánh, làm về xây cất. Nếu đi là lúc 1975 tôi đi một cách dễ dàng vì tôi làm cho Mỹ mà.
Những năm tù tội
Không lâu sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, thấy không thể sống trong chế độ với những chính sách trấn áp và kiểm tra hà khắc, ông Dương Văn Lợi bắt đầu tìm cách trốn đi, khởi đầu những năm dài tù tội sau đó:
Tháng Bảy năm 1975, 30 người đi vào rừng, phần đông là cựu quân nhân mà không đi trình diện. Anh em tổ chức chứ không phải một mình tôi, định vô rừng nếu gặp những thành phần không đầu hàng thì mình hợp tác, nếu không thì mình vượt biên qua bên Lào, bên Miên.
Ba chục người chia làm 3 nhóm đi lên vùng Tam Biên. Đến tháng Tám nhóm của ông Dương Văn Lợi bị bắt tại vùng bên giới Tam Biên, giải thẳng về Ban Mê Thuột sau đó tống về khám Chí Hòa. Hai nhóm kia cũng không may mắn hơn, họ mất liên lạc với nhau từ đó.
Giam tại Cổng Trời từ 77 đến 78. Năm 78, 79, sự thật nếu không có bọn Tàu đánh qua thì chưa biết chúng tôi sống chết ra sao bởi ai cũng biết Cổng Trời là muôn năm cho tới chết.Tháng Mười năm 1975, ông Dương Văn Lợi được tạm tha nhưng vẫn bị theo dõi sát. Tháng Mười Một cùng năm ông bị bắt trở lại:
Tôi thuộc diện bị tập trung cải tạo, bị đưa lên Long Khánh tháng Hai năm 1977, bị ghép tội phản động. Sau họ xét nhà thì họ bắt những tài liệu tôi làm cho Mỹ về vấn đề xây cất. Họ ghép tôi là CIA cái đó mới là nặng. Tháng Tư năm 1977 họ đưa chúng tôi ra Bắc, đầu tiên giam ở Nam Hà . Ra đó coi như mình tiêu rồi, coi như chết rồi, do đó anh em bắt đầu chống đối không chịu đi lao động. Tới Noel 1977, khoảng 12 giờ khuya họ kêu anh em cùm lại để đi lên Cổng Trời.
Giam tại Cổng Trời từ 77 đến 78 . Năm 78, 79, sự thật nếu không có bọn Tàu đánh qua thì chưa biết chúng tôi sống chết ra sao bởi ai cũng biết Cổng Trời là muôn năm cho tới chết.
Vì cuộc chiến biên giới đó mà nhiều tù nhân Cổng Trời, trong đó có ông Dương Văn Lợi, được chuyển về Thanh Hóa:
Về đó họ đưa lên cùm liền, nặng thì cùm trước như cha Lễ hay đại tá Trịnh Tiếu. Tôi với Đặng Văn Tiếp thì lên cùng lượt, sau đó nhà đá bớt người thì họ đưa lên. Cùm trong nhà đá là kinh khủng.
Cho đến năm 1981 trên đó mà bị kỷ luật thì gia đình không được tiếp tế, năm đó chết cũng nhiều. Nhưng bắt đầu từ đó thì họ biết ăn hối lộ rồi, gia đình tôi chạy 10 lượng vàng để tôi được thả tháng Tư năm 1981. Nó chịu ăn hối lộ mình mới chạy được.
Về Sài Gòn, ông Dương Văn Lợi chỉ theo lệnh trình diện tại Bộ Nội Vụ nhưng không ra trình diện ở phường. Mục đích của ông lúc đó là tìm kiếm đường đi bằng mọi giá.
Kế hoạch cướp máy bay
May sau này nhờ bà con móc nối, lại thêm sự hỗ trợ của người em là sĩ quan công an của chế độ mới, ông Dương Văn Lợi làm quen với một số phi công bộ đội chuyên lái trực thăng đang chờ ngày ra tòa vì tội buôn lậu. Mọi người thảo kế hoạch cướp máy bay trốn đi:
Khi mà máy bay đậu tại phi trường Bạch Mai thì nó gỡ hết bình điện, gỡ hết không bàn, lúc đó thì phải đi tìm mua. Mãi tới 5 tháng sau thì mới tìm được cái bình điện đã 10 năm.Phi công trực thăng mà đi buôn lậu bên Kampuchia, nguyên cả phi hành đoàn đó bị bắt, ba người bị hết. Nên nhớ phi công là con ông cháu cha không chứ đâu phải nhỏ, đã bị treo giò bị kỷ luật vẫn còn ở Tân Sơn Nhất, tụi nó cũng dự định trốn.
Khi thấy kế hoạch trốn đi từ Tân Sơn Nhất không thành, mọi người chuyển hướng ra phía Bắc:
Cuối cùng anh phi công chánh người Nghệ An và có em tôi là sĩ quan công an Việt Cộng bây giờ đang ở bên Nhật Bản, cho biết phi trường Bạch Mai chấm được thì mới bắt đầu đi tìm mua không bàn với bình điện. Khi mà máy bay đậu tại phi trường Bạch Mai thì nó gỡ hết bình điện, gỡ hết không bàn, lúc đó thì phải đi tìm mua. Mãi tới 5 tháng sau thì mới tìm được cái bình điện đã 10 năm mà khi ra Hà Nội sạc vẫn mạnh như thường.
Chiếc trực thăng đó là của anh phi công tại Hà Nội đại khái lái giỏi nhất. Anh phi công đó ngày 30 tháng Chín phải ra hội đồng kỷ luật, anh nói cuối tháng Chín mà không đi thì coi như bỏ hết. Chiếc trực thăng UH 1 đó của Bộ Chính Trị đi mà.
Máy bay thì có người lo, tôi chỉ lo vấn đề mua bình, mua không bàn, ra ngoài đó thì em tôi có trách nhiệm đi sạc bình lại.
Đến giờ G của ngày 30 tháng Chín, dự dịnh cất cánh vào lúc 4 giờ sáng không thành với những pha gây cấn đến thót tim. Theo sắp đặt, phi công chính và phi công phụ vào phi trường Bạch Mai bằng cửa chính. Phía ông Dương Văn Lợi mang theo hai con trai, người em ruột và một người cháu:
Đã cam kết là không cho đàn bà đi nhưng khuya đó anh phi công đem cô hôn thê của anh ta, cô đó lại cho một người bạn nữa đi theo. Thấy hai cô gái tôi chưng hững rồi, nhưng máy bay của người ta tôi đâu có từ chối được, mà để lại thì cũng nguy hiểm, thành ra có 10 người.
Phi trường Bạch Mai chỉ có 3 chiếc trực thăng thôi, tôi định cất cánh là đúng 4 giờ sáng. Hai người vô cửa chính là anh phi công chính và phi công phụ vì còn công tác ở đó tới hết tháng chín mới ra hội đồng kỷ luật. Nhóm của tụi tôi thì đợi tại cầu Long Biên, tôi, 2 cô gái, 2 đứa nhỏ với một thằng cháu.
Đã cam kết là không cho đàn bà đi nhưng khuya đó anh phi công đem cô hôn thê của anh ta, cô đó lại cho một người bạn nữa đi theo. Thấy hai cô gái tôi chưng hững rồi, nhưng máy bay của người ta tôi đâu có từ chối được, mà để lại thì cũng nguy hiểm, thành ra có 10 người.Một anh đem bình điện thì phải đi giao thông hào, nhưng khi vô đó ban đêm mà chiếc máy bay UH 1 của mình nó nhỏ hơn chiếc MI 8 của Nga, ban đêm tối thui anh đi lố đi. Hai người vô trước đợi hoài không thấy bình điện, đợi đến 5 giờ là buổi sáng trại gia bình họ tập thể dục mà vẫn chưa thấy bình vô. Tới khi anh này trở ra, cắt hàng rào kẽm gai đưa cái bình điện vô rồi thì mừng quá.
Đó là thời gian mà phi trường Bạch Mai được lệnh canh gác cẩn mật do trước đó hai tuần đã xảy ra vụ một thiếu úy an ninh quân đội Bắc Việt tình nghi cướp trực thăng nhưng không may bị chận bắt trở lại:
Cho nên sau đó mỗi chiếc trực thăng đều có một anh lính gác đạn lên nòng. Không ngờ cái anh lính gác đó lại là em chú bác gì với anh phi công chính, ảnh mới nói tao vô sửa soạn máy bay để sáng đưa các thủ trưởng đi công tác sớm. Sẵn có cây sắt khoảng 3 gang thì làm sao mà nó đội nón sắt mà đập ngay cần cổ cho nó ngất xỉu được? Thì người anh mới mời nó hút thuốc, bật hộp quẹt đưa ra thì ảnh cứ kéo kéo cho người này cúi đầu xuống thì anh phi công phụ đập anh lính gác một cây cho xỉu rồi đưa bình điện lên ráp.
Không may vừa ráp xong thì người lính gác tỉnh dậy và bỏ chạy nhưng lại không kêu được tiếng nào. Thế là hai người phi công cố rượt theo và đánh cho anh ta ngất đi một lần nữa:
Xong rồi lên trực thăng mà trời đang tối, mở công tắc một cái thì cái đèn trên bảng điều khiển nó sáng như một cái thành phố, cho nên anh cơ phó giựt đứt sợi dây liền, tối thui luôn, rồi bắt đầu cho máy chạy. Không ngờ cánh quạt ở trên cột sợi dây cáp mà không ai để ý. Anh cơ phó nhảy lên cởi giây cáp xong rồi xuống bật lại cho máy nổ, từ đó xuống cầu Long Biên đón tụi tôi liền, đón 6 người.
Chiếc trực thăng UH 1 bốc lên cao, trực chỉ hướng Hồng Kông như đã tính toán, nhưng:
Bay hai tua trở lại thì vẫn thấy thành phố Hà Nội. Phi công mới nói chết rồi không thấy không bàn đi không được. Hên là người cơ phó sực nhớ có hộp quệt, mới quẹt lên rồi để ngay cái không bàn, bắt đầu mới đi tiếp.
Đến Bắc Kinh
Run rủi thế nào chiếc UH 1 lại đáp xuống một nơi ở Quảng Tây của Trung Quốc thay vì Hồng Kông. Thời gian đó, điểm trùng hợp là nhóm của ông Dương Văn Lợi và chiếc UH 1 đến Trung Quốc chỉ sau vụ ông Hoàng Văn Hoan, một đảng viên cộng sản cao cấp Việt Nam, bỏ trốn qua Trung Quốc không lâu. Đây cũng là thời kỳ mà mối quan hệ Việt Trung không còn mặn nồng, vì thế Bắc Kinh muốn lợi dụng sự kiện chiếc UH 1 và 10 người trốn từ Việt Nam sang để tuyên truyền chống Hà Nội. Đó cũng là lý do những người mới đến được đưa về Bắc Kinh và được tiếp đãi trọng thể như khách quí.
Bay hai tua trở lại thì vẫn thấy thành phố Hà Nội. Phi công mới nói chết rồi không thấy không bàn đi không được. Hên là người cơ phó sực nhớ có hộp quệt, mới quẹt lên rồi để ngay cái không bàn, bắt đầu mới đi tiếpHọ cho một đại đội gác cái máy bay, đưa tụi này về tỉnh, nói là tụi này chống tập đoàn Lê Duẩn. Một tuần lễ sau Bắc Kinh cho một chiếc máy bay đặc biệt rước tụi tôi về Bắc Kinh luôn. Họ tưởng tụi tôi đi như vậy thì sẽ tị nạn tại Bắc Kinh. Tôi còn nhớ họ cho ông thứ trưởng Ngoại Vụ và thứ trưởng Bộ Công An lên chấp nhận cho tụi tôi đến Trung Quốc.
Sau một thời gian, khi nghe những người trong nhóm trình bày ý muốn gặp đại diện của Liên Hiệp Quốc ở Bắc Kinh để xin đi tị nạn tại một quốc gia khác, sự tiếp đón nồng hậu của Trung Quốc giảm hẳn:
Nghĩa là đổi 180 độ, hận thù. Tôi ở Bắc Kinh trên 6 tháng, lúc Liên Hiệp Quốc liên lạc với bên Mỹ thì bên Mỹ viết cho tôi thơ trả lời. Tôi gởi một đơn nữa thì bên đó cho người qua, nói với tụi tôi là 10 người các anh đến Mỹ thì không sao hết nhưng chúng nó có cho các anh đi đâu. Chúng nó là Tàu đó. Không ngờ là Mỹ cho đi mà Trung Quốc không cho.
Cuối cùng Hoa Kỳ nhận cho gia đình ông Dương Văn Lợi đi, nói rõ không vì lý do chính trị mà vì ông từng làm việc cho Mỹ ở Sài Gòn trước kia:
Nhưng cũng không ngờ là mấy anh em phi công không chịu, nói cho đi thì cho đi hết còn không cho đi thì không cho đi hết. Cho nên Mỹ từ chối khi đang làm giấy tờ cho tôi đi.
Hai năm rưỡi sau, từ Bắc Kinh gia đình ông Dương Văn Lợi được đưa về Liễu Châu với khuyến cáo nếu không muốn ở lại Trung Quốc thì phải vào sống trong trại tị nạn:
Mà trại tị nạn ở bên Tàu trời ơi, nói không nỗi. Bắt đầu mấy anh phi công cũng nản rồi, biết là đi không được rồi...
Tại Liễu Châu, làm quen với một số người Việt từ Hà Nội hoặc Hải Phòng trốn qua Hồng Kông rồi bị bắt trả về Trung Quốc, ông Dương Văn Lợi gom góp tiền bạc để dành nhờ họ mua một chiếc thuyền cũ. Quyết định của ông là phải đi khỏi Hoa Lục và lần này bằng đường biển:
Tìm vượt đường biển từ đó lên tới Quảng Châu chỗ có biển tới 3.000 cây số lận. Nó cũng ham đi chứ nếu nó không ham đi mà lấy hết tiền thì tôi cũng kẹt bên Tàu luôn rồi.
Năm người chủ mưu vụ cướp máy bay để vượt biên năm 1981 bị Hà Nội xử tử vắng mặt. Hình ảnh do ông Dương Văn Lợi cung cấp. |
Lo xong mọi việc, gia đình ông Dương Văn Lợi cùng khoảng 10 anh em người Việt đã giúp ông mua lại chiếc tàu chuẩn bị đi Quảng Châu:
Năm 83 là tôi đi, 300 cây số tới Quảng Châu, xuống bãi biển ở Quảng Châu.
Trốn khỏi Trung Quốc
Đó là chuyến vượt biển đầy trắc trở, tàu thì cũ nên hết hư cái này đến hỏng cái khác. Trên đường đi, ông Lợi kể là ông thấy cả 40 thuyền lớn nhỏ đi ngang mà không chiếc nào dừng lại cho đến khi được tàu Liên Xô vớt trong một cơn bão:
Tàu Liên Xô vớt thì tôi nói tôi người Đài Loan, đi đánh cá bị bão. Lên đó thì phải nói bằng tiếng Anh không thôi. Tàu Liên Xô cho hai người thợ máy xuống sửa, nếu sửa không được thì họ kéo mình vô bờ nhưng tôi biết vô là mình bị bể vì họ sẽ đưa qua tòa đại sứ gần nhất.
Thế là ông Dương Văn Lợi cố thuyết phục bên tàu Liên Xô cho chiếc thuyền nhỏ của ông tiếp tục cuộc hải hành. Cuối cùng, tàu cập vào một đảo nhỏ của Philippines là Dalupiri:
Liên Hiệp Quốc kêu tụi tôi là Group 14 Dalupiri, có nghĩa là 14 người lên đảo Dalupiri.
Từ đảo Dalupiri, mọi người được bốc về Manila, tiếp đến chuyển thẳng vào trại tị nạn Palawan.
Tại Palawan, ông Dương Văn Lợi xin đi định cư ở Canada. Nhưng do do thủ tục khám sức khỏe để nhập cư Canada quá nhiêu khê và quá lâu, sẵn phái đoàn Pháp chấp nhận cho đi dễ dàng và nhanh hơn, ông Dương Văn Lợi quyết định đi Pháp. Đó là năm 1985. Mười người vượt biển trên chiếc tàu của ông còn ở lại Palawan và chỉ đến Pháp nhiều năm sau đó.
Sau chuyến vượt thoát thành công bằng trực thăng từ phi trường Bạch Mai năm 1981, Hà Nội mở phiên xử khiếm diện, tuyên án tử hình 5 người trong nhóm gồm ông Dương Văn Lợi, em ông là sĩ quan công an Dương Văn Báu, phi công chính, phi công phụ và cơ phó.
Gia đình tôi qua Pháp, em tôi là Dương Văn Báu đi sau tôi vài năm. Nó trốn từ Bắc Kinh, ra biển gặp tàu Nhật vớt và tị nạn ở Nhật Bản cách đây cũng khá lâu rồi.
Còn hai vợ chồng Lục là phi công chánh thì ở lại Bắc Kinh và bây giờ làm ăn giàu có lắm. Anh phi công phụ tên Sơn cũng ở tại Bắc Kinh. Còn một anh cơ phó cũng trốn từ Bắc Kinh qua tị nạn ở Canada, anh Đoàn, là người Thượng mà vô dân Canada rồi. Cách đây 5 năm tôi được tin là anh về thăm gia đình, vừa xuống máy bay thì bị bắt giam tại Hà Nội, từ án tử hình xuống còn án chung thân khổ sai.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/priso-esca-by-helicop-03122015101054.html?searchterm:utf8:ustring=c%C6%B0%E1%BB%9Bp+tr%E1%BB%B1c+th%C4%83ng
No comments:
Post a Comment