Sunday, February 3, 2013

Biển Đông Mất Ưu Tiên?


http://www.ft.com/cms/aff80c2a-233a-11e0-b6a3-00144feab49a.jpg Tác giả : Trần Khải
Có vẻ như chính phủ Obama trong nhiệm kỳ 2 không đặt ưu tiên nhiều vào chính sách Hướng Đông đã đặt ra trong nhiệm kỳ đầu.

Có phải vì Trung Quốc cam kết là sẽ vẫn giữ đường giao thông hàng hải tự do bất kể là vùng Biển Đông 90% là thuộc chủ quyền Bắc Kinh?Hay có phải Mỹ lúng túng vì ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, vì phải cắt giảm 20,000 chiến binh Thủy Quân Lục Chiến, binh chủng thiện chiến nhất của Mỹ, và phải cắt giảm 60,000 lính bộ binh tới nỗi nhiều chuyên gia lo ngại khi khẩn cấp sẽ thiếu quân tác chiến ứng phó nếu có 2 chiến trường hay là có chiến trường nhiều mặt trận?

Hay vì ngành công nghiệp đóng taù của Mỹ sẽ cắt giảm 100,000 công nhân vì bắt đầu cắt giảm ngân sách quốc phòng?

Hay chỉ đơn giản là Mỹ đang cần phải tập trung dồn sức về Trung Đông, nơi nhiều lực lượng Hồi Giáo khác nhau có liên hệ tới al-Qaeda lúc nào cũng ra sức khủng bố nhắm vào Hoa Kỳ?
http://www.ft.com/cms/aff80c2a-233a-11e0-b6a3-00144feab49a.jpg

Nói về mức độ khẩn cấp, hẳn là Mỹ nhìn thấy chuyện Biển Đông không là ưu tiên, không trực tiếp gây thiệt hại tới sinh mạng các nhà ngoạị giao Mỹ và công dân Mỹ, trong khi quân khủng bố đã chứng tổ trực tiếp nguy hại cho Hoa Kỳ qua trận tấn công vào Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ (và tòa nhà kế bên là trụ sở CIA) ở Benghazi, thuộc Libya, vào  ngày 11 tháng 9-2012 liên tục nhiều giờ, giết chết 4 người, trong đó có Đại Sứ Mỹ J. Christopher Stevens, gây bị thương 10 người khác.

Như thế, từ cuộc tấn công này Ngoại Trưởng Hillary Clinton và Giám Đốc CIA là Tướng David Petraeus bị chỉ trích tơi bời.

Chuyện kỳ lạ xảy ra kịp thời là, mối tình dan díu của Tướng Petraeus với bà nhà văn Paula Broadwell tự nhiên bị lộ ra cho báo chí, thế là ông Tướng có cớ về vườn mà không bị mang tiếng mất chức vì khủng bố tấn công.

Rõ ràng, đối với Mỹ, khủng bố Hồi Giáo là hiểm họa gần, trong khi Biển Đông là mối lo xa.

Và trong trường hợp cân nhắc, Mỹ có thể sẽ chỉ bảo kê một phần Biển Đông của Philippines và phần Biển Hoa Đông phía Nhật Bản và Nam Hàn.

Vì các tranh chấp Biển Đông dù căng thẳng gấp hai lần nữa, hay gấp ba lần nữa giưã Bắc Kinh và Hà Nội thì cũng không chết một chiến binh Mỹ nào, huống gì là nói tới sát hại một ông đaị sứ Mỹ như ở Libya. Nghĩa là, dưới mắt toàn dân Mỹ, những người ngồi xem tin tức truyền hình hằng ngày, thì Biển Đông vẫn lặng sóng, nhưng Trung Đông và Bắc Phi thì hàng ngày biểu tình, và cứ tới những ngày CIA sơ hở là quân  khủng bố Hồi Giáo tấn công liền.

Dân Mỹ sẽ suy nghĩ: Biển Đông chưa từng làm cho một ông Tướng Giám Đốc CIA nào mất ghế cả, trong khi Trung Đông làm được như thế. Chính trong không khí đó, không đặt ưu tiên Trung Đông là lạc điệu ở Mỹ.

Huống gì là ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ đã cắt giảm thê thảm.

Và mặt khác, Mỹ có nỗi lo lớn là vũ khí nguyên tử có thể bị rơi vào tay những kẻ hung hiểm. Đó là lý do Mỹ quan sát kỹ Bắc Hàn, và cụ thể bây giờ là Iran. Vì chỉ cần một giáo lệnh từ một đấng giaó sĩ nào đó, một quả bom nguyên tử (nếu đã rơi vào tay hay nếu kỹ thuật chế tạo bom của al-Qaeda cao cường hơn) có thể sẽ bắn vào Mỹ. Hãy xem Hiroshima mà sợ, Mỹ suy nghĩ như thế. Do vậy, ưu tiên khẩn của Mỹ là ngăn chận nguyên tử, chứ không phải Biển Đông.

Phát ngôn nhân Jay Carney của Bạch Ốc nói với CBS News rằng Iran dự định tăng thêm 3,000 ống ly tâm tốc độ nhanh hơn trong cơ xưởng làm giàu chất uranium là “bước leo thanh xa hơn” trong việc kình với Mỹ về vũ khí nguyên tử.

Mỹ nói, các ống ly tâm sẽ sẽ rút ngắn thời gian cho Iran chế tạo bom nguyên tử. Tuy rằng Iran nói làm giàu chất phóng xạ nguyên tử chỉ để chạy nhà máy điện, nhưng tất nhiên là tình báo Mỹ không tin.

CBS News nói Iran sẽ cần một năm để gắn xong 3,000 ống ly tâm phóng xạ này.
http://msnbcmedia.msn.com/j/MSNBC/Sections/NEWS/SouthChinaSeaDisputes.photoblog600.jpg
Như thế, Mỹ sẽ quay mặt với Biển Đông?

Chúng ta không biết chính xác, nhưng chỉ biết rằng đối với các chính khách và thường dân Mỹ, Biển Đông là chuyện “cõi trên,” còn chuyện thực tế đối diện có tính khẩn cấp phảỉ là kinh tế, là bom nguyên tử, là quân khủng bố Hồi Giáo.

Trong không khí như thế, chúng ta dễ hiểu ngôn ngữ cứng rắn của Thượng Nghị sĩ Cộng Hòa Chuck Hagel, là nhân vật đuợc TT Obama đề cử để thay thế bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta, điều trần tại ủy ban Thượng Viện hôm Thứ Năm – ông Hagel sẽ là cựu binh tham chiến tại Vietnam đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Ngũ Giác Đài.

Các đồng viện CH của ông nêu nghi vấn về sự thích hợp với vai trò mới. Ông Hagel đã khẳng định với các nhà lập pháp: sẽ bảo đảm Hoa Kỳ có thể tấn công Iran khi cần – trước đây, nghị sĩ Hagel bị đánh giá là người chủ trương “bồ câu” với Iran.

Cứng rắn tới mức, thương thuyết không bàn nữa. Ông nhấn mạnh: dù còn cơ hội thương lượng, cánh cửa đàm phán có thể đóng, và rằng “Trên thực tế, quân đội đang chuẩn bị mọi tình huống”. Trong bản hỏi-đáp trình trước, ông Hagel viết “Tehran cần phải chứng tỏ dấu hiệu muốn nói chuyện nghiêm chỉnh – nếu tiếp tục tránh né các nghĩa vụ quốc tế, họ sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả”. Dù vậy, theo ông, Hoa Kỳ cần thận trọng và nắm chắc tình hình trước khi hành động. Ứng viên bộ trưởng quốc phòng của nội các Obama nhiệm kỳ 2 cũng xác nhận cuộc liên minh không lay chuyển với Israel.

Hãy xem Cộng Hòa phản ứng ra sao? Hagel nói cứng rắn như thế mà còn bị chê.

Phóng viên báo cáo: ít nhất 6 nghị sĩ CH không chấp nhận ứng viên Hagel vì lập trường của ông về chương trình vũ khí nguyên tử tại Iran và về Trung Đông.

Nghĩa là, ưu tiên không còn ở Biển Đông nữa.

Nhưng vẫn còn ưu tiên là phải quan sát bom nguyên tử Bắc Hàn. Vì Mỹ không muốn có một thành phố nào tại Hoa Kỳ trở thành một Hiroshima thứ nhì.

Bản tin AP cho biết rằng, Thông Cáo Chung của 3 nước Nhật, Hàn, Mỹ công bố hôm Thứ Năm xác quyết: hành động nổ nguyên tử thí nghiệm của Bắc Hàn đe dọa ổn định và hoà bình trong khu vực và toàn thế giới – đó là kết quả hội nghị của 3 bộ truởng quốc phòng họp tại Tokyo. TCC hô hào Pyongyang bỏ dự định nổ nguyên tử thí nghiệm lần thứ 3 như đã loan báo hôm 24-1 tiếp theo nghị quyết mới của HĐ Bảo An. 3 nước đồng minh cho biết sẽ tìm kiếm hậu thuẫn của Nga và Trung Quốc để thuyết phục Bắc Hàn không làm việc ấy. Nam Hàn đã thành lập 1 ủy ban khẩn cấp để theo dõi kế hoạch nổ nguyên tử của Bắc Hàn – Bộ quốc phòng Nam Hàn tin rằng Bắc Hàn gần hoàn tât các chuẩn bị, có thể nổ bất cứ lúc nào.

Bởi vậy, chính các lo ngại về nguyên tử, về biến động Trung Đông và Bắc Phi, về khủng bố Hồi Giáo... đã đẩy vấn đề Biển Đông ra ngoài tầm mắt đa số quần chúng và chính khách Hoa Kỳ.

Bởi vậy, ngồi xem tin tức hằng ngaỳ trên các đài truyền hình Mỹ sẽ thấy điểm nóng ở đâu: Biển Đông quá xa tầm mắt rồi vậy.

Nam Yết chuyển

No comments:

Hình Ảnh Hội Cửu Long Cử Hành Tưởng Niệm Ngày Hoàng Sa Jan 19 2025

  https://photos.app.goo.gl/xyeih9uC9VaU3eGx6