Wednesday, November 2, 2011
Trung Cộng: Thanh Long hay Thuồng Luồng?_TS. Mai Thanh Truyết
TS. Mai Thanh Truyết
November 1, 20110 Bình Luận
Kể từ giữa năm 2008, toàn thế giới đang trãi qua cơn khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Không quốc gia nào không bị ảnh hưởng dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, có thể nói chỉ có Trung Cộng vẫn huênh hoang tuyên bố là quốc gia nầy vẫn kềm giữ được mức tăng trưởng kinh tế vào khoảng 8% hàng năm. Sự kiện nầy có thể làm cho nhiều kinh tế gia trên thế giới chú ý và đôi khi nghi ngờ những con số thống kê đặc biệt về kinh tế và phát triển của các nước cộng sản nhứt là TC.
Để tìm hiểu thêm vấn đề nầy, bài viết đặt trọng tâm vào việc phân tích nhiều khía cạnh trong phát triển kinh tế của TC để từ đó đưa ra vài nhận định về tính chính xác và minh bạch của những người cộng sản.
Phát triển của Trung Cộng
Tại Hoa Kỳ, hầu hết người tiêu thụ trên đất nước nầy cố gắng co cụm mọi chi tiêu, hạn chế và dè xẽn tất cả những tiêu dùng không cần thiết vì tình trạng phá giá nhà cửa và nhiếu yếu tố suy trầm kinh tế khác; trong lúc đó, người Trung hoa lại ào ạt đi mua sắm. Chợ búa, các quán ăn, cửa hàng luôn luôn chứa đầy người.
Chính hiện tượng nầy làm ngạc nhiên cho nhiều kinh tế gia trên thế giới. Theo thống kê TC, số lượng hàng bán lẻ (retail) tăng 15,2% trong tháng 5/2009, đặc biệt là nhà cửa và xe đã được người Trung hoa chiếu cố đến nhiều nhứt; trong khi số lượng hàng xuất cảng giảm đến 26,4% trong năm 2008.
Hai hiện tượng trên nói lên sự nghịch lý trong tình hình kinh tế của TC. Nghịch lý vì trong khi mất đi thu nhập qua xuất cảng mà người dân lại tiêu thụ nhiều hơn? TC vẫn tiếp tục “khẳng định” là kinh tế của quốc gia nầy sẽ tăng trưởng 8% cho năm nay.
Dưới mắt nhiều kinh tế gia, việc giải thích cho hiện tượng trên là giới trung lưu của TC bắt đầu tiêu xài nhiều hơn, do đó nền kinh tế mới phát triển đều đặn so với sự suy trầm của các nước khác trên thế giới.
Nhưng thật sự, lý giải trên chỉ là những nhận định có tính cách biểu kiến. Sở dỉ TC giữ được mức tăng trưởng điều hoà là, không do giới trung lưu, mà là do chính phủ tung tiền ra thị trường để ổn định và kềm giữ sự phát triển của TC. Không có một quốc gia nào trên thế giới “xài” tiền một cách vô tội vạ như các đảng cộng sản đang cầm quyền. TC lại là một trường hợp đặc biệt, đặc biệt vì họ có hơn 2 ngàn ức (ức=ngàn tỷ) nằm trong quỷ dự trử và điều hành theo chính sách kiểm soát tài chánh do đảng cộng sản và không thông qua chính phủ hay quốc hội như các quốc gia tiến bộ trên thế giới.
Trong chính sách kích thích kinh tế (stimulus), Bắc Kinh đã tung ra 4% ngân sách quốc gia từ quỷ dự trữ và lại còn cho Hoa Kỳ mượn nợ trên 1 ngàn tỷ. Chính phủ ngay từ đầu năm 2009 đã đầu tư 30% so với năm ngoái để đẩy mạnh việc xây dựng thêm đường xe lữa và nâng cấp đường xá. Chính phủ cũng bơm tiền vào các công ty quốc doanh để điều hoà số lượng lao động và nâng cao tay nghề của công nhân.
Đối với người dân, chính phủ còn dành thêm nhiều ưu đãi trong vấn đề vay mượn ngân hàng để ổn định nhà cửa và kinh tế gia đình.
Chính nhờ tất cả những yếu tố trên mà xã hội TC tương đối được ổn định. Nhưng câu hỏi được đặt ra là sự ổn định nấy có bền vững hay không, hay chỉ là một phương cách giải quyết để tạo ra sự ổn định biểu kiến hầu che lấp một số bất ổn và xã hội và chính trị trong nội tình của quốc gia nầy?
Sự thực phũ phàng
Kể từ sau thế vận hội Bắc Kinh tháng 8, 2008, hàng triệu công nhân phục vụ cho việc tổ chức thế vận phải lũ lượt về quê vì không tìm được việc làm ở thành phố. Thêm nữa, Bắc Mỹ và Liên hiệp Âu châu đã lần lượt bác bõ hay từ chối việc nhập cảng thực phẩm, đồ chơi trẻ em, và nhiều sản phẩm khác vì có chứa hoá chất độc hại ảnh hưởng lên sức khoẻ của người tiêu dùng đã làm cho tỉnh Quảng Châu điêu đứng. Nên nhớ Quảng Châu là tỉnh có số lượng xuất cảng chiếm 25% trên toàn quốc.
Hậu quả nầy đã làm cho hàng chục ngàn xí nghiệp. công ty phải đóng của hay hạn chế sản xuất. Tình trạng trên kéo theo các kỹ nghệ nhà hàng, phòng ngũ, giải trí và du lịch …có thể nói giảm thiểu hơn 50%. Tệ hại hơn cả là số lượng công nhân bị sa thải. Chúng ta có thể hình dung hàng ngày hầu như tất cả mọi tuyến đường xe lữa đều đầy nghẹt công nhân thất nghiệp trên đường về lại cố hương tức là nông thôn vì không chịu đựng được mức sống đắc đỏ ở thành phố. Con số nầy ước tính có trên 20 triệu lao động. Nông thôn TC vốn dĩ đã nghèo, giớ đây lại phải cưu mang những người con “không sản xuất”. TC hiện có khoảng 400 trăm triệu người sống dưới mức nghèo tuyệt đối nghĩa là có thu nhập dưới 1 Mỹ kim/ngày, trong đó nông dân chiếm tuyệt đại đa số.
Thị trường chính của nến kinh tế TC vẫn nhắm vào Hoa Kỳ, và nếu Hoa Kỳ ngưng nhập cảng, điều đó có nghĩa là nhà máy phải đóng cửa. Chính Dinh Li, Giám đốc Trung Tâm nghiên cứu Sự Cạnh Tranh tỉnh Quảng Đông đã tuyên bố:” Nếu các xí nghiệp không kiếm được hợp đồng thì chỉ trong vòng 6 tuần lễ, xí nghiệp đó phải đóng cửa”.
Và khi bị đóng cửa thì các sản phẩm tồn đọng trong sản xuất giờ đây phải “xuất cảng” qua các tỉnh lân bang có khả năng tiêu thụ với giá rẽ mạt như Hồ Nam (Hunan), Tứ Xuyên (Sichuan), Vân Nam (Yunnan) v.v.. Thậm chí những sản phẩm trên tràn ngập thị trường Việt Nam và vô hình chung tiêu diệt dần dần những kỹ nghệ nội địa của Việt Nam như đồ gia dụng , quần áo, thực phẩm, thậm chí đến trái cây, rau đâu, gà, heo, trứng v.v… Các sản phẩm nầy được bày bán khắp nơi với giá rẽ mạt càng làm cho đời sống người dân Việt ngày càng điêu linh hơn.
Đứng về mặt an sinh xã hội, cho đến nay, TC chỉ cung cấp ngân sách tướng đương $100/người/năm. Nhưng con số nầy cần phải được xét lại vì cung cách quan lý xã hội chủ nghĩa với đầy rẫy nạn tham ô và tham nhũng sẽ làm giảm đi mức an sinh của người thụ hưởng.
Mặc dù người dân có tiêu xài ngày hôm nay (giới trung lưu) nhưng mức tiêu xài cũng chỉ là những con số giới hạn vì mức thu loạch trung bình hàng năm cũng chỉ độ $2000. Để có một khái niệm so sánh, người Hoa Kỳ trong năm 2007, tiêu thụ 12 ức Mỹ kim (12 ngàn tỷ), trong lúc đó, người Trung hoa có dân số gấp hơn 4 lần mà chỉ tiêu thụ trong năm nầy, 1,7 ức mà thôi, tức 30 lần ít hơn.
Do đó có thể nói chính sách kích thích kinh tế của chính phủ TC hiện tại chỉ là một giải pháp “băng keo” (band-aid) để mua thời gian và chờ đợi (hay hy vọng) kinh tế phục hồi trở lại và tìm lại được thị trường trên thế giới.
Tóm lại, dù có đưa ra thêm nhiều kích thích kinh tế, nhưng trên thực tế TC chỉ có thể trấn an tình trạng bất ổn xã hội trong một giai đoạn tạm thời. Và dĩ nhiên, những bất ổn xã hội, chính trị, dân tộc vẫn còn tiềm ẩn trong mọi từng lớp dân chúng. Chỉ cần một một biến động hay một biến cố nào đó, sự sự ổn địng xã hội tạm thời có thể biến thành những cuộc bạo loạn có thể xoay chuyển tình trạng chính trị ở TC.
Biến động ở Tân Cương ngày 5 tháng 7 vùa qua cùng với sự nổi loạn ở Tây Tạng hồi tháng 3/2008 cũng có thể là một khơi nguồn cho công cuộc cách mạng mới ở Trung Hoa trong tương lai. Chính biến động trên cho thấy rõ ràng là chính sách di dân cưỡng bức người Hán, vốn lâu nay gây nhiếu bất bình và xáo trộn với cộng đồng các sắc dân bản địa như trường hợp ở Tây Tạng và Tân Cương là hai điển hình. Chích sách nầy đã được Mao Trạch Đông cổ suý ngày từ năm 1949 sau khi chiếm tòan cõi nước Trung Hoa.
Theo John Pomfret, bình luận gia của báo Washington Post về TC, dù có đường xe lữa cao tốc nhanh nhứt thế giới, TC vẫn tiếp tục đeo đuổi chính sách của triều đình Mãn Thanh và xem Tân Cương và Tây Tạng như hai tiền đồn của Đế quốc Đại Hán, chứ không phải là hai khu tự trị trong một quốc gia đa dân tộc. Và ông kết luận TC hiện nay vẫn còn là một đế quốc đang trên đường chuyển hoá thành một quốc gia.
Còn giáo sư Bùi Mẫn Hân thuộc Quỷ Hoà bình Quốc tế Carnegie, đặt vần đề là sau khi TC mở cho người dân một số quyền tự do và dân chủ trong một tương lai gần, liệu nước Trung Hoa có bị tách ra làm nhiều nước hay không như trường hợp của Liên Sô và Nam Tư? Câu trả lời của ông là vấn đề còn tuỳ thuộc vào nhiều phương thức tiến tới dân chủ. Nếu chuyển đổi theo thế dân chủ mang tính sụp đổ như Liên Xô cũ thì chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng thi đua đòi độc lập của những sắc dân thiểu số. Và điều nầy hầu như tất cả các sắc dân thiểu số đều muốn tách ra để thành lập một quốc gia cho riêng mình.
Qua kinh nghiệm Tây Tạng và Tân Cương, chúng ta nhận thấy Hồ Cẩm Đào đã thất bại trong chính sách xây dựng một xã hội hài hoà dưới nhản quan xã hội chủ nghĩa hay chính sách đồng hoá hán tộc bằng con đường tiệm tiến hay tằm ăn dâu. Từ đó chúng ta có thể hình dung được tính bất ổn nội tại trong xã hội TC hiện nay.
Đối với Việt Nam, TC cũng đang áp dụng một chính sách tương tự kèm theo những áp lực quân sự, kinh tế, cộng thêm sự tiếp tay ương hèn của những người cầm quyền ở Việt Nam hiện tại đã làm cho vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, việc mất đất, mất biển, ngay cả việc mất chủ quyền trên lục địa và lãnh hải quốc gia ngày càng thêm trầm trọng.
Chúng ta đừng quên việc cấy người vào Việt Nam qua các hợp đồng phát triển kinh tế, khai thác quặng mỏ cũng nằm trong chính sách Hán hoá người Việt và đặc biệt ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam. Sự hiện diện của người Hán ở vùng nầy dưới danh nghĩa khai thác bauxite chỉ là chỉ là DIỆN mà thôi; và ĐIỂM chính là chủ trương Hán hoá người thiểu số, để rồi sau cùng, một khi dân số “Hán lai” chiếm một tỷ lệ nào đó, đủ để đòi hỏi và biến vùng nầy thành một vùng tự trị dưới áp lực của Đại Hán. Trong khi cường quyền vẫn tiếp tục để cho TC sử dụng mãnh đất quê hương như đã hành xử ở Tây Tạng hay Tân Cương, đã đến lúc, mọi người dân trong nước và hải ngoại cần phải nhận thức và thẩm thấu nguy cơ nầy trước khi tình thế trở thành tuyệt vọng. 34 năm qua đã quá đủ để đánh giá sự bất lực trong việc quản lý đất nước của chế độ hiện tại.
Giờ hành động đã điểm!
Để kết luận, theo như đề tựa của bài viết, mặc dù chính sách Hán hoá của TC đã được áp dụng triệt để ở nội địa cũng như ở các quốc gia chung quanh trong đó có Việt Nam; mặc dù TC cố gắng phô trương sức mạnh quân sự để đàn áp và gây áp lực khắp nơi, nhưng với một sự phát triển không ứng hợp với chiếu hướng toàn cầu hóa, xã hội TC tự nó đã tạo ra quá nhiều mâu thuẫn nội tại, trong đó yếu tố yêu chuộng tự do, dân chủ và nhứt là tính bảo toàn bản sắc dân tộc của những sắc dân thiểu số sẽ biến con Thanh Long Trung Hoa thành con Thuồng Luồng Trung Cộng.
Do bạn Nam Yết, Úc Châu chuyển
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
LỜI NÓI THẬT CỦA BÁC SĨ -Tác giả: Dr Hồ Hãi /Dr Trinh Kim
Khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghi...
-
HQ đại tá Tuấn Nguyễn ( ảnh chụp khi còn mang cấp trung tá của apcss.org ).
-
"Thương thế hệ trẻ ngày nay. Ở Việt Nam họ cấm, nhưng nhiệm vụ người Việt hải ngoại phải đứng lên chống ngoại xâm." Chi...
-
Trung tá TQLC Elizabeth Pham. Theo nguồn tin từ các trang nhà của Quốc hội Hoa Kỳ ( Congress.gov ), phòng nhân viên (quân số) không quân ( A...
No comments:
Post a Comment