Monday, November 7, 2022

Ly kỳ bảo vật triều Nguyễn và vụ trộm ấn ‘Hoàng hậu chi bảo’ Tác giả, Phạm Cao Phong


HÌNH ẢNH,
PHAM CAO PHONG

Chiếc ấn Hoàng hậu chi bảo được cho là đang được bảo quản tại Việt Nam, dù một tờ báo nói nó đã mất trộm và nấu chảy

Năm 2018, tôi đến Huế với một nữ phóng viên, kiêm đạo diễn truyền hình Pháp. Chị đã có nhiều bộ phim đoạt giải thưởng quốc tế, và năm nay lại vừa có một bộ phim nhận được huy chương vàng. Lần đầu về Việt Nam năm 2003, chị gặp phải những va chạm, châm chọc không đáng có để rồi mất đi hứng thú trở lại.

Tôi hy vọng bằng cách này hay cách nọ níu kéo "những hẹn hò từ nay khép lại" với Việt Nam của chị hồi tâm trở về. Nghệ sĩ vốn dễ tìm ra có một đời sống khác trong một thế giới không còn thuộc về mình nữa. Mong muốn của tôi, là trái tim nghi ngại của chị sẽ lên tiếng, để chị vác máy quay về Huế. Thế giới trong mắt người tài nó đa tình, quyến rũ lắm, để người nước ngoài xem phim của chị "rớt xuống đời làm sóng lênh đênh", đến với Việt nam nhiều hơn nữa.

Huế thì cũng mơ ảo, nắng buồn hơn mưa, gợi về Versailles của Pháp, chốn cung đình vua Mặt trời Louis 14 xây dựng. Tới Paris mà không đến đây, thì cũng như về Việt Nam không đến thăm Huế.

Tôi cố gắng thẩm thấu cho riêng mình những cái tệ vụn vặt, vốn gặp thường nhật để bạn mình có ấn tượng tích cực về chốn kinh kỳ xưa.

Song phải thành thật mà nói, Việt Nam còn phải cố gắng rất nhiều để người đến vấn vương, để nhớ, để thương, để trái tim trổ bông hy vọng ngày hội ngộ tiếp theo.

Đằng sau những cách cửa Đại Nội Huế, là những bức tường không biết nói, những tủ kính trưng bày chưa đánh thức sự tò mò hiếu kỳ. Những dấu vết Hoàng triều Nguyễn, của thật không có. Ấn tỷ vốn bằng vàng ròng được thay bằng những chiếc ấn làm bằng gốm, châu bản thì cũng chẳng biết giả trang bằng chất liệu gì nữa.

Ở Pháp, mỗi Chủ Nhật đầu tiên từ tháng 11 đến tháng 5 và hai ngày cuối tuần vào tháng 9, được gọi là ngày "Di sản văn hóa". Trong những ngày này, người dân được thăm quan miễn phí tất cả mọi nơi, từ Phủ Tổng thống, lâu đài Hoàng gia Pháp, Bảo tàng viện v.v… Không có một cánh cửa nào đóng với bất kỳ ai, không phân biệt người sang, kẻ hèn, miễn xếp hàng thích vào xem đâu thì đến.

Đến Paris, chốn tứ phương tụ hội, ai cũng có thể rẽ đến thăm Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Pháp Guimet.

Nước Pháp kính trọng các nền văn hóa và dành cho nghệ thuật châu Á vị trí hàng đầu ở Paris. Thả bộ vài bước từ tháp Eiffel, biểu tượng của thủ đô là đến Guimet.

Bảo tàng được thiết kế như một trung tâm tri thức lớn về các nền văn minh châu Á ở trung tâm châu Âu. Ở Guimet có một trong những bộ sưu tập nghệ thuật châu Á hoàn chỉnh nhất trên thế giới.

Pham Cao Phong

NGUỒN HÌNH ẢNH,

PHAM CAO PHONG

Chụp lại hình ảnh,

Các cổ vật trong không gian trưng bày về nghệ thuật văn hóa Việt Nam của Bảo tàng Guimet, Paris

Việt Nam cũng có một chỗ đứng danh dự trong không gian dành riêng cho đất nước có những nét đặc sắc không kém ai ở đây.

Nhìn những hiện vật phong phú, được bảo quản chu đáo, ánh sáng, thiết kế trưng bày tinh tế ở bảo tàng Quốc gia Pháp, tôi không khỏi cảm thấy chạnh lòng.

Pham Cao Phong

NGUỒN HÌNH ẢNH,

PHAM CAO PHONG

Chụp lại hình ảnh,

Tượng Phật ‘Nghìn mắt, nghìn tay’ của Việt Nam được trưng bày trân trọng tại Guimet

Ấn Hoàng hậu vậy là mất hay còn?

Tôi muốn kể dưới đây câu chuyện hẳn bạn đọc sẽ tự mình đánh giá về hiện thực về bảo vật quốc gia ở Việt Nam.

Tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, nơi những khẩu thần công chĩa ra bốn phía như Bảo tàng Quân đội Pháp Invalides, tôi mua được một quyển sách hiếm. Chắc đi mòn Huế, dễ gì kiếm được cuốn sách như vậy.

Đó là cuốn "BẢO VẬT HOÀNG CUNG TRIỀU NGUYỄN (Royal treasures of the Nguyen dynasty)", được xuất bản bằng hai thứ tiếng Việt và Anh, in bằng giấy lụa, ảnh chụp kỹ thuật cao, chất lượng.

 Một công trình tham khảo đáng trân trọng, được áp triện quốc gia của cựu Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện.

NGUỒN HÌNH ẢNH,

PHAM CAO PHONG

Chụp lại hình ảnh,

Sách giới thiệu bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn

Quyển sách này có hai trang chụp trình bày chiếc ấn "Hoàng hậu chi bảo".

Chú thích trong sách ghi:

“Bạc mạ vàng. Đúc tháng Giêng, niên hiệu Bảo Đại thứ 9, 1934. Cạnh 8,65 x 8,65 cm; cao 8,66 cm; dày 2,28cm.

Lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán: Phía trái “Xứng trọng kim ấn thập thất lượng” (Kim ấn nặng 57 lạng). Phía bên phải “Bảo Đại cửu niên chính nguyệt cát nhật tạo” (Đúc vào ngày lành tháng Giêng năm Bảo Đại thứ chín).

Mặt ấn chạm nổi 4 chữ triện trong ô viên: Hoàng hậu chi bảo (Bảo của Hoàng hậu). Ấn được vua Bảo Đại cho đúc để ban cho Hoàng hậu Nam Phương nhân lễ cưới.”

Cuốn sách được nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc in 1000 cuốn, ra mắt bạn đọc năm 2016.

Đây được coi là sách giới thiệu chính thức của Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, giá 2 triệu đồng Việt Nam.




NGUỒN HÌNH ẢNH,PHAM CAO PHONG
Chụp lại hình ảnh,

Chú thích trong sách Bảo vật Hoàng gia Triều Nguyễn về ấn Hoàng hậu chi bảo


Giới thiệu về bảo vật Hoàng Hậu chi bảo trong sách, nhắc cho tôi câu chuyện về chiếc ấn "Hoàng hậu chi bảo" bị mất trong lần đầu trưng bày tại Hà Nội năm 1961.

NGUỒN HÌNH ẢNH,
PHAM CAO PHONG


Chụp lại hình ảnh,Chú thích trong sách Bảo vật Hoàng gia Triều Nguyễn về ấn Hoàng hậu chi bảGiới thiệu về bảo vật Hoàng Hậu chi bảo trong sách, nhắc cho tôi câu chuyện về chiếc ấn "Hoàng hậu chi bảo" bị mất trong lần đầu trưng bày tại Hà Nội năm 1961.

Báo Công An Nhân Dân, đăng ngày 05/9/ 2007 viết lại vụ án, dưới đầu đề "Khám phá vụ trộm ấn vàng tại bảo tàng lịch sử năm 1961" viết:

“Ngày 4/7/1961, khi kiểm tra các hiện vật trưng bày tại Phòng nhà Nguyễn thuộc Viện Bảo tàng Lịch sử, các nhân viên quản lý Bảo tàng phát hiện mất một ấn vàng có đôi rồng chạm nổi ở tay cầm và hàng chữ "Hoàng hậu chi bảo", là ấn của Nam Phương Hoàng Hậu, nặng 4,9 kg, và một âu đựng trầu thuốc bằng vàng nặng 0,5kg.

“Vụ mất báu vật quốc gia nói trên làm xôn xao dư luận.Vụ án sau nửa năm điều tra, tốn nhiều công sức vẫn bế tắc.

“Đúng lúc đó thì Sở Công an Hà Nội nhận được tin báo: Hồi 3 giờ ngày 5/11/1962, kẻ gian đã lọt vào Viện Bảo tàng lịch sử, lấy đi một số hiện vật quý cũng thuộc di vật của triều đình nhà Nguyễn, gồm một ấn bạc mạ vàng khắc hàng chữ “Cao Đức Thái Hoàng Thái Hậu” và hai quyển kim sách cũng bằng bạc mạ vàng, một quyển khắc chữ “Bảo Long” và một quyển khắc chữ “Khải Định thập niên”.”

Sau đó trang báo (đường dẫn vẫn còn ở đây) ghi lại lời khai của những kẻ bị bắt sau thời gian phá án:

“Dạo tháng 4/1961, Thợi và Trưng rủ nhau vào “tham quan” Viện Bảo tàng Lịch sử, thấy nhiều đồ vàng bạc được trưng bày, liền bàn cách lấy trộm. Lợi dụng sơ hở của cán bộ bảo vệ, Thợi đã lấy được mẫu chìa khóa tủ trưng bày hiện vật rồi thuê thợ làm chìa khóa.

“Ngày 1/6/1961, lừa lúc vắng khách tham quan và sơ hở của nhân viên bảo vệ, Thợi đã dùng chìa khóa mở tủ trưng bày, lấy một ấn vàng giấu vào bụng, lấy một âu vàng đưa cho tên Trưng (cũng giấu vào bụng), rồi hai tên cùng lẳng lặng quay ra.

“Khi ra đến cửa Viện Bảo tàng, Trưng dừng lại nói chuyện với nhân viên bảo vệ để lợi dụng thời điểm đó cho Thợi ra trước, còn Trưng thì khéo léo ra sau. Số vàng lấy được, hai tên mang sang Yên Viên chặt phá thành từng thỏi nhỏ rồi đưa đi tiêu thụ ở Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội...

“Vụ thứ nhất trót lọt, công của Thợi lớn, nhưng vì số vàng phải chia nhỏ cho cả bọn ăn theo nên Thợi chẳng được bao nhiêu. Vì thế nên trong vụ trộm thứ hai Thợi quyết định hành động một mình. Khám nơi chứa chấp của gian tại nhà tên Đỗ Huệ ở Yên Viên, Cơ quan điều tra đã thu được một ấn bạc mạ vàng ghi “Cao Đức Thái Hoàng Thái Hậu” còn nguyên vẹn, nặng 74 lạng, 2,5kg bạc và 33 lạng vàng ta (kể cả số vàng mà các đối tượng thuê một hiệu vàng ở phố Hàng Giấy kéo thành nhẫn và số vàng thu tại nhà tên Nguyễn Sơn Trưng ở Bắc Giang).”

NGUỒN HÌNH ẢNH,

PHAM CAO PHONG
Ảnh chiếc ấn Hoàng hậu chi bảo được in trong sách Bảo vật Hoàng gia Triều Nguyễn

Kết quả thật đáng nể:

“Vụ án sau một thời gian dài điều tra với bao nỗi gian truân, vất vả, có lúc tưởng hoàn toàn bế tắc, đã được làm sáng tỏ là chiến công xuất sắc của Công an Hà Nội với sự hỗ trợ đắc lực của các đơn vị nghiệp vụ của Bộ và Công an một số địa phương.

“Tất cả các đối tượng trộm cắp, chứa chấp và tiêu thụ của gian đều đã bị bắt. Ngày 3 và ngày 4/2/1964, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử, tuyên phạt Nguyễn Văn Thợi tù chung thân. 19 tên đồng bọn bị xử từ hai năm án treo đến 11 năm tù giam về các tội phá hoại di tích lịch sử, trộm cắp tài sản quốc gia và tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có. Riêng tên Nguyễn Sơn Trưng (tức Bạt), trốn về quê ở Bắc Giang tiếp tục trộm cắp nên bị dân quân truy đuổi, bắn trọng thương rồi chết.”

Vụ án được coi là khép lại. Tuy nhiên, không hiểu sao, bài báo lại thòng thêm những chi tiết mà những người thích đọc kiếm hiệp hẳn phải gãi đầu.

“Một số người ở Viện Bảo tàng Lịch sử, trong đó có ông Vũ Lai (còn có tên là Nguyễn Tiến Lợi), 59 tuổi, Trưởng phòng Bảo quản, sưu tầm và phục chế, đều cho rằng đây là vụ trộm nội bộ (vụ trộm do người trong Viện Bảo tàng gây ra). Vì vậy lãnh đạo Viện đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp, kêu gọi ai đã trót lấy thì phải trả lại ngay, vì đây là báu vật có một không hai của đất nước.Công tác điều tra được tiến hành ráo riết trên diện rộng. Các đối tượng có tiền án, tiền sự, các đối tượng cờ bạc, buôn lậu vàng bạc trên toàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận đều được lên danh sách để rà soát, sàng lọc.

“Tất cả cán bộ nhân viên đã từng làm việc ở bảo tàng, nay nghỉ việc hoặc chuyển ngành và các cán bộ đang làm việc cũng được xem xét, nhưng vẫn không phát hiện được đối tượng nghi vấn. Nhưng rồi có lần bị gọi hỏi, ông Vũ Lai - Trưởng phòng Bảo quản sưu tầm và phục chế của Viện - đã khai nhận là tự mình gây ra vụ trộm ấn vàng và âu vàng của Triều đình nhà Nguyễn.”

Nguyên văn lời khai của ông Vũ Lai:

“Vì tôi đã có tuổi, biết rằng chẳng làm việc được bao nhiêu lâu nữa sẽ phải nghỉ, chỉ biết nghề họa thì rồi mắt sẽ kém không vẽ được nữa nên rất lo lắng khi trở về tuổi già không làm được gì để sinh sống. Nhân dịp Bảo tàng có bày một số đồ vàng trên Phòng nhà Nguyễn nên có ý định sẽ lấy một vài thứ để dành cho sau này. Ý định này có từ đầu năm, nhưng còn đắn đo chưa dám làm, mãi đến trung tuần tháng 4 tôi mới lấy (tôi không nhớ rõ ngày). Ngày hôm đó lớt phớt mưa phùn nên tôi mặc áo đi mưa bộ đội, tới cơ quan làm việc. Đến khoảng 16 giờ, tôi xuống bảo anh Kiếm đưa cho tôi chìa khóa rồi lên gác, đến Phòng nhà Nguyễn và không gặp ai, có lẽ anh em làm việc ở phòng khác...

“Tôi mở hai tủ, lấy ở một tủ một cái ấn vàng, ở tủ khác lấy một hộp đựng trầu thuốc bằng vàng, lấy áo mưa bọc lại, cắp vào cạnh sườn đem xuống chỗ làm việc của tôi rồi đi trả chìa khóa cho anh Kiếm. Đến 17 giờ, hết giờ làm việc chờ anh em về hết, tôi lấy dây cột áo mưa bọc báu vật sau xe đạp, không về nhà mà đi ăn cháo lòng rồi ra bờ sông lấy que gỗ đào lỗ chôn xuống rồi đánh giấu. Độ nửa tháng, nghĩa là sang tháng 5, sợ ngập nước, ra đào thì đã bị mất, chắc chắn là có kẻ đã trông thấy tôi chôn và lấy đi mất rồi.”

“Sau đó, để có chứng cứ, ông Vũ Lai còn bảo vợ là bà Nguyễn Thị Tỵ đem nộp cho cơ quan một áo bạt mưa kiểu bộ đội mà ông khai là đã dùng để gói vàng mang ra bờ sông... Sau khi tiếp nhận lời khai của ông Vũ Lai, Cơ quan điều tra xác minh khá công phu, nhưng vẫn thấy không có cơ sở để tin cậy.”

Bộ trưởng Công an khi đó là ông Trần Quốc Hoàn đã "đau đáu" về vụ án, khi chưa tìm ra thủ phạm. Thế mà bỗng có người đứng ra nhận là ăn trộm, nhưng không ai thấy có cơ sở để tin cậy?

Nay đọc lại, ta cần tìm hiểu có bao nhiêu phần trăm sự thật ở đây?

“Nguyễn Văn Thợi tù chung thân. 19 tên đồng bọn bị xử từ hai năm án treo đến 11 năm tù giam về các tội phá hoại di tích lịch sử, trộm cắp tài sản quốc gia và tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có.”

Những nhiễu loạn thông tin làm tôi băn khoăn.

Liệu vụ án có tìm ra đúng người, đúng tội, và thật sự ấn có bị mất?

Nếu không mất, thì đó có phải là chiếc ấn thoắt ẩn, thoắt hiện trong sách "Báu vật Hoàng triều Nguyễn"? 

Tôi trích ở đây trang 18 cuốn sách:

"Cho đến nay, chưa có số liệu thống kê chính xác, nhưng ước tính trong 143 năm tồn tại, các vua triều Nguyễn đã cho đúc và sử dụng hơn 100 kim bảo, ngọc tỷ, bao gồm cả những chiếc ban kèm với kim sách khi tấn phong tước hiệu cho các thành viên hoàng tộc. Điều may mắn là hiện trong sưu tập bảo vật triều Nguyễn ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia còn giữ được 85 kim bảo, ngọc tỷ. Trong đó bao gồm hầu hết các kim bảo, ngọc tỷ quan trọng của triều đình, được chế tác tập trung vào các đời vua đầu triều Nguyễn như Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị."

Cơ quan chủ quản, giữ trong tay cả hơn nửa thế kỷ mà dùng chữ "chưa có số liệu chính xác", chênh lệch đến cả chục chiếc, không biết là lọt sàng xuống nia cá nhân nào?

Ấn Hoàng hậu chi bảo được giới thiệu rõ đẹp, rõ sang trong trang 44, 45 của cuốn sách, thì hẳn rằng câu thơ của Tố Hữu hẳn đúng như "đời ta gương vỡ lại lành."

Nhưng khổ là sự thật, ấn bị “chặt phá thành từng thỏi nhỏ rồi đưa đi tiêu thụ ở Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội…” thì ấn vỡ lại lành ai làm, làm thế nào?

Vậy những gì còn lại trong bảo tàng ở Việt Nam là đồ thật hay đồ nấu lại?

Đến bao giờ người dân mới được biết còn gì, mất gì trong kho tàng đồ sộ của chế độ quân chủ để lại, không chỉ có báu vật của nhà Nguyễn, mà cả các triều đại khác?

Vụ Việt Nam đang tìm cách "hồi hương" kim ấn "Hoàng đế chi bảo" từ Pháp đang được dư luận quan tâm.

Nhưng giả sử nếu về được Việt Nam, số phận của "Hoàng đế chi bảo" sẽ ra sao? Ai được nhìn, được xem, trưng bày ấn ở đâu, hay sẽ chỉ có được xem ảnh?

Nhưng thôi, cứ đòi đã, về nhà đóng cửa bảo nhau?

Bài thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một nhà báo tự do sống và làm việc tại Paris.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cpwz04g1pzjo

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Chuyện Bên Lề Một Thủy thủ già sau khi dự lễ 51 Năm Hoàng Sa mời các bạn về nhà hái ổi. Vừa mở cửa xuống xe ông b ỗng nạt:” ”Bình! ...