Monday, November 7, 2011

Tin Tổng Hợp : Tàu em vừa đuổi tàu nó chạy như chó”-Tàu Chiến VN rượt đuổi và đâm thẳng vào tàu Hải Giám Trung Cộng (07.11.2011)

Nhận xét cuả Hoàngsablogspot: Sư kiện này có lẽ xảy ra sau khi tàu Bình Minh bị  bọn hải giám Tàu cắt cáp thăm dò điạ chất, khi chứng nào tật đó bọn lang sói này lại hùng hổ hăm doạ tàu Viking, một trong các tàu hộ tống chiếc Viking đã dùng biện pháp mạnh bằng cách vận chuyển bạo và sức máy tối ưu áp đảo đẩy chiếc hải giám ra khỏỉ hải phận kinh tế Việt Nam. Trung Cộng rất căm tức, ngậm đắng nuốt cay, Hà nội cũng không dám tiết lộ tin này sợ làm bẽ mặt quan thày. Tàu tìm cách chưã thẹn bằng cách phái một tàu hải giám lớn nhất qua Singapore để thị uy.

 Tàu em vừa đuổi tàu nó chạy như chó”
Wednesday, 11.09.2011, 08:00pm (GMT-8)


“Tàu em vừa đuổi tàu nó chạy như chó”

Buổi chiều qua, mình sướng nổi da gà khi xem đoạn video hiếm hoi trên YouTube về trận rượt đuổi tàu hải giám Trung Quốc của tàu ta. Tàu xua đuổi chắc là của Hải quân Việt Nam, nhưng không rõ vụ việc diễn ra vào thời gian nào và ở vùng biển nào.

Buổi tối, mình bỗng nhận được điện thoại của thằng em họ là lính Hải quân. “Em đang gần Trường Sa, ở vùng có sóng nên gọi điện hỏi thăm bác tý!” – giọng nó nghe rõ mồn một như phòng bên cạnh nói chuyện với sang. Viettel xứng danh là nhà mạng hàng đầu cả về mục đích dân sự lẫn quốc phòng, an ninh. Sóng của anh này đã trùm cả một vùng  trùng khơi rộng lớn.
Mình đem chuyện “tàu ta hùng dũng đuổi tàu nó” trên mạng kể với thằng em, nó bảo luôn: “Tàu em đấy, vừa đuổi tàu nó chạy như chó mấy hôm trước!”. Mình lạnh cả người vì xúc động, tự hào vì có thằng em trực tiếp tham sự kiện đang xôn xao dư luận này.

“Tụi em đuổi nó từ sáng đến chiều ở khu vực Trường Sa, phải thúc vào sườn rồi ép nó ra khỏi vùng biển của mình” – thằng cu em tự hào. Nó kể, đồng đội nó luôn xác định: Kể cả hy sinh cũng chơi đến cùng. Trên tàu, ai cũng sẵn sàng cho những gì xấu nhất có thể xảy ra. Trong vụ này, tàu của Hải quân ta lớn hơn tàu Hải giám của “bạn”, còn nhiều lần khác, tàu “bạn” lớn hơn, anh em vẫn kiên quyết đuổi đến cùng.

Mình băn khoăn: Phía “bạn” có phản ứng gì không vì chỉ thấy vài chú thấp thoáng trên boong tàu. Thằng em nói chắc nịch: “Nó như thằng ăn trộm vào vườn nhà người khác bị đuổi chạy cong đít, làm gì dám phản ứng”. Ừ, có lẽ tính cách bặm trợn, ngang ngược của nó cũng đã giảm đi chút đỉnh chăng!? Nếu thế thì mừng quá rồi còn gì, vì bấy lâu nay, tay “hàng xóm to xác xấu bụng” vẫn ngang nhiên vào nhà mình vừa ăn cướp vừa la làng, nay nó biết chạy là tốt rồi!
Quả thật, dư luận cũng khá bức xúc vì cảm thấy lực lượng chức năng trên biển của mình còn “yếu” quá, không dám phản ứng quyết liệt.

Mình được tiếp xúc với nhiều anh em Hải đội biên phòng, họ nói, tàu Biên phòng cũng xua đuổi nhiều lắm, có nhiều trận rất căng thẳng như sắp nổ súng đến nơi. Theo báo cáo của các đơn vị BĐBP tuyến biển, năm nào cũng xua đuổi hàng trăm vụ “tàu nước ngoài” xâm phạm vùng biển, trong đó còn thể hiện chi tiết quốc tịch tàu, tọa độ vi phạm… Với lực lượng Hải quân, chắc chắn số lượt xua đuổi nhiều hơn gấp bội.

Không biết trong chuyến thăm vừa rồi của phái đoàn cao cấp Đang ta sang “bạn” có thỏa thuận nào khó nói hay không, nhưng dư luận vẫn đồ rằng, sau đó sẽ là sự nhún nhường hơn từ phía ta cả trên các diễn đàn quốc tế, khu vực lẫn trên thực địa. Vụ xua đuổi quyết liệt mới đây của tàu Hải quân ta chắc sẽ khiến dư luận dịu phần lo lắng.
 
http://vn.360plus.yahoo.com/Don-Kihote/article?mid=289
Trích HNPD


Mời quý bạn xem đoạn video clip trên trang web
người việt online. Tất cả các báo trong nước không thấy có đăng....(nhớ click vào mủi tên trên hình để xem videoclip !)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=139661&z=1

Thưa Qúi Vị, Nhìn cảnh này lòng Tôi rung động ,ít nhất lòng Tự Ái Dân Tộc cũng cảm thấy nguôi ngoai, được phần nào,để dạy cho bọn Tàu Phù bài học lòng can đảm của Dân Việt. Kính: P.N


http://www.youtube.com/watch?v=X4I11DiVp1k&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=1PtDmTCbE1E&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=ccfn5Q4-uks&feature=related





 TÀU CHIẾN HẢI QUÂN VN RƯỢT ĐUỔI
 VÀ ĐÂM THẲNG VÀO TÀU HẢI GIÁM TRUNG QUỐC.
 VIDEO "Đuổi Chó"
                                                                       ~~~~~~~~~~~~~~

California (VietPress USA).- Vào sáng thứ Hai ở Việt Nam 07-11-2011, tức buổi chiều Chủ Nhật tại Hoa Kỳ, một chiếc Tàu Tuần Dương của Hải Quân Việt Nam đã rượt một chiếc Tàu Hải Giám (China Maritime Surveillance - CMS) của Trung Quốc và đã đụng thẳng vào hông phải gần phía đầu của Tàu Hải Giám Trung Quốc. Cuộc rượt đuổi và đụng thẳng vào Tàu Hải Giám Trung Quốc đã được phía Hải Quân Việt Nam quay phim dài 3 phút 43 giây và chuyển lên Internet dưới tiêu đề là “Đuổi Chó”.
image
Tàu Hải Giám của TQ chạy trước bị Tàu Hải Quân VN rượt ở khoảng cách lối 500 mét.

image
Tàu Hải Quân VN vượt nhanh và ép sát tàu Hải Giám TQ.
Một Lính Hải Quân VN đang quay phim bằng iPhone.

Video Clip cho thấy khoảng cách giữa tàu Hải Giám của TQ chạy trước và tàu chiến Hải Quân Việt Nam đang chạy phía sau cách nhau lối 500 mét. Nhưng tàu Hải Quân VN đã vượt nhanh hơn để cặp hông và đâm vào phía hông sát đầu của Tàu Hải Giám Trung Quốc ở phút thứ 1:47 của Video Clip. Các đối thoại của Hải Quân VN trong đoạn Video có lẽ quay bằng Điện Thoại iPhone nghe rõ rằng “Bám chặt vào… Nó có cả con gái nữa.. Nó quay mình.. Mình quay nó, nó quay mình ! Bám chặt vào.. Mặc áo quần vào..”.
image
Tàu Hải Quân VN ép sát Tàu Hải Giám TQ và thấy rõ bên hông
Tàu TQ ghi hàng chữ "CHINA MARITIME SURVEILLANCE"

image
Tàu Hải Quân VN chuẩn bị đụng thẳng vào Tàu Hải Giám TQ
Khi đang rượt đuổi thì thấy trên Tàu Hải Giám có nhiều bóng người; nhưng lúc Tàu Hải Quân Việt Nam đụng vào Tàu Hải Giám TQ thì chỉ thấy có 2 người trên boong tàu Hải Giám mà thôi.Có một chiếc phao cứu sinh rơi xuống biển giữa hai tàu nhưng không biết chiếc phao màu đỏ gạch là của bên nào. Có vẽ như không có thiệt hại nào về nhân mạng..

Một nhân vật từ Hoa thịnh Đốn phát biểu không nêu tên nói rằng, việc Hải Quân VN tỏ thái độ cứng rắn đối với Tàu Hải Giám của Trung Quốc có thể sẽ khơi mào cho một cuộc chiến tranh thực thụ trên Biển Đông. Trung Quốc sẽ xem đó là hành vi gây chiến của Việt Nam vì Việt Nam dùng Tàu Chiến của Hải Quân để tấn công vào Tàu Hải Giám mà TQ cho là Tàu Dân Sự của Trung Quốc mang tên là “China Maritime Surveillance” gọi tắt là CMS… tức là đơn vị Giám Sát Biển của Trung Quốc. Thực tế Hải Giám của TQ là lực lượng quân sự, nhưng dùng tên trá hình để nếu khi các Tàu Hải Giám tấn công tàu Cá hay Tàu khai thác dầu khí của Việt Nam hoặc của các nước khu vực thì phía Chính Phủ và Quân Đội Trung Quốc sẽ phủ nhận trách nhiệm gây chiến vì sẽ cho rằng Hải Giám chỉ là tàu dịch vụ kiểm soát và cứu hộ trên biển mà thôi.
image
Tàu Hải Quân VN đụng vào hông phải gần đầu của Tàu Hải Giám TQ
Hải Giám của TQ được thành lập ngày 19-10-1998 là Lực Lượng Bán Quân Sự trực thuộc Cục Hàng Hải Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Hải Giám có trách nhiệm thi hành luật pháp và an ninh trên Biển của TQ, nhất là tại các vùng đặc quyền kinh tế trên biển (EEZ - Exclusive Ecenomic zones), dọc bờ biển, bảo vệ an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên biển, hỗ trợ giao thông hàng hải, và nghiên cứu biển. Khi khẩn cấp thì Hải Giám sẽ lo các việc tìm kiếm và cấp cứu trên biển. Thời gian gần đây, nhiệm vụ của Tàu Hải Giám là kiểm soát và tăng cường sức mạnh trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Nam Trung Quốc mà Việt Nam gọi là Biển Đông. (http://www.sinodefence.com/navy/marine-surveillance/default.asp ).
image
Tàu Hải Quân VN đụng mạnh dính vào hông phải gần đầu Tàu Hải Giám TQ.
Có một phao cấp cứu màu đỏ gạch ném xuống biển giữa 2 Tàu không biết của bên nào.

image
Phần đuôi của Tàu Hải Giám TQ có cần cẩu thường móc kéo cướp Tàu Đánh Cá của
Ngư Dân VN để đòi chuộc tiền, cắt lưới, cắt giây Cáp Thăm Dò Dầu Khí của VN.
Lực Lượng Hải Giám đặt tổng hành dinh tại Qingdao (kiểm soát vùng biển Bohai và Yellow Sea), và tại Guangzhou (kiểm soát vùng biển Nam Trung Quốc tức Biển Đông của Việt Nam). Mỗi bộ chỉ huy vùng có ít nhất là 6 Tàu Hải Giám, một đơn vị Không Quân và nhiều bộ phận về truyền tin, trợ chiến, kỹ thuật, tiếp liệu, v.v.. Ngoài ra, Hải Giám còn chia ra 11 bộ chỉ huy cấp tỉnh, 50 bộ chỉ huy cấp thành phố, 170 bộ chỉ huy cấp huyện nàm suốt dọc theo bờ biển của TQ. Lực Lượng Hải Giám là tổ chức bán quân sự nhưng thực chất là một tổ chức quân sự trá hình. Những nhân viên thay vì mặc quân phục thì nay mặc đồng phục trắng và xanh biển và được huấn luyện theo cách quân sự. Vào năm 2005, Hải Giám có 91 tàu tuần và 4 máy bay; nhưng đến nay số lượng đã tăng nhiều. Các Tàu Hải Giám đều mang tên là Haijian và có trọng tấn từ 800 tấn đến 4,000 tấn. Chiều dài trung bình là 88 mét, bề ngang 12 mét và mớm nước khoảng trên 6 mét. Đối với tình hình Biển Đông, Bộ Tư Lệnh Tàu Hải Giám đặt tại Guangzhou, hiện có 6 Tàu Hải Giám gồm tàu Haijian-81 trọng tấn 4,435 tons; Haijian-83 nặng 3,980 Tons; Haijian-71 nặng 1,324 Tons; Haijian-72 nặng 890 tấn; Haijian-73 nặng 1,117 Tons và Haijian-74 nặng 997 tons.
image
TQ đang đóng thêm nhiều Tàu Hải Giám với các trang bị hiện đại để đối đầu Biển Đông.

image
Tàu Hải Giám Haijian-15 trang bị hỏa tiễn vừa hoàn thành chuẩn bị đưa vào Biển Đông.
Vì tình hình Biển Đông đang sôi động và có khuynh hướng tranh chấp quyền lợi cả với Hoa Kỳ nên TQ cho đóng thêm tại nhà máy đóng tàu WuChang shipyard cùng một lúc 2 chiếu Hải Giám Haijian-15 và Haijian-84 có trang bị vũ khí mạnh và cả hỏa tiển (http://china-pla.blogspot.com/2010/10/china-maritime-surveillance.html). TQ cũng huy động tăng cường 5 máy bay tuần thám và chiến đấu cho Lực Lượng Hải Giám phụ trách Biển Nam Trung Quốc tức Biển Đông của VN.
Sau khi Việt Nam đã nhận đủ các loại máy bay mới, Tàu Ngầm và được sự hậu thuẩn của Hoa Kỳ và quốc tế về việc bảo vệ Biển Đông; Hoa Kỳ hôm 05-11-2011 đã lên tiếng thành lập Liên Minh Úc- Ấn Độ-Hoa Kỳ để vô hiệu hải lực của Hải Quân Trung Quốc. Thế nên, việc Việt Nam tấn công dằn mặt Tàu Hải Giám của Trung Quốc là một thách thức sau khi TQ đòi đuổi hãng khai thác Dầu Khí Exxon của Hoa Kỳ ra khỏi đặc khu kinh tế Biển của Việt Nam. Người ta tin rằng chiến tranh giữa TQ và Việt Nam chắc chắn sẽ xảy ra và sẽ có nhiều bất lợi cho phía TQ hơn là cho Việt Nam. Các Máy Bay chiến đấu và Tàu Hải Quân TQ tiến xa đến vùng Hoàng Sa, Trường Sa thì sẽ không toàn mạng khi rút lui về TQ. (Hạnh Dương - VietPress USA).

TÀU CHIẾN HẢI QUÂN VN RƯỢT ĐUỔI
VÀ ĐÂM THẲNG VÀO TÀU HẢI GIÁM TRUNG QUỐC.


VIDEO "Đuổi Chó"
~~~~~~~~~~~~~~

California (VietPress USA).- Vào sáng thứ Hai ở Việt Nam 07-11-2011, tức buổi chiều Chủ Nhật tại Hoa Kỳ, một chiếc Tàu Tuần Dương của Hải Quân Việt Nam đã rượt một chiếc Tàu Hải Giám (China Maritime Surveillance - CMS) của Trung Quốc và đã đụng thẳng vào hông phải gần phía đầu của Tàu Hải Giám Trung Quốc. Cuộc rượt đuổi và đụng thẳng vào Tàu Hải Giám Trung Quốc đã được phía Hải Quân Việt Nam quay phim dài 3 phút 43 giây và chuyển lên Internet dưới tiêu đề là “Đuổi Chó”.


Tàu Hải Giám của TQ chạy trước bị Tàu Hải Quân VN rượt ở khoảng cách lối 500 mét.


Tàu Hải Quân VN vượt nhanh và ép sát tàu Hải Giám TQ.
Một Lính Hải Quân VN đang quay phim bằng iPhone.

Video Clip cho thấy khoảng cách giữa tàu Hải Giám của TQ chạy trước và tàu chiến Hải Quân Việt Nam đang chạy phía sau cách nhau lối 500 mét. Nhưng tàu Hải Quân VN đã vượt nhanh hơn để cặp hông và đâm vào phía hông sát đầu của Tàu Hải Giám Trung Quốc ở phút thứ 1:47 của Video Clip. Các đối thoại của Hải Quân VN trong đoạn Video có lẽ quay bằng Điện Thoại iPhone nghe rõ rằng “Bám chặt vào… Nó có cả con gái nữa.. Nó quay mình.. Mình quay nó, nó quay mình ! Bám chặt vào.. Mặc áo quần vào..”.


Tàu Hải Quân VN ép sát Tàu Hải Giám TQ và thấy rõ bên hông
Tàu TQ ghi hàng chữ "CHINA MARITIME SURVEILLANCE"


Tàu Hải Quân VN chuẩn bị đụng thẳng vào Tàu Hải Giám TQ

Khi đang rượt đuổi thì thấy trên Tàu Hải Giám có nhiều bóng người; nhưng lúc Tàu Hải Quân Việt Nam đụng vào Tàu Hải Giám TQ thì chỉ thấy có 2 người trên boong tàu Hải Giám mà thôi.Có một chiếc phao cứu sinh rơi xuống biển giữa hai tàu nhưng không biết chiếc phao màu đỏ gạch là của bên nào. Có vẽ như không có thiệt hại nào về nhân mạng..

Một nhân vật từ Hoa thịnh Đốn phát biểu không nêu tên nói rằng, việc Hải Quân VN tỏ thái độ cứng rắn đối với Tàu Hải Giám của Trung Quốc có thể sẽ khơi mào cho một cuộc chiến tranh thực thụ trên Biển Đông. Trung Quốc sẽ xem đó là hành vi gây chiến của Việt Nam vì Việt Nam dùng Tàu Chiến của Hải Quân để tấn công vào Tàu Hải Giám mà TQ cho là Tàu Dân Sự của Trung Quốc mang tên là “China Maritime Surveillance” gọi tắt là CMS… tức là đơn vị Giám Sát Biển của Trung Quốc. Thực tế Hải Giám của TQ là lực lượng quân sự, nhưng dùng tên trá hình để nếu khi các Tàu Hải Giám tấn công tàu Cá hay Tàu khai thác dầu khí của Việt Nam hoặc của các nước khu vực thì phía Chính Phủ và Quân Đội Trung Quốc sẽ phủ nhận trách nhiệm gây chiến vì sẽ cho rằng Hải Giám chỉ là tàu dịch vụ kiểm soát và cứu hộ trên biển mà thôi.

image
Tàu Hải Quân VN đụng vào hông phải gần đầu của Tàu Hải Giám TQ

Hải Giám của TQ được thành lập ngày 19-10-1998 là Lực Lượng Bán Quân Sự trực thuộc Cục Hàng Hải Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Hải Giám có trách nhiệm thi hành luật pháp và an ninh trên Biển của TQ, nhất là tại các vùng đặc quyền kinh tế trên biển (EEZ - Exclusive Ecenomic zones), dọc bờ biển, bảo vệ an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên biển, hỗ trợ giao thông hàng hải, và nghiên cứu biển. Khi khẩn cấp thì Hải Giám sẽ lo các việc tìm kiếm và cấp cứu trên biển. Thời gian gần đây, nhiệm vụ của Tàu Hải Giám là kiểm soát và tăng cường sức mạnh trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Nam Trung Quốc mà Việt Nam gọi là Biển Đông. (http://www.sinodefence.com/navy/marine-surveillance/default.asp ).
image
Tàu Hải Quân VN đụng mạnh dính vào hông phải gần đầu Tàu Hải Giám TQ.
Có một phao cấp cứu màu đỏ gạch ném xuống biển giữa 2 Tàu không biết của bên nào.

image
Phần đuôi của Tàu Hải Giám TQ có cần cẩu thường móc kéo cướp Tàu Đánh Cá của
Ngư Dân VN để đòi chuộc tiền, cắt lưới, cắt giây Cáp Thăm Dò Dầu Khí của VN.

Lực Lượng Hải Giám đặt tổng hành dinh tại Qingdao (kiểm soát vùng biển Bohai và Yellow Sea), và tại Guangzhou (kiểm soát vùng biển Nam Trung Quốc tức Biển Đông của Việt Nam). Mỗi bộ chỉ huy vùng có ít nhất là 6 Tàu Hải Giám, một đơn vị Không Quân và nhiều bộ phận về truyền tin, trợ chiến, kỹ thuật, tiếp liệu, v.v.. Ngoài ra, Hải Giám còn chia ra 11 bộ chỉ huy cấp tỉnh, 50 bộ chỉ huy cấp thành phố, 170 bộ chỉ huy cấp huyện nàm suốt dọc theo bờ biển của TQ. Lực Lượng Hải Giám là tổ chức bán quân sự nhưng thực chất là một tổ chức quân sự trá hình. Những nhân viên thay vì mặc quân phục thì nay mặc đồng phục trắng và xanh biển và được huấn luyện theo cách quân sự. Vào năm 2005, Hải Giám có 91 tàu tuần và 4 máy bay; nhưng đến nay số lượng đã tăng nhiều. Các Tàu Hải Giám đều mang tên là Haijian và có trọng tấn từ 800 tấn đến 4,000 tấn. Chiều dài trung bình là 88 mét, bề ngang 12 mét và mớm nước khoảng trên 6 mét. Đối với tình hình Biển Đông, Bộ Tư Lệnh Tàu Hải Giám đặt tại Guangzhou, hiện có 6 Tàu Hải Giám gồm tàu Haijian-81 trọng tấn 4,435 tons; Haijian-83 nặng 3,980 Tons; Haijian-71 nặng 1,324 Tons; Haijian-72 nặng 890 tấn; Haijian-73 nặng 1,117 Tons và Haijian-74 nặng 997 tons.

image
TQ đang đóng thêm nhiều Tàu Hải Giám với các trang bị hiện đại để đối đầu Biển Đông.

image
Tàu Hải Giám Haijian-15 trang bị hỏa tiễn vừa hoàn thành chuẩn bị đưa vào Biển Đông.
Vì tình hình Biển Đông đang sôi động và có khuynh hướng tranh chấp quyền lợi cả với Hoa Kỳ nên TQ cho đóng thêm tại nhà máy đóng tàu WuChang shipyard cùng một lúc 2 chiếu Hải Giám Haijian-15 và Haijian-84 có trang bị vũ khí mạnh và cả hỏa tiển (http://china-pla.blogspot.com/2010/10/china-maritime-surveillance.html). TQ cũng huy động tăng cường 5 máy bay tuần thám và chiến đấu cho Lực Lượng Hải Giám phụ trách Biển Nam Trung Quốc tức Biển Đông của VN.
Sau khi Việt Nam đã nhận đủ các loại máy bay mới, Tàu Ngầm và được sự hậu thuẩn của Hoa Kỳ và quốc tế về việc bảo vệ Biển Đông; Hoa Kỳ hôm 05-11-2011 đã lên tiếng thành lập Liên Minh Úc- Ấn Độ-Hoa Kỳ để vô hiệu hải lực của Hải Quân Trung Quốc. Thế nên, việc Việt Nam tấn công dằn mặt Tàu Hải Giám của Trung Quốc là một thách thức sau khi TQ đòi đuổi hãng khai thác Dầu Khí Exxon của Hoa Kỳ ra khỏi đặc khu kinh tế Biển của Việt Nam. Người ta tin rằng chiến tranh giữa TQ và Việt Nam chắc chắn sẽ xảy ra và sẽ có nhiều bất lợi cho phía TQ hơn là cho Việt Nam. Các Máy Bay chiến đấu và Tàu Hải Quân TQ tiến xa đến vùng Hoàng Sa, Trường Sa thì sẽ không toàn mạng khi rút lui về TQ. (Hạnh Dương - VietPress USA).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/11/111107_youtube_clip_ships.shtml

Dân mạng xôn xao video 'đụng tàu TQ'


Các trang mạng tiếng Việt đang xôn xao thông tin về một đoạn video trên YouTube chiếu hình được nói là 'tàu Việt Nam đâm vào tàu hải giám Trung Quốc'.
Clip được tải lên trang mạng chia sẻ video YouTube hôm Chủ nhật 06/11 nhưng không rõ quay khi nào và ở đâu cho thấy hình một chiếc tàu với thủy thủ đoàn nói tiếng Việt Nam, đang chạy song song một tàu hải giám của Trung Quốc.
Trên thành tàu Trung Quốc có dòng chữ tiếng Anh màu xanh dương 'China Marine Surveillance' (tiếng Anh: Hải giám) như thường thấy trên các tàu tuần tra của Trung Quốc.
Tàu Việt Nam không rõ thiết kế và số hiệu, nhưng những người bên trên mặc áo phao màu da cam và sử dụng điện thoại di động để thu hình.
Trên clip dài 3'44, các thủy thủ người Việt nói chuyện với nhau khi ghi hình tàu hải giám Trung Quốc.
Tàu của Việt Nam đuổi theo, ghé sát và đâm vào thành bên trái của tàu Trung Quốc lúc đó đang đi thẳng.
Âm thanh trên băng cho thấy các thủy thủ cảnh báo nhau: "Bám chặt vào" trước khi hai tàu đụng vào nhau khá mạnh ở phút 1'47.
Trước đó, những người này cũng chia sẻ thông tin như trên tàu Trung Quốc "có cả con gái" và "mình quay nó, nó quay mình", ý nói cả hai bên đang thu hình của nhau.
Sau khi va chạm, hai tàu tách khỏi nhau trong khi vẫn tiếp tục phóng tới.
Nếu chỉ xem đoạn video cũng khó có thể xác định đây là một vụ va chạm hay cố ý đâm vào nhau.
Song song với clip trên, người ta cũng thấy một clip khác dài 2'42 với hình ảnh tương tự, có lẽ là cùng một vụ, nhưng quay ở góc độ khác.
Video clip này cho thấy nhiều chi tiết về tàu Việt Nam hơn, dẫn đến đồn đoán đây có thể là một tàu tuần tra của cảnh sát biển Việt Nam.

Hải giám Trung Quốc

Sau khi video clip trên được đăng tải trên YouTube, chỉ sau vài tiếng đồng hồ đã xuất hiện hàng trăm bình luận của người xem Việt Nam.
Tuy chưa xác định được ngày giờ cũng như hoàn cảnh cụ thể, nó cho thấy tình hình khá căng thẳng trên Biển Đông.
Hiện chưa thấy bình luận gì từ truyền thông chính thức ở hai nước về vụ được ghi lại và đăng trên YouTube này.
Nhiều nguồn tin nói với BBC các vụ đối mặt, thậm chí va chạm giữa tàu tuần tra Việt Nam và tàu Trung Quốc, diễn ra thường xuyên nhưng không được công bố.
Dư luận Việt Nam còn nhớ vụ ba tàu hải giám Trung Quốc bị PetroVietnam tố cáo đã "vi phạm lãnh hải của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở hoạt động của tàu khảo sát Bình Minh 2" hôm 26/05, cách mũi Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên) chỉ khoảng 120 hải lý.
Sau đó, Việt Nam lên tiếng phản đối mạnh mẽ, đồng thời một làn sóng biểu tình chống Trung Quốc bùng lên ở trong nước.
Tuy nhiên sau đó lại có cáo buộc tàu Trung Quốc tiếp tục "gây hấn" và cắt cáp của Việt Nam một vài lần khác.
Lần cáo buộc thứ ba, mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều không chính thức xác nhận, xảy ra chỉ một tháng sau vụ tàu Bình Minh 2. Tàu của PetroVietnam được nói cũng bị đe dọa, nhưng chưa bị cắt cáp vì "các tàu hộ tống của Việt Nam đã vào kịp thời".
Việt Nam gần đây đã tăng cường tuần tra biển để bảo vệ ngư dân và các hoạt động dầu khí trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông.
Cũng từ giữa năm, Trung Quốc điều nhiều tàu hải giám, phần lớn là tàu quân sự cải biên, xuống phía nam để 'tuần tra ngư trường'.
Tổng đội tàu hải giám Nam Hải đặt tại đảo Hải Nam có 13 tàu được trang bị hiện đại, kèm thêm ba máy bay và nhiều xe chuyên dụng.
Các vụ va chạm trên biển Thái Bình Dương giữa tàu Trung Quốc và các nước khác đều thu hút sự chú ý của dư luận châu Á.
Chẳng hạn như vụ mới nhất xảy ra cuối tuần qua giữa Bấm thuyền cá Trung Quốc và tàu tuần tra biển của Nhật đang gợi lại căng thẳng hai bên tháng 9/2010.

No comments:

Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường bị tố 'lạm dụng tình dục': phản ứng của các bên

Hình ảnh,Phiên tòa xét xử vụ tố cáo lạm dụng tình dục được tường thuật trực tiếp trên đài truyền hình tại Chile. Trong hình: Nhân viên an ni...