Saturday, June 29, 2024

Thuyền cá Tàu : Dân quân hay Cướp biển? – Trần Lý


Dân Quân Biển = China’s Maritime Militia, cũng gọi là Fishery Militia (PAFMM) là lực lượng nhỏ nhất trong số 3 lực lượng quân sự hàng hải của Tàu, được sử dụng trong việc tuần tra trên biển, cùng với các lực lượng chính quy như Hải Quân Nhân dân (People’s Republic Of China (PLAN) và Lực lượng Phòng vệ Duyên Hải = China Coast Guard (CCG)
Trên thế giới, hiện nay ngoài Tàu, chỉ có Việt Nam là cũng có Lực Lượng Dân quân Biển được tổ chức chính thức và có tính cách hợp pháp..Binh thuyết ‘ Grey Zone” (Tranh tối tranh sáng)

Theo định nghĩa của các Nhà quân sự “Hoạt động trong Khu vực Xám” là Chiến thuật của một Quốc gia. sử dụng các lực lượng bất quy ước và dùng các phương pháp để đạt tới các mục đích an ninh quân sự của mình, mà không gây khởi động một cuộc đối đầu vũ trang với đối phương . Phương thức ‘Vùng xám’ này đã được Nga và Tàu sử dụng trong Thế kỷ 21..

Sự việc Nga và Tàu dùng chiến thuật Vùng Xám không mới lạ với giới quân sự Phương Tây vì đây là cách thức của Nga, Tàu hiện đang vận dụng khi muốn đối đầu với Hoa Kỳ, vốn được xem là có một lực lượng quân sự hùng mạnh. Một trong những phương tiện để thực hành Chiến lược Gray Zone của Tàu là Lực lượng Dân quân Biển.

Dân quân biển (PAFMM) được PLA giao cho nhiệm vụ ‘xác nhận chủ quyền’ của Tàu tại các vùng biển tranh chấp với các quốc gia trong vùng, đặc biệt là Philippines, Việt Nam và cả Indonesia..Tàu thuyền Dân quân biển có mặt tại khắp vùng Biển Đông, ‘hộ tống’ các thuyền nhỏ, có khả năng gây trở ngại cho các thương thuyền và cả các chiến hạm, di chuyển trên các hải trình đi qua các vùng biển tranh chấp,. Chiến lược này cũng được xem như :”Thắng trận mà không phải.. nở súng !” khi tàu thuyền muốn tránh các rắc rối, đổi hướng đường đi, dùng các hải trình khác..Việc ‘phá quấy của các thuyền cá ( tuy theo lệnh Chính Phủ Tàu, nhưng Tàu luôn chối bỏ các liên hệ)Lịch sử và Tổ chức của Lực lượng Dân quân Biển

Khi nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Cộng sản chấm dứt (1949), cùng với sự rút lui của quân Tưởng Giới Thạch ra ngoài đảo Taiwan. Đảng Cộng sản Tàu (PRC) do Mao lãnh đạo đã phải lập tức lo đề phỏng quân Quốc Dân đảng từ Taiwan có thể trở lại Lục Địa. Lúc này quân Mao chưa có Hải quân thực sự nên PRC đã phải nghĩ ngay đến việc tổ chức một Lực lượng dân quân bảo vệ bờ biển..


Trên thực tế, Trung Hoa Dân quốc (Tưởng) đã có một lực lượng dân quân biển với nhiệm vũ duy nhất là canh chừng duyên hải, giữa an ninh thôn làng ven biển do các chính quyền địa phương tự tổ chức và điều hành Khi Cộng Sản chiếm chính quyền, họ đã tổ chức lại dân quân thành đội ngũ và được trả lương, như công nhân của các hợp tác xã ngư nghiệp địa phương, đồng thời là một lực lượng để bảo vệ chế độ mới.

Ngay từ những năm cuối 1950s, CS Tàu đã giao cho Bộ Thủy Sản trách nhiệm tổ chức lại Lực lượng Dân quân Biển. Trước hết là ‘hợp tác hóa’ nghề cá địa phương và khoanh các vùng đánh cá xa bờ, đặt ra các chỉ tiêu đánh bắt và đề ra các Chính sách về Ngư nghiệp. Một số cựu quân nhân Hải Quân Tàu được chuyển sang Bộ Thủy-Hải sản, để nhận các nhiệm vụ tổ chức và điều hành, liên quan mật thiết với Tổ chức Dân quân (Đô đốc Yuan Yelie, chỉ huy phó Hải quân Tàu (1957), được chuyển sang làm Phó Bộ trưởng Bộ Thủy-Hải sản (5-1960). HQ Tàu cho huấn luyện dân quân để làm các nhiệm vụ phòng thủ, chống lại các lực lược Trung Hoa Dân quốc (Taiwan) vẫn muốn trở lại Lục địa ?

Có thể dùng 2 nguyên do chính để giải thích sự phát triển của PAFMM: Hợp tác-đoàn ngũ hóa và Ảnh hưởng của binh thuyết Hải quân của Nga.

1- Áp dụng việc tổ chức Xã hội theo Chủ nghĩa Marxist-Lenin, Mao tiến hành, công cuộc đoàn ngũ hóa cưỡng bách, thay đổi toàn bộ Xã hội Tàu. Xóm làng truyền thống Tàu dọc ven biển đã trở thành hỗn loạn sau khi Quân Trung Hoa Dân quốc thua trận và bỏ chạy. CS Tàu đã cấp tốc tổ chức lại ‘chính quyền nhân dân’. Ví dụ của Tỉnh Sơn Đông : cho đến tháng 4-1956, CS đã thành lập được 786 Hợp tác xã ngư nghiệp, tập trung 76 ngàn hộ gia đình, chiếm 90% ngư dân thuộc Sơn Đông. Bắc Kinh tin tưởng là hợp tác hóa sẽ tái thiết được nghề cá sau chiến tranh !..

2- Tổ chức ‘Dân quân biển’ có thể do ảnh hưởng của liên hệ Nga-Tàu trong công cuộc tái thiết Hải quân của Tàu, một chiến lược ban đầu của HQ Tàu. Trong những năm 1920s, các chuyên gia quân sự của Liên bang Soviet non trẻ, đưa ra một binh thuyết mới về chiến lược cho Hải quân, tạm gọi là “Tân Trường phái’, theo đó Liên bang Soviet là một cường quốc chủ yếu trong đất liền ‘land-centric’, nên cần chú trọng đến việc tập trung tài nguyên vào việc phòng thủ bờ biển quốc gia, khác hơi “Trường phái Cũ’, của thời Nga Hoàng, chủ trương tân tiến hóa hạm đội để hoạt động trên biển xa như Anh, Nhật..). LIên bang Soviet không chú trọng đầu tư vào xây dựng hạm đội, một lĩnh vực mà họ biết là còn thua kém xa các Cường quốc Phương Tây. Quan niệm của ‘Trường phái Mới’ được Quân đội Nga chấp nhận, nên Moscow đã thiết kế các lực lượng quân sự chú trọng vào việc bảo vệ hai ‘ bên sườn’ lãnh thổ bằng cách phát triển nhanh các chiến hạm nhỏ và tàu ngầm, nhắm đối phó chống các phương tiện mà đối phương đang có, chế tạo các chiến cụ bất quy ước như tàu ngầm hoạt động ven biển, tàu thuyền nhỏ phóng ngư lôi, và tàu nhỏ tuần tra ven biển, sau này được bổ túc thêm bằng lực lượng không quân (thuộc Hải quân). ‘Trường phái Mới’ của Nga có ảnh hướng đến binh thuyết về Hải quân, mới được tổ chức của Tàu (Tư lệnh Hải quân Tàu = PLAN đã học tại Nga vào những năm 1920s và được học rất kỹ về các học thuyết quân sự của “Trường phái Mới”.)

PLAN, vào 1965, đã cho thành lập các Trung Tâm Huấn luyện Dân quân biển gần các Căn cứ HQ chính của Tàu tại Thanh đảo (QingDao) Thượng Hải (Shanghai) và Quảng châu (Guangzhou). Tại 3 ‘quân trường’ này Dân quân được huấn luyện về căn bàn hải hành, sử dụng vũ khí, cơ khí máy tàu, và liên lạc viễn thông, truyền tin..

Trong những năm 1970s, lực lượng Dân quân biển chỉ hoạt động dọc ven biển, không ra xa bờ trên 200 hải lý.. Nhưng sau 1970s, Dân quân biển đã thành một lực lượng bán chính quy có thể nhận thêm các công tác cứu hộ, yểm trợ hành quân, chống buôn lậu và ‘bảo vệ chủ quyền lãnh thổ (!) (Trung cộng.. coi việc xâm chiếm Hoàng Sa của VNCH là bảo vệ lãnh thổ Tàu ? ’Lý do kẻ mạnh !’ Về vấn đề tài trợ chi phí hoạt động cho PAFMM :

Trên nguyên tắc Dân quân là một lực lượng bán quân sự, người tham dự không phải chính quy, nên ngân sách tài trợ không có trong Ngân sách Quốc gia Trung ương, Chi phí hoạt động được ghi là do các nguồn tài chính trợ giúp từ Chính phủ Trung ương, những khoản ‘du di’ không thể kiểm soát và các trợ cấp từ chính quyền địa phương các cấp


PAFMM có hai loại nhân viên :Nhân viên ‘toàn thời gian’ như nhân viên thuộc các Cơ sở quốc doanh..
Nhóm dân quân thuyền cá SBFV nhận các trợ cấp rộng rãi của Chính phủ như nhiên liệu trong khi thi hành công tác, trợ cấp này có khi giúp dân quận có thu nhập còn cao hơn..thả lưới !

Khi làm các nhiệm vụ phong tỏa vùng biển hay phá rối hải trình, các thuyền dân quân Tàu thả neo, kết thành bè nổi cả chục chiếc, gây trở ngại ‘lưu thông’ trên biển.. không cần thả lưới bắt cá.. (không xài đến nhiên liệu được cấp, có thể bán lại và lợi tức thu nhập còn cao hơn..

Tuy nhân viên trên các tàu MMFV đều chính thức lãnh lương, nhưng Chính phủ Tàu luôn không công nhận các liên hệ về quân sự, điều hành và tuyên bố các tàu thuyền này chỉ đánh cá trong vùng lãnh hải của Tàu, và còn được các chiến hạm của HQ cùng các lực lượng Tuần duyên Tàu bảo vệ an ninh..Trang bị vả Hoạt động :

Theo một thống kê bán chính thức : Hạm đội dân quân biển có thẻ có đén370 ngàn thuyền cá không gắn máy.
672 ngàn tàu-thuyền các cỡ có gắn máy.

Con số ‘lớn’ của thuyền đánh cá là do tất cả các phương tiện đánh cá của ngư dân đều được Chính quyền Tàu tổ chức đoàn ngũ hóa.. Tất cả mọi thuyền cá lớn-nhỏ tư nhân, quốc doanh đều hợp thành một Tập thể dưới sự điều động của Chính Quyền.

Tàu đánh cá .. không cần thả lưới, kết bè..cắm trại trên biển..

Tổ chức Dân quân BIển có nhiều loại Tàu-thuyền đánh cá chia thành hai nhóm :Nhóm tàu cá (khoảng 100 chiếc) được đóng riêng dành cho mục đích chuyên dụng của Dân quân gọi là Maritime militia fishing Vessels (MMFV). Tàu đánh cá trong nhóm này được đóng theo tính cách ‘chính quy’, tăng cường sức chịu đựng của mũi thuyền và hai bên hông tàu, có thể xem như tàu quân sự ngụy trang dưới dạng thuyền cá
Nhóm thuyền cá bình thường, được huy động để làm các nhiệm vụ do Chính quyền giao phó, gọi chung là Spratly Backbone Fishing Vessels (SBFVs), Nhòm này được Chính phủ tuyển mộ bằng nhiều chương trình trợ cấp khác nhau. Đa số các thuyền cá trong nhóm này dài 45-65m, và thuộc sở hữu tư nhân (nhưng vẫn phải trong một Hợp Tác xã Ngư nghiệp).. Đa số thành viên của nhóm này là ‘thường dân’, vừa đánh cá thường nhật và vừa làm.. dân quân khi cần (như Nhân dân Tự vệ thời VNCH?).

Ngư dân, tuy là thường dân nhưng được huấn luyện quân sự tại các Quân trường của PLAN và CCG..Lực lượng Dân quân Biển của Tàu hoạt động phát xuất từ 10 ‘cảng cá chính trong các Tỉnh Quảng Đông, và Hải Nam..


Tuy Dân quân Biển được xem là một thành phần của Quận đội Tàu, nhưng cho đến 2018, đa số các thuyền cá của Lực Lượng chưa được võ trang và chưa được trang bị các hệ thống liên lạc viễn thông, Thuyền viên chỉ được vũ trang súng cá nhân, và có thể vũ khí cộng đồng loại nhỏ như đại liên. Các tàu chuyên nghiệp MMFV có trang bị vòi rồng phun nước rất mạnh, có tàu còn gắn cả Súng phòng không và cả Hệ thống thả mìn..

Trang bị quan trọng nhất của các tàu-thuyền cá của Lực lượng là các hệ thống viễn thông liên lạc dành cho các hoạt động tình báo, gián điệpĐặc tính của vài loại Tàu đánh cá loại MMFV :

Tàu thuyền của nhóm SBFV rất đa dạng và có nhiều kích thước khác nhau, khác với nhóm chuyên nghiệp MMFV..

Vài loại tàu MMFV thường gặp tại Biển Đông :

Nhóm Shen Gang FA,Shen Gang FA-16 dài 38.8 m x ngang 7.2m, tàu cá viễn dương, trọng tải 300 tấn, hầm cá 260 mét khối, Thủy thủ đoàn + công nhân 18 người. Đăng kiểm (Tàu) ghi loại đánh cá xa bờ tại Thái Bình Dương, đánh bắt cá ngừ..

FA-16

FA-18..Shen Gang Shun 6, tàu đánh cá viễn dương loại lớn, dài 74m, ngang 11m, hoạt động dài ngày, rất xa có thể đến tận các vùng biển Thái bình Dương , Nam Mỹ,

Tàu ‘đánh cá’ ?..lớn hơn cả chiến hạm ! Thành tích quậy phá của Lực lượng Dân quân Biển Tàu :

Một số hoạt động gây rối của PAFMM được ghi nhãn:


1- Xâm lăng và Chiếm giữ Quần đảo Hoàng Sa của VNCH năm 1974

Tác giả Thềm Sơn Hà trong Tập sách “Sự thật về Hải chiến Hoàng Sa” ghi :

.. “ Trong biến cố Hoàng Sa, TC đã sử dụng một lực lượng Hải quân thật hùng hậu gồm khoảng trên 20 chiếc đụ loại, từ tàu đánh cá ngụy trang Nam Ngư cho đến Khu trục hạm Jiangnan..”

Về tàu đánh cá võ trang Nam Ngư (Nan Yu), Ông viết :

..”.. loại tàu này được sử dụng vào cả 2 mục đích quân sự và thương mại tùy theo nhu cầu..TC đã dùng tàu này để do thám, theo dõi, dò xét, thám sát thủy đạo và địa hình, chuyên chở quân lính với mục đích sau cùng là cưỡng chiếm Hoàng Sa..”..

.. “ Trong biến cố Hoàng Sa, TC đã dùng 6 tàu đánh cá mang các số 401, 402, 405, 406, 407 và 408 (trong số này tàu 406 mang tên là Hải Ngư và 407, là NamDinh)..”TC đã sử dụng 2 chiếc (407 và ?), thả xuống 30 bè, chở khoảng 200-300 binh lính đổ bộ tấn công, chiếm đóng Đảo Cam Tuyền.

Tàu Nam Ngư được mô tả như sau :

“… loại tàu này dài khoảng 35m, ngang 6m, trọng tải khoảng 40 tấn; sơn màu xanh đậm. Buồng điều khiển nằm ở giữa tàu, ống khói cách mũi tàu khoảng ⅔, tàu có 2 cần trục (1 phía trước và 1 phía sau). Tàu trang bị 2 trụ anten trên boong..”

‘ Vỏ tàu bằng thép, bánh lái hình chữ V, có nhiều bè sơn màu đỏ và trắng..Tàu trang bị 1 khẩu đại bác 25 ly..và một số vũ khí cá nhân trong khoang tàu

2- Quấy rối Tàu Khảo sát Đại dương (ocean surveillance), không vũ trang, USNS Impeccable, năm 2009. Các thuyền cá và chiến hạm của PLAN đã bao vây quanh Tàu Impeccable tại vùng EEZ ngoài khơi Hải Nam. Hai tàu đánh cá của PAFMM đã chạy vào khu vực hoạt động thăm dò địa chấn và gây tổn hại cắt đứt dây của các trang bị sonar và còn chặn đầu đường di chuyển của Impeccable…

3- Quấy rối Tàu nghiên cứu Đại dương Bình Minh 2, 5-2011 của VN, tàu khảo sát địa chấn thềm biển. Thuyền cá Dân quân Tàu cắt các dây cáp của Bình Minh. Vụ gây rối xảy ra, gần bờ biển VN, chỉ cách Đảo Cồn Cỏ chừng 43 hải lý về phía Đông-Nam.

Tàu thăm dò Địa chấn Bình Minh 2


3- Đụng độ tại Scarborough Shoal, năm 2012 : Khi Hải quân Philippines dự định chặn và bắt giữ hai thuyền cá Tàu bị nghi ngờ là đánh cá trái phép quanh vùng biên Scarborough Shoal, đã gây ra cuộc đối đầu giữa HQ Phi và HQ Tàu. Phần thắng luôn về phía Tàu ! Các thuyền cá Tàu đã sửa soạn sẵn để thông báo ngay cho HQ Tàu và Lực lượng Coast Guard Tàu để chờ.. can thiệp..

4- Sự kiện Tàu Hải dương Haiyang Shiyou-981, năm 2014, Khi các chiến hạm VN định ngăn cản việc Tàu đặt một giàn khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi đảo Tri Tôn, 17 hải lý về phía Tây Nam trong Vùng Hoàng Sa (VN đang đòi chủ quyền) và cách đảo Lý Sơn 120 hải lý vè phía Đông (trong vùng EEZ của VN). 35-40 tàu cá của PAFMM đã vây quanh chiếc Haiyang Shiyou-981, ngăn không cho chiến hạm HQ CSVN đến gần. Lực lượng CSBV gồm 64 tàu (29 tàu CS biển/kiểm ngư, vài chục tàu cá bằng gỗ)

Các thuyền cá Tàu cũng phá rối các thuyền cá VN hoạt động bên ngoài vùng thăm dò..Phản ứng của CSVN và các phản đối quốc tế đã khiến Trung cộng phải rút giàn khoan ngày 15 tháng 7, một tháng trước khi hết thời gian dự định

Giàn khoan Hải Dương 981

5- Vụ ‘khiêu khích’ Senkaku , năm 2016 : Khoảng 400 tàu-thuyền cá đủ cỡ của Tàu đã được huy động cùng xâm phạm vùng biển Nhật, quanh Quần đảo Senkaku, được cùng sự hộ tống của các chiến hạm Coast Guard Tàu..

6- Vụ khiêu khích Whitsun Reef (Đá Ba đầu), 2011 xảy ra khi trên 200 thuyền cá Tàu cùng bỏ neo một lúc, ngoài khơi Đảo san hô này (tranh chấp chủ quyền giữa Phi, VN và Tàu) ngăn cản hoạt động của ngư dân Phi, Việt.

7- Ngăn cản việc tiếp té của Phi cho Đảo Cỏ May (Second Thomas Shoal), từ 2014 và vẫn còn đang tiếp diễn.

8- Phá quấy ngư dân Phi và Việt đánh cá tại vùng biển quanh các đảo Sơn Ca (Sandy Cay) và Thị Tứ..Các Quốc gia liên hệ.. nghĩ gì ?

Các quốc gia liên hệ đến Biển Đông và Cộng đồng Quốc tế (Phe thân Mỹ và NATO), luôn lên án cách hành xử của Tàu tại Biển Đông.

– Mỹ, có Hiệp ước phòng thủ Song phương với Phi, luôn buộc tội PAFMM là vi phạm Công pháp Quốc tế, thực thi các đòi hỏi bất hợp pháp của Tàu về lãnh thổ và lãnh hải.

– Philippines, nạn nhân trực tiếp của các cuộc xâm lấn và đòi hỏi chủ quyền trên các EEZ của Phi, cương quyết “chống lại bằng mọi cách, các hành vi của Tàu, xâm phạm chủ quyền của Phi..


– Việt Nam, đã có những đụng độ quân sư trưc tiếp với Tàu ,bị Tàu chiếm đóng Hoàng Sa (1974, hải chiến với HQVNCH) và chiếm Đảo Gạc ma (HQCSVN).

Trước các hành động của Tàu qua các cuộc gây hấn,, ngăn cản ngư dân VN đánh cá tại Biển Đông (dù trong khu vực EEZ của Việt Nam) CSVN đã buộc phải tổ chức một Lực lượng Dân quân biển (Tự vệ Biển) để đối phó.

Tuy VN đã từng có những tổ chức ‘lỏng lẻo’ ‘dân quân tự vệ=self-defence militia, gồm những dân thường đã qua một cuộc huấn luyện về căn bản quân sự và sẽ chỉ được gọi nhập ngũ trong các trường hợp cần thiết, nhưng lực lượng này chưa bao giờ được chính thức hóa trước 2009..

Hà Nội chỉ nghĩ đến việc tổ chức một lực lượng Dân quân Biển, sau một loạt hành động khiêu khích và hăm dọa của Tàu, leo thang từ cuối những năm 2000s và khi Tàu cho thiết lập Đơn vị Hành chính quản trị Biển Đông vào năm 2007.
Năm 2007 Bộ trưởng Quốc Phòng CSVN đã ký Chỉ thị (Directive) 04/CH-BQP về Nhu cầu ‘xây dựng một Lực lượng Dân Phòng và Tự vệ hoạt động tại các vùng biển.

Năm 2009, qua việc ban hành Luật về các Lực lượng Dân Quân và Tự Vệ, Tự Vệ Biển mới được chính thức biết đến. Luận này đặt nền móng cho Phương án 1902, chỉ đạo việc thiết lập Dân quân..

Sắc lệnh Chính Phủ số 67, đã cung cấp khuyến khích tài trợ và cho ngư dân vay để đóng các tàu cá vỏ sắt lớn hôn, sau sự kiên Haiyang Shiyou 981 ,khi mà các thuyền cá nhỏ bé thô sơ của VN không đủ khả năng chống trả các khiêu khích của các Tàu (một tàu gỗ bị Dân quân Biển Tàu đâm chìm; nhiều tàu CS biển VN bị hư hại. ! VN tỏ ra quan ngại về Chiến thuật ‘Bắp cải’ của Tàu (cabbage strategy= kiểm soát một khu vực trên biển, bảng tạo nhiều lớp chướng ngại vật kế tiếp nhau )

Tự vệ Biển.. Việt Nam

Tháng 6-2021, Kiên Giang thành lập Hải đội Dân quân Biển đầu tiên của VN trong kế hoạch xây dựng 6 hải đội thường trực (Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kien Giang, Đà Nẵng)

Các Hải đội này được trang bị, Ít nhất mỗi hải đội 4 chiếc tàu đánh cá, vỏ sắt, vũ trang đóng và thiết kế mới loại TK-1482, cùng với các tàu vỏ sắt khác nhiều loại khác nhau..

TK-1482 là tàu vỏ sắt trọng tải 400 tấn, đóng tại Cơ xưởng Đóng Tàu Song Thu (Đà Nẵng), dài 42m, ngang 8m, cao trên mặt biển 3.75m; vận tốc 18 knots..Thiết kế đặc biệt để chống đụng chạm mạnh và có thể hoạt động xa bến dài ngày.


Tàu trang bị 2 súng vòi rồng, và 2 đại bác Nga KVP 14.5 mm, đặt tại các sàn trước/sau.Tầm bắn xa được 500m

Một số tàu đánh cá vỏ sắt khác được đóng tại các Cơ xưởng Z189 (Hải Phòng), Ba Son (SG)

Tàu cá Tự vệ Biển TK-1482

Tàu cá Tự vệ biển Hải đội Kiên Giang

Trần Lý 6-2024

Nguồn: Mr. TL chuyển

No comments:

Đạo Diễn Thanh Tâm phỏng vấn nhà văn Điệp Mỹ Linh

Đạo diễn Thanh Tâm với phim Bóng Quá Khứ LGT.- Biến cố 30/04/1975 xảy ra tại miền Nam Việt Nam cách nay gần nửa thế kỷ. Tài liệu viết về nhữ...