Tuesday, January 16, 2024

NƯỚC MỸ LÀ THIÊN ĐƯỜNG CHO NHỮNG KẺ CHỐNG MỸ By Gerard Baker-Nguyên Trường dịch

The US Is A Great Place To Be Anti-American
Cuối cùng chuyện đó đã xảy ra – làn sóng chống Mỹ đã thuyên giảm. Trên khắp thế giới người ta lại coi người Mỹ như những người thông thái, nhìn xa trông rộng, như những anh hùng trong cuộc đấu tranh vì tự do.
Al Gore đã nhận Huân chương Nobel về Hoà bình, giải Oscar và Emmy, liền một lúc ba vương miện chứng tỏ sự công nhận của những người bảo vệ các tư tưởng ôn hoà, của giới phóng khoáng tinh hoa, của giới chính thống trên khắp địa cầu. Michael Moore được Cannes và Venice coi là tiên tri vì ông ta đã tung ra những câu chuyện cổ tích về việc nước Mỹ hạ độc những người dân nghèo của mình, về việc nước Mỹ đưa toàn người da đen ra chiến trường, rồi bằng cách cho phép bán vũ khí một cách tự do mà nước Mỹ đang tự làm thịt chính mình. Hễ một kẻ nào đó trong nhóm nhạc Dixie Chick hay anh chàng suốt đời nổi loạn như Sean Penn nói ra một nhận xét chết người về cái sự xấu xa vô phương cứu chữa của chính đất nước mình là y như rằng khán giả trên khắp thế giới vội vã gật đầu tỏ vẻ tán đồng và thông cảm. Bill Clinton, thì dĩ nhiên là thánh sống rồi. Nghi thức không cho phép ông ta nói những điều khiếm nhã về cái đất nước mà ông ta từng lãnh đạo, nhưng chỉ cần những cái lắc đầu và nháy mắt cũng đã đủ rồi.
Điều nực cười là chính những kẻ tuyên bố rằng Mỹ là “hố ga” sôi sùng sục chứa toàn những kẻ thi hành chính sách ngu dân lại không thấy rằng chính Mỹ là nước sinh sản ra những người phê phán mình gay gắt nhất. Mỗi khi trong hệ thống chính trị Mỹ có một cái “dằm” nhỏ nào là chính người Mỹ đã chỉ ra điều đó với một sự thận trọng và chú tâm hơn bất kì ai khác.
Luôn luôn là như thế. Không phải các nhà nghiên cứu ở Paris hay Bộ Chính trị của Bắc Việt Nam là những người chỉ trích kiên quyết nhất và hiệu quả nhất chính sách đối ngoại của Mỹ hồi những năm 1960. Đấy là Jane Fonda, Bobby Kennedy và Marvin Gaye.
Hôm nay tôi chỉ có thể cười to khi nhìn thấy hình ảnh của nước Mỹ thời George Bush trên các phương tiện thông tin toàn cầu. Những người tự nhận là các bình luận viên nghiêm túc tuyên bố, không hề khôi hài chút nào, rằng tự do ngôn luận đang bị tấn công, rằng Bush cho nghe lén điện thoại, rằng người ta đang xây nhà tù ở Guantanamo, rằng việc lấy vân tay các khách du lịch đã làm cho người Mỹ sợ mà phải ngậm miệng, chấp nhận những tội ác kinh hoàng ngay trên đất nước mình.
Sự thật là nước Mỹ không chỉ nuôi dưỡng những kẻ bài Mỹ ồn ào và to mồm nhất mà còn cung cấp một chỗ ở an toàn cho những người đến Mỹ chỉ với một mục đích duy nhất là kết án nó.
Khi đi qua bất kì khu học xá nào ở Mỹ ta cũng nghe thấy tiếng ồn ào của hàng trăm ngôn ngữ, thoả sức chửi rủa tất cả những gì nước Mỹ đang làm, từ fast food cho đến quĩ đầu tư hedge-fund.
Đã mấy năm nay, một trong những nhà bác học được kính trọng nhất là Edward Said, một nhà vận động Palestine đồng thời là một giáo sư, sống ở trường đại học Columbia (Columbia University), tức là ngay bên cạnh thượng tầng lâu đài trí thức của chúng ta để chỉ làm một việc là tung ra những lời thông thái của mình về những sai lầm của Mỹ ở Trung Cận Đông mà thôi.
Hollywood cũng đã trở thành thánh địa cho những kẻ lăng mạ nước Mỹ một cách ác độc. Họ đến đây từ khắp năm châu, họ liều mạng sống trong trong những khu biệt thự với những bãi cỏ được những người di cư bị trả lương “bèo” từ Mexico cắt tỉa một cách cực kỳ cẩn thận. Mùa Thu này những người Mỹ cả tin (và dĩ nhiên là toàn thế giới nữa) lại được chứng kiến một màn tuyên truyền chống chiến tranh và chống Mỹ, đấy là những bộ phim do các đạo diễn nước ngoài quay ở Hollywood, trong đó có Rendition sẽ được trình chiếu vào cuối tuần này.
Thế giới sẽ lấy đâu ra những câu chuyện truyền thông kinh hoàng về đời sống ở một đất nước rùng rợn là Mỹ, nếu những nhà báo của họ không được sống một cách tiện nghi ngay trong lòng nước Mỹ, nơi họ được sống một cách hạnh phúc và không hiểu vì sao người ta lại nuôi họ một cách hào phóng đến như thế?
Dĩ nhiên tự phê bình bao giờ cũng hiệu quả hơn là nhận xét của của người ngoài. Xin hãy trả lời một cách trung thực: những lời chỉ trích động cơ và hành động của Mỹ do Vladimir Putin hay Mahmoud Ahmadinejad đưa ra có bao nhiêu giá trị đạo đức? Tất cả những người phê phán nước Mỹ, trừ những kẻ loạn thần kinh, tự đáy sâu tâm hồn mà họ cố tình lảng tránh, đều hiểu rằng dù họ có gọi Bush là Hitler ở Washington thì họ cũng chẳng thích thú gì khi phải đứng cùng chiến luỹ với cựu sĩ quan KGB ở Điện Kremlin (1) hay với Dr Strangelove (2), kẻ đang ngồi trên quả bom Hồi giáo và luôn miệng phủ nhận Holocaust (3). Al Gore hay Michael Moore nói thì rõ ràng là dễ nghe hơn.
Xin hãy tự hỏi: Vì sao lại xảy ra như thế? Liệu có phải người ta biết rằng lời phê phán thốt ra từ miệng người Mỹ thì hợp lý hơn? Chỉ có đất nước nào nồng nhiệt hoan nghênh và sẵn sàng chấp nhận thiệt hại khi tuân theo châm ngôn của Voltaire về tự do ngôn luận (4) thì mới xứng đáng được phê phán bất cứ điều gì mà thôi.
Còn một khía cạnh quan trọng hơn làm cho những người phê phán nước Mỹ được mến mộ trên toàn thế giới. Những người Mỹ giành được sự công nhận quốc tế đang có mặt ở Oslo hay Liên hiệp quốc không đơn giản là chỉ trích đường lối hiện nay của Mỹ. Họ muốn xây dựng một trật tự quốc tế đủ sức vĩnh viễn ngăn chặn nước Mỹ theo đuổi các mục tiêu riêng của nó, họ muốn xây dựng một hệ thống đối trọng ngăn chặn không cho nước Mỹ tự ý hành động. Họ muốn có một thế giới trong đó nền dân chủ Mỹ sẽ nằm dưới quyền cai quản của một chính phủ toàn cầu, do giới tinh hoa thế giới điều hành, giới này được quyền nhân danh tất cả mọi người và nhân danh chủ nghĩa đa phương mà đưa ra quyết định.
Al Gore muốn nước Mỹ từ bỏ sự tự trị về kinh tế và tuân thủ các nghĩa vụ về việc giảm thiểu khí thải. Một số ứng viên Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ còn muốn trói chân trói tay anh khổng lồ Gulliver Mỹ bằng một hệ thống các kết ước toàn cầu nữa. Chính phủ Anh, theo lời các bộ trưởng, lại đang ngả sang ý tưởng rằng chỉ có Liên hiệp quốc mới có quyền quyết định chính phủ các nước phải hành động như thế nào. Nói cách khác, phải giao cho hệ thống, trong đó Trung Cộng và Nga có quyền phủ quyết, và đóng góp của Syria hay Bắc Hàn vào sự nghiệp bảo vệ quyền con người được đánh giá cao, quyền quyết định số phận của loài người.
Có nhiều chuyện khôi hài trong đó. Ngay cả khi nước Mỹ đã chứng tỏ sự cởi mở, khả năng tự phân tích và tự sửa sai chưa từng có, chứng tỏ sự thượng tôn pháp luật thì người ta lại đòi nó phải tuân theo ý kiến của Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh và Bỉ nữa kia.
May là hệ thống của Mỹ, dù có tỏ ra độ lượng đến đâu với những kẻ có những ý tưởng điên rồ và nguy hiểm nhất đi nữa thì về nguyên tắc nó cũng không để cho những kẻ đó nắm quyền điều khiển đất nước.
Gerard Baker.
Nguyên Trường dịch.
(1) Chỉ Putin.
(2) Dẫn nhân vật chính trong bộ phim Dr Strangelove or How I Learned to Stop Worrying and Love the Bomb của Stanley Kubrick, 1964.
(3) Vụ diệt chủng người Do Thái trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới II
(4) Câu nói thường được coi là của Voltaire: “Tôi không đồng ý với những điều anh nói, nhưng tôi sẵn sàng bảo vệ đến cùng, kể cá phải hyi sinh tính mạng, cho cái quyền được nói lên những điều ấy của anh”.
*
Gerard Baker là một nhà văn và nhà bình luận người Anh. Ông là Tổng biên tập của Dow Jones và Tổng biên tập của The Wall Street Journal từ tháng 3-2013 đến tháng 6-2018. Baker từ chức Tổng biên tập WSJ và chuyển sang vai trò Tổng biên tập. Ông được kế nhiệm bởi biên tập viên điều hành WSJ Matt Murray.
Đầu đời và giáo dục: Baker được đào tạo tại Corpus Christi College, Oxford, Vương quốc Anh và có bằng Triết học, Chính trị và Kinh tế (danh dự hạng nhất). Mặc dù từ lâu vẫn là công dân Anh, Baker đã nhập quốc tịch Mỹ vào tháng 12/2023. Ông là người cánh tả trong những năm đại học, và được bầu làm phó chủ tịch Lao động của hội sinh viên. Sau đó, anh ta di chuyển về phía bên phải.
Sự nghiệp: Công việc đầu tiên của Baker sau khi tốt nghiệp là tại Ngân hàng Anh. Sau khi làm việc ở đó một năm, ông chuyển đến Ngân hàng Lloyds với tư cách là một nhà phân tích Mỹ Latinh.
Từ năm 1988 đến năm 1994, Baker làm việc cho BBC với tư cách là nhà sản xuất ở Anh và Mỹ, và làm phóng viên kinh tế cho Đài phát thanh và truyền hình BBC. Từ năm 1994 đến năm 2004, Baker làm việc cho Financial Times. Từ năm 1994 đến năm 1998, ông làm phóng viên tại Tokyo, Nhật Bản; từ năm 1998 đến năm 2002, với tư cách là trưởng văn phòng Washington, DC; và từ năm 2002 đến năm 2004, với tư cách là nhà bình luận chính của Hoa Kỳ và phó tổng biên tập. Từ năm 2004 đến năm 2009, Baker làm việc cho The Times với tư cách là biên tập viên Hoa Kỳ và trợ lý biên tập.
The Wall Street Journal: Vào tháng 01-2009, Baker chuyển đến The Wall Street Journal, trở thành phó tổng biên tập của tờ báo. Là phó tổng biên tập, Baker (khi đó phục vụ dưới thời Robert Thomson) đã thay thế các phóng viên của Tạp chí và trưởng văn phòng, những người mà họ cảm thấy quá tự do. Baker sau đó đã bác bỏ "những gì ông coi là phong cách hỗn loạn của các nhà báo Mỹ". Năm 2009, một năm sau khi được bổ nhiệm, Thomson và Baker được cho là đã cho tờ báo một cái nhìn bảo thủ hơn và, theo David Carr của The New York Times, việc biên tập của họ phản ánh "sự hoài nghi kinh niên của" chính quyền Obama. Vào ngày 1-3-2013, ông được bổ nhiệm làm Tổng biên tập Dow Jones và Tổng biên tập của The Wall Street Journal.
Nhiệm kỳ của Baker tại Tạp chí là một nhiệm kỳ hỗn loạn, với việc mua lại, sa thải và sự bất mãn giữa một số phóng viên. Năm 2015, Tạp chí bắt đầu một đợt sa thải phóng viên và nhân viên quy mô lớn mới. Một số phần của ấn bản in của tờ báo, bao gồm cả Greater New York, đã bị cắt, trong khi những phần khác được hợp nhất. Tạp chí cũng đã thực hiện "một đánh giá chiến lược tòa soạn sâu rộng" được gọi là WSJ2020, trong nỗ lực tiết kiệm 100 triệu đô la chi phí.
Với tư cách là biên tập viên, Baker thương tiếc cái chết của phóng viên David Bird, người đã mất tích và thi thể sau đó được tìm thấy trên sông. Vào tháng 11-2015, Baker là một trong những người điều hành cuộc tranh luận sơ bộ thứ tư của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống năm 2016. Ông là người điều hành đầu tiên sinh ra ở Anh trong một cuộc tranh luận tổng thống Mỹ. Màn trình diễn của Baker đã trở thành một vấn đề trên phương tiện truyền thông xã hội, với The Daily Telegraph báo cáo rằng Baker đã "bối rối" và "bối rối" nước Mỹ. (Từ Wikipedia).
.
THE US IS A GREAT PLACE TO BE ANTI-AMERICAN.
Gerard Baker
The Times Onlines.
October 19, 2007.
Anti-Americanism is on the wane at last. All over the world, Americans are being fêted once again as farsighted, liberating heroes.
Al Gore has won a Nobel Peace Prize, an Oscar and an Emmy, the triple crown of recognition from the self-adoring keepers of bien-pensant, elite liberal, global orthodoxy. Michael Moore is treated like a prophet in Cannes and Venice, as he peddles his tales of an America that poisons its poor, sends its blacks off to war and shoots itself. Whenever a loquacious Dixie Chick or a contumacious Sean Penn utters some excoriating remark about the depravity of his or her own country, audiences around the world nod their heads in sympathetic agreement. Bill Clinton, of course, is a god. Though protocol dictates that he may not say things that are too unkind about the country he once led, a nod and a wink will suffice.
It has always amused me that the same people who denounce America as a seething cesspit of blind obscurantist bigotry can’t see the irony that America itself produces its own best critics. When there’s a scab to be picked on the American body politic, no one does it with more loving attention, more rigorous focus on the detail, than Americans themselves.
It has always been this way. The fiercest and most effective opponents of US foreign policy in the 1960s were not the students in Paris or the Politburo in North Vietnam. They were Jane Fonda, Bobby Kennedy and Marvin Gaye.
Today I can only laugh when I see the popular portrayal of George Bush’s America in much of the international media. Supposedly serious commentators will say, without evident irony, that free speech is under attack, that Bush’s wiretapping, Guantanamo-building, tourist-fingerprinting regime is terrifying Americans into quiet, desperate acquiescence in the country’s proliferating crimes.
The truth is that America not only harbours the most eloquent and noisy anti-Americans in its own breast, it provides a safe haven for people to come from all over the world to condemn it.
Take a stroll through almost any American university campus and you will hear a cacophony of voices in a hundred different languages, slamming everything America does, from fast food to hedge-fund capitalism. For years one of America’s most celebrated academics was Edward Said, the Palestinian agitator-cum-professor, who lived high on the hog at Columbia University, near the pinnacle of the American intellectual establishment, dispensing his wisdom about US wrongs in the Middle East.
Hollywood is the global mecca for angry denouncers of everything American. From all over they come, forcing themselves to live in their green-lawned mansions carefully tended by cheap migrant labour from south of the Border. This autumn, unsuspecting Americans (and everyone else, of course) will be treated to an especially unsettling stream of antiwar, anti-American propaganda, much of it produced in Hollywood by foreigners – such as this weekend’s likely box-office hit, Rendition.
And where would the world get its daily media diet of horror stories about what a ghastly country the place is if its reporters weren’t all comfortably pavilioned inside America, where they make a generous living happily devouring the hand that generously feeds them?
It’s true that self-criticism is always more effective than an outsider’s observations. Let’s be honest, how much real moral weight do Vladimir Putin or Mahmoud Ahmadinejad carry when they decry American motives and actions? All but the most unhinged of America’s critics know, deep down, in a part of the brain they try not to consult, that whatever they may think of the Bushitler in Washington, they don’t feel comfortable agreeing with the ex-KGB hatchet man of the Kremlin or the Holocaust-denying Dr Strangelove sitting astride his Islamist bomb. It sounds so much better when Al Gore or Michael Moore says it.
But ask yourself why that is. Isn’t it because they know that only American criticism really carries legitimacy? Only a country that enthusiastically and self-woundingly honours Voltaire’s old dictum about free speech can really be trusted to cast judgment on anything.
There’s another, more important aspect to the world’s affection for those in America who are most critical of it. The Americans who win global approbation in Oslo or at the UN are not simply critics of current American policy. They want to construct an international system that will for ever prevent the US from pursuing its own objectives, a system designed to dilute, counterbalance and constrain America’s ability to govern itself. They prefer a world in which American democracy is subordinated to a kind of global government, rule by a global elite, tasked to make decisions on everyone’s behalf in the name of multilateralism.
Al Gore wants the US to give up its economic autonomy and submit to rule by binding international obligations to curb its carbon emissions. Some of the Democratic candidates for the presidency want to tie down the American Gulliver under a web of global treaties. The British Government, if recent speeches by ministers are to be believed, is now apparently seriously committed to the idea that only the UN has the legitimacy to determine how nations should behave. In other words, that a system that gives vetoes to China and Russia and honours the human rights contributions of countries such as Syria or North Korea should be accorded a full role in the promotion of the dignity of mankind.
There’s a larger irony in all this. Even as the US demonstrates the openness of its own society, its unrivalled capacity for self-examination and self-correction, a free system based on the absolute authority of the rule of law, it is told it must submit itself to the views of Moscow, Beijing, and Brussels.
Fortunately, while the American system may be forgivingly tolerant of people with wild and dangerous ideas, it doesn’t generally let them run the country.
Gerard Baker.
.
Gerard Baker is a British writer and columnist. He was Dow Jones' Managing Editor, and The Wall Street Journal's Editor-in-Chief from March 2013 until June 2018. Baker stepped down as WSJ Editor-in-Chief and transitioned into the role of Editor-at-Large. He was succeeded by WSJ executive editor Matt Murray.
Early life and education: Baker was educated at Corpus Christi College, Oxford, United Kingdom and holds a degree in Philosophy, Politics and Economics (first class honours). Though he long remained a British citizen, Baker took American citizenship in December 2023. He was left-of-centre during his university years, and was elected as a Labour vice-president of the student union. He subsequently moved towards the right.
Career: Baker's first job following graduation was at the Bank of England. After working there for a year, he moved to Lloyds Bank as a Latin America analyst.
From 1988 to 1994, Baker worked for the BBC as a producer in the UK and in the US, and worked as economics correspondent for BBC Radio and television. From 1994 to 2004, Baker worked for the Financial Times. From 1994 to 1998, he worked as its correspondent in Tokyo, Japan; from 1998 to 2002, as its Washington, DC, bureau chief; and from 2002 to 2004, as its chief US commentator and associate editor. From 2004 to 2009, Baker worked for The Times as its US editor and as an assistant editor.
The Wall Street Journal: In January 2009, Baker moved to The Wall Street Journal, becoming the newspaper's deputy editor-in-chief. As deputy editor-in-chief, Baker (then serving under Robert Thomson) replaced Journal reporters and bureau chiefs who they felt were too liberal. Baker was then dismissive of "what he saw as the turgid style of American journalists." In 2009, a year after their appointment, Thomson and Baker were reported to have given the newspaper a more conservative outlook and, according to David Carr of The New York Times, their editing reflected "a chronic skepticism of the" Obama administration. On March 1-2013, he was named the Dow Jones Managing Editor, and The Wall Street Journal's Editor-in-Chief.
Baker's tenure at the Journal was a tumultuous one, with buyouts, layoffs and discontent among some reporters. In 2015, the Journal began a new round of large-scale layoffs of reporters and staff. Some sections of the paper's print edition, including Greater New York, were cut, while others were consolidated. The Journal also undertook "a sweeping newsroom strategy review" called WSJ2020, in a bid to save $100 million in costs.
As editor, Baker mourned the death of Journal reporter David Bird, who had been missing and whose body was later found in a river. In November 2015, Baker was one of the moderators at the fourth Republican primary debate during the 2016 presidential primaries. He was the first British-born moderator of a US presidential debate. Baker's performance became an issue on social media, with The Daily Telegraph reporting that Baker had "bemused" and "flummoxed" America. (From Wikipedia).

By Gerard Baker
Nguyên Trường dịch
The Times Online
October 19, 2007.

No comments: