Saturday, November 26, 2011

Sau Sự Kiện Tầu Bình Minh Bị Cắt Cáp.



Tàu hải giám 84 của Tàu





Có thể thấy các tàu container của TQ đóng vai trò che chắn cho tàu hải giám và vây hãm tàu ta



3 chiếc tàu hải giám



Cáp bị đứt



Thu hồi





Sửa chữa



và...


Nguyễn Quang Duy


Hòang Sa, Trường Sa và phần lớn thềm lục địa Việt Nam nằm trong cái “lưỡi bò” mà nhà cầm quyền Bắc kinh tuyên bố thuộc “chủ quyền lịch sử”, bởi thế việc tàu Trung cộng vi phạm thềm lục địa Việt Nam và tấn công tàu Việt Nam không phải là một chuyện lạ. Chuyện lạ đã xẩy ra vào cuối tháng 5-2011, khi Đài Truyền Hình Việt Nam đưa tin tầu Bình Minh đang thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam thì bị ba tầu tuần tra Trung Cộng bao vây tấn công cắt dây cáp.

Ngay sau đó là một trận “võ mồm” giữa 2 giới ngọai giao Tầu Việt, lẽ đương nhiên Tầu ở thế nước lớn, thế đàn anh luôn lớn miệng tuyên bố Biển Đông thuộc “chủ quyền không thể tranh cãi”. Cơ quan tuyên truyền của Tầu còn mạnh miệng nguyền rủ giới cầm quyền Việt Nam là một lũ vong ơn, hiếu chiến cần dạy cho một bài học thứ hai.

Rồi nhà cầm quyền Bắc Kinh cho tập trận ngay biên giới phía Bắc Việt Nam. Đáp lại giới chức Hà Nội ra dấu hiệu Tổng Động Viên, cho Hải Quân Việt Nam thao diễn sử dụng đạn thật và liên tục tuyên bố sẽ mua thêm vũ khí tối tân. Các tin tức chính thức dồn dập tạo ra không ít hoang mang và phẫn nộ, nhiều người lo sợ chiến tranh sẽ xảy tới.

Khi tầu Bình Minh bị cắt cáp, người viết đã có bài “Phân Hóa Nội Bộ - Hoa Kỳ Chửa Đánh Đã Thắng” chia sẻ cùng bạn đọc 2 vấn đề (1) đảng Cộng sản Việt Nam đang trong thời kỳ phân hóa nội bộ trầm trọng và (2) Hoa Kỳ chửa đánh đã thắng cả Việt cộng lẫn Trung cộng. Bài viết này xin được cập nhật tình hình để thấy rõ hơn các sự kiên đang xẩy ra gíup chúng ta chủ động đẩy mạnh cuộc đấu tranh sớm mang tự do đến cho dân tộc Việt Nam.


Không dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc

Trong cuộc đối thoại giữa hai Thứ trưởng Quốc Phòng Việt – Trung Nguyễn chí Vịnh và Mã Hiểu Thiên vào tháng 8-2011, ông Vịnh đã cam kết với phía Trung cộng “Việt Nam sẽ không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc”. Lời tuyên bố của ông Vịnh nhắc đến thực lực của Quân Đội Việt Nam thiếu khả năng đơn phương chống lại Trung cộng. Thật vậy từ lâu chính trong Quân Đội đã có những quan điểm cổ xúy để xây dựng một quân đội chuyên nghiệp nhưng đã bị làm ngơ và ngược lại còn bị chụp cho cái mũ là thực hiện “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Ngày 15/11/2009, trên báo Quân Đội Nhân Dân, Đại tá Tiến Sỹ Nguyễn Văn Quang, Phó trưởng Ban Nghiên cứu Tổng kết Lý luận thuộc Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, đã cho biết một số lý do đòi hỏi xây dựng quân đội chuyên nghiệp: (1) trình độ lạc hậu của quân đội Việt Nam không thể bảo vệ được lãnh thổ, biển đảo; (2) Đảng Cộng sản Việt Nam không thành lập và chăm lo xây dựng quân đội tự nguyện chuyên nghiệp; (3) để có một quân đội hiện đại cần luật hóa quân đội để quân đội đứng ngoài chính trị các đảng phái; và (4) quân đội chỉ là của nhà nước và phục tùng nhà nước mà thôi. Ông Quang cho rằng đòi hỏi xây dựng quân đội chuyên nghiệp, để quân đội có khả năng gìn giữ biên cương lãnh thổ, chỉ nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”. Chiến lược này nhằm tách đảng Cộng sản ra khỏi quân đội. Ông Quang đã kết luận bài viết như sau: “Ở các nước đông Âu khi nhân dân nổi dậy quân đội đứng ngoài chính trị, chỉ tuân theo pháp luật, bảo vệ Tổ quốc nên đảng thua.

Xin mời bạn xem hai bài “Thực chất quan điểm cổ xúy xây dựng quân đội chuyên nghiệp” của Đại tá Nguyễn Văn Quang và bài “Quân đội Nhân dân sẽ làm nên việc lớn?” của người viết (Nguyễn Quang Duy), để thấy rõ hơn cái gọi là “chiến lược quân sự” của đảng Cộng sản Việt Nam và nhận ra nỗi lo sợ của giới cầm quyền không phải là đe dọa chiến tranh từ phía Bắc, mà chính là lo sợ các đòi hỏi thay đổi thể chế chính trị từ nội bộ đảng Cộng Sản, từ bên trong Quân Đội và nhất là từ những thường dân đang càng ngày càng nhận rõ bản chất bán nước và khả năng điều hành quốc gia của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.


Lòng Biết Ơn Sâu Sắc


Nguyễn Tấn Dũng khuôn mặt méo mó, mặc “đồng phục”, đeo cùng màu càvạt, với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Cộng Đới Bỉnh Quốc, trong bức hình chụp vào tháng 09-2011 đã nói lên thân phận nô tài của giới chức cầm quyền cộng sản Việt Nam. Ông Dũng còn phải thành khẩn tuyên bố “Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ với lòng biết ơn sâu sắc sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc dành cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay”.


Lời tuyên bố của ông chỉ đúng với những người mang dã tâm làm tay sai cho chiến lược tòan cầu ngọai bang Trung cộng, họ ngày nay được quyền sinh sát tay, được cha truyền con nối như Nguyễn Tấn Dũng. Còn ngược lại súng đạn Nga Tầu được dùng để “giải phóng miền Nam” chỉ gây tang thương chia rẽ dân tộc mãi đến nay vết thương vẫn chưa lành. Còn tiền Trung cộng cho vay thì cũng chỉ lọt vào tay cha con Tấn Dũng và Tập Đòan cộng sản chứ chẳng đóng góp gì cho “sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay”.


Vận Mệnh Hai Đảng Việt - Trung Gắn Liền Với Nhau

Cũng trong lần gặp Đới Bỉnh Quốcvào tháng 9-2011, Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở hai bên: "Hai Đảng và Chính phủ có chung lý tưởng, có lợi ích chung, vận mệnh gắn liền với nhau, không có lý do gì không cố gắng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp". Lời nói của Nguyễn Phú Trọng ngầm diễn tả nỗi lo sợ ảnh hưởng của Hoa Kỳ ngay càng phổ cập tòan thế giới và những đòi hỏi thay đổi thể chế chính trị. Đây là nỗi lo sợ chung cho cả hai đảng Cộng sản Việt Trung.

Cho dầu thành khẩn như Nguyễn Tấn Dũng, cam kết như Nguyễn Chí Vịnh, hay lý lẽ như Nguyễn Phú Trọng, quan hệ tráo trở của đảng Cộng sản Việt Nam trước đây không xóa được nỗi nghi ngờ của giới cầm quyền Bắc Kinh. Chính vì thế Trung cộng đã trực tiếp kiểm sóat và điều hành Tổng Cục II và gởi hàng triệu gián điệp và quân nhân trá hình cố vấn, công nhân, thương nhân sang Việt Nam để giảm thiểu rủi ro bất trắc có thể xẩy ra.


6 Thỏa Thuận Bán Nước

Ngày 11/10/2011, với khuôn mặt lạnh nhạt Hồ Cẩm Đào đón Nguyễn Phú Trọng tại phi trường Bắc Kinh và ngay sau đó ông Trọng đã phải ký 6 thỏa thuận đã được Bắc Kinh sọan sẵn, nói rõ hơn thân phận nô tài của giới chức cầm quyền Việt Nam. Nhiều điểm trong 6 thỏa thuận đã đi ngược với quyền lợi dân tộc, trong đó có việc “… triển khai thí điểm tuần tra chung biên giới đất liền, tiếp tục tổ chức tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ…

Bên cạnh hằng triệu “công dân” Tàu đang hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam nay đảng Cộng sản phải chính thức thỏa thuận để Giải Phóng Quân Trung cộng được quyền ra vào biên giới và lãnh hải Việt Nam. Như vậy đôi bên cùng có lợi. Lãnh đạo Bắc Kinh đỡ lo tạo phản. Còn giới chức Hà Nội bớt lo bị lật đổ giành lại chính quyền.

Bị dư luận phản đối vì những thỏa thuận giữa hai đảng nói trên, Nguyễn Chí Vịnh lại cho rằng về nguyên tắc 6 thỏa thuận đã giúp giải tỏa căng thẳng giữa hai nước. Ông Vịnh còn cho biết việc họ làm khẳng định quyết tâm của hai bên về việc xử lý vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Ngày 2-11-2011 đại sứ Trung cộng tại Việt Nam, Khổng Huyển Hựu đã cho “triệu tập” hai giới chức cao nhất của Quân Đội Nhân Dân, Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh và tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, trung tướng Ngô Xuân Lịch tới Sứ quán Trung Quốc để “trao đổi ý kiến”. Không rõ nội dung những trao đổi là gì, cũng có thể liên quan tới những thỏa thuận Nguyễn Phú Trọng vừa ký. Lạ một điều kể cả tờ Quân Đội Nhân Dân không thấy báo nào đưa tin cuộc “triệu tập” này.


Nhà báo Bùi Tín được người thân gửi bức ảnh cuộc “triệu tập” với lời nhận xét: “Nhìn ảnh thì rất đáng lo, ông Thanh chắp 2 tay, mất hẳn tư thế một đại tướng mặt mũi thẫn thờ”. Tương tự trường hợp Nguyễn tấn Dũng gặp Đới Bỉnh Quốc, hai ông Phùng Quang Thanh và Khổng Huyển Hựu mặc “đồng phục”, đeo cùng màu càvạt, đi cùng một lọai giầy, rất có thể tất cả được sản xuất tại Trung Hoa. Họ đã Trung cộng ép ph
ải thay đồ trưới khi được gặp giới chức Bắc Kinh. Xem ảnh sẽ rõ thêm về thân phận nô tài của giới chức cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Đang ĐUỔI CHÓ, lúc còn khá xa (1)

Chó chạy cong đuôi (2)
Nhưng vẩn bị bắt kịp, đã thấy rỏ tên cuả chó ! (3)

Áp sát (4)


 Đụng ! (5)


Đụng (6)
Bộ móc phiá sau cuả Chó China marine đã nhiều lần bắt, kéo
tàu đánh cá của ngư dân VN
Bên Lề Chuyện “Đuổi Chó”

sáng ngày 7/11/2011, một đoạn video được đưa lên YouTube với tựa đề “Đuổi Chó” chiếu cảnh một tàu Việt Nam rượt đuổi và chạm vào tàu tuần tra Trung cộng. Đọan video đã nhanh chóng truyền đi gây nhiều dư luận từ cả hai phía Việt Trung. Người Trung Hoa khi xem phim đa số nhận xét phía Việt Nam đang cố tình làm “nóng” lại tình hình. Còn phía Việt Nam lại nhanh chóng nhận ra đây chỉ là một vở kịch để thăm dò dư luận. Vở kịch cho thấy nếu chiến tranh thực sự xảy ra đảng Cộng sản sẽ khó khơi dậy được lòng yêu nước vốn tiềm ẩn trong mỗi người Việt Nam. Chỉ trong vòng 12 tiếng đồng hồ trên youtube đọan Video đã bị xóa đi và câu chuyện nhanh chóng đi vào quên lãng.

Người viết nhắc lại câu chuyện vì có một điều đáng chú ý cần nêu lên. Số là Nhật Báo Người Việt phát hành tại Hoa Kỳ có phỏng vấn Đại Tá Phạm Thanh Hóa, Chính Ủy Hải Quân vùng 4, được biết ông Hóa cho biết video trên là thật nhưng “Không liên quan đến Hải Quân”. Được hỏi tiếp “Những vụ xảy ra như thế này thì Hải Quân Vùng 4 có được báo cáo không, thưa ông?” ông Hóa dứt khóat trả lời :”Không, cái đấy không thuộc Hải Quân. Là cảnh sát chứ không phải Hải Quân. Ðấy là lực lượng Cảnh Sát Biển và lực lượng Dân Quân Tự Vệ. Họ bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Lời phát biểu từ chính miệng của Đại Tá Phạm Thanh Hóa, tiếng nói chính thức của “Đảng” của Hải Quân vùng 4 tiết lộ một điều vô cùng quan trọng. Tình hình Biển Đông đang căng thẳng như thế mà hai lực lượng Hải Quân và Cảnh Sát Biển đều dưới sự lãnh đạo của “Đảng” nhưng mạnh ai nấy làm không họat động chung, không tuần tra chung, không trao đổi tin tức.

Rất có thể Cảnh Sát Biển xem thường Hải Quân vì chỉ biết đợi lệnh từ Bộ Chính Trị. Mà Bộ Chính Trị thì vừa nhu nhược vừa đê hèn, nên mọi việc Cảnh Sát Biển đều phải chủ động gánh vác.

Thế tại sao Nguyễn Phú Trọng lại ký thỏa ước tuần tra chung giữa Hải Quân hai nước? Quá rõ việc tuần tra chung với phía Trung cộng không ngòai mục đích tăng cường sự hiện diện vũ trang của “Giải Phóng Quân Trung Quốc” trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.


Hoàn Cầu Thời Báo


Trong khi Bộ Chính Trị Cộng sản Việt Nam
cam kết tìm giải pháp hòa bình thì cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng cộng sản Trung Hoa tờ Hoàn cầu thời báo vẫn tiếp tục không ngừng đe dọa khi thì chiến tranh, lúc thì trừng phạt kinh tế nếu Việt Nam theo Mỹ chống Bắc Kinh. Tờ báo này trực thuộc Nhân dân Nhật báo và được cho là diễn đàn của các thành phần diều hâu trong hàng ngũ lãnh đạo Bắc Kinh.

Ngày 11 và 21-6-2011, Hoàn cầu thời báo bình luận Hòang Sa, Trường Sa và Biển Đông là thuộc Trung cộng, Việt Nam đã mang quân xâm chiếm và vì thế Trung cộng phải mang quân lấy lại. Tờ báo cũng cho rằng sự kiện tàu giám sát Trung cộng cắt cáp tầu Bình Minh là hợp pháp vì vùng biển nói trên thuộc chủ quyền Trung cộng.

Cuối tháng 9-2011, tờ báo này cho đăng bài kêu gọi Quân Đội Giải Phóng Trung Quốc phải đánh phủ đầu Việt Nam và Philippines, hai nước đã “dám” phản đối mạnh mẽ các yêu sách của Trung Quốc về “chủ quyền không thể tranh cãi” của họ trên Biển Đông.


Ngày 25-10-2011, Hoàn Cầu Thời báo nêu đích danh Việt Nam cùng một số nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông rằng các quốc gia này nếu như vẫn tiếp tục đối chọi với Trung cộng thì “cần chuẩn bị tâm lý để nghe tiếng đại bác”. Tờ báo này cũng cho rằng các nước nói trên đang lợi dụng “lập trường ngoại giao ôn hòa” của Bắc Kinh
để thủ lợi cho riêng mình và chính quyền Trung cộng phải sẵn sàng có biện pháp “phản công” quân sự, vì đó là biện pháp duy nhất để giải quyết tranh chấp.

Gần đây, ngày 02-11-2011, trong bài xã luận tờ Hoàn cầu thời báo lại đưa ra lời cảnh cáo tất cả các nước chung quanh nếu không chịu lui về vẫn tiếp tục đối đầu trên biển với Trung Quốc, thì Trung Quốc chắc sẽ “giết 1 để cảnh báo 100”, trên mặt biển Đông Á sẽ “dậy lên những tiếng súng”.

Gần nhất là ngày 18/11/2011, tờ Hoàn Cầu Thời Báo lại cảnh cáo các nước láng giềng châu Á về nguy cơ bị Trung cộng trừng phạt kinh tế nếu họ được Mỹ yểm trợ trong cuộc đọ sức với Bắc Kinh. Lời cảnh cáo trên đây được đưa ra đúng vào lúc bế mạc thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 tại Bali Nam Dương.

Trong khi tờ Hoàn Cầu Thời Báo liên tục đưa ra những bài xã luận vô cùng hiếu chiến thì báo Nhân Dân cơ quan Tuyên Truyền chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục ca ngợi “16 chữ vàng và 4 chữ tốt” mà nhà cầm quyền Bắc kinh trước đây đã ban cho giới chức Việt Nam. Còn các cơ quan truyền thông khác của Việt Nam thì đã được định hướng đúng mức không dám loan những tin tức làm giảm tinh thần hiếu hòa của giới lãnh đạo Việt Nam.

Chiều thứ hai 14/11/2011, khi thuyết trình về tình hình biên giới tại một trường đại học ở Hà Nội ông Nguyễn Duy Chiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia của Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyên răn người tham dự: “… đảng viên và đoàn viên thanh niên cộng sản không được quên rằng Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia do các đảng cộng sản lãnh đạo, chúng ta cùng chung ông Tổ Mác Lê-nin.” Ông sử dụng một bản đồ bằng ông tiếng Anh có ghi rõ Biển Đông là biển “Nam Trung Hoa”. Khi nói về vụ Trung cộng cắt cáp tàu Bình Minh 2 và tàu Viking 2, ông Chiến đưa ra một lời răn dạy, chẳng qua chỉ là “Yêu cho đòn cho vọt” mà thôi! Ông Chiến chính là đại diện cho quan điểm chính thống của đảng Cộng sản Việt Nam.


Hướng Nhìn Khác Trong Đảng Cộng Sản Việt Nam


Như đã được phân tích trong các bài trước, do đảng Cộng sản Việt Nam đang “khát” ngọai tệ đến từ việc khai thác dầu, phía Trung cộng lại luôn xử ức đàn em mới xẩy ra chuyện Đài Truyền Hình Việt Nam đưa tin tầu Bình Minh bị tầu Trung Cộng cắt cáp. Từ sự kiện nói trên chúng ta mới thấy được một cách nhìn khác, một hướng đi khác càng ngày càng lộ rõ bên trong sinh họat đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên mặt lý thuyết Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao có thể đại diện cho khuynh hướng này. Trong một cuộc hội thảo về Biển Đông tại Hà Nội đầu tháng 11-2011 ông Quý cho biết “Biển Đông vẫn còn đầy rẫy những căng thẳng âm ỉ có nguy cơ leo thang thành xung đột toàn diện nếu các phe liên hệ không tự kiềm chế và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”. Ông Quý còn cho biết “nếu cộng đồng quốc tế không đáp ứng với tình trạng khủng hoảng” một cách thích đáng thì chiến sự có thể bùng nổ.


Trên mặt thực tiễn Trương Tấn Sang Tân Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang lao vào thế liên hòan với các quốc gia khác trong vùng và đặc biệt với Hoa Kỳ. Thật lạ không biết vì sao ông Sang đã tránh được các cuộc tiếp xúc chính thức với giới chức Bắc Kinh để phải tuyên bố những câu đi ngược với nguyện vọng của người dân, phải chụp những bức hình ăn mặc rập khuôn với phía Trung Hoa. Ngược lại chỉ trong vòng vài tháng ông hết sang Tân Gia Ba, Mã Lai, Ấn Độ, lại đi Phi Luật Tân rồi lại sang Hoa Kỳ dự hội nghị thường niên Khối APEC.

Trong cuộc viếng thăm Ấn Độ đầu tháng 10-2011, báo The Hindu tiết lộ ông Sang mong được Ấn Ðộ giúp đỡ trong 4 lãnh vực quân sự. Thứ nhất, huấn luyện sĩ quan Việt Nam về tàu ngầm. Thứ Hai, huấn luyện phi công Việt Nam về máy bay chiến đấu Sukhoi SU-30MK. Thứ Ba, tân trang cảng Nha Trang. Và thứ tư, mua một số chiến hạm cỡ trung bình do Ấn Ðộ sản xuất.

Đến cuối tháng 10-2011, ông Sang đã ký với Tổng thống Phi Luât Tân ông Benigno Aquino một số thoả thuận về hàng hải, bao gồm việc chia sẻ thông tin, ứng phó thiên tai, ngăn chặn nạn buôn lậu, vi phạm bản quyền và bảo vệ nguồn tài nguyên biển trong khu vực Biển Đông. Theo những tin tức được tiết lộ ông Sang đã ủng hộ một đề nghị của ông Benigno Aquino về việc tạo một khu vực hòa bình trong khu vực đang có tranh chấp và thảo luận thành lập một mặt trận thống nhất để chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung cộng.


Bước xa hơn một bước đầu tháng 11-2011, trước hội nghị thường niên Khối APEC, ông Sang lại ngỏ lời cảm ơn Hoa Kỳ vì nước này quan tâm đến tranh chấp trên Biển Đông. Ông tin rằng cần duy trì tự do đi lại trên Biển Đông. Ông cho biết Việt Nam xem Hoa Kỳ là đối tác rất quan trọng và cả hai có những hợp tác rất tốt về quốc phòng và an ninh. Những hợp tác này đáp ứng được quyền lợi của cả hai nước và đem lại hòa bình cho khu vực.

Nhiều sự kiến cho thấy việc tranh chấp quyền lực giữa Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng đang càng ngày càng trở nên khốc liệt. Theo người viết thay vì chỉ xem chúng đánh nhau, chúng ta cần chủ động phân tích và nắm bắt tình thế để đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.


Tạm Kết


Bài viết cho thấy giới cầm quyền Việt Nam chẳng khác gì một lũ nô tài trong vòng kiểm sóat của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Những lời nói hòa bình trên đầu môi của họ dường như chỉ để trì hõan một cuộc chiến có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Là nô tài bị ức hiếp đến một lúc nào đó cũng phải vùng lên. Như thế nếu chiến tranh lại xảy ra, nguyên nhân vẫn là tranh chấp giữa những kẻ cầm quyền. Chiến tranh sẽ làm cho chúng ta quên đi các thất bại về ngọai giao, chính trị, văn hóa, giáo dục… và nhất là kinh tế đang dẫn đến sự sụp đổ của cả hai chế độ cộng sản Việt Trung. Cần hiểu rõ điều này để thấy rõ chiến tranh sẽ tránh được khi Việt Nam có tự do dân chủ. Nhưng nếu chiến tranh xẩy ra và nếu chúng ta biết chủ động thì chiến tranh cũng là thời điểm để thay đổi hệ thống chính trị đang trong thời kỳ sụp đổ.

Sáu tháng qua chúng ta cũng được chứng kiến 12 cuộc biểu tình giữa trung tâm Hà Nội, nhiều cuộc biểu tình đã xẩy ra tại Sài Gòn, Bà Rịa… và cho đến nay những người tham dự biểu tình chưa ai bị bắt, bị khép tội. Chúng ta được chứng kiến hình ảnh cô Trịnh Kim Tiến đã đồng hành cùng Mẹ đấu tranh đòi công lý cho cha và chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ anh Nguyễn Công Nhựt đấu tranh đòi công lý cho chồng. Chúng ta cũng được thấy lần đầu tiên những linh mục và tu sỹ công giáo hướng dẫn giáo dân đòi công lý cho nhà thờ. Những người trực tiếp đấu tranh với bạo quyền cộng sản được ví như những cánh én báo hiệu một mùa xuân đang đến cho dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc đấu tranh giành lại tự do, chúng ta cũng không thể quên được hằng trăm người đang bị giam cầm trong lao tù cộng sản. Hằng năm Mạng Lưới Nhân Quyền đều tổ chức Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam cho những người và tổ chức đang trực tiếp đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Năm nay Luật sư Cù Huy Hà Vũ và Cô Đỗ Thị Minh Hạnh là hai người được giải. Và buổi lễ trao giải sẽ được tổ chức tại Kensington Community Recreation Centre, Melbourne, góc đường Kensington và Altona, từ 1:30 giờ đến 4 giờ chiều ngày thứ bảy 10/12/2011 (Ngày Quốc Tế Nhân Quyền). Người viết xin kính mời quý vị nếu có cơ hội cùng tham dự.


Hoa Kỳ luôn cổ vũ Nhân Quyền cho Việt Nam, vậy có phải đây là nỗ lực duy nhất mà Hoa Kỳ sử dụng để mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam hay không ? Trong bài tới người viết sẽ chia sẻ cùng bạn đọc những suy nghĩ của người viết về chiến lược của Hoa Kỳ đang mang lại tự do cho các dân tộc còn đang bị cộng sản chiếm đóng, cũng xin mời bạn đọc đón xem.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

24/11/2011

No comments:

LỜI NÓI THẬT CỦA BÁC SĨ -Tác giả: Dr Hồ Hãi /Dr Trinh Kim

Khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghi...