Hãy cứu lấy Trường Sa! |
Thời gian gần đây, những biến động giữa Việt Nam và Trung cộng tại bãi Tư Chính của Việt Nam được dư luận trên thế giới đề cập rất nhiều. Riêng Huyến, “một nửa hồn” của chàng muốn nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (c.s.V.N.) phải học bài học đau thương, đầy sắt máu từ hậu quả “đánh Mỹ ‘kíu’ nước” và “đánh cho Mỹ cút ‘Ngụy’ nhào”; “một nửa hồn kia” của chàng lại cầu mong Hoa Kỳ trở lại Việt Nam để Trung cộng – kẻ thù truyền kiếp của người Việt Nam yêu nước – không có cơ hội chiếm trọn nước Việt Nam.
Không ai có thể chối cãi được rằng cuộc chiến giữa chính thể Việt Nam Cộng Hòa (V.N.C.H.) và c.s.V.N. trong hơn 20 năm, từ 1954 đến 1975, với sự viện trợ vũ khí và sự tham chiến của quân đội Hoa Kỳ, là một cuộc chiến tự vệ rất chính đáng của miền Nam Việt Nam – chỉ với mục đích ngăn chận bước chân tham tàn của Trung cộng trước khi c.s.V.N. đưa Trung cộng vào lãnh thổ Việt Nam.
Trong khi V.N.C.H. và Hoa Kỳ thấy trước và cố ngăn chận bước chân xâm lược của Trung cộng vào Việt Nam thì ông Hồ Chí Minh và người c.s.V.N. vẫn cứ mù quáng, tàn ác, dùng vũ khí của Trung cộng và Nga để tận diệt người miền Nam Việt Nam bằng những thủ đoạn lừa đảo, hạ cấp và đê hèn – như ký hiệp ước đình chiến rồi bất ngờ tấn công; dùng chiến thuật biển người khi lâm trận; giết người hằng loạt bằng cách lén tấn công quần chúng tại những nơi đông người – chứ không phải bằng những chiến trận có quy củ, có kỹ thuật tác chiến.
Sau khi cuộc chiến tàn khốc trên Quê Hương Việt Nam chấm dứt năm 1975 – đúng như mưu đồ của Trung cộng và sự thỏa mãn bản tính tự ty của người c.s.V.N. – người Việt thấy được gì trên giải đất hình chữ “S” thân yêu?
Ngoài việc cho phép nhiều công ty của Trung cộng khai thác tài nguyên của Việt Nam một cách bừa bãi; mở cửa biên giới phía Bắc Việt Nam để dân Trung cộng tự do tràn vào Việt Nam; dùng đồng nhân tệ của Trung cộng ngay trong lãnh thổ Việt Nam; c.s.V.N. đã và đang thực hiện những điều hoàn toàn trái ngược với chính sách, chiến dịch, mà khởi đầu Việt Minh – tiền thân của c.s.V.N. – đã nêu cao và triệt để thi hành trong thời kỳ chống Pháp; chỉ giữ lại chính sách “bần cùng hóa nhân dân”.
Thật vậy! Đất nước đã “thống nhất” hơn 40 năm, biết bao nhiêu khu đô thị và dinh thự được xây cất rất nguy nga, tráng lệ do người Trung hoa, cán bộ, công chức cao cấp và lãnh tụ trong guồng máy đầy ác tính của c.s.V.N. làm chủ; biết bao nhiêu nghĩa trang – cũng tráng lệ không thua chi cung điện của người Tàu, của quan chức và cán bộ csVN – được xây sẵn để chờ chôn lãnh tụ, quan chức, cán bộ c.s.V.N., v.v… Trong khi đó, người dân Việt Nam bình thường thì sống “chui rúc” ở kinh tế mới, hoặc ở những vùng hẻo lánh dưới những mái tranh mục nát cũng liên hệ trực tiếp đến chữ “lệ”, nhưng không phải “tráng lệ” mà là “đẫm lệ”!
Sau khi c.s.V.N. cưỡng chiếm miền Nam, người miền Nam phải từ biệt cuộc sống “phồn vinh giả tạo” để “trải nghiệm!” cuộc sống bần hàn dưới những mái tranh “đẫm lệ” ở kinh tế mới.
Những mái tranh “đẫm lệ” nơi kinh tế mới hoặc các vùng quê hẻo lánh so ra cũng chẳng khác gì những túp lều tranh “đẫm lệ” trong “vùng giải phóng” năm xưa – khi Huyến theo Bố Mẹ ra “vùng giải phóng” để Bố của Huyến thực hiện ước nguyện chống Tây.
Huyến nhớ, buổi sáng năm xưa, đang ngồi cạnh hầm tròn cùng với người chị – để dễ nhảy xuống hầm khi máy bay của Pháp đến – Huyến thấy khẩu hiệu trên nền đỏ, chữ vàng, giăng ngang hai gốc đa, đối diện với túp lều “đẫm lệ” mà Bố Mẹ và chị em của Huyến nương náu. Trong khi lẩm nhẩm đánh vần từng chữ trên khẩu hiệu, Huyến thấy nhiều “đồng chí” đang đập phá tan hoang ngôi chùa nhỏ nơi gốc đa.
Đập phá “tàn tích phong kiến” nơi ngôi chùa nhỏ xong, nhóm “đồng chí” xoay sang đập phá cái miếu – có nơi gọi là cái am – nơi nghĩa địa bỏ hoang. Xong hai “thành tích vĩ đại”, nhóm “đồng chí” gở khẩu hiệu xuống. Lúc này Huyến mới đánh vần đến chữ cuối cùng mà Huyến cũng vẫn không hiểu được ý nghĩa của khẩu hiệu: “Đả đảo thực dân! Bài trừ phong kiến!”
Lớn lên, Huyến nghĩ, nếu bảo đả đảo thực dân là đánh đuổi quân đội Pháp ra khỏi nước Việt Nam thì Huyến đồng ý và hoan hô. Nhưng nhìn lại lịch sử, Huyến thấy, theo chân quân đội Pháp vào Việt Nam có hai nhân vật – vị truyền giáo tên Alexandre de Rhodes và nhà bác học Alexandre Emile Jean Yersin – mà không một người Việt nào có thể quên được công lao rất vĩ của hai Ông đối với dân tộc Việt Nam.
Trong khi ông Rhodes và ông Yersin khác dòng máu, không cùng ngôn ngữ, khác chủng tộc với người Việt thì đem văn hóa và tình người vào nước Việt cho dân Việt; còn ông Hồ Chí Minh, tự xưng là người Việt, lại đem không biết bao nhiêu đau thương, tan tóc, chia lìa cho dân Việt kể từ ngày ông Hồ Chí Minh áp dụng chế độ sắt máu của cộng sản để cai trị người Việt Nam!
Ông Hồ Chí Minh qua đời ngày 02 tháng 09 năm 1969. Huyến cũng muốn để cho linh hồn ông Hồ Chí Minh yên nghỉ như triệu triệu linh hồn khác. Nhưng, khi thấy đảng và người c.s.V.N. cứ ngây ngô tô vẽ, sùng bái quá đáng hình tượng một kẻ sát nhân như ông Hồ Chí Minh thì Huyến cười vang khi nhận ra hậu quả vô cùng tai hại của chính sách “bần cùng hóa nhân dân” do ông Hồ Chí Minh phát động năm xưa vẫn chưa mai một trong đầu người c.s.V.N.
Hậu quả tai hại này cho thấy, dù người c.s.V.N. “mua” được bằng cấp cao thế mấy đi nữa thì sự dốt nát, mông muội cũng vẫn không thể che giấu hoặc gột rửa được. Bằng cớ của sự ngu dốt nằm trong khẩu hiệu này:
Nguyên văn trên khẩu hiệu là: Mừng Quốc Khánh 2/9 Mừng Ngày Mất Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Từ khi đủ hiểu biết, Huyến chỉ nghe và đọc tin người không cộng sản mới vui mừng khi được tin ông Hồ Chí Minh qua đời; nào ngờ, sau khi cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam, người c.s.V.N. lại rất hãnh diện, công khai thể hiện nỗi vui mừng của “nhà nước” và người c.s.V.N. về ngày ông Hồ Chí Minh chết, bằng khẩu hiệu: “Mừng Ngày Mất Chủ Tịch Hồ Chí Minh”!
Ôi, đỉnh cao “trí tệ” của loài người!
Nhưng, nghĩ lại, Huyến thấy thái độ và hành động của “nhà nước” và người c.s.V.N. vui mừng vào ngày ông Hồ Chí Minh chết cũng đúng; bởi vì ông Hồ Chí Minh khởi động cuộc chiến chống Pháp không phải do lòng yêu nước, thương dân Việt – như người c.s.V.N. thường tô vẽ và ca tụng một cách lếu láo –mà ông Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc Việt Nam vào cuộc chiến chống Pháp đầy máu và nước mắt chỉ vì ông Hồ Chí Minh bất mãn “thực dân” Pháp đã cách chức Bố của ông, là ông Nguyễn Sinh Huy. (Có tài liệu ghi là Nguyễn Sinh Sắc).
Người ác độc như ông Hồ Chí Minh mà chết, bảo ai không mừng!
Nghĩ đến đây, chợt nhớ bài phỏng vấn của đài BBC dành cho tiến sĩ Sophie Quinn-Judge, được trích từ “Ho Chi Minh: The Missing Years 1919-1941”, mà Huyến đã in ra sáng nay, chàng vội tìm và lấy ra đọc:
BBC: Cuốn sách của bà mở đầu bằng hội nghị tại Paris năm 1919 khi lần đầu tiên ông Hồ Chí Minh – mà lúc này có tên Nguyễn Ái Quốc – được nhiều người biết tới. Vậy trước giai đoạn này chúng ta có biết gì nhiều về hoạt động của ông, đặc biệt là việc người cha của ông có ảnh hưởng thế nào đến ông không?
Sophie Quinn-Judge: Cha của ông Hồ là một nhân vật rất đáng chú ý và tôi hy vọng sẽ có thêm tài liệu nghiên cứu tiếng Việt để hiểu rõ hơn thân thế của người này. Nhưng rõ ràng là việc người cha bị thất sủng, không còn là quan cấp tỉnh trong chế độ Pháp, đã có tác động đến cuộc sống ông Hồ.
Bởi sau khi ông Nguyễn Sinh Huy bị miễn nhiệm tại tỉnh Bình Định, con ông là Nguyễn Tất Thành buộc phải thôi học ở trường Quốc học Huế và trở thành thầy giáo tại Phan Thiết. Rồi ông vào Nam và như mọi người đều biết, ông đi Pháp năm 1911.
Nếu cha ông vẫn còn tại chức, thì có lẽ thanh niên Nguyễn Tất Thành đã tiếp tục đi học ở Huế và sự nghiệp chống thực dân của ông có thể đã ngả sang một hướng khác…”
(https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48829610)
(https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48829610)
Nguyên nhân chính thúc đẩy ông Hồ Chí Minh làm bồi, làm bếp cho Tây để được sang Pháp, gia nhập đảng cộng sảng Pháp rồi sang Trung cộng và Nga cầu viện và khởi động cuộc chiến chống Pháp là chỉ với tính cách thù cá nhân.
Còn nguyên nhân thúc đẩy ông Hồ Chí Minh cổ xúy “đánh Mỹ ‘kíu’ nước” và “đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào” thì như thế nào?
Huyến lật nhanh xấp giấy và thấy bài “The little-known story of Vietnamese communist leader Ho Chi Minh’s admiration for the US” By Christopher Woolf với những chi tiết rất đáng cho người Việt Nam nhận ra trình độ học thức, tư cách cũng như đạo đức của ông giáo làng Hồ Chí Minh. (https://www.pri.org/stories/2017-09-18/little-known-story-vietnamese-communist-leader-ho-chi-minh-s-admiration-us)
Huyến lấy viết màu, gạch dưới những đoạn chàng quan tâm nhiều nhất. “The founding father of modern Vietnam is Ho Chi Minh. He led Vietnam's communist revolution against French colonial rule and then took on the US. But it seems he long had an admiration for the US and repeatedly sought the country's help in the decades before the Vietnam War.
What people might find most surprising is that he once lived in the United States: in Boston and in New York City.
…He spent about eight years working and traveling, mostly as a cook or a baker, but also as a dishwasher {…} it's known that he worked at the Parker House Hotel in Boston…
As a cook there, Ho Chi Minh – the future leader of one of the most violent communist insurgencies the world would ever see!...
So, Ho Chi Minh and his fellow Vietnamese nationalists petitioned Wilson when he came to France for the Versailles Peace Conference in 1919. They wanted help to get their freedom from France, but were ignored.
Ho Chi Minh became a communist in the 1920s and launched a revolution back home in the 1940s after the Japanese occupied French Indochina during World War II. Again, he looked to the US for help…
Ho Chi Minh's admiration for the US is most clearly seen in the language he wrote in Vietnam’s own declaration of independence, which he issued on Sept. 2, 1945. The first line of that declaration is a direct quote from the American version: "All men are created equal…”
Ho Chi Minh and his top general, Vo Nguyen Giap, modeled their war to some extent on George Washington's fight against the British…
Ông Hồ Chí Minh đứng thứ 3 và ông Võ Nguyên Giáp đứng thứ 4 kể từ bên trái
Gần một thế kỷ qua, người c.s.V.N. đã giấu nhẹm sự kiện ông Hồ Chí Minh từng nấu ăn, làm bồi, rửa chén cho nhà hàng Parker House Hotel tại Boston, Hoa Kỳ; và cũng chính ông Hồ Chí Minh đã yêu cầu Hoa Kỳ trợ giúp để đánh Pháp; nhưng bị Hoa Kỳ phớt lờ.
Vì không được Hoa Kỳ viện trợ để chống Pháp, trả thù cho Cha – một lần nữa – ông Hồ Chí Minh lại cổ xúy toàn dân miền Bắc “xẻ Trường Sơn”, thề “sinh Bắc tử Nam” để “đánh Mỹ ‘kíu’ nước”.
Thế thì việc ông Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc Việt Nam vào hai cuộc chiến khốc liệt vừa qua có phải phát sinh từ tình yêu Quê Hương và dân tộc hay không?…”
… Dòng ý tưởng phức tạp của Huyến vừa đến đây, Huyến nghe giọng nữ, hỏi bằng tiếng Anh:
-Xin lỗi ông, tôi có thể ngồi đây, được không ạ?
Huyến ngẩn nhìn người phụ nữ Á Đông rồi reo vui:
-Ô, bà Ngọc! Bà có gì mà phải thăm bác sĩ vậy?
-Dạ, chào ông Huyến! Tôi đi khám định kỳ thôi. Ông trông khác hẳn những lúc tôi thấy ông trong “gym” cho nên tôi chả nhận ra.
Huyến nhìn hai bên. Bên trái của Huyến là chiếc bàn nhỏ để sách báo; bên phải của Huyến là chiếc ghế trống. Xách tay của Huyến đang “nằm” trên ghế trống. Vừa lấy xách tay để xuống nển xi-măng Huyến vừa đáp:
-Mời bà ngồi. Sorry, lúc nãy tôi không thấy nhiều bệnh nhân như bây giờ cho nên tôi để xách tay của tôi vào ghế này.
Ngọc ngồi xuống. Huyến tiếp:
-Gặp trong “gym” chỉ cười và chào nhau chứ không nói nhiều được cho nên tôi chẳng cho bà hay là “lục phủ ngũ tạng” của tôi “nát bét” rồi; lại thêm một mảnh đạn còn ghim sau cổ, bác sĩ Mỹ mà cũng không dám “đụng tới”!
-Ông bị mảnh đạn ghim vào cổ trong trận nào?
-Có trận nào đâu; bị “lãng xẹt” mới tức chứ!
-Sao bị thương mà ông gọi là “lãng xẹt”?
-Chỉ một đêm, trước khi tôi theo chiến hạm tuần tiễu Hoàng Sa và Trường Sa thì Việt cộng pháo kích trúng nhà bên cạnh. Nhà đó bốc cháy; nhà tôi cũng bị ảnh hưởng và tôi bị mảnh pháo kích ghim sau cổ.
-Ô, ông là Hải Quân V.N.C.H.! Vui quá!
-Bà có vẻ có nhiều cảm tình đối với Hải Quân. Cảm ơn bà.
-“Mấy ông lính” thuộc quân, binh chủng nào tôi cũng thích và dành nhiều thiện cảm; riêng về Hải Quân thì hình ảnh con tàu lênh đênh ngoài biển vắng khiến tôi nghĩ đến hai chữ “alone together” trong tiếng Anh.
-Bà nói đúng. Những khi đến phiên trực, từ đài chỉ huy, nhìn thủy thủ đoàn âm thầm chu toàn bổn phận của họ, tôi cảm nhận được tâm trạng “alone together”!
-Thế là chuyến công tác Hoàng Sa và Trường Sa ông không thể tham dự được, đúng không?
-Vâng. Không ngờ, sau chuyến công tác “hụt” đó, tôi không bao giờ được thấy lại Hoàng Sa và Trường Sa nữa!
Là một phụ nữ ít để ý đến chính trị, Ngọc ngạc nhiên:
-Ủa, tôi tưởng Trung cộng chiếm Hoàng Sa rồi mà?
-Đúng! Trung cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974; sau này Trung cộng “lăm le” tranh giành Trường Sa nữa! Để tôi tìm bài này cho bà xem. Ai trách Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thì trách chứ tôi thấy ông Thiệu thấy xa, trông rộng.
Chỉ một chốc, Huyến tìm ra bài Hải Quân V.N.C.H. Mở Cuộc Hành Quân Trần Hưng Đạo 48 Tái Khẳng Định Chủ Quyền Quần Đảo Trường Sa 2-1974, tác giả Thềm Sơn Hà, rồi nói với Ngọc:
-Đây, bà đọc đoạn tôi tô màu thì sẽ biết.
Ngọc Nói “cảm ơn ông” rồi im lặng đọc: “…Lo ngại về việc T.C. có thể tiến chiếm Trường Sa sau khi đã củng cố Hoàng Sa (2) (cũng như lần khai hỏa ở Hoàng Sa, không cần hội ý trước với Hoa Kỳ), Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã làm cho Hoa Kỳ sửng sốt khi vào ngày 30 tháng 1-1974 (10 ngày sau khi mất Hoàng Sa), ông đã ra lịnh cho Hải quân V.N.C.H. mở cuộc hành quân Trần Hưng Đạo 48 trực chỉ Trường Sa đổ quân chiếm đóng thêm 5 đảo (3)…
Trong ấn bản”Conway’s All the world Fighting Ships 1947-1982 – Part II ấn hành năm 1983” đã viết về Hải quân V.N.C.H. như sau : “H.Q.V.N.C.H. đã chứng tỏ sự dũng cảm trong tháng 1-1974. Trung Cộng đưa một tiểu đoàn xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa {…} Mười ngày sau đó chiến hạm Viêt Nam Cộng Hòa đã đổ quân lên quần đảo Trường Sa vài trăm hải lý về hướng Nam để ngăn ngừa bị T.C. cưỡng chiếm”
Mặc dù đây là một quyết định rất mạo hiểm của Tổng Thống Thiệu, nhưng chính quyết định này của ông đã nới rộng chủ quyền của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa và đã khiến T.C. hoản lại ý định bành trướng đế quốc của họ xuống Trường Sa cho đến năm 1988…”
(http://hoangsaparacels.blogspot.com/2019/09/hai-quan-vnch-mo-cuoc-hanh-quan-th-48.html#more)
Vì không được Hoa Kỳ viện trợ để chống Pháp, trả thù cho Cha – một lần nữa – ông Hồ Chí Minh lại cổ xúy toàn dân miền Bắc “xẻ Trường Sơn”, thề “sinh Bắc tử Nam” để “đánh Mỹ ‘kíu’ nước”.
Thế thì việc ông Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc Việt Nam vào hai cuộc chiến khốc liệt vừa qua có phải phát sinh từ tình yêu Quê Hương và dân tộc hay không?…”
… Dòng ý tưởng phức tạp của Huyến vừa đến đây, Huyến nghe giọng nữ, hỏi bằng tiếng Anh:
-Xin lỗi ông, tôi có thể ngồi đây, được không ạ?
Huyến ngẩn nhìn người phụ nữ Á Đông rồi reo vui:
-Ô, bà Ngọc! Bà có gì mà phải thăm bác sĩ vậy?
-Dạ, chào ông Huyến! Tôi đi khám định kỳ thôi. Ông trông khác hẳn những lúc tôi thấy ông trong “gym” cho nên tôi chả nhận ra.
Huyến nhìn hai bên. Bên trái của Huyến là chiếc bàn nhỏ để sách báo; bên phải của Huyến là chiếc ghế trống. Xách tay của Huyến đang “nằm” trên ghế trống. Vừa lấy xách tay để xuống nển xi-măng Huyến vừa đáp:
-Mời bà ngồi. Sorry, lúc nãy tôi không thấy nhiều bệnh nhân như bây giờ cho nên tôi để xách tay của tôi vào ghế này.
Ngọc ngồi xuống. Huyến tiếp:
-Gặp trong “gym” chỉ cười và chào nhau chứ không nói nhiều được cho nên tôi chẳng cho bà hay là “lục phủ ngũ tạng” của tôi “nát bét” rồi; lại thêm một mảnh đạn còn ghim sau cổ, bác sĩ Mỹ mà cũng không dám “đụng tới”!
-Ông bị mảnh đạn ghim vào cổ trong trận nào?
-Có trận nào đâu; bị “lãng xẹt” mới tức chứ!
-Sao bị thương mà ông gọi là “lãng xẹt”?
-Chỉ một đêm, trước khi tôi theo chiến hạm tuần tiễu Hoàng Sa và Trường Sa thì Việt cộng pháo kích trúng nhà bên cạnh. Nhà đó bốc cháy; nhà tôi cũng bị ảnh hưởng và tôi bị mảnh pháo kích ghim sau cổ.
-Ô, ông là Hải Quân V.N.C.H.! Vui quá!
-Bà có vẻ có nhiều cảm tình đối với Hải Quân. Cảm ơn bà.
-“Mấy ông lính” thuộc quân, binh chủng nào tôi cũng thích và dành nhiều thiện cảm; riêng về Hải Quân thì hình ảnh con tàu lênh đênh ngoài biển vắng khiến tôi nghĩ đến hai chữ “alone together” trong tiếng Anh.
-Bà nói đúng. Những khi đến phiên trực, từ đài chỉ huy, nhìn thủy thủ đoàn âm thầm chu toàn bổn phận của họ, tôi cảm nhận được tâm trạng “alone together”!
-Thế là chuyến công tác Hoàng Sa và Trường Sa ông không thể tham dự được, đúng không?
-Vâng. Không ngờ, sau chuyến công tác “hụt” đó, tôi không bao giờ được thấy lại Hoàng Sa và Trường Sa nữa!
Là một phụ nữ ít để ý đến chính trị, Ngọc ngạc nhiên:
-Ủa, tôi tưởng Trung cộng chiếm Hoàng Sa rồi mà?
-Đúng! Trung cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974; sau này Trung cộng “lăm le” tranh giành Trường Sa nữa! Để tôi tìm bài này cho bà xem. Ai trách Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thì trách chứ tôi thấy ông Thiệu thấy xa, trông rộng.
Chỉ một chốc, Huyến tìm ra bài Hải Quân V.N.C.H. Mở Cuộc Hành Quân Trần Hưng Đạo 48 Tái Khẳng Định Chủ Quyền Quần Đảo Trường Sa 2-1974, tác giả Thềm Sơn Hà, rồi nói với Ngọc:
-Đây, bà đọc đoạn tôi tô màu thì sẽ biết.
Ngọc Nói “cảm ơn ông” rồi im lặng đọc: “…Lo ngại về việc T.C. có thể tiến chiếm Trường Sa sau khi đã củng cố Hoàng Sa (2) (cũng như lần khai hỏa ở Hoàng Sa, không cần hội ý trước với Hoa Kỳ), Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã làm cho Hoa Kỳ sửng sốt khi vào ngày 30 tháng 1-1974 (10 ngày sau khi mất Hoàng Sa), ông đã ra lịnh cho Hải quân V.N.C.H. mở cuộc hành quân Trần Hưng Đạo 48 trực chỉ Trường Sa đổ quân chiếm đóng thêm 5 đảo (3)…
Trong ấn bản”Conway’s All the world Fighting Ships 1947-1982 – Part II ấn hành năm 1983” đã viết về Hải quân V.N.C.H. như sau : “H.Q.V.N.C.H. đã chứng tỏ sự dũng cảm trong tháng 1-1974. Trung Cộng đưa một tiểu đoàn xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa {…} Mười ngày sau đó chiến hạm Viêt Nam Cộng Hòa đã đổ quân lên quần đảo Trường Sa vài trăm hải lý về hướng Nam để ngăn ngừa bị T.C. cưỡng chiếm”
Mặc dù đây là một quyết định rất mạo hiểm của Tổng Thống Thiệu, nhưng chính quyết định này của ông đã nới rộng chủ quyền của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa và đã khiến T.C. hoản lại ý định bành trướng đế quốc của họ xuống Trường Sa cho đến năm 1988…”
(http://hoangsaparacels.blogspot.com/2019/09/hai-quan-vnch-mo-cuoc-hanh-quan-th-48.html#more)
Bia chủ quyền tại Trường Sa
-Thế thì Hải Quân V.N.C.H. đã chính thức dựng bia chủ quyền trên đảo Trường Sa từ ngày 22-08-1956; năm 1974 Hải Quân V.N.C.H. lại đổ quân lên đảo Trường Sa để đề phòng Trung cộng từ Hoàng Sa kéo xuống!
-Vâng!
-Nếu bằng chứng hẳn hoi như thế này thì giữa Hoàng Sa và Trường Sa có liên hệ mật thiết mà ít ai biết. Sự liên hệ đó là: Đảo Trường Sa thuộc lãnh hải của V.N.C.H. từ năm 1956. Vì mất Hoàng Sa vào tay Trung cộng, ngày 19 tháng 01 năm 1974, cho nên – 10 ngày sau – Tổng Thống V.N.C.H. Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Hải Quân V.N.C.H. đổ bộ lên Trường Sa để ngăn chận Trung cộng kéo xuống Trường Sa.
-Đúng vậy.
-Hiện tại tình trạng Trường Sa như thế nào, thưa ông?
Huyến im lặng, tìm trong xấp giấy in rồi đưa cho Ngọc:
-Bà đọc đoạn này – nhất là câu cuối – của Giáo sư Carl Thayer nói với BBC Tiếng Việt thì sẽ rõ hơn:
Ngọc lại nói “cảm ơn ông” rồi chăm chú đọc: "… Báo cáo của AMTI – Asia Maritime Transparency Initiative – nói rằng Việt Nam đang hoàn thiện đường băng dài 1.300m, và cho lắp đặt radar cho phép Việt Nam có thể thu phát các tín hiệu liên lạc từ các tàu, thuyền của Trung Quốc. Tôi cho rằng đây là một cuộc chơi công bằng."
"Tôi không cho rằng có nước nào sẽ phật lòng về động thái này của Việt Nam. Việt Nam đã ở đó từ trước 2002. Thực tế là Việt Nam đã hiện diện tại một số vị trí ở Biển Đông từ trước Giải phóng Miền Nam, và đã có lịch sử đánh bắt, khai thác cá tại ngư trường này…"
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47876569
Nửa đùa nửa thật, Ngọc than:
-Cái ông Carl Thayer này! Ổng sợ ai mà ổng không dám nói là V.N.C.H. hay là miền Nam Việt Nam mà ổng lại nói tránh đi là “trước giải phóng miền Nam”, Trời!
Cả hai lại im lặng, cảm thấy buồn buồn. Một chốc sau, Huyến than:
-Bên Việt Nam, Trung cộng trở lại bãi Tư Chính; tại Hoa Kỳ, mấy người đang tìm mọi lý lẽ để “bức tử” quần đảo Trường Sa!
-C.s.V.N. phản ứng như thế nào về sự kiện tàu Hải Dương của Trung cộng trở lại Việt Nam, thưa ông?
-C.s.V.N. phản ứng như thế nào đối với Trung cộng về tàu Hải Dương, tôi không cần biết; vì lịch sử cận đại đã chứng minh, chưa bao giờ c.s.V.N. dám có thái độ bất khuất đối với Trung cộng như Hải Quân V.N.C.H. đối với Trung cộng trong trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974 – mà tôi lại rất đau lòng khi chín người trong Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Hoàng Sa (U.B.X.D.Đ.T.N.H.S.) “bức tử” Trường Sa!
Ngọc tò mò:
-Ai bầu chín ông đó vào U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. mà chín ông đó có nhiều quyền hạn quá vậy?
Sáu sĩ quan Hải Quân VNCH đã nói "Không" với Trường Sa để bảo vệ Luận Án: Chủ Đề là Hoàng Sa, KHÔNG có Trường Sa trên bản đồ vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam, e rằng …. lạc đề. |
-Tôi không rõ. Nhưng, theo “tin hành lang”, chín ông trong U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. thì có ba ông đồng ý để đảo Trường Sa lên đồ án Hoàng Sa; còn sáu ông kia thì “bức tử” Trường Sa!
-Chỉ sáu ông Hải Quân mà “bức tử” được Trường Sa? Thế tập thể Hải Quân để yên cho sáu ông ấy thực hành ý định “bức tử” Trường Sa à? Vô lý!
Huyến lắc đầu, chán nản:
-Đã rã ngũ gần nửa thế kỷ rồi; bây giờ đâu ai nghe ai nữa!
-Tôi nghĩ Hải Quân V.N.C.H. có truyền thống rất tốt đẹp. Ngay như thời gian di tản năm 1975, Hải Quân luôn luôn nêu cao truyền thống; thế mà bây giờ, một di tích lịch sử nêu cao gương anh dũng của Hải Quân V.N.C.H. mà tại sao đại gia đình Hải Quân không có phản ứng gì cả trước quyết định tạo nhiều tranh cãi của sáu ông Hải Quân đó? Không lẽ Hải Quân đã quên rằng chính Hải Quân V.N.C.H. đã dựng bia chủ quyền, đã trấn đóng, tuần tra và bảo vệ Trường Sa hay sao?
Huyến giải thích:
-U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. đưa ra lý do – đại ý – như thế này:
a.- Đài tưởng niệm Hoàng Sa mà để thêm đảo Trường Sa vào nữa thì sẽ mất ý nghĩa, mất tính cách “độc tôn”!
b.- Đảo Trường Sa có “dính dấp” đến sự hèn nhát của bộ đội c.s.V.N.; vì bộ đội c.s.V.N. được lệnh không bắn trả khi Trung công tấn công, năm 1988. Nếu để Trường Sa lên Tượng Đài thì sẽ bị hiểu lầm là U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. vinh danh c.s.V.N.; cũng có vài người bảo nếu để Trường Sa lên đồ án thì phải để đảo Côn Sơn, đảo Phú Quốc, Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn, v.v…lên đồ án Hoàng Sa.
-Thưa ông, nếu U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. muốn giữ tính cách “độc tôn” của trận Hải Chiến Hoàng Sa thì chỉ cần vẽ quần đảo Hoàng Sa và vị trí chiến lược của các chiến hạm Hải Quân V.N.C.H. và chiến hạm của Trung cộng là đủ – không cần vẽ trọn vẹn bản đồ Việt Nam.
Ngược lại, nếu để đảo Trường Sa lên đồ án Hoàng Sa mà U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. ngại bị “lên án” là vinh danh sự hèn nhát của bộ đội c.s.V.N.; có ý “hòa hợp hòa giải” hoặc nhận tiền của c.s.V.N., v.v… thì khi U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. vẽ trọn vẹn nước Việt Nam – gồm cả miền Bắc Việt Nam, nơi có xác của ông Hồ Chí Minh, cả triệu triệu xác của những người “sinh Bắc tử Nam” và những địa danh đẫm máu dưới bước chân “oai hùng!” của bộ đội c.s.V.N. – U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. nghĩ gì? U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. có ý vinh danh ông Hồ Chí Minh và sự ngang ngược, hùng hỗ, ác độc của bộ đội c.s.V.N. trong những chiến dịch tàn ác như Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa, pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy, Con Đường Số 7, v.v… và sự đọa đày quân nhân, công chức cùng gia đình người miền Nam Việt Nam hay không?
Còn những đảo khác như Phú Quốc, Côn Sơn, Cù Lao Ré, v.v… không để lên đồ án Hoàng Sa cũng không sao; vì các đảo này không trực tiếp “nằm” trong sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung cộng hay bất cứ nước nào khác.
-Phản ứng của cộng đồng người Việt tỵ nạn thì như thế nào, thưa ông?
-Vài cơ quan truyền thông đã góp ý. Tôi nghĩ, cộng đồng người Việt tỵ nạn cũng như người Việt trong nước có quyền được biết và góp ý trong vấn đề đảo Trường Sa bị “bức tử”. Sáu nhân vật trong U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. không có thẩm quyền – vì sáu người này không được công chúng bầu ra và ngân quỹ xây Tượng Đài cũng do đồng bào và gia đình Hải Quân quyên góp chứ không phải tiền túi của sáu người này – trong quyết định “bức tử quần đảo Trường Sa!
Im lặng. Huyến thở dài, tiếp:
-U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. mượn lời của giáo sư Nguyễn Văn Canh để kết thúc Thông Báo Số 4. Nhưng U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. lại quên đi những người bạn, thượng cấp hoặc thuộc cấp cùng màu áo đã đổ bộ lên Trường Sa, xây bia chủ quyền trên Trường Sa, tuần tiểu và bảo vệ Trường Sa từ năm 1956. Hơn nữa, khi nghĩ về hoặc thực hiện điều gì cho Quê Mẹ không ai căn cứ vào lời của một giáo sư – dù cho giáo sư này có bằng cấp cao nhất thế giới – mà người ta chỉ nghĩ đến Quê Mẹ bằng tình cảm và bằng trái tim! Điều tai hại nặng nề nữa là: Trong Thông Báo Số 4, U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. còn gọi những người không cùng lập trường với sáu vị trong U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. là… “ngây thơ”. Đây là tĩnh từ đầy xúc phạm!
-Tôi hiểu. Nếu ai vận động được đồng bào trong và ngoài nước góp ý thì tuyệt quá!
-Đó chính là ước muốn của tôi.
-Nhưng phải liên lạc với ai, thưa anh?
-Bà chờ cho chút.
Huyến mở iPhone tìm. Chỉ một thoáng thôi, Huyến cười:
-Đây rồi. Mọi người có thể liên lạc về: U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. theo địa chỉ email:
uybanxaydung@daituongniemhoangsa.org
để góp ý về sự kiện “bức tử” Trường Sa.
Huyến vừa nói ngang đây, cô y tá mở cửa, gọi: “Mr. Nguyen”. Huyến vội vàng đứng lên. Ngọc nhắc:
-Ông nhớ nhắn giùm với quý vỵ trong U.B.X.D.Đ.T.N.H.S.: Nếu U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. muốn giữ tính cách “độc tôn” của trận Hải Chiến Hoàng Sa thì U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. chỉ cần vẽ quần đảo Hoàng Sa, vị trí chiến lược của các chiến hạm Hải Quân V.N.C.H. và chiến hạm của Trung cộng là đủ – đừng vẽ bản đồ Việt Nam thì khỏi “dính dáng” đến c.s.V.N..
-Vâng. Tôi sẽ. Hẹn gặp bà ở “gym”!
Nhìn theo nhân dáng không còn tráng kiện của Huyến, Ngọc ngậm ngùi nghĩ đến những người từng mặc quân phục Hải Quân V.N.C.H., từng anh dũng chống lại Trung cộng tại Hoàng Sa, từng xây bia chủ quyền trên Trường Sa, từng đổ bộ lên Trường Sa và từng tuần tiễu quanh Trường Sa để bảo vệ phần đất lạc loài của Quê Mẹ thân yêu!
-Chỉ sáu ông Hải Quân mà “bức tử” được Trường Sa? Thế tập thể Hải Quân để yên cho sáu ông ấy thực hành ý định “bức tử” Trường Sa à? Vô lý!
Huyến lắc đầu, chán nản:
-Đã rã ngũ gần nửa thế kỷ rồi; bây giờ đâu ai nghe ai nữa!
-Tôi nghĩ Hải Quân V.N.C.H. có truyền thống rất tốt đẹp. Ngay như thời gian di tản năm 1975, Hải Quân luôn luôn nêu cao truyền thống; thế mà bây giờ, một di tích lịch sử nêu cao gương anh dũng của Hải Quân V.N.C.H. mà tại sao đại gia đình Hải Quân không có phản ứng gì cả trước quyết định tạo nhiều tranh cãi của sáu ông Hải Quân đó? Không lẽ Hải Quân đã quên rằng chính Hải Quân V.N.C.H. đã dựng bia chủ quyền, đã trấn đóng, tuần tra và bảo vệ Trường Sa hay sao?
Huyến giải thích:
-U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. đưa ra lý do – đại ý – như thế này:
a.- Đài tưởng niệm Hoàng Sa mà để thêm đảo Trường Sa vào nữa thì sẽ mất ý nghĩa, mất tính cách “độc tôn”!
b.- Đảo Trường Sa có “dính dấp” đến sự hèn nhát của bộ đội c.s.V.N.; vì bộ đội c.s.V.N. được lệnh không bắn trả khi Trung công tấn công, năm 1988. Nếu để Trường Sa lên Tượng Đài thì sẽ bị hiểu lầm là U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. vinh danh c.s.V.N.; cũng có vài người bảo nếu để Trường Sa lên đồ án thì phải để đảo Côn Sơn, đảo Phú Quốc, Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn, v.v…lên đồ án Hoàng Sa.
-Thưa ông, nếu U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. muốn giữ tính cách “độc tôn” của trận Hải Chiến Hoàng Sa thì chỉ cần vẽ quần đảo Hoàng Sa và vị trí chiến lược của các chiến hạm Hải Quân V.N.C.H. và chiến hạm của Trung cộng là đủ – không cần vẽ trọn vẹn bản đồ Việt Nam.
Ngược lại, nếu để đảo Trường Sa lên đồ án Hoàng Sa mà U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. ngại bị “lên án” là vinh danh sự hèn nhát của bộ đội c.s.V.N.; có ý “hòa hợp hòa giải” hoặc nhận tiền của c.s.V.N., v.v… thì khi U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. vẽ trọn vẹn nước Việt Nam – gồm cả miền Bắc Việt Nam, nơi có xác của ông Hồ Chí Minh, cả triệu triệu xác của những người “sinh Bắc tử Nam” và những địa danh đẫm máu dưới bước chân “oai hùng!” của bộ đội c.s.V.N. – U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. nghĩ gì? U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. có ý vinh danh ông Hồ Chí Minh và sự ngang ngược, hùng hỗ, ác độc của bộ đội c.s.V.N. trong những chiến dịch tàn ác như Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa, pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy, Con Đường Số 7, v.v… và sự đọa đày quân nhân, công chức cùng gia đình người miền Nam Việt Nam hay không?
Còn những đảo khác như Phú Quốc, Côn Sơn, Cù Lao Ré, v.v… không để lên đồ án Hoàng Sa cũng không sao; vì các đảo này không trực tiếp “nằm” trong sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung cộng hay bất cứ nước nào khác.
-Cảm ơn bà đã nêu ra nhiều điều rất đáng lưu tâm.
-Phản ứng của cộng đồng người Việt tỵ nạn thì như thế nào, thưa ông?
-Vài cơ quan truyền thông đã góp ý. Tôi nghĩ, cộng đồng người Việt tỵ nạn cũng như người Việt trong nước có quyền được biết và góp ý trong vấn đề đảo Trường Sa bị “bức tử”. Sáu nhân vật trong U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. không có thẩm quyền – vì sáu người này không được công chúng bầu ra và ngân quỹ xây Tượng Đài cũng do đồng bào và gia đình Hải Quân quyên góp chứ không phải tiền túi của sáu người này – trong quyết định “bức tử quần đảo Trường Sa!
Im lặng. Huyến thở dài, tiếp:
-U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. mượn lời của giáo sư Nguyễn Văn Canh để kết thúc Thông Báo Số 4. Nhưng U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. lại quên đi những người bạn, thượng cấp hoặc thuộc cấp cùng màu áo đã đổ bộ lên Trường Sa, xây bia chủ quyền trên Trường Sa, tuần tiểu và bảo vệ Trường Sa từ năm 1956. Hơn nữa, khi nghĩ về hoặc thực hiện điều gì cho Quê Mẹ không ai căn cứ vào lời của một giáo sư – dù cho giáo sư này có bằng cấp cao nhất thế giới – mà người ta chỉ nghĩ đến Quê Mẹ bằng tình cảm và bằng trái tim! Điều tai hại nặng nề nữa là: Trong Thông Báo Số 4, U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. còn gọi những người không cùng lập trường với sáu vị trong U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. là… “ngây thơ”. Đây là tĩnh từ đầy xúc phạm!
-Tôi hiểu. Nếu ai vận động được đồng bào trong và ngoài nước góp ý thì tuyệt quá!
-Đó chính là ước muốn của tôi.
-Nhưng phải liên lạc với ai, thưa anh?
-Bà chờ cho chút.
Huyến mở iPhone tìm. Chỉ một thoáng thôi, Huyến cười:
-Đây rồi. Mọi người có thể liên lạc về: U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. theo địa chỉ email:
uybanxaydung@daituongniemhoangsa.org
để góp ý về sự kiện “bức tử” Trường Sa.
Huyến vừa nói ngang đây, cô y tá mở cửa, gọi: “Mr. Nguyen”. Huyến vội vàng đứng lên. Ngọc nhắc:
-Ông nhớ nhắn giùm với quý vỵ trong U.B.X.D.Đ.T.N.H.S.: Nếu U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. muốn giữ tính cách “độc tôn” của trận Hải Chiến Hoàng Sa thì U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. chỉ cần vẽ quần đảo Hoàng Sa, vị trí chiến lược của các chiến hạm Hải Quân V.N.C.H. và chiến hạm của Trung cộng là đủ – đừng vẽ bản đồ Việt Nam thì khỏi “dính dáng” đến c.s.V.N..
-Vâng. Tôi sẽ. Hẹn gặp bà ở “gym”!
Nhìn theo nhân dáng không còn tráng kiện của Huyến, Ngọc ngậm ngùi nghĩ đến những người từng mặc quân phục Hải Quân V.N.C.H., từng anh dũng chống lại Trung cộng tại Hoàng Sa, từng xây bia chủ quyền trên Trường Sa, từng đổ bộ lên Trường Sa và từng tuần tiễu quanh Trường Sa để bảo vệ phần đất lạc loài của Quê Mẹ thân yêu!
ĐIỆP MỸ LINH
No comments:
Post a Comment