Sunday, September 4, 2016

HENRY A. PRUNIER, NGƯỜI HUẤN LUYỆN QUÂN VIỆT MINH TỪ TRẦN NĂM 91 TUỔI

"Ông Prunier nói, "Rất tiếc, đám OSS đã từ chối món quà gái đẹp Việt Nam và thuốc kích dục rừng rú của Hồ (Chí Minh) tặng vì phải tuân theo quy định. Nhưng ông ấy [Prunier] đã nhận tấm khăn thêu của Hồ và về sau, treo nó trong nhà của ông."

Toán OSS, Deer (Con Nai, Deer team) cùng với cấp chỉ huy Việt Minh, có cả Hồ Chí Minh (đứng thứ 3 từ trái), trong thời gian huấn luyện năm 1945. Henry Prunier thứ tư từ phải qua.


Henry A. Prunier dậy Võ Nguyen Giáp cách ném qủa lựu đạn, viên tướng lãnh Việt Nam, người thành công trong việc chống lại quân đội Pháp và Hoa Kỳ.

Bài học xẩy ra trong tháng Bẩy năm 1945, sau khi ông Prunier cùng với sáu người Hoa Kỳ khác nhẩy dù xuống một ngôi làng cách Hà Nội 75 dặm về hướng tây bắc, trong một nhiệm vụ bí mật, huấn luyện cho một đơn vị 200 du kích tinh nhuệ, xử dụng vũ khí tối tân của Hoa Kỳ tại căn cứ trong rừng của họ.


Ông Prunier chụp năm 2011 với bằng khen của Việt Nam


Nhóm quân nhân OSS (Phòng Dịch Vụ Chiến Lược, đơn vị tình báo Hoa Kỳ trong Thế Chiến Thứ Hai) muốn quân du kích gíup đỡ chông lại quân đội Nhật Bản, lúc đó đang chiếm đóng vùng Đông Dương. Đổi lại, Việt Minh nhận được vũ khí Hoa Kỳ cho trận chiến dành độc lập.


Thêm một điều nữa, mời những người Hoa Kỳ đến căn cứ, lãnh tụ Việt Minh, Hồ Chí Minh được chữa bệnh sốt rét và các bệnh khác. Những người Hoa Kỳ ở đó hai tháng, và sự chăm sóc sức khỏe của họ có thể đã cứu mạng ông ta.


Ông Prunier, vừa từ trần tháng trước, thọ 91 tuổi, lúc câu chuyện xẩy ra là một binh nhì 23 tuổi, ông ta còn là một thông ngôn nữa do khả năng ngoại ngữ (tên như tiếng Pháp). Nhiệm vụ đầu tiên trao cho ông ta là huấn luyện một người đàn ông nhỏ con, được biết duới tên Văn, xử dụng súng trường, đại liên, Bazooka, và các loại vũ khí khác.


Ông Văn, người thường mặc bộ vest trắng, giây đen chính là ông Giáp. Chín năm sau, ông ta được phong cấp tướng, chỉ huy trận chiến thắng Điện Biên Phủ, đẩy người Pháp ra khỏi Việt Nam, rồi chống lại quân đội Hoa Kỳ, một trận chiến đem lại nhiều tổn thất.


“Giáp muốn biết tại sao chúng ta dung tay ném qủa lựu đạn và ‘cái gì’ kích qủa khẩu súng cối.”. Ông Prunier nói trong lần trả lời phóng viên báo Worcester Telegram & Gazette ở Massachusetts năm 2011. “Có lần ông ta thò đầu nhìn xuống nòng khẩu súng cối làm tôi sửng sốt. Đầu ông ta có thể bị bay mất”


Ông Prunier mất ngày 17 tháng Ba không báo cáo gì về những chuyện đó, sống lặng lẽ ở Worcester, trông coi cơ sở bán gạch liệu của gia đình. Prunier chết vì nhồi máu cơ tim ở Beverly, Mass., theo lời của người con dâu Gloria Prunier. Ông ta là người cuối cùng ra đi trong nhóm nhẩy dù bí mật xuống Việt Nam năm xưa.


Theo một phần ghi chú trong lịch sử Hoa Kỳ, chuyến hoạt động bí mật đó được người Việt Nam coi trọng, như một sự hợp tác với người Hoa Kỳ. Quân phục của ông Prunier được trưng bầy trong viện Bảo Tàng Quân Sự ở Hà Nội, và một nhà sản xuất phim Việt Nam đang chuẩn bị thực hiện cuốn phim “Nhật Ký của Henry Prunier”
“Lạ lùng”, ông nói thêm “Tôi là một người hùng ở đó”


Henry Arthur Prunier sinh ra ở Worcester ngày 10 tháng Chín năm 1921. Ông ta theo học ở trường cao đẳng Assumption College, cũng ỡ Worcester, nơi mà hầu hết các lớp đều được giảng dậy bằng tiếng Pháp. Nhưng được 3 năm, ông ta gia nhập quân đội. Được ghi nhận có khả năng về ngoại ngữ, quân đội gửi ông ta đến viện Đại Học Berkeley California học tiếng Việt Nam. Rồi sau đó cơ quan tình báo OSS đến tuyển mộ ông ta cùng với hai người khác, tình nguyện nhẩy dù xuống vùng Đông Dương. Họ được cho biết hy vọng sống sót 50%


Sau khi rời Berkeley, Ông Prunier được gửi đi học một khóa về mật mã và sẽ theo chân một sư đoàn bộ binh qua Pháp. Nhưng sau đó nhận lệnh đến trình diện cơ quan OSS ở Washington và nhận một nhiệm vụ đặc biệt, mật hiệu Deer Team.


Các quân nhân biệt kích Hoa Kỳ dự trù sẽ lội bộ lộ trình dài 300 dặm từ bên Tầu vào đến căn cứ của du kích quân Việt Minh. Nhưng sợ đụng phải quân đội Nhật phục kích, nên họ nhẩy dù xuống. Đó là lần nhẩy dù đầu tiên của ông Prunier, ông ta đáp xuống một thửa ruộng lúa, có người bị vướng trên cây.


Được quân du kích đón, hộ tống, đưa đến một căn nhà làm bằng tre, gặp Hồ Chí Minh đang nằm trong một góc tối, run rẩy vì bệnh sốt rét. Ông ta tự giới thiệu là “C.M. Ho”. Nhân viên y tá trong toán chữa bệnh cho ông ta.


Khi ông Hồ bình phục, ông ta bàn luận với người Hoa Kỳ thường xuyên. Việt Minh đồng ý cung cấp tin tức tình báo, phá hoại hệ thống đường rầy xe lửa và cứu phi công Hoa Kỳ bị bắn rơi. Khi ông Hồ biết Prunier đến từ Massachusettes, ông ta kể những câu chuyện về chuyến thăm thành phố Boston.


Trong khi toán biệt kích OSS Deer làm việc với Việt Minh, quân đội Nhật đầu hàng, và Việt Minh tuyên bố Việt Nam là một quốc gia độc lập, dung những danh từ trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Ông Hồ đưa cho những người bạn Hoa Kỳ một công điện chuyển cho Tổng Thống Harry S. Truman, nhờ ông ta yểm trợ Việt Minh chống lại người Pháp, đã mất thuộc điạ về tay người Nhật trong trận thế chiến thứ hai và đang tìm cách lấy lại. Tổng Thống Truman không hề trả lời. Người Hoa Kỳ đứng sau lưng người Pháp.


Nhiều sử gia cho rằng, việc từ chối lời kêu gọi của ông Hồ, người Hoa Kỳ bỏ qua cơ hội xây dựng sự liên hệ với Bắc Việt và có thể Hoa Kỳ tránh được trận chiến Việt Nam hai thập niên sau. Người khác cho rằng tư tưởng cộng sản của ông Hồ làm cho miền Bắc trở thành kẻ thù theo định nghiã.


Ông Prunier đứng ở giữa hai luồng tư tưởng “Ông ta (Hồ) nhận thức không có điều khác biệt giữa một người cộng sản và niềm hy vọng nền dân chủ trong cuộc sống dân tộc của ông ta”. Prunier tiếp “Trên nhiều khía cạnh, ông ta ngây thơ (naive)”


Theo lệnh của cơ quan, quân nhân OSS từ chối sự giới thiệu những cô gái đẹp của ông Hồ. Prunier nhận một bức tranh từ ông Hồ và sau đó treo ở nhà.


Ông Prunier để lại bà vợ sau 62 năm chung sống Mariette Lague, con gái Joanne M. Green, Dianne M. Behnke, con trai Raymond, Donald, 12 cháu nội ngoại v à 4 chắt (ông cố).


Trong năm 2011, Ông Prunier được ân thưởng Ngôi Sao Đồng cho những chiến công năm xưa. Cũng năm đó, trường cao đẳng Assumption College trao bằng cử nhân cho ông mà ông chưa hoàn tất. (Ông ta lấy được bằng cử nhân ở viện Đại Học Massachusetts sau trận thế chiến)


Trong năm 1995, Ông Prunier trở lại Hà Nội gặp lại những người Việt Minh vẫn còn sống sót mà ông ta đã huấn luyện. Nhận ra Prunier, Tướng Giáp cầm lấy qủa cam như cầm qủa lựu đạn mà Prunier đã dậy ông ta.
Ông Tướng nói: “Yes, yes, yes!”




3 Sept 2016 
7:38pm
vđh
Hoang Phan chuyen


Bài đã đăng




No comments:

Ngưu Ma Vuơng được ân xá

  Jacob Chansley, Tù nhân Chính Trị, bị bắt mang theo 41 tháng lương thực, chuyên trị ăn chay. Anh được biết đến với biệt danh ...