Trong chuyến thăm Ai Cập, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định 236 năm qua, Mỹ đã "bảo vệ" dân chủ khắp mọi nơi.
Tuy nhiên, bà Clinton không hề nhắc đến 160 lần can dự quân sự tại nước ngoài tiến hành từ những thập kỷ 1940.
Bước đi đầu tiên là cuộc chiến chống Libya (giống như
cựu Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống Bush đã làm với Nam Tư) nhằm
xóa bỏ một nhà nước thống nhất xây dựng một chính quyền thân Mỹ. Tại
Libya, sau khi lật đổ chế độ của cố lãnh đạo Gadhafi, các cuộc "bầu cử
tự do" được tổ chức tại quốc gia "Libya tự do" và dĩ nhiên ông Mahmoud
Jibril "theo đường lối tự do" giành thắng lợi. Trên thực tế, Mỹ và các
cường quốc phương Tây khác đã tiêu tốn hàng triệu USD tại Libya để bảo
đảm sự ủng hộ đối với các tổ chức và các nhóm bộ lạc.
Bản thân ông Jibril vốn đã được Washington nhắm
trước. Ông này vốn là nhà kinh tế được đào tạo tại Mỹ có vai trò thúc
đẩy chủ trương thúc đẩy chính sách kinh tế tự do mới ở thế giới A rập.
Trong năm 2007 chính ông Jibril là Chánh văn phòng chính phủ Libya phụ
trách phát triển kinh tế, có quan hệ mật thiết với các công ty đa quốc
gia của Mỹ và Anh. Chính Jibril đã thông báo cho Washington biết rằng kế
hoạch tư nhân hóa nền kinh tế tư nhân và thiết lập nền kinh tế do một
nhóm người có quyền lực thân phương Tây đã bị Gadhafi ngăn cản và cuộc
cạnh tranh từ Trung Quốc, Nga đang tăng lên.
Chiến thắng của Jibril trong cuộc bầu cử tại Libya được cho là kết quả của sự sắp đặt trước.
Chiến thắng của Jibril trong cuộc bầu cử tại Libya được cho là kết quả của sự sắp đặt trước.
Libya với một lãnh đạo mới thân Mỹ. Ảnh: Getty |
Ngày 30/3/2011 (10 ngày sau khi bắt đầu cuộc chiến
chống Libya), tờ New York Times đã viết, dựa trên những thông tin từ
chính phủ, "nếu sự can thiệp của Mỹ và phương Tây lật đổ Muamar Gadhafi,
Mahmoud Jibril có thể là nhà lãnh đạo mới của Libya". Cuộc chiến chống
Libya là hình mẫu mà Mỹ thực thi để chia cắt các nước trong đó có Syria
và Iran quốc gia vốn cản trở hành trình Đông tiến của Mỹ và phương Tây.
Vì nhiều quốc gia miễn cưỡng cho Mỹ đồn trú căn cứ quân sự nên Lầu Năm Góc dự tính triển khai tại các vùng biển quốc tế bắt đầu từ Vịnh Ba Tư và từng bước dịch chuyển Đông tiến, sử dụng các tàu chuyên biệt làm căn cứ nổi cho lực lượng tác chiến đặc biệt.
Vì nhiều quốc gia miễn cưỡng cho Mỹ đồn trú căn cứ quân sự nên Lầu Năm Góc dự tính triển khai tại các vùng biển quốc tế bắt đầu từ Vịnh Ba Tư và từng bước dịch chuyển Đông tiến, sử dụng các tàu chuyên biệt làm căn cứ nổi cho lực lượng tác chiến đặc biệt.
Trên thực tế, sau khi lật đổ chế độ Gadhafi, khu vực
Đại Trung Đông không còn thách thức đáng kể nào đối với lợi ích chiến
lược của Mỹ và Lầu Năm Góc đang rảnh tay chuyển sang thiết lập ảnh hưởng
trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trước đó, Mỹ đã thiết lập
được vòng vây siết chặt Nga từ việc mở rộng NATO và thiết lập quan hệ
đối tác với từ biển Baltic tới Biển Đen, từ Caucasus tới Trung Á, Bắc
Băng Dương tới Mông Cổ.
Với Nga, điều này thể hiện rõ nhất tại Syria khi Moskva liên tục khẳng định sự ủng hộ đối với Damascus, quan điểm khác hoàn toàn so với tình hình Libya trước đây. Ngày 28/7/2012, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo rằng sự hỗ trợ quốc tế cho lực lượng đối lập tại Syria sẽ dẫn tới tình trạng "đẫm máu hơn" và không thể có hy vọng về việc chính quyền Damascus chấp nhận nhượng bộ. Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng chính phương Tây và các nước láng giềng của Syria, các nước Arab đã khuyến khích, hỗ trợ và chỉ đạo cuộc xung đột chống chế độ tại Damascus và cái giá phải trả chỉ có máu đổ.
Với Nga, điều này thể hiện rõ nhất tại Syria khi Moskva liên tục khẳng định sự ủng hộ đối với Damascus, quan điểm khác hoàn toàn so với tình hình Libya trước đây. Ngày 28/7/2012, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo rằng sự hỗ trợ quốc tế cho lực lượng đối lập tại Syria sẽ dẫn tới tình trạng "đẫm máu hơn" và không thể có hy vọng về việc chính quyền Damascus chấp nhận nhượng bộ. Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng chính phương Tây và các nước láng giềng của Syria, các nước Arab đã khuyến khích, hỗ trợ và chỉ đạo cuộc xung đột chống chế độ tại Damascus và cái giá phải trả chỉ có máu đổ.
Làm sâu sắc quan hệ ngoại giao với châu Á - Thái Bình Dương
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Panetta kêu gọi, "chính sách quốc phòng của Mỹ nên mở rộng quan hệ quân
sự vượt trên đồng minh" tập trung chủ yếu vào lôi kéo các quốc gia Đông
Nam Á cùng với các đối tác mới như Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan,
Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Mông Cổ, Tonga và các nước khác
cung cấp lực lượng và căn cứ tiếp tế cho lực lượng Mỹ và NATO trên chiến
trường Afghanistan. Ngoài ra đồng minh trước đây là Pakistan, đồng minh
mới Ấn Độ và Bangladesh cũng nằm trong tầm ngắm của Mỹ.
Trong một vài năm qua, Mỹ tìm cách lôi kéo các nước thành viên ASEAN như Campuchia, Lào, Myanmar vào quỹ đạo chính trị-quân sự của Mỹ, mở rộng quan hệ đối tác với Malaysia và Singapore, đây là những nước gửi quân tham gia Bộ tư lệnh NATO tại chiến trường Afghanistan cùng với Australia, Mông Cổ, New Zealand, Hàn Quốc và Tonga.
Trong một vài năm qua, Mỹ tìm cách lôi kéo các nước thành viên ASEAN như Campuchia, Lào, Myanmar vào quỹ đạo chính trị-quân sự của Mỹ, mở rộng quan hệ đối tác với Malaysia và Singapore, đây là những nước gửi quân tham gia Bộ tư lệnh NATO tại chiến trường Afghanistan cùng với Australia, Mông Cổ, New Zealand, Hàn Quốc và Tonga.
| ||
Hành động quyết định rút hết quân đội khỏi
Afghanistan vào năm 2015, kết thúc cuộc chiến Iraq và chuyển trọng tâm
sang châu Á-Thái Bình Dương cũng không phải là bất ngờ khi Ngoại trưởng
Mỹ Hillary Clinton viết trong tạp chí Chính sách ngoại giao rằng, Tổng
thống Barack Obama đã lập ra "một lộ trình chiến lược" tập trung vào
châu Á, ngay tại thời điểm bắt đầu trở thành ông chủ Nhà Trắng.
Ngoài ra, giới chức cấp cao Mỹ liên tục thực hiện
công du khu vực với gần đây nhất là chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ
Hilary Clinton. Trong chuyến thăm "lịch sử" tới Lào, Mỹ cam kết cung cấp
cho Lào 9 triệu USD rà phá bom mìn trong số hơn hai triệu tấn bom đã
ném xuống Lào từ 1964 - 1973.
Trước đó, chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tới Mông Cổ, mặc dù không gây được sự chú ý của giới truyền thông nhưng không hề kém phần quan trọng khi Mông Cổ được xem là đối tác "then chốt" của Mỹ. Trong tuần này, một phái đoàn hùng hậu của chính giới Mỹ, với sự tham gia của nhiều quan chức từ Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương có chuyến thăm tới hàng loạt các quốc đảo nhỏ bé trên biển Thái Bình Dương, động thái được xem là khá hiếm hoi và quan tâm đột biến.
Có thể thấy rằng, Mỹ đang lần lượt quan tâm và để mắt củng cố quan hệ với tất cả các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bất kể quy mô lớn nhỏ.
Trước đó, chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tới Mông Cổ, mặc dù không gây được sự chú ý của giới truyền thông nhưng không hề kém phần quan trọng khi Mông Cổ được xem là đối tác "then chốt" của Mỹ. Trong tuần này, một phái đoàn hùng hậu của chính giới Mỹ, với sự tham gia của nhiều quan chức từ Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương có chuyến thăm tới hàng loạt các quốc đảo nhỏ bé trên biển Thái Bình Dương, động thái được xem là khá hiếm hoi và quan tâm đột biến.
Có thể thấy rằng, Mỹ đang lần lượt quan tâm và để mắt củng cố quan hệ với tất cả các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bất kể quy mô lớn nhỏ.
No comments:
Post a Comment