Sunday, August 19, 2012

Mỹ có thực sự hậu thuẫn Philippines đối phó TQ _NgV

HoangsaParacels.blogspot.com: Một quốc gia phải có tiềm lực kinh tế, kỹ thuật mạnh, lúc ấy mới có khả năng mua sắm, hoặc tự đóng chiến hạm, chiến đấu cơ tối tân để trang bị cho lực lượng Hải Quân cuả mình để phòng vệ lãnh hải, đơn cử như như hai nước Nhật Bản và Đại Hàn cường thịnh tại Bắc Á.  Số phận Hải Quân Phi không khác gì Hải Quân miền Nam Việt Nam ngày xưa, khi các khu trục hạm cũ kỹ, ọp ẹp  được đồng minh Hoa Kỳ viện trợ bị cắt mất khả năng phóng ngư lôi và các dàn radar phòng không; các "tuần dương hạm" nặng nề, khó vận chuyển trang bị khẩu 127 ly bắn phát một nên đã bị mất ưu thế "hoả lực mạnh, vận tốc nhanh" trong trận hải chiến Hoàng Sa 19/01/1974.  
Dù lực lượng Hải Quân Phi Luật Tân hiện nay yếu kém, dù cho đồng minh Mỹ giữ thái độ hững hờ trung lập; tuy nhiên nhân dân và chính phủ  nước này luôn cương quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo trên bình diện chính trị, ngoại giao; đó chinh  là vũ khí mạnh mẽ nhất để Trung Cộng chùn tay không dám làm càn trước công luận quốc tế.


Cuộc tập trận Mỹ- Phi Luật Tân được tiến hành trong thời điểm đối đầu căng thẳng giữa Phi và TQ trên khu vực bãi cạn Scaborough

Liệu Philippines khi được Mỹ hậu thuẫn có đủ sức đối phó với Trung Quốc?
Câu trả lời của nhiều chuyên gia là không. Cả chính quyền Mỹ và Philippines cũng đều biết điều này, nhưng…
Báo chí Mỹ ngày 7/8 cho biết, hiện nay Chính quyền Mỹ đang giúp Philippines hiện đại hóa và phát triển khả năng quân sự nhằm đối phó với cuộc đối đầu ngày càng tăng với Trung Quốc trên Biển Đông.

left align image
Chiến hạm đầu tiên Mỹ chuyển giao cho Philippines mang tên Gregorio del Pilar đã đến Philippines tháng 8/2011

Ngũ Giác Đài đã đồng ý chuyển giao cho Hải quân Philippines hai tàu chiến và hiện đang thảo luận chương trình hợp tác quân sự quan trọng khác. Theo đó, Mỹ sẽ cung cấp cho Philippines các vũ khí như các máy bay chiến đấu hiện đại, một hệ thống radar ven biển… và thậm chí tăng thêm sự hiện diện của lực lượng Mỹ trên lãnh thổ Philippines lớn hơn mức 600 binh sỹ hiện nay. Mặc dù Chính quyền Mỹ và Philippines biết rằng, lực lượng vũ trang Philippines không bao giờ có đủ sức mạnh chống lại Trung Quốc, nhưng các biện pháp hỗ trợ quân sự đó của Mỹ nhằm giúp Philippines đạt được sức mạnh phòng thủ "tin cậy tối thiểu". Chiếc tàu đầu tiên Mỹ chuyển giao cho Philippines mang tên Gregorio del Pilar đã đến Philippines tháng 8/2011 và chiếc thứ hai sẽ tới trong năm nay.
Các quan chức Philippines cho biết, đây có thể chỉ là sự mở đầu của một kỷ nguyên tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước. Nghị sĩ Rodolfo Biazon, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Philippines cho biết Manila đã có kế hoạch mua các hệ thống vũ khí hiện đại để trang bị cho lực lượng Không quân và Hải quân Philippines. Trung tá Miko Okol, người phát ngôn Lực lượng Không quân Philippines khẳng định, Quốc hội nước này đã chấp thuận kế hoạch đặt mua các máy bay tấn công trên biển, máy bay trực thăng tấn công, máy bay tuần tiễu tầm xa và các loại radar trong thời gian tới. Ông nói: "Tôi không thể cung cấp thông tin chi tiết các loại vũ khí đặt mua của nước nào nhưng đó là các hệ thống vũ khí sẽ được mua trong hai hoặc ba năm tới". Hiện Philippines đặt mua của Mỹ một liên đội máy bay chiến đấu F-16 và một số hệ thống vũ khí khác theo chương trình hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Hợp tác quốc phòng Mỹ-Philippines trở nên chặt chẽ hơn trong lúc bất đồng tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông ngày càng tăng giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei. Trung Quốc đã và đang sử dụng sức mạnh quân sự để khẳng định chủ quyền lãnh thổ đối với bãi cạn Scaborough và các nhóm đảo khác nằm sâu trong khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines 370 km.
Một số nhà phân tích Philippines cho rằng vấn đề tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông không phải lý do chính thúc đẩy lực lượng vũ trang Philippines nâng cao khả năng quân sự. Giáo sư Rommel C Banlaoi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Trung Quốc của Philippines, cho rằng việc Philippines nâng cao sức mạnh quân sự có thể nhằm chống lại các nhóm khủng bố quốc tế, cướp biển, các băng đảng buôn lậu vũ khí và ma túy, buôn bán người trái phép và nhiều hình thức tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia khác đang hoành hành tại Biển Đông, Celebes và Sulu. Tuy nhiên, theo ông Banlaoi, thời điểm Mỹ và Philippines tăng cường hợp tác quân sự cũng thể hiện mục đích địa chính trị lớn hơn nhiều, đó là thâm nhập các tuyến đường hàng hải trên Biển Đông và Mỹ thúc đẩy hợp tác quân sự với Philippines để đối phó với thách thức từ Trung Quốc.
Mặc dù không tuyên bố chủ quyền lãnh hải tại Biển Đông nhưng Chính quyền Mỹ rất quan tâm duy trì quyền tự do hàng hải trong khu vực cho tất cả các tàu chiến, tàu dân sự hoặc thương mại của Mỹ và các nước đồng minh, nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỹ sợ rằng Trung Quốc đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng trong khu vực và sau đó sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng các vùng biển ở Biển Đông. Theo Giáo sư Banlaoi, việc Mỹ hỗ trợ Philippines là một phần trong chiến lược "trở lại châu Á" của Tổng thống Obama nhằm củng cố tất cả các liên minh hiện có của Mỹ ở châu Á gồm Ôxtrâylia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines. Trong số các đồng minh châu Á của Washington, Manila là đồng minh duy nhất không có khả năng quân sự đáng tin cậy và thực sự là mắt xích yếu nhất trong các liên minh của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy, Mỹ sẽ cung cấp cho Philippines một hệ thống radar hiện đại để theo dõi tốt hơn bờ biển phía Tây nước này. Ông Biazon cho biết, quân đội Philippines không những rất cần có các hệ thống radar mà cả các hệ thống thông tin liên lạc. Đó là một phần của chương trình hợp tác quân sự Mỹ-Philippines.
Tuy nhiên, tại Philippines cũng có nhiều ý kiến chỉ trích và nghi ngờ các nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Chính phủ. Nghị sĩ Neri J Colmenares, đại diện phong trào cánh tả Bayan Muna, cho rằng các nỗ lực thúc đẩy khả năng phòng thủ "đáng tin cậy" của Philippines là vô ích và chỉ tăng sự lệ thuộc của nước này vào Mỹ.
Nhiều học giả khác như Giáo sư Benito Ong Lim, một chuyên gia Trung Quốc giảng dạy môn khoa học chính trị tại Đại học Tổng hợp Ateneo de Manila, không tin vào sự giúp đỡ trung thực của Mỹ. Ông cho rằng hệ thống phòng thủ của Trung Quốc mạnh hơn tất cả các loại vũ khí của các nước ASEAN cộng lại. Đề cập chiếc tàu chiến Gregorio del Pilar do Philippines đặt mua của Mỹ bị tháo gỡ tất cả các loại vũ khí trên tàu, ông nói: "Người Mỹ biết rằng Trung Quốc có một khẩu súng máy nhưng họ chỉ cung cấp cho Philippines một con dao. Điều đó sẽ khiến Philippines trở nên lố bịch khi phải đương đầu với một Trung Quốc hùng mạnh ở Scaborough". Ông khẳng định khi Hải quân Philippines phát hiện các tàu chiến Trung Quốc thâm nhập các vùng biển tranh chấp, chắc chắn họ không thể xua đuổi các tàu này ra khỏi những nơi đó mà chỉ có thể hành động như hiện nay là lớn tiếng nói rằng: “Trung Quốc đang đe dọa chúng tôi”.
Th.L. (Petrotimes) theo Washington Post

Nam Yết chuyển

No comments:

‘Cờ ngụy’ và ‘ngón tay thối’ trong bảo tàng quân sự

HoangsaParacel: BBC  không thông hiểu về Việt Sử nên đã thiếu sót khi nói lá cờ Vàng thuộc chính phủ VNCH. Người Mỹ gốc Viê...