Tuesday, July 10, 2012

Nhật đón nhận thách thức với TQ ở biển Đông_NgV




Lực Lượng Phòng Vệ Nhật đang nối cable tới chiến hạm Philippines (AP photo)

Trung Quốc đe dọa để thống trị ở biển Đông thì sẽ làm thế ở biển Hoa Đông.

Philippines và Việt Nam gần đây phẫn nộ trước thái độ áp chế của Trung Quốc ở biển Đông, tuy nhiên không chỉ hai nước này lo ngại… Nhật có thể không có lợi ích trực tiếp ở Hoàng Sa hay Trường Sa, dù vậy Nhật có đầy đủ lợi ích trong việc bảo đảm căng thẳng ở biển Đông không leo thang.

left align image
Hãng tin Kyodo News (Nhật) đưa tin chiều 10-7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 (Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc) lần thứ 13 đã khai mạc tại Phnom Penh (Campuchia). Tuyên bố chung của hội nghị kêu gọi: Các bên liên quan ở bán đảo Triều Tiên không tiến hành thêm hành động khiêu khích nào và tìm kiếm đối thoại hòa bình; các nước Đông Á cần nâng cao tăng trưởng kinh tế nội địa nhằm thúc đẩy phát triển bền vững của khu vực; thực hiện hiệu quả Thỏa thuận về dự trữ gạo khẩn cấp của khu vực (có hiệu lực từ ngày 12-7). Hãng tin CNA (Singapore) cho biết tại hội nghị, vấn đề biển Đông đã được nêu lên.


Tại Diễn đàn khu vực ASEAN ngày 12-7 tới ở Phnom Penh (Campuchia), Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba dự định sẽ bày tỏ lo ngại sâu sắc về diễn biến gần đây ở biển Đông và hối thúc các bên nhanh chóng tìm kiếm các giải pháp ngoại giao…
Từ lâu, Nhật luôn để mắt theo dõi biển Đông. Khi căng thẳng gia tăng từ năm 2008, Nhật nhận ra cần có cách tiếp cận chủ động hơn. Giờ đây, Nhật chuẩn bị tiến lên nấc thang mới bằng cách đối đầu trực tiếp với Trung Quốc.
Nhật có hai lo ngại lớn ở biển Đông. Thứ nhất, căng thẳng ở mức thấp có thể biến thành xung đột lớn hơn làm gián đoạn giao thông hàng hải. Đây là tin xấu cho an ninh kinh tế của Tokyo vì các tuyến đường biển ở biển Đông đảm trách vận chuyển hàng Nhật đến Đông Nam Á và châu Âu, hơn nữa 90% dầu thô nhập khẩu Nhật đi qua đây.

Thứ hai, nếu Trung Quốc dùng cách thức đe dọa để thống trị ở biển Đông thì cũng có thể áp dụng chiến thuật đó ở biển Hoa Đông, nơi Nhật và Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ.
Nếu Trung Quốc thuyết phục và hay ép buộc các nước Đông Nam Á chấp nhận những bằng chứng đáng ngờ về “các quyền lợi lịch sử” của Trung Quốc ở biển, các quy chuẩn pháp lý hiện hành như Công ước LHQ về Luật Biển sẽ bị suy yếu.
Điều này có thể làm giảm sức nặng tuyên bố chủ quyền của Nhật đối với quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông…
Chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của Trung Quốc có thể kích động khủng hoảng ngoại giao và quân sự trong quan hệ Trung-Nhật… Gần đây, Nhật đã cam kết củng cố hợp tác giữa cơ quan tuần duyên Nhật với các cơ quan tuần duyên của các nước Đông Nam Á. Đây là biểu thị quan trọng vì các bên tranh chấp ở biển Đông thường sử dụng tàu tuần duyên hơn tàu chiến…
Cuối năm ngoái, Nhật cũng đã đề xuất mở rộng tư cách thành viên của Diễn đàn Hàng hải ASEAN (AMF)… Nhật mong muốn bảo đảm ASEAN phải đoàn kết và phản đối các nước thành viên ASEAN có thỏa thuận riêng lẻ với Trung Quốc. Vậy nên Nhật đeo đuổi tăng cường quan hệ song phương với các đối tác trong khu vực.
Nhật tiếp cận Philippines nhiều nhất vì lo ngại đây là mối liên kết yếu nhất trong ASEAN do tiềm năng quân sự yếu kém của Philippines. Nhật đang giúp Philippines củng cố lực lượng tuần duyên và đã đồng ý sẽ bán 10 tàu tuần tra dưới hình thức hỗ trợ cho Philippines.
Nhật cũng đã đồng ý nâng cao hợp tác quốc phòng với Việt Nam và đang thảo luận tăng cường hợp tác quốc phòng với Singapore, Malaysia và Indonesia.
Trung Quốc có thể phản đối các cường quốc khác xen vào vấn đề tranh chấp biển Đông nhưng chính cách hành xử của Trung Quốc buộc Nhật không thể khoanh tay đứng nhìn.
L.L. lược dịch từ Japan Steps Up to the South China Sea Plate/ Ian Storey
Bài viết của TS Ian Storey với tựa đề Nhật đón nhận thách thức ở biển Đông đăng trên báo Wall Street Journal (Mỹ) ngày 9-7. Ian Storey là chuyên gia phân tích an ninh của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.

No comments: