Thursday, March 28, 2019

Ải Nam Quan giờ nơi đâu?


Bưu thiếp phong cảnh Ải Nam Quan do người Pháp thực hiện vào đầu thế kỷ 20. Các nhật ấn sưu tầm được trên bưu thiếp sử dụng từ năm 1908-1912. (Image of Courtesy )

Cách đây đúng 10 năm vào ngày 23/2/2009 đã diễn ra 'Lễ ký kết và chào mừng việc hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc", một sự kiện mà Bộ Ngoại Giao Việt Nam gọi là "Thắng lợi chung của tình hữu nghị Việt – Trung", trong đó Ải Nam Quan đã thuộc về Trung Quốc. Từ đó câu nói "Từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau" giờ đã thành quá khứ. Từ đó Ải Nam Quan chỉ còn trong những áng văn chương.
Câu hát "Từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, mà lớp con dân Việt đều thuộc nằm lòng giờ đã không còn đúng với thực tế.

Cách nay đúng 10 năm vào ngày 23/2/2009 đã diễn ra "Lễ ký kết và mừng việc hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc" tại một vị trí được gọi là cột mốc 0 - Hữu Nghị Quan.

Từ Cột mốc 0 này nhìn về hướng bắc, Ải Nam Quan đã nằm trong vùng đât Trung Hoa đại lục.
Phó TT kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm phía VN, và Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc phía TQ tại buổi lễ.

Khi lý giải việc ký kết lại đường biên giới khiến Việt Nam mất Ải Nam Quan, những quan chức chính quyền và không ít những nhà sử học trí thức trong chính quyền hay ngoài chính quyền cho rằng việc ký kết đường biên giới là đúng, rằng Ải Nam Quan thuộc Trung Quốc là theo như văn bản Pháp ký với Nhà Thanh vào năm 1894.

Chính quyền Cộng Sản đánh đuổi thực dân Pháp để giành chủ quyền độc lập lại dựa vào một văn bản của Pháp ký với nhà Thanh để từ đó nhường một phần lãnh thổ quốc gia cho nước bạn?

Những áng văn thơ và sử tích của cha ông gắn liền với vùng địa đầu Tổ Quốc này giờ là hoài niệm.

Thi hào (1765-1820) vào năm 1813 (quý dậu), được phong hàm Cần chánh điện học sĩ, vâng lệnh vua Gia Long (trị vì 1802-1819), làm chánh sứ sang nhà Thanh -Trung Hoa.

Trên đường đi, ông sáng tác nhiều bài thơ chữ Nho tập hợp lại thành sách Bắc hành tạp lục trong đó có hai bài thơ về Ải Nam Quan, đó là bài “Nam Quan đạo trung” và “Trấn Nam Quan”, trong đó mở đầu bài "Trấn Nam Quan" có những câu như sau:

“Việc cũ đời Lý, Trần xa xôi mờ mịt khó tìm,
Suốt từ ba trăm năm thẳng tới bây giờ.
Hai nước [Việt Hoa] chia đều từ mặt luỹ lẻ loi,
Một cửa ải oai hùng trấn đóng giữa lòng muôn núi.

Việc cũ "ba trăm năm" mà thi hào Nguyễn Du nhắc là chuyện Nguyễn Trãi từ biệt cha Nguyễn Phi Khanh ở Ải Nam Quan.

Năm 1407 Nguyễn Phi Khanh bị tướng nhà Minh là Trương Phụ bắt và giải về Trung Quốc. Nguyễn Trãi vừa đi theo cha vừa khóc đến Ải Nam Quan. Nguyễn Phi Khanh đã khuyên Nguyễn Trãi quay về mà báo thù cho cha và phục quốc.

Á Nam Trần Tuấn Khải đã có bài song thất lục bát mà hầu như học sinh miền Nam trước 75 ai cũng học có những câu đến giờ nhiều người còn nhớ như 

Chốn ải Bắc mua sầu ảm đạm
Cõi trời Nam gió thổi đìu hiu.
Bốn bề hổ thét chim kêu,
Đoái xem phong cảnh như khêu tấc lòng

Hay như

Giống Hồng Lạc Hoàng Thiên đã định
Bốn ngàn năm suy thịnh đổi thay
Trời Nam riêng một cõi này
Anh hùng liệt nữ xưa nay thiếu gì
..............
Xem lịch sử gương kìa còn đó
Mở dư đổ đất nọ chưa tan
Giang san này vẫn giang san
Mà nay sẻ nghé tan đàn vì ai.
...................
Làm trai hồ thỉ bốn phương
Sao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng;

Đừng lầm lẫn theo phường nô lệ
Bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai
Cam tâm làm kiếp tôi đó
Nhọc nhằn bao quản muôn đời hay chi.
Sống như thế, sống đê, sống mạt,
Sống làm chi cho chật non sông
Thề rằng chết quách cho xong,
Cái thân cầu trợ ai mong có mình.
Con nay cũng học hành khôn biết
Làm giống người phải biết nông sâu,
Chớ nên úp mặt cúi đầu
Cam tâm làm kiếp ngựa trâu sao đành.
.............
Cha dù đất khách gửi xương
Trông về cố quốc khỏi thương lòng già,
Con ơi! Hai chữ Nước Nhà!

Nhà thơ Hoàng Cầm vào năm 1937 khi ông mới 16 tuổi đã viết vở kịch thơ "Hận Nam Quan" mô tả cảnh chia tay đẫm nước mắt của hai cha con Nguyễn Trãi có những câu như

– Nghe cha nói tương lai đầy ánh sáng
Khiến lòng con bừng tỉnh một cơn mê,
Quỳ lạy cha, cha lên đường ảm đạm
Rời Nam Quan theo gió con bay về.

– Ôi! Sung sướng trời cao chưa nỡ tắt
Về ngay đi nhớ hận Nam Quan,
Bến Kim Lăng cho đến ngày nhắm mắt
Cha nguyện cầu con lấy lại giang san.

Trong những ngày này, nghe lại Trường Ca Con Đường Cái Quan của Phạm Duy để nhắc nhau về một Ải Nam Quan của người Việt.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/Vietnamese

No comments:

Tạp ghi CẢM ƠN NGƯỜI VIẾT SỬ “Phía Bên Kia” -Điệp Mỹ Linh

https://www.youtube.com/watch?v=KHUUiGLSWkQ Tình Quê Hương của Đan Thọ. Đang đọc tin tức, thấy dấu hiệu có email vừa vào “box”, tôi chuyển s...