Tuesday, August 28, 2012

Châu Á Khó Xử Trước Kế Hoạch Mở Rộng Lá Chắn Chống Tên Lửa Của Mỹ_Đức Tâm

 HoangsaParacel.blogspot.com: Lá chắn hoả tiễn phòng thủ cuả Hoa Kỳ sẽ làm cho các quốc gia châu Á yên tâm hơn trước sự tăng cường quân sự và dã tâm độc chiến Biển Đông cuả Trung Cộng; chỉ những quốc gia nào ngây thơ mới tin tưởng vào sự tăng trưởng hoà bình cuả kẻ hiếu chiến này.

Quyết định của Mỹ mở rộng hệ thống phòng thủ chống tên lửa trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương có nguy cơ thúc đẩy Trung Quốc tăng cường chạy đưa vũ trang vì lo sợ bị bao vây, đồng thời, đặt nhiều nước châu Á trong tình thế khó xử.

Aegis Ballistic Missile Defense (BMD) is the sea-based component of the Missile Defense Agency’s Ballistic Missile Defense System (BMDS)

Tuần trước, theo tiết lộ của các quan chức Mỹ với báo The Wall Street Journal, chính quyền Washington có kế hoạch mở rộng lá chắn chống tên lửa ở châu Á, nhằm ngăn chặn các mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
Một quan chức Hoa Kỳ nói với tờ báo là kế hoạch này dường như để kiềm chế Trung Quốc, cho dù bộ Quốc phòng và bộ Ngoại giao Mỹ nhiều lần tuyên bố là hệ thống phòng thủ được thiết kế không nhằm mục đích này.
Từ năm 2006, Mỹ đã đặt một trạm radar X-Band tại Aomori, phía bắc Nhật Bản. Trong kế hoạch mở rộng lá chắn chống tên lửa, Washington muốn đặt thêm trạm thứ hai ở phía nam Nhật Bản, và trạm thứ ba, tại một nước Đông Nam Á, có nhiều khả năng là Philippines.
Ba trạm radar X-Band này sẽ tạo thành một vòng cung, hướng về phía đông bắc châu Á, cho phép Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực, phát hiện sớm, chính xác, các tên lửa đạn đạo phóng đi từ Bắc Triều Tiên, cũng như từ một phần lãnh thổ Trung Quốc, qua đó, có thể bắn chặn được.
 
Chinese made Self-propelled 155mm Howitzers at left and trucks with a DF21 medium range ballistic missile, in front and a DF31 Intercontinental Ballistic Missile
Theo giới phân tích, thông tin về việc Mỹ muốn mở rộng lá chắn chống tên lửa ở châu Á đã làm nóng bầu không khí trong khu vực hiện đang quan ngại trước thái độ quyết đoán và hành động hung hăng của Trung Quốc trong các hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Nhiều người Nhật cho rằng Tokyo cần phải nâng cao khả năng phòng thủ và tăng cường hợp tác với Mỹ để đối phó với sự phát triển quân sự của Trung Quốc và các tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Chính quyền New Delhi không dấu diếm lo ngại về sự hiện diện của hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ Dương. Các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đã thúc đẩy Việt Nam tìm cách mở rộng hợp tác với hải quân Mỹ, còn Philipines tăng cường quan hệ quân sự và an ninh với Washington.
Ảnh minh họa hệ thống lá chắn chống tên lửa
missiles coree nord sud432
Tuy nhiên, các chuyên gia về an ninh cảnh báo nguy cơ Bắc Kinh tăng cường sức mạnh quân sự, dưới áp lực của xu hướng dân tộc chủ nghĩa đòi bảo vệ quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc. Hiện nay, quân đội Trung Quốc đang phát triển các loại tên lửa đạn đạo mới, kể cả khả năng tấn công các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ đang hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương. Kế hoạch này của Trung Quốc có thể được thúc đẩy nhanh hơn nhằm vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ. Hậu quả là Washington dễ bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang rất tốn kém mà không bên nào chắc chắn nắm phần thắng.
Mặt khác, kế hoạch lá chắn chống tên lửa của Mỹ sẽ ở châu Á buộc các nước trong khu vực phải lựa chọn. Ủng hộ dự án của Mỹ tức là chống Trung Quốc, vào lúc ảnh hưởng của Bắc Kinh, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, ngày càng lớn.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, hôm thứ Sáu, 24/08, thừa nhận là Washington và Tokyo đang các cuộc thảo luận về kế hoạch phòng thủ chống tên lửa, kể cả việc đặt trạm radar X-Band. Thế nhưng, việc đặt thêm một trạm radar ở phía nam Nhật Bản không phải dễ dàng do làn sóng chống đối sự hiện diện của quân đội Mỹ trên lãnh thổ nước này ngày càng mạnh.
Ngay cả Hàn Quốc, nước phải hứng chịu trực tiếp và thường xuyên mối đe dọa tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên cũng tránh không lên tiếng.
Trợ lý Ngoại trưởng Philippines, ông Raul Hernadez cho biết là không có các cuộc thảo luận nào với Mỹ về kế hoạch đặt trạm radar X-Band.
Bà Sumathy Permal, chuyên gia thuộc Trung tâm An ninh hàng hải và Ngoại giao, tại Học viện Hàng hải Malaysia nhận định rằng Kuala Lumpur coi trọng quan hệ chặt chẽ với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Đức Tâm
www.vietthuc.org

Nam Yết chuyển

No comments:

‘Cờ ngụy’ và ‘ngón tay thối’ trong bảo tàng quân sự

HoangsaParacel: BBC  không thông hiểu về Việt Sử nên đã thiếu sót khi nói lá cờ Vàng thuộc chính phủ VNCH. Người Mỹ gốc Viê...