Tầu HQ 10, Nhật Tảo và ba ngày sóng gió tơi bời ngoài khơi Quy Nhơn.
Trong mùa gió mùa Đông Bắc thường có nhiều Bão nhiệt đới Typhoon. Các trận bão được đặt tên theo vần ABC trong năm. Vào năm 1965 các trận bão vẫn còn được đặt tên phụ nữ, làm cho giới nữ rất phẫn nộ vì cho là các bà toàn là Sư Tử Hà Đông. Sau này khi Hoa Kỳ có đạo luật bênh đỡ quyền phụ nữ Title IX, thì có cả tên giới nam đặt cho các trận bão Hurricane và typhoon năm 1976 như Charlie, Ikes và Floyd.
Năm 1965 tôi được lệnh Phòng 3 BTL/HQ lên đường đi Đà Nẵng để đón một phái đoàn cao cấp bộ Binh Hoa Kỳ đi thăm viếng Cửa Việt. Tầu đi ngang qua Cam Ranh tôi nhận công điện khí tượng cho hay sắp có bão lớn. Tôi gửi điện xin vào Cam Ranh trú bão thì được P3 lúc đó ông K. làm trưởng phóng. Ông ra lệnh bằmg đủ mọi giá phải tiếp tục ra Đà Nẵng. Đây là một mệnh lệnh giết người, một sự điều hành chiến hạm bất kể thời tiết, khí tượng và an ninh của sinh mạng toàn thể thủy thủ đoàn. Qua khỏi Mũi Dinh (Cap Varella) tầu bị ba trận bão Erica, Joan và Kate (ba mẫu tự E, J, K, Mẫu tự F được cho một hurricane bên Mỹ Châu) vùi dập trong 76 tiếng.
Tôi phải gối sóng mà đi với tốc độ không quá 3 gút. Trong 76 tiếng tôi không ăn không ngủ cánh tay phải móc vào cột giữ mái che của đài chỉ huy trong khi tầu lắc ngang gần 40 độ. Tôi học môn Kiến Trúc tầu bè ở Brest biết được là nếu lắc ngang 47 đô là tầu lật và chìm. Hỏa đầu vụ mang bánh mì lên cho tôi thì bị sóng đánh làm cho nhão nhoẹt nuốt không trôi. Người tôi ướt như chuột, phải cuốn khăn tắm quanh cổ cho nước biển không thấm xuống ngực. Chiếc la bàn từ trên đài chỉ huy bị hất tung lên khi tầu chúi mũi xuống. Chiếc ghế bành bằng sắt trong phòng ngủ của tôi lật úp sáng vào thành giường, nếu tôi lúc đó nằm trên giường thì đã gẫy tay. Những đợt sóng cao như núi xô con tầu như cánh bèo trên biển. Khi gối sóng thì nhô cao lên như con cá heo nhẩy sóng. Lúc nhào xuống dốc sóng thì hai chân vịt quay trên không trung hú lên những tiếng rú rợn rùng.
Khi đi ngang Quy Nhơn ban đêm tôi đã theo hướng hải đăng trên Cù Lao Xanh (Poulo Gambir) để vào neo phía Tây Nam của hòn đào này. Mặc dầu đảo nhỏ nhưng cũng ngăn dược sóng phần nào. Xuốt đêm tôi cho chiếu đèn canh chừng giây neo và giữ nguyên nhiệm sở vận chuyển. Đề phòng gió đổi chiều dạt tầu vào đảo.
Ngày sau bão tan, trời lại sáng, trong vịnh Quy Nhơn ba tầu buôn đứt neo mắc cạn, trên bãi biển Quy Nhơn trên 3,000 ghe chài bị bay lên bờ hay chìm. Miền Trung bị lut lội đói rách gian khổ. Tôi tiếp tục công tác đi Đà Nẵng. Khi tới nơi mới có công điện P 3 cho hay vì thời tiết xấu chuyến bay của phái đoàn Hoa Kỳ phải hủy bỏ. Máy bay không cất cánh được mà lại bắt tầu cưỡi sóng ra đi.
Thật là một chuyến công tác nguy hiểm đến sinh mạng thủy thủ đoàn, vô lý, vô tâm, và công cốc. Một mệnh lệnh ngu xuẩn (người ra lệnh cho con tầu định mệnh nầy khi xưa đã yêu cầu được hộ tống từ Côn Sơn về Saigon trong khi biển chi cấp 3. Tôi không biết có bị thù oán gì không?) Tôi là đứa quá reglo nên đã liều mạng nhắm mắt đi, một hạm trưởng khác chắc đã quay về Cam Ranh neo trốn bão.
BHT
Trong mùa gió mùa Đông Bắc thường có nhiều Bão nhiệt đới Typhoon. Các trận bão được đặt tên theo vần ABC trong năm. Vào năm 1965 các trận bão vẫn còn được đặt tên phụ nữ, làm cho giới nữ rất phẫn nộ vì cho là các bà toàn là Sư Tử Hà Đông. Sau này khi Hoa Kỳ có đạo luật bênh đỡ quyền phụ nữ Title IX, thì có cả tên giới nam đặt cho các trận bão Hurricane và typhoon năm 1976 như Charlie, Ikes và Floyd.
Năm 1965 tôi được lệnh Phòng 3 BTL/HQ lên đường đi Đà Nẵng để đón một phái đoàn cao cấp bộ Binh Hoa Kỳ đi thăm viếng Cửa Việt. Tầu đi ngang qua Cam Ranh tôi nhận công điện khí tượng cho hay sắp có bão lớn. Tôi gửi điện xin vào Cam Ranh trú bão thì được P3 lúc đó ông K. làm trưởng phóng. Ông ra lệnh bằmg đủ mọi giá phải tiếp tục ra Đà Nẵng. Đây là một mệnh lệnh giết người, một sự điều hành chiến hạm bất kể thời tiết, khí tượng và an ninh của sinh mạng toàn thể thủy thủ đoàn. Qua khỏi Mũi Dinh (Cap Varella) tầu bị ba trận bão Erica, Joan và Kate (ba mẫu tự E, J, K, Mẫu tự F được cho một hurricane bên Mỹ Châu) vùi dập trong 76 tiếng.
Tôi phải gối sóng mà đi với tốc độ không quá 3 gút. Trong 76 tiếng tôi không ăn không ngủ cánh tay phải móc vào cột giữ mái che của đài chỉ huy trong khi tầu lắc ngang gần 40 độ. Tôi học môn Kiến Trúc tầu bè ở Brest biết được là nếu lắc ngang 47 đô là tầu lật và chìm. Hỏa đầu vụ mang bánh mì lên cho tôi thì bị sóng đánh làm cho nhão nhoẹt nuốt không trôi. Người tôi ướt như chuột, phải cuốn khăn tắm quanh cổ cho nước biển không thấm xuống ngực. Chiếc la bàn từ trên đài chỉ huy bị hất tung lên khi tầu chúi mũi xuống. Chiếc ghế bành bằng sắt trong phòng ngủ của tôi lật úp sáng vào thành giường, nếu tôi lúc đó nằm trên giường thì đã gẫy tay. Những đợt sóng cao như núi xô con tầu như cánh bèo trên biển. Khi gối sóng thì nhô cao lên như con cá heo nhẩy sóng. Lúc nhào xuống dốc sóng thì hai chân vịt quay trên không trung hú lên những tiếng rú rợn rùng.
Khi đi ngang Quy Nhơn ban đêm tôi đã theo hướng hải đăng trên Cù Lao Xanh (Poulo Gambir) để vào neo phía Tây Nam của hòn đào này. Mặc dầu đảo nhỏ nhưng cũng ngăn dược sóng phần nào. Xuốt đêm tôi cho chiếu đèn canh chừng giây neo và giữ nguyên nhiệm sở vận chuyển. Đề phòng gió đổi chiều dạt tầu vào đảo.
Ngày sau bão tan, trời lại sáng, trong vịnh Quy Nhơn ba tầu buôn đứt neo mắc cạn, trên bãi biển Quy Nhơn trên 3,000 ghe chài bị bay lên bờ hay chìm. Miền Trung bị lut lội đói rách gian khổ. Tôi tiếp tục công tác đi Đà Nẵng. Khi tới nơi mới có công điện P 3 cho hay vì thời tiết xấu chuyến bay của phái đoàn Hoa Kỳ phải hủy bỏ. Máy bay không cất cánh được mà lại bắt tầu cưỡi sóng ra đi.
Thật là một chuyến công tác nguy hiểm đến sinh mạng thủy thủ đoàn, vô lý, vô tâm, và công cốc. Một mệnh lệnh ngu xuẩn (người ra lệnh cho con tầu định mệnh nầy khi xưa đã yêu cầu được hộ tống từ Côn Sơn về Saigon trong khi biển chi cấp 3. Tôi không biết có bị thù oán gì không?) Tôi là đứa quá reglo nên đã liều mạng nhắm mắt đi, một hạm trưởng khác chắc đã quay về Cam Ranh neo trốn bão.
BHT
No comments:
Post a Comment