Monday, July 1, 2024

VÌ SAO CỘNG SẢN HANOI ĐÃ KHÔNG DÁM ĐẾN DỰ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH TÌM KIẾM HÒA BÌNH CHO UKRAINE TỔ CHỨC TẠI THỤY SĨ?

HSP:  Tại Miệng Còn Đang Dính Bột
Không phải là điều bí ẩn – thế giới văn minh yêu chuộng hòa bình, dân chủ và tự do đều nhìn thấy rõ chiến dịch phá hoại đại qui mô của Poutine, lãnh tụ độc tài sát nhân Nga hậu cộng sản Liên sô, (không dám đi dự Hội Nghị vì sợ bị bắt), áp lực đen tối của Tập Cận Bình, Trung Cộng bằng ngụy biện, vu khống, dọa dẫm và mua chuộc để tẩy chai, tránh né, lẫn trốn với sự đồng lõa, vô lương tâm của một số nhà nước tùy tinh, chư hầu gồm cả nhứt là Cộng sản Hà Nội, Cuba, Bắc Hàn. Không có can đảm và thiện chí đến dự Hội Nghị Thượng Đỉnh vì Hòa Bình cho Ukraine, các lãnh tụ của cái gọi là chế độ CHXHCNVN lại hớn hở xúm nhau trải thảm đỏ tiếp đón kẻ tội phạm chiến tranh và tàn ác đối với nhân loại. Nhưng chính nghĩa của dân tộc Ukraine trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phi nhân nghĩa của Nga - Poutine đã được công nhận và đề cao. Đại biểu của một trăm quốc gia và tổ chức quốc tế đã đến Thụy Sĩ tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh tìm kiếm Hòa Bình cho Ukraine.

Vì những điều nói trên, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ hân hạnh gởi đến quý bạn đọc và quý diễn đàn, bản Thông Cáo Chung của Hội Nghị Thượng Đỉnh sau hai ngày họp tại Bürgenstock, Thụy Sĩ. Nguyên văn Thông Cáo Chung viết bằng tiếng Anh, kèm theo đây là bản dịch tiếng Việt của ông Phạm Hồng Sơn.

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH TÌM KIẾM HÒA BÌNH CHO UKRAINE TỔ CHỨC TẠI THỤY SĨ :

THÔNG CÁO CHUNG VỀ KHUÔN KHỔ LÀM NỀN TẢNG CHO HÒA BÌNH

Làm tại Bürgenstock, Thụy Sĩ, ngày 16 tháng Sáu 2024

Cuộc chiến do Liên Bang Nga phát động chống Ukraine tiếp tục gây ra những đau khổ và tàn phá cho nhân loại ở mức độ to lớn, và đang tạo ra những nguy cơ, khủng hoảng với những hậu quả tới toàn thể địa cầu. Chúng tôi, đại diện cao cấp của các quốc gia có tên sau đây, đã cùng nhau có mặt tại Thụy Sĩ trong hai ngày 15 và 16 tháng Sáu 2024 với mục đích bàn thảo cùng tìm ra các giải pháp hướng tới một nền hòa bình toàn diện, công bằng và bền vững cho Ukraine. Chúng tôi nhắc lại các quyết nghị số A/RES/ES-11/1 và số A/RES/ES-11/6 được thông qua tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, chúng tôi cũng nhấn mạnh sự cam kết tuân thủ luật quốc tế trong đó có Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Hội Nghị Thượng Đỉnh này là kết quả từ các cuộc bàn thảo trước đây dựa trên Công Thức Hòa Bình Của Ukraine và các đề xuất hòa bình phù hợp với luật quốc tế, bao hàm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Chúng tôi hết sức cảm kích lòng hiếu khách và sáng kiến của Thụy Sĩ đã đứng ra tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Cao Cấp. Sự kiện này thể hiện cam kết chắc chắn của Thụy Sĩ trong việc cổ xướng, thúc đẩy và ủng hộ hòa bình và an ninh quốc tế,

Chúng tôi đã có các cuộc trao đổi hiệu quả, toàn diện và xây dựng về nhiều quan điểm khác nhau cho các giải pháp nhằm đạt được một khuôn khổ làm nền tảng cho một nền hòa bình toàn diện, công bằng và vững bền trên cơ sở luật quốc tế, bao hàm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt, chúng tôi khẳng định lại sự cam kết không đe dọa hay sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc sự độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào, tôn trọng các nguyên tắc chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia, kể cả Ukraine, trong phạm vi biên giới đã được quốc tế công nhận, kể cả các lãnh hải, và giải quyết các cuộc tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.

Ngoài ra, chúng tôi cùng có tầm nhìn chung về các phương diện cốt yếu sau đây:Thứ nhất, mọi sử dụng năng lượng hạt nhân và các cơ sở hạt nhận bắt buộc phải được đảm bảo an toàn, an ninh và không gây tổn hại cho môi trường. Các nhà máy điện hạt nhân, các cơ sở hạt nhân của Ukraine, kể cả Nhà Máy Điện Hạt Nhân tại Zaporizhzhia bắt buộc phải hoạt động một cách an toàn và được đảm bảo an ninh dưới sự kiểm soát toàn diện của Ukraine và phù hợp với các nguyên tắc của IAEA, đồng thời dưới sự kiểm soát của cơ quan này.

Mọi đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân trong bối cảnh cuộc chiến đang chống lại Ukraine là không thể chấp nhận.

2. Thứ hai, an ninh lương thực toàn cầu không thể đảm bảo nếu quá trình sản xuất và cung ứng lương thực bị đứt đoạn. Do đó, sự lưu thông thương mại một cách tự do, đầy đủ và an toàn, cũng như việc tiếp cận các hải cảng ở Biển Đen và Biển Azos là những yếu tố sống còn cho thế giới. Do đó, các cuộc tấn công vào các tàu thương mại tại cảng hay trên đường, cũng như các cuộc tấn công vào các cảng dân sự và các cơ sở hạ tầng tiếp nhận hàng hóa dân sự là không thể chấp nhận.

Lương thực không thể được dùng làm vũ khí trong mọi trường hợp. Các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine phải được vận chuyển một cách an toàn và tự do tới tất cả các quốc gia mong muốn.

Thứ ba, tất cả tù binh phải được trả lại tự do thông qua các cuộc trao đổi đầy đủ. Tất cả những trẻ con Ukraine bị lưu đày, bị di chuyển bất hợp pháp, và tất cả những thường dân Ukraine bị bắt bất hợp pháp phải được trả lại cho Ukraine.

Chúng tôi tin tưởng rằng để có hòa bình cần phải có sự tham gia và đối thoại của tất cả các bên can hệ. Vì vậy, chúng tôi quyết định sẽ thực hiện các hành động cụ thể trong thời gian tới trong các lãnh vực đã nêu với sự tham dự sâu rộng hơn của đại diện từ tất cả các bên can hệ.

Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, bao hàm nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của mọi quốc gia, đang và sẽ được dùng làm cơ sở để đạt được một nền hòa bình toàn diện, công bằng và bền vững tại Ukraine.

Danh sách các tổ chức và các nước thành viên Liên Hiệp Quốc tán trợ bản Thông Cáo Chung

Albania, Andorra, Argentina, Australia, Austria, Belgium, Benin, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria, Cabo Verde, Canada, Chile, Comoros, Costa Rica, Côte d’Ivoire, Council of Europe, Croatia, Cyprus, Czechia, Denmark, Dominican Republic, Ecuador, Estonia, European Commission, European Council, European Parliament, Fiji, Finland, France, Gambia, Georgia, Germany, Ghana, Greece, Guatemala, Hungary, Iceland, Ireland, Israel, Italy, Japan, Kenya, Kosovo, Latvia, Liberia, Liechtenstein, Lithuania, Luxemburg, Malta, Moldova, Monaco, Montenegro, Netherlands, New Zealand, North Macedonia, Norway, Palau, Peru, Philippines, Poland, Portugal, Qatar, Republic of Korea, Romania, Rwanda, San Marino, Sao Tomé and Principe, Serbia, Singapore, Slovak Republic, Slovenia, Somalia, Spain, Suriname, Sweden, Switzerland, Timor Leste, Türkiye, Ukraine, United Kingdom, United States, Uruguay.

Ghi chú của LHNQVN-TS : Danh sách các tổ chức và định chế quốc tế tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh

Hội Đồng Âu Châu, Giáo Trưởng Giáo Hội Hy Lạp (Quan Sát Viên), Ủy Hội Liên Âu, Hội Đồng Liên Âu, Nghị Viện Liên Âu, Tổ Chức các Nước Mỹ Châu, Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu, Liên Hiệp Quốc (Quan Sát Viên).

Hội Đồng Âu Châu gồm có 47 nước. Liên Hiệp Âu Châu, còn gọi là Liên Âu, có 27 nước.


Bản dịch tiếng Việt của Phạm Hồng Sơn . Bản tiếng Anh của bộ Ngoại Giao Liên Bang Thụy Sĩ


Summit on Peace in Ukraine: Joint Communiqué on a Peace Framework


Bürgenstock, Switzerland 16 June 2024


The ongoing war of the Russian Federation against Ukraine continues to cause large-scale human suffering and destruction, and to create risks and crises with global repercussions. We gathered in Switzerland on 15-16 June 2024 to enhance a high-level dialogue on pathways towards a comprehensive, just and lasting peace for Ukraine. We reiterated resolutions A/RES/ES-11/1 and A/RES/ES-11/6 adopted at the UN General Assembly and underscored our commitment to upholding international law including the United Nations Charter. This Summit was built on the previous discussions that have taken place based on Ukraine’s Peace Formula and other peace proposals which are in line with international law, including the United Nations Charter.


We deeply appreciate Switzerland’s hospitality and its initiative to host the High-Level Summit as expression of its firm commitment to promoting international peace and security.

We had a fruitful, comprehensive and constructive exchange of various views on pathways towards a framework for a comprehensive, just and lasting peace, based on international law, including the United Nations Charter. In particular, we reaffirm our commitment to refraining from the threat or use of force against the territorial integrity or political independence of any state, the principles of sovereignty, independence, and territorial integrity of all states, including Ukraine, within their internationally recognized borders, including territorial waters, and the resolution of disputes through peaceful means as principles of international law.

We, furthermore, have a common vision on the following crucial aspects:

Firstly, any use of nuclear energy and nuclear installations must be safe, secured, safe-guarded and environmentally sound. Ukrainian nuclear power plants and installations, including Zaporizhzhia Nuclear Power Plant, must operate safely and securely under full sovereign control of Ukraine and in line with IAEA principles and under its supervision.

Any threat or use of nuclear weapons in the context of the ongoing war against Ukraine is inadmissible.Secondly, global food security depends on uninterrupted manufacturing and supply of food products. In this regard, free, full and safe commercial navigation, as well as access to sea ports in the Black and Azov Seas, are critical. Attacks on merchant ships in ports and along the entire route, as well as against civilian ports and civilian port infrastructure, are unacceptable.

Food security must not be weaponized in any way. Ukrainian agricultural products should be securely and freely provided to interested third countries.Thirdly, all prisoners of war must be released by complete exchange. All deported and unlawfully displaced Ukrainian children, and all other Ukrainian civilians who were unlawfully detained, must be returned to Ukraine.

We believe that reaching peace requires the involvement of and dialogue between all parties. We, therefore, decided to undertake concrete steps in the future in the above-mentioned areas with further engagement of the representatives of all parties.

The United Nations Charter, including the principles of respect for the territorial integrity and sovereignty of all states, can and will serve as a basis in achieving a comprehensive, just and lasting peace in Ukraine.

List of countries who support the joint communiqué

Status 16 June 2024


Albania, Andorra, Argentina, Australia, Austria, Belgium, Benin, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria, Cabo Verde, Canada, Chile, Comoros, Costa Rica, Côte d’Ivoire, Council of Europe, Croatia, Cyprus, Czechia, Denmark, Dominican Republic, Ecuador, Estonia, European Commission, European Council, European Parliament, Fiji, Finland, France, Gambia, Georgia, Germany, Ghana, Greece, Guatemala, Hungary, Iceland, Ireland, Israel, Italy, Japan, Kenya, Kosovo, Latvia, Liberia, Liechtenstein, Lithuania, Luxemburg, Malta, Moldova, Monaco, Montenegro, Netherlands, New Zealand, North Macedonia, Norway, Palau, Peru, Philippines, Poland, Portugal, Qatar, Republic of Korea, Romania, Rwanda, San Marino, Sao Tomé and Principe, Serbia, Singapore, Slovak Republic, Slovenia, Somalia, Spain, Suriname, Sweden, Switzerland, Timor Leste, Türkiye, Ukraine, United Kingdom, United States, Uruguay


Genève ngày 19 tháng Sáu năm 2024

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

No comments:

Mật vụ Ukraine 'tung hoành' ở Moscow như thế nào? Tác giả,Zhanna Bezpiatchuk, Ilya Barabanov, Tom Santorelli

HÌNH ẢNH,BỘ QUỐC PHÒNG NGAChụp lại hình ảnh,Trung tướng Igor Kirillov của Nga - người bị giết tại Moscow vào hôm 17/12 Các nguồn tin của BBC...