Việt
Nam có thể bị mất toàn bộ các đảo, các cấu trúc địa lý thuộc quần đảo
Trường Sa cho Trung quốc, nếu vẫn còn giữ nguyên chính sách “ba không”
như hiện nay.
Trên
quan điểm địa chiến lược, Trung Quốc chỉ có thể trở thành “đại quốc”
khi các nước chung quanh “yếu”. Nếu các nước này đã là các nước “giàu”
thì cũng phải làm thế nào cho họ ít nhiều lệ thuộc vào Trung Quốc. Đã từ
lâu Trung Quốc là động cơ cho phát triển của cả khu vực (và thế giới).
GDP của Trung Quốc lên hàng thứ nhì và ngân sách quốc phòng cũng hàng
thứ nhì trên thế giới (150 tỉ đô là số công bố. Số thật sự có thể lên
gấp đôi). Trung Quốc đã là một “nước lớn”. Các nước “giàu” trong khối
ASEAN, hay Đại Hàn, Nhật đã “tương thuộc” một cách sâu sắc về kinh tế
với Trung Quốc.
Việt
Nam là một ngoại lệ. Nước này từ đầu thập niên 90 đã ngoan ngoãn nằm
trong “quĩ đạo” của Trung Quốc. Việt Nam tuyên bố là không “liên minh”
với nước nào. Điều này rất hợp ý Bắc Kinh. Trung Quốc sẽ liên tục “giúp”
mọi thứ để cho Việt Nam trở thành một nước “yếu” và nghèo đói kinh
niên.
Một
cái nhìn (địa chiến lược) khác, Mỹ lại không muốn thấy một “đại cường”
Trung Quốc, đối trọng với Mỹ trong khu vực. Mỹ không thể tái dựng lại
“chiến tranh lạnh” nhằm cô lập Trung Quốc mà chỉ có thể thiết lập một
hàng rào các nước đồng minh để bao vây Trung Quốc. Các nước nằm trong
“hàng rào” của Mỹ đều là các nước giàu (hay tương đối giàu hơn Việt Nam)
và mạnh. Việt Nam có vị trí rất “đắc địa”, vì là thanh kiếm dưới yết
hầu của Trung Quốc. Dĩ nhiên được Mỹ coi trọng.
Việt Nam có hai lựa chọn.
Một
là không liên minh với ai hết (theo như ý nguyện của Bắc Kinh) như hiện
nay. Kết quả là nghèo kinh niên, (lãnh thổ mất lần hồi) vì đó là mục
đích chiến lược của Trung Quốc.
Hai
là “liên minh” với Mỹ để trở thành một nước giàu và mạnh (ít ra như Đại
Hàn). Vì một Việt Nam nghèo đói sẽ không ngăn cản được Trung Quốc mà
còn là một gánh nặng cho Mỹ.
Và chỉ có liên minh với Mỹ Việt Nam mới có thể bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, vùng trời của quốc gia mình.
Một số yếu tố trình bày sau đây, cho thấy nếu Việt Nam không thay đổi, mất nước sẽ là một trình tự êm ái.
1. Từ vụ kiện của Phi
Ngày
23 tháng giêng năm 2013, Bộ Ngoại giao Phi trao công hàm cho Bắc Kinh,
đồng thời thông báo trước dư luận trong ngoài nước, việc Phi đã nộp hồ
sơ đưa Trung Quốc ra Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Quốc Tế
về Biển 1982. Hồ sơ kiện của Phi gồm 4.000 trang tài liệu, được Tòa
Trọng tài Thường trực (La Hague, Hòa Lan) thụ lý. Tháng 6-2014, Tòa
thông báo cho Trung Quốc, nước này có 6 tháng để nộp bản phản biện, thời
hạn chót là ngày 15-12-2014. Như đã biết, từ ngày 19 tháng 2 năm 2013,
bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố từ chối tham gia vụ kiện, và dĩ
nhiên, không nhìn nhận thẩm quyền của Tòa. Một bản Tuyên bố ngày
7-12-2014 đã được phía Trung Quốc công bố. Theo đó lập luận của Trung
Quốc về các lý do không tham gia vụ kiện được trình bày khá rõ rệt.
Những lập luận đáng ghi nhận của Trung Quốc là:
a.
Tòa không có thẩm quyền vì cốt lõi của vụ kiện liên quan đến “chủ quyền
lãnh thổ” mà điều này không thuộc phạm trù của Công ước Quốc tế về Biển
1982.
b. Vụ kiện liên quan đến vấn đề “phân chia ranh giới biển” mà điều này Trung Quốc đã bảo lưu năm 2006 (loại trừ mọi biện pháp trọng tài có mục đích phân chia ranh giới biển).
b. Vụ kiện liên quan đến vấn đề “phân chia ranh giới biển” mà điều này Trung Quốc đã bảo lưu năm 2006 (loại trừ mọi biện pháp trọng tài có mục đích phân chia ranh giới biển).
Thái
độ của TQ, không tham gia vụ kiện và không nhìn nhận thẩm quyền của
tòa, không cản trở được quá trình thụ lý của Tòa Thường Trực. Nếu không
có gì trở ngại, nội vụ sẽ xử vào tháng 7 năm 2015.
Trong tiểu đoạn trước người viết có nói rằng sẽ có 40% xác suất Tòa tuyên bố “không có thẩm quyền”.
Trong tiểu đoạn trước người viết có nói rằng sẽ có 40% xác suất Tòa tuyên bố “không có thẩm quyền”.
Vì
sao sẽ giải thích bên dưới. Điều này nếu xảy ra, vùng nhận diện phòng
không (ADIZ) của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ sớm được thành lập (theo bản
đồ dưới đây). Dĩ nhiên, tất cả các đảo, cấu trúc địa lý trong vùng biển
(được bao che bởi vùng ADIZ) phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trung
Quốc không thể lập vùng nhận diện phòng không nếu có một vùng lãnh thổ
(nào đó) ở phía dưới còn thuộc về một nước khác.
Tức
là, trước khi tuyên bố vùng nhận diện phòng không, công việc của Trung
Quốc là “thâu hồi” các đảo, các cấu trúc địa lý bên dưới khu vực này.
Phía thiệt hại nhiều nhất không phải Phi Luật Tân mà là Việt Nam. Toàn
bộ lãnh thổ của Việt Nam trong Biển Đông sẽ bị mất.
Hình trên: Vùng ADIZ của TQ, giả định của tác giả.
2. Nội dung hồ sơ kiện của Phi
Phi yêu cầu Tòa tuyên bố, gồm 10 điều:
1.
Các quyền của Trung Quốc và Phi ở biển Đông phải tuân thủ theo UNCLOS.
(Các quyền được xác định theo phần II đối với lãnh hải và vùng tiếp
giáp, theo phần V đối với vùng ZEE và theo phần VI đối với thềm lục
địa).
2. Yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc là vô giá trị.
3.
Các cấu tạo lúc chìm lúc nổi, không nằm trong lãnh hải các quốc gia ven
biển, thuộc đáy biển, thì không thể chiếm hữu, ngoại trừ cấu tạo đó nằm
trên thềm lục địa của quốc gia theo phần VI UNCLOS.
4.
Các bãi Vành Khăn, Mc Kennan, Xu Bi và Gaven là các cấu tạo chìm khi
thủy triều lên, không phải là đảo theo qui định của điều 121 UNCLOS,
cũng không nằm trên thềm lục địa Trung Quốc, việc Trung Quốc chiếm đóng
có trái phép hay không và việc xây dựng trên các bãi cạn này có trái
phép hay không?
5. Bãi Vành Khăn và McKennan thuộc thềm lục địa của Phi theo phần VI của UNCLOS.
6.
Bãi Hoàng Ngam và các đá Châu Viên, Gạc Ma, Chữ Thập là các bãi chìm,
ngoài trừ vài mỏm đá nhô trên nước khi thủy triều lên. Chúng chỉ là “đá”
theo điều 121 khoản 3 của UNCLOS, vì thế chỉ có thể có lãnh hải không
quá 12 hải lý. Trung Quốc đã đòi hỏi một cách phi lý quyền mở rộng các
vùng biển quá 12 hải lý tại các cấu tạo này.
7. Trung Quốc đã vi phạm luật pháp khi ngăn cấm các tàu của Phi khai thác các vùng biển cận Hoàng Nham và đá Gạc Ma.
8.
Phi có quyền về lãnh hải 12 hải lý, ZEE 200 hải lý và thềm lục địa,
theo các phần II, V và VI của UNCLOS, tính theo đường cơ bản quần đảo
của Phi.
9.
Trung Quốc đã yêu sách một cách bất hợp pháp các quyền đối với tài
nguyên sinh vật và phi sinh vật và đã khai thác phi pháp các tài nguyên
này và cũng đã vi phạm pháp luật khi không cho Phi khai thác các tài
nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng EEZ và thềm lục địa của mình.
10. Trung Quốc đã can thiệp một cách bất hợp pháp quyền tự do hàng hải của Phi được xác định theo UNCLOS.
Các điểm, theo tôi, Tòa không có thẩm quyền để tuyên bố là:
Điểm
3 và điểm 4: về tình trạng pháp lý các cấu tạo địa lý lúc chìm lúc nổi
(mà Trung Quốc hiện chiếm đóng và xây dựng). Công ước Quốc tế về Biển
1982 không đề cập đến việc các cấu trúc địa lý này có thể chiếm hữu hay
không? Phán lệ (hay án lệ) của CIJ trong vụ kiện giữa Qatar và Bahreïn.
Tòa nói về việc này như sau:
“Luật pháp quốc tế im lặng về tình trạng pháp lý của các bãi lúc chìm lúc nổi, các bãi này có thể xem như là một “lãnh thổ” hay không? luật pháp hiện hành cũng không thể xác định là các bãi đó có thể xem như là một lãnh thổ tương đương với “đảo” hay không”?
Tuy
nhiên, trong vụ tranh chấp giữa Tân Gia Ba và Mã Lai về chủ quyền của
các đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge qua
phán lệ của Tòa án Quốc tế (CIJ) ngày 23-5-2008. Trường hợp tương tự,
South Ledge là một đảo đá lúc chìm lúc nổi, chỉ thấy khi thủy triều
thấp. Tòa có nhắc lại tình trạng mơ hồ về tình trạng pháp lý của các cấu
trúc địa lý này trong vụ án Qatar và Bahreïn. Dầu vậy Tòa phán rằng
South Ledge nằm ở vùng lãnh hải nước nào thì sẽ thuộc chủ quyền của nước
đó.
Nếu
phán quyết của Tòa CIJ ở trên trở thành một “phán lệ”, được áp dụng
trong trường hợp các cấu trúc địa lý tương tự ở Trường Sa, thì chủ quyền
các cấu trúc (lúc chìm lúc nổi) sẽ phụ thuộc vào các đảo chính. Tức là
nước nào có chủ quyền ở đảo chính thì các cấu trúc phụ thuộc cũng sẽ
thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
Ở
điểm này Tòa sẽ không có thẩm quyền phán xét. Đơn giản vì nó liên quan
đến vấn đề “chủ quyền lãnh thổ” mà điều này nằm ngoài thẩm quyền của
UNCLOS.
Điểm
5, đá McKennan thuộc nhóm đảo Sinh Tồn, phụ thuộc vào đảo Sinh Tồn.
Trong khu vực đảo này Trung Quốc đã chiếm hai bãi (đá) Gạc Ma và Tư
Nghĩa. Đá Vành Khăn sẽ phụ thuộc vào đá (nổi thường trực) hay đảo nào kế
cận trong vòng 12 hải lý. Phía Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền các
đảo Trường Sa, theo Tuyên Bố đơn phương năm 1958 về hải phận 12 hải lý.
Ở điểm này Tòa cũng không có thẩm quyền, vì thuộc vấn đề “chủ quyền lãnh thổ”.
Điểm
6 nói về hiệu lực của “đảo” hay “đá” theo điều 121 UCLOS. Ở đây tranh
luận là về lý thuyết luật học nhưng rất dễ sa vào lãnh vực “phân chia
ranh giới biển” mà điều này Tòa cũng không có thẩm quyền do bảo lưu của
Trung Quốc năm 2006.
Tức là, khi tôi nói có xác suất 40% Tòa không có thẩm quyền là dựa trên các cơ sở dữ kiện này.
3. Việt Nam cần có thái độ nào?
Hình
chụp từ trên không Đá Chữ thập ngày 14 tháng 11, 2014 cho thấy TQ đang
xây dựng cảng và các công thự khác. HÌnh: IHS Janes’s Defense Weekly
Nghe
báo chí loan tải, Việt Nam đã gởi hồ sơ lên Tòa, trong vụ kiện của Phi,
không phải để tham gia vụ kiện mà nhằm bảo vệ (bảo lưu) quyền lợi của
Việt Nam trong khu vực. Điều này tôi cũng đã cảnh báo từ sau khi Phi
tuyên bố đi kiện. Lý do các chủ thể mà Phi đề cập tới hầu hết đều thuộc
chủ quyền của Việt Nam.
Sự
việc Trung Quốc ráo riết xây dựng trên các cấu trúc địa lý (chiếm được
của Việt Nam), trong vòng một thời gian ngắn, đã biến các cấu trúc địa
lý này thành những đảo nhân tạo. Như vậy chủ ý của Trung Quốc là phải
hoàn tất việc xây dựng trước ngày Tòa tuyên bố (dự tính tháng 7 năm
2015).
Trung Quốc đã đặt thế giới trước một việc đã rồi.
Bước
kế tiếp (có thể là hai bước song song) là Trung Quốc sẽ tuyên bố vùng
“nhận diện phòng không” đồng thời tuyên bố phong tỏa vùng biển chung
quanh các đảo Trường Sa. Vấn đề “tự do hàng hải” sẽ không ảnh hưởng vì
Trung Quốc không có mục đích làm gián đoạn việc này. Các đảo (có người
sinh sống) sẽ phải kéo cờ đầu hàng trong một thời gian ngắn vì thiếu
nước và lương thực.
Bằng
mọi cách Trung Quốc sẽ chiếm các đảo trong khu vực ADIZ mà họ đã vạch
ra. Vì nếu còn một đảo nào đó thuộc chủ quyền nước khác, vùng ADIZ này
sẽ không hiệu lực.
Việc
xây dựng các đảo của Trung Quốc chắc chắn đã làm Việt Nam “chới với”
nhưng lãnh đạo (và phần lớn học giả) Việt Nam vẫn dường như chưa nhìn
thấy viễn ảnh nan giải phía trước. Lãnh đạo công sản Việt Nam vẫn yên
bình tổ chức hội nghị “sắp xếp nhân sự”, khẳng định “kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa” trong khi học giả thì viết luận văn tuyên
truyền chính sách “đu dây” với “lời nguyền địa lý”.
Có “lời nguyền địa lý” nào độc địa bằng địa lý nước Nhật?
Về tình trạng văn hóa và địa lý, Nam Hàn có khác gì Việt Nam với Trung Quốc?
Không có lời nguyền nào cả. Chỉ có vấn đề là khôn hay dại. Có chui đầu vào niềng “kim cô” hay không mà thôi.
Giải
pháp tốt nhất (để phá nước cờ thế của Trung Quốc) hiện nay của Việt Nam
là liên minh với Mỹ và tức thời lập hồ sơ đi kiện Trung Quốc.
Vì tình thế mới phải có kế sách mới.
Vụ
Phi đi kiện Trung Quốc không thuyết phục được Tòa. Bởi vì các đảo mà
Phi hiện chiếm đóng phần lớn là trái phép. Chỉ có Việt Nam mới có tư
cách (hơn Phi) để kiện Trung Quốc ở Trường Sa. Điều này tôi cũng đã cảnh
báo từ hơn thập niên nay.
No comments:
Post a Comment