Sunday, August 19, 2012

Nhân dân nhật báo TQ “điểm mặt” nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa 1974

HoangsaParacels.blogspot.com: Hải Quân miền Nam đã đơn độc chiến đấu dũng mãnh chống lại âm mưu xảo quyệt cuả Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và các tướng Tầu khả ố trong việc cưỡng chiếm Hoàng Sa.  Dù Hoàng Sa bị tạm thời mất vào tay giặc, nhưng Hải Quân Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ cuả mình là chứng minh cho giặc Tàu và thế giới biết lòng dũng cảm bảo vệ chủ quyền tổ quốc cuả những con dân Việt chân chính, trái hẳn bộ mặt bán nước hại dân làm tay sai cho giặc Tàu cuả bè lũ Cộng Sản vong nô Hà Nội. Trong tương lai cuộc hải chiến Hoàng Sa sẽ là chứng cớ mạnh mẽ nhất trong việc đàm phán quốc tế mhằm thâu hồi chủ quyền đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam.

Ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức.

Tân Hoa Xã: Mao Trạch Đông là người ra lệnh đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974,
Tiếp đó, ngày 9/8, Nhân dân nhật báo Trung Quốc bản điện tử lại tiếp tục đăng bài “Chiến tranh Hoàng Sa giữa Trung Quốc – Việt Nam 1974: Những tình tiết ít người biết đến” nhằm tiếp tục luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử.
Trong bài viết này, chính tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã “điểm mặt” 6 viên chỉ huy cao nhất của Trung Quốc thực hiện mệnh lệnh của Mao Trạch Đông, dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lúc đó đang do hải quân miền nam Việt Nam quản lý và thực thi chủ quyền.
Sau khi Mao Trạch Đông bút phê: “Đồng ý đánh!” vào báo cáo tình hình Hoàng Sa – Biển Đông do Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh soạn thảo,  Chu Ân Lai lập tực triệu tập hội nghị thành lập nhóm chỉ huy đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngay trong ngày 17/1/1974. Cùng ngày, Chu Ân Lai quyết định phương án điều động lực lượng quân khu Quảng Châu tham gia đánh chiếm Hoàng Sa.





8 giờ tối ngày 17/1/1974, Chu Ân Lai chủ trì hội nghị thành lập nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa gồm 5 nhân vật: Diệp Kiếm Anh (cầm đầu), Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình, Trần Tích Liên, sau này bổ sung thêm Tô Chấn Hoa.
Nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa đã lập tức điều động 2 chiến hạm phá ngư lôi 396 và 389 của hạm đội Nam Hải thuộc căn cứ Quảng Châu, 2 chiến hạm 271 và 274 hạm đội Nam Hải thuộc căn cứ Du Lâm đổ bộ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm tuần tra phục sẵn, đồng thời phái 4 đội dân binh vũ trang ra các đảo Duy Mộng, Quang Hòa Tây và đảo Quang Hòa.
Tiếp đó quân Trung Quốc phái 2 chiến hạm 281 và 282 tiến ra phía tây đảo Phú Lâm, đồng thời điều động 2 máy bay thuộc trung đoàn không quân 22 hạm đội Nam Hải tham gia yểm trợ. Phía Trung Quốc bài binh bố trận đã xong.
 
Chu Ân Lai (giữa) và Đặng Tiểu Bình (phải) chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974.
Sáng sớm 19/1/1974, Chu Ân Lai lại nhóm họp 5 viên chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa bàn phương án, đồng thời bổ sung thêm Tô Chấn Hoa vào nhóm này và giao việc chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình phụ trách.
Theo tài liệu Nhân dân nhật báo Trung Quốc đang tuyên truyền, cũng trong sáng sớm 19/1/1974, 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ của hải quân miền nam Việt Nam đang tuần tra tại khu vực nhóm Lưỡi Liềm thì phát hiện các tàu Trung Quốc đã xuất hiện gần đó.
Từ trái qua: Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh, Vương Hồng Văn

Theo tài liệu tuyên truyền của Nhân dân nhật báo, trận chiến đánh chiếm Hoàng Sa nổ ra ngày 19/1/1974. 10 giờ 22 phút sáng cùng ngày, 1 tàu Trung Quốc bị trúng đạn pháo của tàu hải quân miền nam Việt Nam. Tuy nhiên do quân Trung Quốc quá đông, chúng thực hiện chia cắt 4 tàu hải quân miền nam Việt Nam và dồn dập dội hỏa lực, chỉ 13 phút sau, quân Trung Quốc đã chiếm thế thượng phong.
Ưu thế quân đông, tàu nhiều, quân Trung Quốc tấn công dồn dập, đến 2 giờ 52 phút chiều, theo tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc, quân Trung Quốc đã chiếm được các đảo chính thuộc quần đảo Hoàng Sa. Diệp Kiếm Anh báo cáo Mao Trạch Đông, Mao Trạch Đông chỉ thị tiếp tục đánh chiếm các đảo Quang Ảnh, Hoàng Sa và Hữu Nhật. 9 giờ 35 phút sáng 20/1/1974, quân Trung Quốc đổ bộ chiếm nốt 3 đảo này.
Từ trái qua: Trương Xuân Kiều, Tô Chấn Hoa, Trần Tích Liên

Theo tài liệu phía Trung Quốc đang tuyên truyền, trong trận đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, phía Trung Quốc chết 18 người, trong đó có Phùng Tùng Bách – Chính ủy tàu 274, bị thương 67 người, tàu 389 bị trúng đạn hỏng nặng. Tài liệu tuyên truyền của Nhân dân nhật báo không nhắc đến con số thương vong của hải quân miền nam Việt Nam trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tháng 5/1974 Mao Trạch Đông đã chỉ thị điều động 3 tàu hộ vệ mang tên lửa đạn đạo từ hạm đội Đông Hải xuống tăng cường cho hạm đội Nam Hải và chính Tưởng Giới Thạch đã đồng ý cho 3 tàu này đi qua eo biển Đài Loan xuống Biển Đông nhằm thực hiện âm mưu chiếm đóng lâu dài.

Hồng Thủy

Trích GDVN

No comments:

Nga gia tăng hành quyết tù binh chiến tranh Ukraine

HoangsaParacels:    Giết tù binh là mộ tợ ác chiến tranh man rợ Hình ảnh,Facebook,Oleksandr Matsievsky hiện là một nhân vật mang tín...