Sunday, March 17, 2019

Chuyến Hải Hành Mùa Hè 1955 (Croisière d’été) - Bùi Hữu Thư


Chúng tôi cặp cảng Aarhus của Đan Mạch. Ở đây tôi đã đến một quán ăn Đan Mạch. Vì không biết tiếng Đan Mạch tôi đã vẽ một đầu con bò dưới có hình lửa đốt và miệng nói Kartofen. Thế là tôi có một đĩa beefsteak và French fries. Kartofen là tiếng Đức nghĩa là khoai tây.
Chuyến Hải Hành Mùa Hè 1955 (Croisière d’été)
Mùa hè năm 1955, chúng tôi được đi một chuyến viễn dương thăm nhiều quốc gia bạn: Anh, Hòa Lan, Đan Mạch, và Na Uy.
Khởi hành từ Brest hải đội Huấn luyện hạm vượt biển Manche sang cảng Portsmouth bên Anh. Thời tiết u ám, không có mặt trời mà ngoài bãi biển hàng ngàn người Anh ngồi phơi nắng trên các ghế bố để san sát nhau như cá mòi trong hộp. Tất cả đều ngồi ngó ra biển trông hết sức dị kỳ. Khí hậu nên Anh rất nhièu sương mù và smog, nhất là ở Luân Đôn. Mùa Đông năm 1954, tôi và anh HIệp đã đi phà vượt biển Manche để đến Luân Đôn. Chúng tôi ở trọ một quán Youth Hostel, trả 2 shilling một tối nằm ghế bố. Tôi gặp một anh Mỹ con 16 tuổi đi du lịch Âu Châu với một cái balô trên vai (Tây Balô). Tối hôm đó nó nấu Oat Meal và mời tôi ăn. Lần đầu tiên ăn oat meal với sữa tôi không thấy ngon gì. Tuy nhiên tôi cũng hỏi nó hết bao nhiêu tôi trả tiền. Sáng dậy nó đã đi mất tiêu, thành ra tôi thiếu chịu nó 1 shilling.

Smog ở Luân Đôn mờ mịt cách xa 10 m là không thấy gì. Người ta dừng bước bên mấy thùng phuy có lửa đốt để sưởi ấm. Bây giờ thì tôi thấy trong lành hơn trong chuyến đi ghé luân Đôn năm 2017. Chúng tôi ở Hyde Park, có thăm mấy nơi như Trafalgar Square, Big Ben, London Bridge, Westminster Abbey….
Tôi không có kỷ niệm nào đặc biệt về Portsmouth. Rời nơi này chúng tôi đến Amsterdam. Amsterdam là thủ đô của hòa Lan, nhưng nơi đặt trụ sở của quốc gia này lại là Le Hague, cũng là nơi có Tòa Án Quốc Tế đã từng xử các tội nhân chiến tranh thời Đức Quốc Xã. Trong thế kỷ thứ 17 Amsterdam là thành phố giầu nhất thế giới, có tầu chạy tới Biển Baltic, Bắc Mỹ, và Phi Châu, ngày nay còn thêm Indonesia, Sri Lanka và Brazil, và có một Công Ty mang tên Dutch East and West India Company, sau này thành lập nên các thuộc địa của Hoà Lan. Vào thế kỷ 21 thu hút được nhiều du khách, hàng năm có đến 17 triệu người.
Người Hòa Lan rất giỏi trong việc chiếm đất của biển cả. Có trên 100 Km sông lạch, có mực nước thấp hơn mực nước biển 2m. Trước đây có một con đê vây quanh thành phố.
Chúng tôi đã được lên Rotterdam thăm thành phố này. Trên toàn nước Hòa Lan, 26% là nằm dưới mực nước biển. Chúng tôi thấy có rất nhiều Wind mill (quạt gió) được xây lên nhằm mục đích hút nước biển trong các vùng xình lầy. Ngày nay họ đã xây những đập chắn nước to bằng 2 tháp Eifel để bảo vệ cho Rotterdam. Người Hòa Lan được coi là những chuyên gia về việc bảo vệ đất đai chống bão biển. Hòa Lan nổi tiếng về hoa tulip. Một phần đất Hòa Lan biến thành một biển hoa tulip từ tháng ba đến tháng 5, kế tiếp là daffodil và hyacinth trong tháng 4 và 5.
Rời Hòa Lan chúng tôi tiến vào Biển Baltic, và phải chạy vòng lên cực bắc của Đan Mạch mới vào được biển này. Lỳ do là Kênh Kiel thuộc Đức mà các tầu chúng tôi đi lại là chiến lợi phẩm của Pháp chiếm của Đức nên không được phép đi qua kênh này. Nếu được phép đi ngang chúng tôi bớt được một hành trình dài 250 hải lý. Kênh đào này được hoàn thành năm 1784 và được khai thông thêm năm 1887. Rồi năm 1914 lại được mở rộng thêm có thể nhận tầu dài 100 m, rộng 33 m có lườn nước 7 m và có thể cho một Thiết Giáp Hạm Đức chạy qua. Bây giờ các du thuyền lớn như của Holland America cũng có thể ra vào kênh này.
Chúng tôi tiến vào Biển Baltic, rất nguy hiểm vì càc lạch được đánh dấu mỗi dặm bằng một phao có đèn, nếu đi lệch ra là sẽ đụng phải thủy mìn do quân Đức thả. Trời có sương mù, chúng tôi phải dùng ống nhòm tìm phao và nghe tiếng còi hú lên từ các phao này mà hải hành.
Chúng tôi cặp cảng Aarhus của Đan Mạch. Ở đây tôi đã đến một quán ăn Đan Mạch. Vì không biết tiếng Đan Mạch tôi đã vẽ một đầu con bò dưới có hình lửa đốt và miệng nói Kartofen. Thế là tôi có một đĩa beefsteak và French fries. Kartofen là tiếng Đức nghĩa là khoai tây.
Rời Aarhus, chúng tôi tới Bergen thuộc xứ Na Uy.Bergen là hài cảng có nhiều du thuyền ghé bến, hàng năm có trên 300 cruise ship đến đây. Khí hậu ôn hòa mùa Đông, nhờ dòng nước nóng Gulf Stream chảy qua và nhờ các rặng núi cao che gió tứ phía Bắc và Đông Bắc và Đông. Từ thế kỷ 13 Bergen là thủ đô của Na Uy và là thành phố đông dân cư nhất, nhưng bây giờ phải nhường chỗ cho Oslo làm thủ phủ. Tôi có được thăm nhà thờ Đức Bà và trung tâm thành phố ở đây.
Rời Bergen chúng tôi đến Starvanger, nơi đây các sinh viên được các gia đình đón về chơi ba ngày. Khi tầu rời bến nhiều cô gái Na Uy khóc hết nước mắt vì chót thương mấy anh sinh viên HQ. Tôi có ghé một lò sát sinh (abatoire) nơi mổ bò. Một người đầu tể hỏi tôi ở đâu tới, tôi nói Việt Nam, anh ta không biết ở đâu, nhưng khi tôi nhắc tên Điện Biên Phủ thì anh gât đầu, ví trận đánh này làm cho Pháp phải rút lui miền Bắc Viêt Nam.
Chúng tôi được giang hành trong các Fiord của Na Uy, như Geiranger Fjord, Hardanger, Nordfjord, và Sogne Fjord. Sogne Fjord là Fjord dài nhất được mệnh danh là Vua của các Fjord, dài 205 Km từ của biển tới làng Skjolden. Đi trong các fjord như đi trong sông nhưng nước trong vắt và kín gió vì hai bên là vách đá dựng đứng, tiếng máy tầu có tiếng vang hai bên vách đá. Có rất nhiều thác nước từ đỉnh núi cao đổ xuống trông như những chỉ sợi mầu trắng.
Gardanger Fjord là Fjord lớn thứ hai tại Na Uy sau Sogne Fjord, dài 179 Km. từ Đại tây Dương tới cao nguyên Hardangervidda nơi có thành phố Odda. Lơi tức của dân chúng là nuôi cá salmon và trout. Khi các băng hà trên núi tan chẩy thì Na Uy nổi cao lên nhiều hơn.
Nordfjord là fjord dài thứ sáu của Na Uy với chi nhánh là Gieranger Fjord nơi chúng tôi neo tầu để lên Merok, trên đỉnh núi vẫn có tuyết vào mùa hè. Tấu neo chỗ nước trong vắt, tôi thấy được cái neo con tầu.
Sau những ngày giang hành trong các fjord chúng tôi lại trở ra Đại Tây Dương trên đường về Brest với bao nhiêu hình ảnh đẹp của thiên nhiên hùng tráng.
Chúng tôi còn được nghỉ hè thêm hai tuần năm đó. Tôi và ông Kiểm đã tới một tòa lâu đài Chateau de Montfleur gần rặng núi Alpes miền đông nam nước Pháp. Mùa hè có các sinh viên từ khắp các nước Âu Châu đến đây nghỉ ngơi.Các nam sinh viên phải ở trên tầng lầu ba, phái nữ lầu 2, và lầu 1 là phòng ăn và phòng khách.
Mỗi ngày sau bữa ăn tối, tất cả vào phòng khách để khiêu vũ từ lúc 8 giờ tối. Có tất cả 20 sinh viên, phân nửa là nam phân nửa là nữ. Tất cả đều ra sàn nhẩy, ngoại trừ tôi là ngồi ngó. Vì thiếu cavalier, một cô phải ôm cái dù nhẩy. Cứ đến gần cuối bản nhạc là cô này phải nhanh nhẹn chạy theo và dùng cái dù móc vào cánh tay một anh thì bản sau anh này phải nhẩy với cô ta và lại có một người nữ khác phải ôm cây dù mà nhẩy.
Đêm hôm sau, tôi đang ngồi xem thì một cô tên Marie France, đến kéo tôi ngồi dậy và mời tôi nhẩy với cô ta bản đầu tiên là bản valse. Cô vừa nhẩy vừa đếm “Un, deux, trois! Un deux trois.” Mới vài bước tôi đã thạo và bắt đầu quay cô ta. Marie France nói: “Bộ người Á Châu các anh có máu nhẩy trong người à?” Tôi trả lời: “Hôm qua ngồi ngó chân của mấy người tôi đã biết các bước nhẩy đó, lấy đâu ra máu nhẩy. Tôi là dân cù lần mà!” Từ bữa ấy Marie France luôn luôn nhẩy với tôi, và không còn cô nào phải nhẩy với cái dù nữa.
Sau này khi về nước anh họ tôi là anh Liệt đã mời tôi đi nhẩy ở Phòng Trà Mỹ Phụng gần Bến Bạch Đằng. Và ở Virginia, có hai anh Tiên và Trang chuyên môn mở sur-boom ở nhà, tôi rất ăn khách. Khi nhạc trổi bản valse là có mấy bà xếp hàng khoanh tay nháy mắt muốn tôi mời. Tôi cũng nhẩy fantaisie những bước không khác gì John Travolta. Trong các tiệc cưới, tôi nhẩy hết bản này sang bản khác không về bàn. Bây giờ tôi cho đôi chân về hưu luôn, nếu có ra sàn nhẩy thì chỉ nhẩy với bà xã những bản slow hay rumba thôi. Ôi Vang bóng một thời.
Bùi Hữu Thư

No comments:

Putin fires intercontinental ballistic missile at Ukraine for FIRST time...

HSP : Trò Rung Cây Nhát Khỉ của  vượn người  Pootin.   Trêu vào Mỹ là đễ ăn hột nhơn lắm.  Hai hột tại Hiroshima và Nagasaki ...