Tác giả :
Nguyễn Văn Trần
Tàu có mặt gần khắp Phi châu
với tư thế hùng hậu nhằm mục tiêu hàng đầu là tìm nguồn cung cấp nhiên
liệu, thực phẩm và khoáng sản. Nhưng họ không bỏ qua Âu châu và cả Mỹ
châu. Thế giới ngày nay được Bắc kinh quan niệm theo cái nhìn quyền lợi
sanh tử của họ.Ở Islande, một cái đảo nhỏ xa xôi, Tàu đã mua một
Trung tâm du lịch hạng sang. Một tòa nhà xưa ở Paris, trước kia của nữ
Công tước Montmorency, nay đã thuộc tài sản của Tàu, ngoài hơn ba mươi
sở nho làm rượu ở Bordeaux và Bourgogne. Hảng xe Saab của Thụy điển cũng
được Tàu mua lại năm rồi.
Tàu vẫn tiếp tục đầu tư mạnh khắp nơi nhờ lợi thế đang làm chủ nhiều món nợ ở hải ngoại. Cách chinh phục thế giới kiểu mới ngày nay được Đảng cộng sản tàu năm 1999 đặt tên là "zouchuqu", có nghĩa là "đi ra khỏi biên giới". Biên giới này vừa là biên giới địa lý vừa là biên giới sanh tồn.
Hia bảy dặm
Để nuôi sống gần 1 tỉ rưởi nhơn mạng, bằng 1/5 nhơn loại, lúc nhúc trên một lảnh thổ mênh mong, Tàu phải vươn mình ra khỏi biên giới tìm tài nguyên cần thiết cho phát triển. Nước Tàu rộng lớn nhưng lại thiếu đủ mọi thứ: thiếu năng lượng, nguyên vật liệu, đất đai canh tác.
Bắc kinh chủ trương phải sản xuất mạnh, mở mang nhanh nên Tàu hiện nay là nước tiêu thụ dầu hỏa và khí đốt mạnh nhứt thế giới. Họ dự bị từ đây tới năm 2015 sẽ đặt hệ thống ống dẩn dầu dài hơn nửa triệu km. Ở vùng Trung đông, Tàu đã thiết lập hệ thống dẩn khí đốt xuyên qua sa mạc và đồi núi và đồng thời, khai thác khí đốt. Tàu đưa trước cho Nga vay 10, 5 tỉ euros để mỗi ngày, Nga giao cho họ 300 000 thùng dầu thô. Để chuyển vận, Tàu bỏ ra thêm 3, 5 tỉ euros để thiết lập hệ thống ống dẩn dầu chạy tới xứ Tàu.
Để có nhiên liệu, Tàu cho thấy họ có khả năng và sẳn sàng đi xa. Họ qua tận Nigéria vì nước này sản xuất nhiều dầu hỏa nhứt ở Phi châu. Họ dám bỏ ra 21 tỉ euros để chiếm cho được quyền khai thác mỏ đầu ở Ngéria, sẽ đem lại cho họ 6 tỉ thùng, dành lại với các hảng dầu lớn của Tây phương như Shell, Chevron, Exxon,...
Hồi tháng 3 năm 2011, Gabon và Nigéria đồng ý cho phép Tàu khai thác mỏ dầu nằm tại vùng biên giới chung của hai nước.
Chánh quyền Gabon và Nigéria báo tin cho Tàu biết ở đây có nhiều băng đảng cướp bốc nguy hiểm. Tàu trấn an 2 nước Phi châu là họ biết và họ thừa khả năng quản lý những công trường nhiều rủi ro. Khi khai thác dầu khí ở vùng Tân cương, họ đã dập tắc mọi chống đối và đòi hỏi quyền tự trị ở đó. Đây vốn là nghề của đảng cộng sản. " Quyền lực từ họng súng ", học được ở Mao-trạch-đông.
Trong mối quan hệ với Tàu ngày nay, chỉ có thương mại và nhu cầu nhiên liệu là trên hết. Thật vậy, những tranh chấp vì chánh trị đều được gạt qua một bên. Tàu đã trở lại Angola khai thác dầu hỏa, sẳn sàng quên đi chuyện năm 1975 Tàu đã từng lến án nước này theo chủ nghĩa xét lại của Nga (Hồ Chí Minh đã rặp khuông theo Tàu, sát hại không biết bao nhiêu đồng chí vì "tội xét lại chống đảng"). Đồng thời, Tàu cũng tới Tchad tìm dầu hỏa, xí xóa chuyện củ là Tchad đã từng thừa nhận và bang giao với Đài loan, điều mà Bắc kinh xem như cây đinh chọc thẳng vào mắt.
Ngày nay dồn hết nổ lực cho phát triển để giử vị trí cường quốc kinh tế và sẽ tiến lên cường quốc quân sự, phải chăng những nhà lãnh đạo Bắc kinh muốn phục hận thời kỳ Tàu bị Tây phương đô hộ và đồng thời để xóa đi nổi ám ảnh "những bước đại nhày vọt" của Mao-trạch-đông thất bại vô cùng thảm hại do bịnh tâm thần "duy ý chí"?
Chánh trị "phi chánh trị"
Thay đổi cái nhìn chiến lược và thay đổi bạn thù theo nguyên lý "trong chánh trị không có bạn muôn thuở và thù muôn đời", Tàu cũng thay đổi quan niệm về chánh trị. Chỉ có một thứ chánh trị mà Tàu đang theo đuổi, đó là "Chánh trị phi chánh trị" (Une politique sans politique). Hốt bạc cắc ! Bạc cắc là trên hết. Đạo lý, lương tâm,... những từ ngữ không có nghĩa trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Khi bắt tay làm ăn với một đối tác nào, Tây phương nghĩ tới đối tác của mình có tôn trọng "sự minh bạch về tài chánh" không, tôn trọng "dân chủ" không? «Nhơn quyền» không? Trái lại, Tàu sẳn sàng ký họp đồng với những nước độc tài ác ôn như Iran, Soudan, Zimbabwe, Birmanie dưới thời quân nhơn cai trị,...Có lẽ người cộng sản Tàu nghĩ các nước độc tài ác ôn này, so với Tàu, chẳng thấm vào đâu khi Mao-trạch-đông đã giết dân tàu hằng 80 triệu, Giang trạch dân, Hồ cẩm đào thay phiên nhau tiêu diệt người Tàu Pháp luân công, lấy các cơ phận bán, giết hằng ngàn sinh viên vô tội ở Thiên an môn,...
Nơi nào có đất canh tác, có nhiên liệu, có nguyên vật liệu thì có Tàu mò tới. Bắt đầu, họ giúp đở nơi đó làm đường xá, cầu cống, xây dựng trường học. Trong vòng hai mươi năm qua, Tàu ký được những họp đồng dài hạn với ba mươi xứ nghèo cần giúp đở. Cứ mỗi khi ký họp đồng, Tàu khiêm tốn nói "nhân dân hai nước thân thiện ký họp đồng để hợp tác khai thác cùng có lợi với nhau". Nhưng sản phẩm thì Tàu chở thẳng về Tàu. Công nhơn làm việc cũng dân tàu từ bên Tàu đưa qua. Nhờ đó, một phần lớn dân tàu bắt đầu ăn thịt, tuy vẫn còn không ít ăn bánh bao không nhưn. Trong lúc đó, đất nước có tài nguyên mà dân phi châu trước sau vẫn nghèo. Chánh phủ của họ giàu.
Từ lúc "đi ra khỏi biên giới", Tàu ngày nay chiếm hàng thứ sáu trong những quốc gia đầu tư trên thế giới. Theo LHQ, số đầu tư trực tiếp của Tàu ở ngoại quốc trong các năm 2009 và 2010 đã vuợt lên từ bốn mươi tới bốn mươi tám tỉ euros. Theo những chuyên viên kinh tế, tới năm 2013, số đầu tư này có thể tăng lên tới 100 tỉ.
Nhờ suốt ba mươi năm tăng trưởng 10%, Tàu đã tích lủy được một khối trử kim khổng lồ. Theo ngân hàng nhân dân Tàu số trử kim đó là 2200 tỉ euros. Số tiền kết sù này cho phép Tàu giử vai trò "chủ ngân hàng của thế giới", nhứt là cho các cường quốc vay bằng cách mua công khố phiếu để tài trợ ngân sách thâm thụt của mình.
Tàu mua gần 1, 4 tỉ euros công khố phiếu của Huê kỳ và hiện nay giử 22 % nợ của Huê kỳ. Từ lâu, dân Huê kỳ sống bằng nợ Tàu. Đổi lại, Huê kỳ mua đủ loại hàng hóa của Tàu.
Một thành quả quan trọng ở Âu châu của chủ thuyết "đi ra khỏi biên giới", đó là Tàu đã mua hải cảng ở Hi-lạp (Grèce) để đưa hàng quá vào Âu châu. Nhơn Hi-lạp bị khủng hoảng trầm trọng, Tàu cho Hi-lạp vay để nhờ đó củng cố và phát triển khả năng hải cảng vừa mua được. Tiếp theo, Tàu mua thêm một hải cảng ở Ý, ở Bắc hàn trên biền Nhựt bổn. Những thủ đắc này xác định sự hiện diện của Tàu trên thế giới hay đúng hơn, biên giới mới của Tàu.
Tàu vẫn tiếp tục đầu tư mạnh khắp nơi nhờ lợi thế đang làm chủ nhiều món nợ ở hải ngoại. Cách chinh phục thế giới kiểu mới ngày nay được Đảng cộng sản tàu năm 1999 đặt tên là "zouchuqu", có nghĩa là "đi ra khỏi biên giới". Biên giới này vừa là biên giới địa lý vừa là biên giới sanh tồn.
Hia bảy dặm
Để nuôi sống gần 1 tỉ rưởi nhơn mạng, bằng 1/5 nhơn loại, lúc nhúc trên một lảnh thổ mênh mong, Tàu phải vươn mình ra khỏi biên giới tìm tài nguyên cần thiết cho phát triển. Nước Tàu rộng lớn nhưng lại thiếu đủ mọi thứ: thiếu năng lượng, nguyên vật liệu, đất đai canh tác.
Bắc kinh chủ trương phải sản xuất mạnh, mở mang nhanh nên Tàu hiện nay là nước tiêu thụ dầu hỏa và khí đốt mạnh nhứt thế giới. Họ dự bị từ đây tới năm 2015 sẽ đặt hệ thống ống dẩn dầu dài hơn nửa triệu km. Ở vùng Trung đông, Tàu đã thiết lập hệ thống dẩn khí đốt xuyên qua sa mạc và đồi núi và đồng thời, khai thác khí đốt. Tàu đưa trước cho Nga vay 10, 5 tỉ euros để mỗi ngày, Nga giao cho họ 300 000 thùng dầu thô. Để chuyển vận, Tàu bỏ ra thêm 3, 5 tỉ euros để thiết lập hệ thống ống dẩn dầu chạy tới xứ Tàu.
Để có nhiên liệu, Tàu cho thấy họ có khả năng và sẳn sàng đi xa. Họ qua tận Nigéria vì nước này sản xuất nhiều dầu hỏa nhứt ở Phi châu. Họ dám bỏ ra 21 tỉ euros để chiếm cho được quyền khai thác mỏ đầu ở Ngéria, sẽ đem lại cho họ 6 tỉ thùng, dành lại với các hảng dầu lớn của Tây phương như Shell, Chevron, Exxon,...
Hồi tháng 3 năm 2011, Gabon và Nigéria đồng ý cho phép Tàu khai thác mỏ dầu nằm tại vùng biên giới chung của hai nước.
Chánh quyền Gabon và Nigéria báo tin cho Tàu biết ở đây có nhiều băng đảng cướp bốc nguy hiểm. Tàu trấn an 2 nước Phi châu là họ biết và họ thừa khả năng quản lý những công trường nhiều rủi ro. Khi khai thác dầu khí ở vùng Tân cương, họ đã dập tắc mọi chống đối và đòi hỏi quyền tự trị ở đó. Đây vốn là nghề của đảng cộng sản. " Quyền lực từ họng súng ", học được ở Mao-trạch-đông.
Trong mối quan hệ với Tàu ngày nay, chỉ có thương mại và nhu cầu nhiên liệu là trên hết. Thật vậy, những tranh chấp vì chánh trị đều được gạt qua một bên. Tàu đã trở lại Angola khai thác dầu hỏa, sẳn sàng quên đi chuyện năm 1975 Tàu đã từng lến án nước này theo chủ nghĩa xét lại của Nga (Hồ Chí Minh đã rặp khuông theo Tàu, sát hại không biết bao nhiêu đồng chí vì "tội xét lại chống đảng"). Đồng thời, Tàu cũng tới Tchad tìm dầu hỏa, xí xóa chuyện củ là Tchad đã từng thừa nhận và bang giao với Đài loan, điều mà Bắc kinh xem như cây đinh chọc thẳng vào mắt.
Ngày nay dồn hết nổ lực cho phát triển để giử vị trí cường quốc kinh tế và sẽ tiến lên cường quốc quân sự, phải chăng những nhà lãnh đạo Bắc kinh muốn phục hận thời kỳ Tàu bị Tây phương đô hộ và đồng thời để xóa đi nổi ám ảnh "những bước đại nhày vọt" của Mao-trạch-đông thất bại vô cùng thảm hại do bịnh tâm thần "duy ý chí"?
Chánh trị "phi chánh trị"
Thay đổi cái nhìn chiến lược và thay đổi bạn thù theo nguyên lý "trong chánh trị không có bạn muôn thuở và thù muôn đời", Tàu cũng thay đổi quan niệm về chánh trị. Chỉ có một thứ chánh trị mà Tàu đang theo đuổi, đó là "Chánh trị phi chánh trị" (Une politique sans politique). Hốt bạc cắc ! Bạc cắc là trên hết. Đạo lý, lương tâm,... những từ ngữ không có nghĩa trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Khi bắt tay làm ăn với một đối tác nào, Tây phương nghĩ tới đối tác của mình có tôn trọng "sự minh bạch về tài chánh" không, tôn trọng "dân chủ" không? «Nhơn quyền» không? Trái lại, Tàu sẳn sàng ký họp đồng với những nước độc tài ác ôn như Iran, Soudan, Zimbabwe, Birmanie dưới thời quân nhơn cai trị,...Có lẽ người cộng sản Tàu nghĩ các nước độc tài ác ôn này, so với Tàu, chẳng thấm vào đâu khi Mao-trạch-đông đã giết dân tàu hằng 80 triệu, Giang trạch dân, Hồ cẩm đào thay phiên nhau tiêu diệt người Tàu Pháp luân công, lấy các cơ phận bán, giết hằng ngàn sinh viên vô tội ở Thiên an môn,...
Nơi nào có đất canh tác, có nhiên liệu, có nguyên vật liệu thì có Tàu mò tới. Bắt đầu, họ giúp đở nơi đó làm đường xá, cầu cống, xây dựng trường học. Trong vòng hai mươi năm qua, Tàu ký được những họp đồng dài hạn với ba mươi xứ nghèo cần giúp đở. Cứ mỗi khi ký họp đồng, Tàu khiêm tốn nói "nhân dân hai nước thân thiện ký họp đồng để hợp tác khai thác cùng có lợi với nhau". Nhưng sản phẩm thì Tàu chở thẳng về Tàu. Công nhơn làm việc cũng dân tàu từ bên Tàu đưa qua. Nhờ đó, một phần lớn dân tàu bắt đầu ăn thịt, tuy vẫn còn không ít ăn bánh bao không nhưn. Trong lúc đó, đất nước có tài nguyên mà dân phi châu trước sau vẫn nghèo. Chánh phủ của họ giàu.
Từ lúc "đi ra khỏi biên giới", Tàu ngày nay chiếm hàng thứ sáu trong những quốc gia đầu tư trên thế giới. Theo LHQ, số đầu tư trực tiếp của Tàu ở ngoại quốc trong các năm 2009 và 2010 đã vuợt lên từ bốn mươi tới bốn mươi tám tỉ euros. Theo những chuyên viên kinh tế, tới năm 2013, số đầu tư này có thể tăng lên tới 100 tỉ.
Nhờ suốt ba mươi năm tăng trưởng 10%, Tàu đã tích lủy được một khối trử kim khổng lồ. Theo ngân hàng nhân dân Tàu số trử kim đó là 2200 tỉ euros. Số tiền kết sù này cho phép Tàu giử vai trò "chủ ngân hàng của thế giới", nhứt là cho các cường quốc vay bằng cách mua công khố phiếu để tài trợ ngân sách thâm thụt của mình.
Tàu mua gần 1, 4 tỉ euros công khố phiếu của Huê kỳ và hiện nay giử 22 % nợ của Huê kỳ. Từ lâu, dân Huê kỳ sống bằng nợ Tàu. Đổi lại, Huê kỳ mua đủ loại hàng hóa của Tàu.
Một thành quả quan trọng ở Âu châu của chủ thuyết "đi ra khỏi biên giới", đó là Tàu đã mua hải cảng ở Hi-lạp (Grèce) để đưa hàng quá vào Âu châu. Nhơn Hi-lạp bị khủng hoảng trầm trọng, Tàu cho Hi-lạp vay để nhờ đó củng cố và phát triển khả năng hải cảng vừa mua được. Tiếp theo, Tàu mua thêm một hải cảng ở Ý, ở Bắc hàn trên biền Nhựt bổn. Những thủ đắc này xác định sự hiện diện của Tàu trên thế giới hay đúng hơn, biên giới mới của Tàu.
Tham vọng của Tàu phải trở thành đệ nhứt cường quốc lãnh đạo thế giới nên ngày nay Tàu không muốn mình vẫn là nhà máy sản xuất hàng hóa vói nhơn công rẻ mạc nữa. Mỹ và Âu châu, hai khách hàng chánh, đang bị khủng hoảng trầm trọng nên mua hàng hóa của Tàu ít hơn trước đây trong lúc đó giá nhơn công ở Tàu bắt đầu gia tăng cao. Chỉ trong năm 2010, giá nhơn công tăng tới 24 %. Nên nay Tàu muốn chuyển qua sản xuất những hàng hóa cao cấp mới mong chiếm được thị trường. Đồng thời, Tàu cũng phải đáp ứng sự mong đợi của dân chúng về một mức sống theo tiêu chuẩn như dân Tây phương.
Chủ thuyết "zouchuqu"
Chủ thuyết "zouchuqu" (đi ra khỏi biên giới) còn có nghĩa là " đi ra khỏi biên giới "chậm tiến, ù lì, duy ý chí của thời gian dài theo chủ nghĩa xã hội" ai thắng ai " để học hỏi khoa học kỷ thuật tân tiến của Tây phương. Năm 2005, hảng làm máy điện tử tin học Lenovo của tàu mua lại của IBM bộ phận vật liệu điện toán. Năm 2011, tập đoàn lux Tesiro mua vườn nho Château Laulan Ducos ở Médoc (loại Cru bourgeois, giá trị khá khá, dưới trung bình). Tháng ba vừa rồi, Công ty hàng không Avic tàu mua lại Cirrus lớn của Mỹ về máy bay tư nhơn loại nhỏ. Năm 2005, Tàu mua với giá cao công ty xăng dầu Unocal của Mỹ, nhưng bị Chevron của Mỹ vì tự ái quốc gia chận lại làm cho Tàu bất mản.
Trong năm 2011, Âu châu ký với Bắc kinh hơn ba mươi họp đồng quan trọng. Ông Timothy Geithner, bộ trưởng Ngân khố Huê kỳ, thừa nhận đầu tư của Tàu ở Huê kỳ tăng nhanh và mạnh.
Khi Huê kỳ và Âu châu bị khủng hoảng kinh tế, Tàu rút ngay bài học thận trọng nên lo củng cố tăng trưởng ở mức 8 %.
Nay Tàu thấy thế lực của mình vửng vàng nên bắt đầu lên lớp, trước hết, với Huê kỳ "Huê kỳ chỉ biết sống bằng nợ, thiếu trách nhiệm đối với tiêu thụ". Với Âu châu, Tàu dạy hảy "thu xếp nội bộ cho yên ổn". Năm 2010, Ông Liu Mingfu, giáo sư Đại học Quốc phòng Bắc kinh, cho phát hành quyền sách nhan đề "Giấc mơ tàu" với Chương "Quan niệm về cường quốc và xác định vị trí chiến lược vủa Tàu trong thời hậu Mỹ".
Khu vực tư và công của Tàu thực hiện một thứ logique chung vô cùng hiệu quả. Mọi việc đều phải được thông qua đảng. Các doanh nhơn tàu có tới 70% là đảng viên. Khi họ muốn nhắm một mục tiêu ở hải ngoại, họ biết rỏ là họ phải làm gì.
Chánh sách đối ngoại theo chủ thuyết "zouchuqu" không chỉ nhằm đầu tư ở nước ngoài, tìm nguyên vật liệu,... mà còn nhắm văn hóa nữa. Từ ít lâu nay, Bắc kinh cho thiết lập ở khắp nơi Viện Khổng học để đưa học thuyết khổng tử ra nước ngoài làm cho thế giới hiểu Tàu qua văn hóa khổng tử chớ không phải mác-mao-ít. Năm 2010, họ tổ chức triển lảm quốc tế tại Thượng hải, phát hành một chương trình thông tin liên tục bằng anh ngữ. Bảo tàng viện ước tính có tới 10 triệu khách vào xem hằng năm. Đây là mặt khiêm tốn đối ngoại theo lời dạy của Đặng tiểu bình.
Đầu tư ở Phi châu đem lại cho Bắc kinh hơn 5% tăng trưởng. Trao đổi với Phi châu lên tới 100 tỉ euros trong năm 2010.
Đi ra khỏi biên giới, Tàu còn muốn kiểm soát mặt biển nên tháng 8 năm 2011, cho hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên "Liaoning".
Tàu đang trên đà quân sự hóa hùng hậu nhưng các cường quốc làm như không thấy vì mang mặc cảm con nợ. Đây cũng là một lợi thế trong việc thực thi chủ thuyết "zouchuqu".
Cho tới nay, việc vận chuyển nhiên liệu của Tàu phải đi ngang qua eo biển Malacca và hơn nửa, ba phần tư nhập cảng của họ cũng phải đi ngang qua đây. Vì eo biển quá hẹp nên việc kiểm soát rất dể dàng. Bắc kinh đã phải tìm cách mở nhiều hải cảng ở phía tây Nam dương. Nhưng đừng quên, với Tàu, phần nhiều những hải cảng thương mại đều có trang thiết bị quân sự công khai hoặc ngụy trang.
Từ lâu nay, Tàu tự hào cho rằng mình tiến lên hàng cường quốc một cách hòa bình mà không phải kinh qua chiến tranh như Huê ký và Âu châu. Trên địa vị cường quốc, Tàu sẽ tìm cách phục hận, rửa mối nhục hồi thế kỷ XIX bị các cường quốc Âu châu đô hộ, ngược đải bằng những hiệp ước bất bình đẳng hay không?
Lịch sử của Tàu là «gồm thâu lục quốc», chánh trị tập trung, nên viển ảnh nội chiến và chế độ sụp đổ là nỗi ám ảnh lớn và thường xuyên của giới lãnh đạo ở Bắc kinh. Nổi lo sợ lớn nhứt của Bắc kinh là nước Tàu bị phân chia làm nhiều vùng tự trị.
Để tránh bị sụp đổ bất kỳ lúc nào, Bắc kinh phải thực hiện cho bằng được «một xã hội đạo lý, công bình và kinh tế phát triển ». Nhưng chế độ độc tài thì làm sao có được một xã hội công bằng và đạo lý dầu có được kinh tế phát triển đi nữa nên chi ở Tàu sẽ khó tránh khỏi tái diển cảnh «Xuân Thu chiến quốc».
* Những số liệu, trích dẩn lại của tác giả Pierre Delannoy, Géo, 11/2011
Nguyễn văn Trần
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment