Thursday, September 22, 2016

HRW chế giễu blogger miêu tả kỳ nghỉ hè ‘thú vị’ ở Bắc Triều Tiên

HoangsaParacels:  Cộng sản chỉ chuyên thói giả dối, lường gạt, chỉ những kẻ mộng muội, nhẹ dạ, mù quáng, quân tử tàu mới cả tin và làm tay sai cho bọn chúng.


Nông dân Bắc Triều Tiên đạp xe ngang qua một cánh đồng gần thị trấn Sariwon, Bắc Triều Tiên. (Ảnh tư liệu)

Tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch đã công khai chỉ trích một blogger du lịch người Anh được hâm mộ vì đã đưa lên mạng những nhận xét tích cực và thú vị về chuyến đi thăm Bắc Triều Tiên mới đây của ông, trong khi bỏ qua những điều mà chế độ áp bức của nước này không muốn thế giới nhìn thấy, là tình trạng áp bức và nghèo đói trên diện rộng.


Ông Louis Cole có lẽ không ngờ về mức độ phẫn nộ của công chúng mà ông đã khơi lên khi trong tháng qua ông tải lên trang blog của ông một loạt video về chuyến đi 10 ngày đến thăm Bắc Triều Tiên có tên là Fun for Louis.

Ông Cole nói ông cố ý tập trung vào “những điều tích cực đẹp đẽ” trong video chiếu cảnh ông có mặt tại một công viên nước, lướt sóng và đi tham quan khắp nơi tại Bắc Triều Tiên, trong khi không tập trung vào sự kiện các giới chức chính phủ Bắc Triều Tiên đã hạn chế nhóm du lịch, chỉ cho họ tiếp cận những người hoặc những địa điểm đã được chuẩn y trước.

Trong một băng video tiếp sau video về chuyến đi, ông Cole nói: “Tôi không phải là một phóng viên điều tra. Tôi không bình luận về chính trị, trên Internet có nhiều nơi khác bạn có thể truy cập để tìm những thông tin đó.”

Ông Cole bị truyền thông mô tả là không hay biết gì hay là một con tốt tự nguyện để Bắc Triều Tiên lợi dụng nhằm đánh bóng hình ảnh của nước này. Người viết blog du lịch này đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng chế độ cầm quyền ở Bình Nhưỡng đã trả tiền cho ông để thực hiện băng video quảng cáo này.

Viết trên báo Korea Times ở Seoul trong tuần này, Phó Giám đốc Human Rights Watch đặc trách châu Á Phil Robertson nêu lên sự khác biệt giữa những lời miêu tả cảnh đẹp và sự thân thiện của Bắc Triều Tiên với những vụ tàn sát có hệ thống đã diễn ra tại quốc gia chuyên chế và đầy bí mật này, nơi truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ và các quyền cá nhân bị giới hạn nghiêm trọng.

Vào năm 2014, Đại hội đồng Liên hiệp quốc biểu quyết đưa Bắc Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế về những tội ác đối với nhân loại.

Vụ này được dựa trên một phúc trình của một Uỷ ban Điều tra Liên hiệp quốc thu thập những tài liệu về một mạng lưới các nhà tù chính trị trong nước và những hành động vi phạm nhân quyền tràn lan, kể cả các hình phạt lao động khổ sai, tra tấn, bắt làm nô lệ, hiếp dâm và giết người.

Nghị quyết bị trì hoãn tại Hội đồng Bảo an vì các đồng minh của Bắc Triều Tiên là Nga và Trung Quốc, có phần chắc sẽ phủ quyết nếu nó được đưa ra biểu quyết.

Ông Cole đã đưa ra một lời xin lỗi ngắn, nói rằng ông không ủng hộ ý thức hệ của Bắc Triều Tiên, và lẽ ra ông phải khuyến khích độc giả của ông nên tự nghiên cứu về các điều kiện tại nước này.

Blogger người Anh này cũng bênh vực video của ông về mặt tích cực của Bắc Triều Tiên như một hình thức giao tiếp với nước này, và như một cách để xây dựng những mối quan hệ hòa bình với đất nước bị cô lập này.

Ông Robertson nói ông Cole không xây dựng những cầu nối, mà ông đã bị lợi dụng.

Trang blog du lịch sôi nổi của ông Cole cũng làm giảm nhẹ nguy cơ bị bắt giữ tùy tiện tại Bắc Triều Tiên, đặc biệt là đối với các du khách Mỹ.

Vào tháng 1 năm nay, một sinh viên Trường đại học Virginia bị bắt tại Bình Nhưỡng vì đã giật ra một bích chương treo trên tường của khách sạn nơi ông tạm trú, khi đang đi theo một tour du lịch. Sau đó ông này bị xử 15 năm lao động khổ sai.

Chính quyền Bình Nhưỡng trong quá khứ đã sử dụng những người Mỹ bị bắt để được những nhân vật tăm tiếng ở Washington tới thăm.

Có ít nhất 14 công dân Mỹ bị giam giữ tại Bắc Triều Tiên trong 10 năm qua.

Vào tháng 4 năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra cảnh báo du lịch khuyên các công dân Mỹ nên tránh xa Bắc Triều Tiên.


No comments:

Tạp ghi CẢM ƠN NGƯỜI VIẾT SỬ “Phía Bên Kia” -Điệp Mỹ Linh

https://www.youtube.com/watch?v=KHUUiGLSWkQ Tình Quê Hương của Đan Thọ. Đang đọc tin tức, thấy dấu hiệu có email vừa vào “box”, tôi chuyển s...