Bia chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974.
Năm 1954, Hiệp định Genève công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo này nằm phía nam vĩ tuyến 17 nên tạm thời thuộc sự quản lý của chính quyền miền Nam trong khi chờ đợi thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử.
Tháng 4-1956, khi quân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam, quân đội của chính quyền miền Nam Việt Nam sau là Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ra tiếp quản các đảo và quần đảo trên Biển Đông. Kể từ 1956, về pháp lý và trên thực tế chính quyền VNCH tiếp tục có nhiều hành động khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu Việt Nam ra quần đảo Hoàng Sa tháng 1-1974.
Tháng 4-1956, khi Hải quân VNCH ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa thì phát hiện một số đảo phía đông trong đó lớn nhất là đảo Phú Lâm (Woody) đã bị lính Trung Quốc bí mật chiếm đóng trái phép. Chính quyền VNCH trên thực tế chỉ kiểm soát được các đảo phía tây. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, VNCH vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các đảo mà Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép phía đông quần đảo Hoàng Sa.
Lúc này, trên đảo Pattle (Hoàng Sa) có nhà cửa, căn cứ quân sự, đài khí tượng, hải đăng trong hệ thống quốc tế, miếu Bà, cầu tàu và bia chủ quyền của Việt Nam. Cùng thời gian này, quân lính Đài Loan cũng đã chiếm đóng trái phép đảo Ba Bình (Itu Aba), đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
Ngày 1-6-1956, Ngoại trưởng VNCH Vũ Văn Mẫu ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi trấn giữ các đảo chính ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa, ngày 22-8-1956, quân đội VHCH đổ bộ lên các đảo chính của quần đảo Trường Sa, dựng cột đá chủ quyền và treo cờ trên các đảo. Ngày 22-10-1956, Sắc lệnh số 143/NV của Tổng thống VNCH thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lỵ tại miền Nam (Nam Việt). Trong danh sách các đơn vị hành chính Nam Việt đính kèm theo Sắc lệnh đó có Bà Rịa-Vũng Tàu được đổi thành tỉnh Phước Tuy và đảo Hoàng Sa (Sắc lệnh chú thích là Spratly) trong quần đảo Trường Sa thuộc về tỉnh Phước Tuy cùng tên với quần đảo Hoàng Sa (Paracels) ở phía bắc. Ngày 13-7-1961, Sắc lệnh số 174/NV của Tổng thống VNCH đặt quần đảo Hoàng Sa trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, nay đặt thuộc tỉnh Quảng Nam. Thành lập một đơn vị hành chính cấp xã và lấy tên là xã Định Hải, trực thuộc quận Hòa Vang. Xã Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh.
Ngày 4-9-1958, Trung Quốc ra Tuyên bố về chủ quyền lãnh hải Trung Quốc rộng 12 hải lý, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng ký Công hàm: "Ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ Nước CHND Trung Hoa”. Thực chất Công hàm này cũng chỉ cho biết Chính phủ VNDCCH tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, không hề đề cập tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo ông Lưu Văn Lợi, cựu Trưởng Ban Biên giới Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Công hàm này là một cử chỉ tốt đẹp về tình hữu nghị, ủng hộ Trung Quốc lúc Mỹ đưa Hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan. Sử dụng Công hàm này với mục đích tranh chủ quyền các quần đảo là một sự xuyên tạc; việc biến một cử chỉ hữu nghị thành tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa là vô lý. (Lập luận rất lúng túng cuả Cộng Sản Hà Nội-HoangsaParacelblogspot)
Trên thực tế, theo Hiệp định Genève, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía nam vĩ tuyến 17, thời gian này thuộc quyền quản lý của chính quyền VNCH. [Trung Quốc cố tình sử dụng Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ VNDCCH như một tài liệu có tính pháp lý và lịch sử để đòi hỏi chủ quyền trên các quần đảo của Việt Nam là một đề tài cần được phân tích đầy đủ để nhận thấy ý đồ cùng thủ đoạn tinh vi của họ trong chuỗi chiến lược lâu dài thôn tính Biển Đông. Chúng tôi sẽ có dịp trình bày vấn đề này trong một bài mang tính chuyên đề khác].
Rạng sáng ngày 21-2-1959, nhiều ngư dân Trung Quốc lên một số đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa nhưng đã bị Hải quân VNCH phát hiện bắt giữ sau đó hoàn trả lại cho Trung Quốc. Theo các tài liệu của VNCH, đây không phải là lần đầu ngư dân Trung Quốc tìm cách lên các đảo của Việt Nam. Ngày 13-7-1971, Bộ truởng Ngoại giao VNCH Trần Văn Lắm có mặt tại Hội nghị lần thứ VI của Hiệp hội các Quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ở Manila (Philippines) tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Ông Lắm cũng nhắc lại lời tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cựu Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) năm 1951.
Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hạm đội 7 – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng rút quân và các thiết bị ra khỏi vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 6-9-1973, Bộ trưởng Nội vụ của chính quyền VNCH ký Nghị định sửa đổi việc quản lý hành chính đối với quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Tới 4 tháng sau, ngày 11-1-1974, Trung Quốc tuyên bố việc sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy của VNCH là sự lấn chiếm lãnh thổ của Trung Quốc và nhắc lại các yêu sách vô lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 12-1-1974, Chính phủ VNCH ngay lập tức ra Tuyên bố bác bỏ các yêu sách vô lý của Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 15-1-1974, Trung Quốc bắt đầu triển khai một lực lượng hải quân mạnh mẽ trong đó có nhiều tàu được ngụy trang thành tàu đánh cá có máy bay yểm trợ. Mặt khác, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH cũng điều động tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) đến Hoàng Sa để tăng cường sự canh phòng khu vực. Ngày 16-1-1974, HQ-16 phát hiện sự có mặt của Hải quân Trung Quốc đang dựng cờ trên các đảo Quang Ảnh, Hữu Nhật... HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi lãnh hải Việt Nam. Phía Trung Quốc đáp trả bằng yêu cầu VNCH rời khỏi "lãnh hải” Trung Quốc.
Trước sự gia tăng gây hấn của tàu chiến Trung Quốc, Hải quân VNCH tăng cường khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Lực lượng tăng cường của VNCH có các toán biệt hải được lệnh đổ bộ đến các đảo hạ cờ Trung Quốc. Vài vụ xô xát đã xảy ra, súng đã nổ trên đảo Quang Hòa và một vài đảo khác.
Ngày 16-1-1974, Chính phủ VNCH ra tuyên bố bác bỏ các luận cứ của Trung Quốc và đưa ra những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử để xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lúc này, hai bên bắt đầu bố trí lực lượng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, các chiến hạm của hai bên chỉ còn cách nhau khoảng 200m.
Ngày 19-1-1974 lúc 10 giờ 25 phút, cuộc hải chiến bắt đầu. Một chiến hạm của Trung Quốc bị bốc cháy trước hỏa lực của hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Các chiến hạm Trung Quốc dồn sức đánh trả khiến HQ-10 bị trúng đạn trên đài chỉ huy và hầm máy chính, bốc cháy, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử nạn. Hai bên đấu súng khoảng 45 phút, cùng thời điểm đó Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH nhận được thông tin cho biết một số phóng lôi hạm và chiến đấu cơ MIG của Trung Quốc từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Nhận thấy tương quan lực lượng không cân xứng, các chiến hạm VNCH được lệnh rút khỏi quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc chiếm đoạt hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội VNCH bằng vũ lực kể từ thời điểm này.
Sau trận hải chiến, VNCH đã ra nhiều tuyên bố cũng như cung cấp các chứng cứ lịch sử về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 20-1-1974, quan sát viên của VNCH tại Liên Hợp Quốc yêu cầu Hội đồng Bảo an xem xét việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa. Qua thông điệp ngoại giao được gửi đến các nước ký kết Hiệp định Paris 1973, VNCH nhắc lại sự đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp một phiên đặc biệt về vấn đề Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 26-1-1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và tuyên bố lập trường về "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”.
Trạm Khí tượng Thủy văn trên đảo Hoàng Sa thời Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 1-2-1974, chính quyền VNCH quyết định tăng cường phòng thủ ở quần đảo Trường Sa, đưa thêm lực lượng ra đóng ở 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Qua đại sứ ở Manila (Philippines), VNCH khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong ngày 1-2-1974, Đoàn đại biểu của VNCH ra Tuyên bố tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Luật Biển Caracas khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tố cáo Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa. Ngày 30-3-1974, VNCH tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng Kinh tế - Tài chính Viễn Đông họp tại Columbia. Ngày 14-2-1974, Bộ Ngoại giao VNCH công bố Sách Trắng về Hoàng Sa và Trường Sa.
......
Trích ĐĐK
Năm 1954, Hiệp định Genève công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo này nằm phía nam vĩ tuyến 17 nên tạm thời thuộc sự quản lý của chính quyền miền Nam trong khi chờ đợi thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử.
Tháng 4-1956, khi quân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam, quân đội của chính quyền miền Nam Việt Nam sau là Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ra tiếp quản các đảo và quần đảo trên Biển Đông. Kể từ 1956, về pháp lý và trên thực tế chính quyền VNCH tiếp tục có nhiều hành động khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu Việt Nam ra quần đảo Hoàng Sa tháng 1-1974.
Tháng 4-1956, khi Hải quân VNCH ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa thì phát hiện một số đảo phía đông trong đó lớn nhất là đảo Phú Lâm (Woody) đã bị lính Trung Quốc bí mật chiếm đóng trái phép. Chính quyền VNCH trên thực tế chỉ kiểm soát được các đảo phía tây. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, VNCH vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các đảo mà Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép phía đông quần đảo Hoàng Sa.
Lúc này, trên đảo Pattle (Hoàng Sa) có nhà cửa, căn cứ quân sự, đài khí tượng, hải đăng trong hệ thống quốc tế, miếu Bà, cầu tàu và bia chủ quyền của Việt Nam. Cùng thời gian này, quân lính Đài Loan cũng đã chiếm đóng trái phép đảo Ba Bình (Itu Aba), đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
Ngày 1-6-1956, Ngoại trưởng VNCH Vũ Văn Mẫu ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi trấn giữ các đảo chính ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa, ngày 22-8-1956, quân đội VHCH đổ bộ lên các đảo chính của quần đảo Trường Sa, dựng cột đá chủ quyền và treo cờ trên các đảo. Ngày 22-10-1956, Sắc lệnh số 143/NV của Tổng thống VNCH thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lỵ tại miền Nam (Nam Việt). Trong danh sách các đơn vị hành chính Nam Việt đính kèm theo Sắc lệnh đó có Bà Rịa-Vũng Tàu được đổi thành tỉnh Phước Tuy và đảo Hoàng Sa (Sắc lệnh chú thích là Spratly) trong quần đảo Trường Sa thuộc về tỉnh Phước Tuy cùng tên với quần đảo Hoàng Sa (Paracels) ở phía bắc. Ngày 13-7-1961, Sắc lệnh số 174/NV của Tổng thống VNCH đặt quần đảo Hoàng Sa trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, nay đặt thuộc tỉnh Quảng Nam. Thành lập một đơn vị hành chính cấp xã và lấy tên là xã Định Hải, trực thuộc quận Hòa Vang. Xã Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh.
Ngày 4-9-1958, Trung Quốc ra Tuyên bố về chủ quyền lãnh hải Trung Quốc rộng 12 hải lý, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng ký Công hàm: "Ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ Nước CHND Trung Hoa”. Thực chất Công hàm này cũng chỉ cho biết Chính phủ VNDCCH tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, không hề đề cập tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo ông Lưu Văn Lợi, cựu Trưởng Ban Biên giới Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Công hàm này là một cử chỉ tốt đẹp về tình hữu nghị, ủng hộ Trung Quốc lúc Mỹ đưa Hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan. Sử dụng Công hàm này với mục đích tranh chủ quyền các quần đảo là một sự xuyên tạc; việc biến một cử chỉ hữu nghị thành tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa là vô lý. (Lập luận rất lúng túng cuả Cộng Sản Hà Nội-HoangsaParacelblogspot)
Trên thực tế, theo Hiệp định Genève, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía nam vĩ tuyến 17, thời gian này thuộc quyền quản lý của chính quyền VNCH. [Trung Quốc cố tình sử dụng Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ VNDCCH như một tài liệu có tính pháp lý và lịch sử để đòi hỏi chủ quyền trên các quần đảo của Việt Nam là một đề tài cần được phân tích đầy đủ để nhận thấy ý đồ cùng thủ đoạn tinh vi của họ trong chuỗi chiến lược lâu dài thôn tính Biển Đông. Chúng tôi sẽ có dịp trình bày vấn đề này trong một bài mang tính chuyên đề khác].
Rạng sáng ngày 21-2-1959, nhiều ngư dân Trung Quốc lên một số đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa nhưng đã bị Hải quân VNCH phát hiện bắt giữ sau đó hoàn trả lại cho Trung Quốc. Theo các tài liệu của VNCH, đây không phải là lần đầu ngư dân Trung Quốc tìm cách lên các đảo của Việt Nam. Ngày 13-7-1971, Bộ truởng Ngoại giao VNCH Trần Văn Lắm có mặt tại Hội nghị lần thứ VI của Hiệp hội các Quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ở Manila (Philippines) tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Ông Lắm cũng nhắc lại lời tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cựu Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) năm 1951.
Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hạm đội 7 – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng rút quân và các thiết bị ra khỏi vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 6-9-1973, Bộ trưởng Nội vụ của chính quyền VNCH ký Nghị định sửa đổi việc quản lý hành chính đối với quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Tới 4 tháng sau, ngày 11-1-1974, Trung Quốc tuyên bố việc sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy của VNCH là sự lấn chiếm lãnh thổ của Trung Quốc và nhắc lại các yêu sách vô lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 12-1-1974, Chính phủ VNCH ngay lập tức ra Tuyên bố bác bỏ các yêu sách vô lý của Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 15-1-1974, Trung Quốc bắt đầu triển khai một lực lượng hải quân mạnh mẽ trong đó có nhiều tàu được ngụy trang thành tàu đánh cá có máy bay yểm trợ. Mặt khác, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH cũng điều động tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) đến Hoàng Sa để tăng cường sự canh phòng khu vực. Ngày 16-1-1974, HQ-16 phát hiện sự có mặt của Hải quân Trung Quốc đang dựng cờ trên các đảo Quang Ảnh, Hữu Nhật... HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi lãnh hải Việt Nam. Phía Trung Quốc đáp trả bằng yêu cầu VNCH rời khỏi "lãnh hải” Trung Quốc.
Trước sự gia tăng gây hấn của tàu chiến Trung Quốc, Hải quân VNCH tăng cường khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Lực lượng tăng cường của VNCH có các toán biệt hải được lệnh đổ bộ đến các đảo hạ cờ Trung Quốc. Vài vụ xô xát đã xảy ra, súng đã nổ trên đảo Quang Hòa và một vài đảo khác.
Ngày 16-1-1974, Chính phủ VNCH ra tuyên bố bác bỏ các luận cứ của Trung Quốc và đưa ra những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử để xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lúc này, hai bên bắt đầu bố trí lực lượng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, các chiến hạm của hai bên chỉ còn cách nhau khoảng 200m.
Ngày 19-1-1974 lúc 10 giờ 25 phút, cuộc hải chiến bắt đầu. Một chiến hạm của Trung Quốc bị bốc cháy trước hỏa lực của hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Các chiến hạm Trung Quốc dồn sức đánh trả khiến HQ-10 bị trúng đạn trên đài chỉ huy và hầm máy chính, bốc cháy, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử nạn. Hai bên đấu súng khoảng 45 phút, cùng thời điểm đó Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH nhận được thông tin cho biết một số phóng lôi hạm và chiến đấu cơ MIG của Trung Quốc từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Nhận thấy tương quan lực lượng không cân xứng, các chiến hạm VNCH được lệnh rút khỏi quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc chiếm đoạt hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội VNCH bằng vũ lực kể từ thời điểm này.
Sau trận hải chiến, VNCH đã ra nhiều tuyên bố cũng như cung cấp các chứng cứ lịch sử về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 20-1-1974, quan sát viên của VNCH tại Liên Hợp Quốc yêu cầu Hội đồng Bảo an xem xét việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa. Qua thông điệp ngoại giao được gửi đến các nước ký kết Hiệp định Paris 1973, VNCH nhắc lại sự đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp một phiên đặc biệt về vấn đề Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 26-1-1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và tuyên bố lập trường về "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”.
Trạm Khí tượng Thủy văn trên đảo Hoàng Sa thời Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 1-2-1974, chính quyền VNCH quyết định tăng cường phòng thủ ở quần đảo Trường Sa, đưa thêm lực lượng ra đóng ở 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Qua đại sứ ở Manila (Philippines), VNCH khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong ngày 1-2-1974, Đoàn đại biểu của VNCH ra Tuyên bố tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Luật Biển Caracas khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tố cáo Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa. Ngày 30-3-1974, VNCH tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng Kinh tế - Tài chính Viễn Đông họp tại Columbia. Ngày 14-2-1974, Bộ Ngoại giao VNCH công bố Sách Trắng về Hoàng Sa và Trường Sa.
......
Trích ĐĐK
No comments:
Post a Comment