Ôi biển cả giờ đây ta mới biết
Mộng hải hồ giết chết cuộc đời trai!
Câu nói thường được nhắc đến trong thời gian hành xác tại quân trường hay lúc say sóng, ôm sô trong những chuyến hải hành đầu đời đi biển. Đã biết, quá khứ thường được nhuộm hồng, tôi vẫn cảm thấy may mắn được sống đời lính biển, dù chỉ hơn hai năm ngắn ngủi.
Đủ ngắn để không phải trải qua thêm những cơn thịnh nộ hãi hùng của đại dương, những giây phút kinh hoàng trong bom đạn, ngậm ngùi trước những chia xa. Nhưng cũng đủ dài để cảm nhận những rung động mà chắc sẽ không bao giờ có, nếu không phải là người lính biển, đi đến tận các nẻo cùng của dải đất mến yêu để được thấy hồn dạt dào trước vẻ nên thơ, kiều diễm của quê hương, của thiên nhiên; ngậm trái đắng nỗi buồn xa vắng người thương trong những chuyến đi dài; sôi nổi cuộc vui ngắn, mối tình vội trong những lần ghé bến.
Tôi thích ra vườn sau giờ ăn tối. Đốt điếu thuốc, ngồi thả mình lười biếng vào cái không khí mát dịu của buổi tối Cali, cho lòng lắng xuống từ những nhiễu nhương, vướng bận của cuộc sống một ngày qua. Sao lóng lánh trong khoảng trời nho nhỏ, thu hẹp bởi các mái nha, lẫn với những tàng lá xanh tha thướt của hàng cây khuynh diệp cao vút bên ngoài bức tường gạch đỏ. Những ngôi sao thật quen thuộc mà tôi đã say sưa ngắm hàng đêm trong những phiên hải hành của ba mươi năm trước. Tiếng nước róc rách, yên bình từ hòn non bộ – tảng san hô lấy từ một vùng biển mặn nào đó tận Việt Nam - món quà mà một người bạn Hải Quân thân thương, đã đem về tặng sau một lần thăm viếng quê nhà. Tảng đá với cái xuất xứ thật xa nhưng cũng thật gần, thường đưa tôi trở về với kỷ niệm của những ngày còn bồng bềnh trên chiến hạm qua những vùng biển san hô trắng xóa, dưới khung trời mông mênh đầy sao trên các dặm hải trình.
Cũng những ngôi sao ấy, cũng bầu trời quen thuộc ấy, mà thời gian và không gian đã nghìn trùng cách biệt. Nhưng những cảm nghĩ, rung động của ngày xa xưa đó vẫn luân lưu theo từng dòng máu, nhịp tim, vẫn đậm đà như chỉ mới hôm qua. Nhớ những buổi hoàng hôn đi phiên trên chiến hạm, khi mặt trời thấp dần sau các rặng núi phía tây. Ánh nắng chiều vương vấn, nhuộm vàng những đám mây trắng, lơ lửng vắt ngang chân trời. Nơi những đám mây ấy, có thể là những làng mạc, phố phường, có những tà áo dài trắng đang tung tăng rời trường học, với những chàng trai trẻ thập thò mong đợi; có những cô hàng đôi quang gánh nhẹ trên vai, vui bước về bên đàn con trẻ ngóng trông lúc tan buổi chợ chiều; có những người chồng đang trở về mái ấm sau một ngày vất vả, với người vợ hân hoan, đợi chờ bên mâm cơm nóng - mang mang câu hát .. Nơi đó, tôi có bạn bè, có người yêu dấu, có người tôi thương!...
Lặng lẽ đứng trên đài chỉ huy, tôi thường vẩn vơ suy tưởng, cho nỗi cô đơn len lén thấm vào hồn như những cơn gió nhẹ đang ngấm dần cái lạnh của biển đêm. Bầu trời xám chuyển dần sang một màu nhung đen thẫm. Từng cánh rồi từng cánh sao đêm lần lượt bay về, ngự trị đúng những vị trí của hàng đêm. Những ngôi sao, không chỉ là người hướng đạo mà còn là những người bạn đường muôn thuở, lúc nào cũng thầm lặng lắng nghe, êm đềm ấp ủ những tâm tư thầm kín của người lính biển xa nhà. Khi những vì sao đem đến cái vẻ đẹp huyền ảo, thì vầng trăng mang lại cho biển cái thơ mộng không cùng. Tô điểm nét mơ màng của trời đêm, ánh trăng thanh phủ lên mặt biển một khuôn mặt mới, tỏa làn gió hồi sinh, thổi sự sống động vào những sinh hoạt về đêm của biển cả. Chỉ trong ánh trăng bàng bạc những tinh cầu của biển mới có dịp khoe mình, như những vũ công rực rỡ dưới ánh đèn màu sân khấu. Tàu nhẹ lướt, tách mặt nước thành những làn sóng lăn dài tiếp nối, tỏa rộng, rồi khuất dần sau lái. Trên cái chuyển động liên hoàn của những đợt sóng gối đầu, triệu triệu đốm lân tinh quấn quýt vào nhau, như màn luân vũ trong tiếng sóng vỗ nhịp nhàng, tiếng gió vi vu lướt qua khung sắt của đài chỉ huy cao vòi vọi, hòa với tiếng vọng đều đều của máy. Trong ánh đèn trắng đục tỏa ra từ hai bên thành chiến hạm, mặt nước bỗng chốc lại xáo động với những con cá dạn dĩ, vụt phóng lên rồi vụt biến mất vào mặt nước bao la, đầy bí ẩn.
Nhưng biển đêm không phải lúc nào cũng thơ mộng, hiền hòa. Đã chứng kiến những cơn thịnh nộ của đại dương, của thiên nhiên, mới thấy cái nhỏ bé, khiêm nhường của con người.
Mộng hải hồ giết chết cuộc đời trai!
Câu nói thường được nhắc đến trong thời gian hành xác tại quân trường hay lúc say sóng, ôm sô trong những chuyến hải hành đầu đời đi biển. Đã biết, quá khứ thường được nhuộm hồng, tôi vẫn cảm thấy may mắn được sống đời lính biển, dù chỉ hơn hai năm ngắn ngủi.
Đủ ngắn để không phải trải qua thêm những cơn thịnh nộ hãi hùng của đại dương, những giây phút kinh hoàng trong bom đạn, ngậm ngùi trước những chia xa. Nhưng cũng đủ dài để cảm nhận những rung động mà chắc sẽ không bao giờ có, nếu không phải là người lính biển, đi đến tận các nẻo cùng của dải đất mến yêu để được thấy hồn dạt dào trước vẻ nên thơ, kiều diễm của quê hương, của thiên nhiên; ngậm trái đắng nỗi buồn xa vắng người thương trong những chuyến đi dài; sôi nổi cuộc vui ngắn, mối tình vội trong những lần ghé bến.
Tôi thích ra vườn sau giờ ăn tối. Đốt điếu thuốc, ngồi thả mình lười biếng vào cái không khí mát dịu của buổi tối Cali, cho lòng lắng xuống từ những nhiễu nhương, vướng bận của cuộc sống một ngày qua. Sao lóng lánh trong khoảng trời nho nhỏ, thu hẹp bởi các mái nha, lẫn với những tàng lá xanh tha thướt của hàng cây khuynh diệp cao vút bên ngoài bức tường gạch đỏ. Những ngôi sao thật quen thuộc mà tôi đã say sưa ngắm hàng đêm trong những phiên hải hành của ba mươi năm trước. Tiếng nước róc rách, yên bình từ hòn non bộ – tảng san hô lấy từ một vùng biển mặn nào đó tận Việt Nam - món quà mà một người bạn Hải Quân thân thương, đã đem về tặng sau một lần thăm viếng quê nhà. Tảng đá với cái xuất xứ thật xa nhưng cũng thật gần, thường đưa tôi trở về với kỷ niệm của những ngày còn bồng bềnh trên chiến hạm qua những vùng biển san hô trắng xóa, dưới khung trời mông mênh đầy sao trên các dặm hải trình.
Cũng những ngôi sao ấy, cũng bầu trời quen thuộc ấy, mà thời gian và không gian đã nghìn trùng cách biệt. Nhưng những cảm nghĩ, rung động của ngày xa xưa đó vẫn luân lưu theo từng dòng máu, nhịp tim, vẫn đậm đà như chỉ mới hôm qua. Nhớ những buổi hoàng hôn đi phiên trên chiến hạm, khi mặt trời thấp dần sau các rặng núi phía tây. Ánh nắng chiều vương vấn, nhuộm vàng những đám mây trắng, lơ lửng vắt ngang chân trời. Nơi những đám mây ấy, có thể là những làng mạc, phố phường, có những tà áo dài trắng đang tung tăng rời trường học, với những chàng trai trẻ thập thò mong đợi; có những cô hàng đôi quang gánh nhẹ trên vai, vui bước về bên đàn con trẻ ngóng trông lúc tan buổi chợ chiều; có những người chồng đang trở về mái ấm sau một ngày vất vả, với người vợ hân hoan, đợi chờ bên mâm cơm nóng - mang mang câu hát .. Nơi đó, tôi có bạn bè, có người yêu dấu, có người tôi thương!...
Lặng lẽ đứng trên đài chỉ huy, tôi thường vẩn vơ suy tưởng, cho nỗi cô đơn len lén thấm vào hồn như những cơn gió nhẹ đang ngấm dần cái lạnh của biển đêm. Bầu trời xám chuyển dần sang một màu nhung đen thẫm. Từng cánh rồi từng cánh sao đêm lần lượt bay về, ngự trị đúng những vị trí của hàng đêm. Những ngôi sao, không chỉ là người hướng đạo mà còn là những người bạn đường muôn thuở, lúc nào cũng thầm lặng lắng nghe, êm đềm ấp ủ những tâm tư thầm kín của người lính biển xa nhà. Khi những vì sao đem đến cái vẻ đẹp huyền ảo, thì vầng trăng mang lại cho biển cái thơ mộng không cùng. Tô điểm nét mơ màng của trời đêm, ánh trăng thanh phủ lên mặt biển một khuôn mặt mới, tỏa làn gió hồi sinh, thổi sự sống động vào những sinh hoạt về đêm của biển cả. Chỉ trong ánh trăng bàng bạc những tinh cầu của biển mới có dịp khoe mình, như những vũ công rực rỡ dưới ánh đèn màu sân khấu. Tàu nhẹ lướt, tách mặt nước thành những làn sóng lăn dài tiếp nối, tỏa rộng, rồi khuất dần sau lái. Trên cái chuyển động liên hoàn của những đợt sóng gối đầu, triệu triệu đốm lân tinh quấn quýt vào nhau, như màn luân vũ trong tiếng sóng vỗ nhịp nhàng, tiếng gió vi vu lướt qua khung sắt của đài chỉ huy cao vòi vọi, hòa với tiếng vọng đều đều của máy. Trong ánh đèn trắng đục tỏa ra từ hai bên thành chiến hạm, mặt nước bỗng chốc lại xáo động với những con cá dạn dĩ, vụt phóng lên rồi vụt biến mất vào mặt nước bao la, đầy bí ẩn.
Nhưng biển đêm không phải lúc nào cũng thơ mộng, hiền hòa. Đã chứng kiến những cơn thịnh nộ của đại dương, của thiên nhiên, mới thấy cái nhỏ bé, khiêm nhường của con người.
Trong chuyến công tác
Đà Nẵng, HQ505 rời Nha Trang sau khi tạm ghé để bốc thêm một số quân
nhân bộ binh bổ sung cho miền Trung. Trời vào khuya, xa mịt mù bên ngoài
hải phận vùng Hai, đang thong thả trên đường rong ruổi về hướng Bắc,
chiến hạm nhận công điện cấp tốc
gọi về Qui Nhơn tránh bão. Cơn bão mang tên Hester, được quan sát từ hơn một ngày trước khi tâm bão đang di chuyển ra khơi, nhưng bỗng đổi hướng bất ngờ, ngoài sự tiên đoán của đài khí tượng. Trước nửa đêm, tôi lên nhận phiên hải hành của ca cách mạng từ 12 giờ khuya đến 4 giờ sáng, cùng với Cần, Bình và Triết, vào lúc mà những cơn gió đã trở mạnh bất thường. Bầu trời đen nghịt và chùng xuống như có thể với được. Rồi mưa tuôn ồ ạt. Cường độ gió nhảy vọt. Sóng cấp bốn, cấp năm và tiếp tục tăng cao. Gió đập từng hồi mãnh liệt, bật tung hết những tấm vải nhựa dày che gió gắn chặt quanh đài chỉ huy và nóc sân thượng bên dưới phòng lái. Từng đợt cuồng phong cuốn tới như muốn hất bung chiếc đài chỉ huy bé nhỏ khỏi phần thượng tầng kiến trúc. Chưa hơn nửa tiếng từ khi nhận công điện cấp báo, chiến hạm đã lọt hẳn vào lòng bão.
Sóng cao dần, chiến hạm lắc lư mỗi lúc một nhiều, dập dềnh tiến về trước với vận tốc chỉ còn bằng nửa lúc bình thường. Sóng đập từng cơn phũ phàng vào con tàu đang nghiêng ngả như chiếc lá con run rẩy trong vùng nước xoáy. Để giảm độ lắc, chiến hạm đổi hướng đi chéo góc 45 độ vào những cơn sóng bạc đang cuồn cuộn đổ dồn. Radar bất khiển dụng, không còn định được tọa độ trong cơn bão mịt mùng, chúng tôi đành cắt sóng đi khoảng 20 phút rồi quay 180 độ để đi ngược lại 20 phút. Tiếp tục hải hành phỏng định, ngược xuôi cùng trên một trục, một khoảng cách, để cố duy trì vị trí cho khỏi dạt vào núi hay đá ngầm.
Từng cơn sóng khổng lồ nâng bổng đầu chiến hạm lên cao, rồi sóng chuyền ra sau, mũi tàu bỗng chúi hẳn xuống, đẩy bật phần lái bung cao khỏi mặt nước. Tiếng cánh quạt chặt vào không khí nghe lạnh mình. Theo đà rơi xuống, cái đáy bằng của chiếc dương vận hạm dập mạnh vào mặt biển đã thụt sâu hẳn ở bên dưới, những chấn động của sự va chạm làm chiến hạm nẩy bật lên từng hồi. Đầu tàu với những ụ súng bốn mươi ly rung lên bần bật như chiếc đầu lân đang biểu diễn trong ngày tết. Những độ rung khủng khiếp uốn cong bong tàu dài trên trăm thước, tạo thành từng lằn sắt nổi tròn, chạy dài từ mũi ra sau lái trong những tiếng sắt nghiến kẽo kẹt vào nhau, một âm thanh kỳ quái, ghê rợn như con tàu sắp gãy làm đôi.
Nước biển chợt xoáy tròn. Giữa vùng tối mịt mù, chiến hạm hút theo từng cơn sóng lớn tụt xuống thật thấp, lọt hẳn vào một lòng chảo mà chung quanh là những bức tường nước khổng lồ cao hàng chục thước, chập chùng, đe dọa như sắp sửa đổ ụp xuống, chôn sống cả chiếc tàu vào đáy biển. Một chớp mắt sau, con nước lại nâng hẳn chiến hạm lên đầu ngọn sóng cả, cao vun vút. Những bức tường nước sừng sững của một phút trước chợt bỗng rút xuống thành một vùng sâu thăm thẳm, từ đài chỉ huy nhìn quanh chỉ thấy những thung lũng đen không đáy rợn người như một bàn tay khổng lồ vô hình vừa nhấc bổng con tàu, đặt hờ hững, cheo leo, lên một đỉnh núi cao. Trong khoảnh khắc kế tiếp con tàu lại tụt xuống, rồi trồi trở lên, theo cái chu kỳ kinh dị, kéo dài đến bất tận.
Tàu ngả nghiêng. Gió hắt từng cột nước lớn vào phòng lái, vào đài chỉ huy, đổ ồ ạt lên bong tàu. Nước tràn lan khắp nơi. Trên trời, dưới biển, đầy trong gió, cay trong mắt, ù trong tai, mặn chát trong miệng, thấm lạnh từng lỗ chân lông của hơn chục người còn đứng được trong số một trăm mười hai thủy thủ đoàn. Hai chiếc LCVP được giữ chặt bên hông phía sau phòng lái đã đứt dây cột, bật ra tự lúc nào. Như quả lắc đồng hồ, hai chiếc thuyền nhỏ liên tục tung ra,
đập ngược vào trụ cột. Tiếng va chạm, tiếng vỡ của fiber glass nghe rùng rợn như tiếng trống mọi của buổi lễ tế thần mà vật hy sinh là con tàu nhỏ bé với những sinh mạng cỏn con đang chiến đấu cho sự sống còn trong cơn bão kinh hoàng. Mười mấy chiếc quân xa đặt ngay ngắn trên bong, mỗi chiếc đã được siết chặt xuống sàn tàu ở bốn góc bằng những sợi dây xích thật căng to bằng cổ tay; giờ đang xốc xếch, quật qua, quật lại, chạy tới, giật lui theo từng cú nhồi, lắc của tàu. Vừa vận chuyển chiến hạm, chúng tôi vừa ngược xuôi lên xuống để đi tăng lại độ căng các sợi xích giữ xe, tung dây cột tạm hai chiếc LCVP bên hông để giảm bớt hư hại. Những nhân viên di chuyển, làm việc với áo phao trên người, dây thừng buộc nối vào nhau để khỏi văng xuống biển trong lúc con tàu đang nhào lộn, ngả nghiêng với những cơn sóng tàn bạo liên tiếp đập ào ạt, không ngưng.
Bốn giờ sáng, gió nhẹ dần, rồi chỉ còn những hạt nước nho nhỏ bay lất phất. Những đám mây đen đã tan theo ánh hồng của vầng thái dương đang vươn lên trên nền trời quang đãng. Biển bỗng thoắt lại yên tĩnh, xóa mất hẳn mọi dấu vết của cơn bão chợt đến, chợt đi. Chỉ còn lại chiếc chiến hạm tả tơi với đám thủy thủ đoàn tơi tả đang dật dờ trở vào hải cảng Qui Nhơn sau gần năm tiếng đồng hồ vùi dập dưới cơn thịnh nộ bất thường của thiên nhiên. Trên đường vào cảng, những con cá trắng xanh là lạ với lưỡi kiếm dài trước mũi, cánh xòe rộng hai bên, phóng cao khỏi mặt nước, bay tua tủa, đáp đầy cả bong tàu. Những chú cá mà có lẽ đã vào đây trước chúng tôi để tránh cơn bão đêm qua.
Bàn giao xong phiên hải hành, tôi xuống tìm hai chàng sĩ quan phụ tá đã biến mất tự lúc nào. Triết nằm ẹp trong phòng thám xuất từ lúc được gọi xuống quan sát tọa độ khi radar sửa chữa xong. Bình thì đang rên rỉ trong phòng ngủ: một cơn sóng nhồi đã đưa anh chàng trượt một phát sáu, bảy bậc thang, rớt thẳng xuống sàn sắt phía ngoài phòng lái, khi từ đài chỉ huy bước ra cầu thang. Tàu ủi bãi, tôi đi quanh kiểm điểm những thiệt hại để hoàn tất phần báo cáo trên sổ hải hành. Chiếc neo khổng lồ trước mũi đã tụt xuống khỏi ổ cả thước. Nhìn số tàu trầy trụa, méo mó thảm hại với đầy những dấu neo quật vào tôi không khỏi buồn cười khi nhớ những lúc con nhà Cần gọi đùa chiếc 505 là SOS. Bây giờ trông lại càng giống hơn và suýt nữa thì cả đám đã S.O.S. trong đêm hôm trước. Vào carré sĩ quan để ăn sáng, phòng ăn chỉ lèo tèo vài mạng, số lớn còn say sóng, nằm vật vã trong phòng. Hạm trưởng Nh., người đã đứng gần suốt đêm trên đài chỉ huy qua cơn bão, nhìn chúng tôi, ông cười khen mấy thằng chịu sóng tốt. Tôi đùa với ông rằng vì bận chống bão nên quên cả say sóng hay là bão dữ quá đã thổi văng luôn cả cái say sóng xuống biển, có lẽ phải chờ đến trận bão sau mới biết. Cần dặn đùa anh HS. Biếu là trong tủ lạnh phòng ăn SQ còn những món gì ngon cứ đem ra nấu hết cho ngày hôm đó để đỡ được nhiều đối thủ mà đa số còn đang trong tình trạng hôi cơm tanh cá, ốm nghén vì cơn bão biển. Những người lính bộ binh lên tàu từ Nha Trang đi Đà Nẵng đang nằm lăn như chết. Một số dậy nổi, bỏ lên bờ tìm xe đò để đi nốt quãng đường còn lại. Qua cơn thịnh nộ của biển cả, họ chấp nhận thà bị VC chận đường hơn là đi tiếp trên chiến hạm thêm hai ngày nữa. Một rủi ro thật đáng tiếc mà đã thực sự xảy ra cho vài người trong nhóm họ!
HQ505 tiếp tục cuộc hành trình. Sau cơn bão, biển trời lại đẹp và êm ả hơn bao giờ hết. Thơ mộng, âu yếm như cặp tình nhân đang làm lành sau cơn hờn dỗi. Lên nhận ca từ 4 đến 8 giờ sáng, phiên hải hành lý tưởng để thưởng thức cái đẹp buổi bình minh, khi bóng đen của màn đêm từ từ phai nhạt và lằn chân trời cong cong hiện rõ dần. Những tia nắng đầu ngày như đang rọi lên từ đáy biển, làm ửng hồng cả một góc trời đông. Mặt trời hồng rực rỡ - trịnh trọng như cô dâu trong chiếc áo dài tươi thắm, lướt nhẹ nhàng với những bước chân thật ngắn từ sau bức màn nhung để ra mắt khách trong ngày lễ cưới - chậm rãi ló dạng trên đường vạch ngang lả lướt kéo dài trên mặt biển, thong thả vươn mình lên nền trời trong như ngọc thạch, phản chiếu một màu nước xanh, xanh biếc.
Dọc theo tả hạm, từng đàn cá heo, vài ba con một đang hăm hở bơi đua với chiến hạm, chốc chốc lại thay phiên uốn mình phóng cao khỏi mặt nước, bay lửng lơ trong một giây ngắn ngủi như muốn khoe mình trong nắng sớm, rồi chúc chiếc mũi dài ngộ nghĩnh, gọn gàng chúi xuống lặn sâu dưới những làn sóng nhỏ tỏa rộng từ hai bên đầu chiếc chiến hạm đang lặng lẽ cắt sóng lao về trước. Tia nắng ban mai ấm áp, vươn dài cánh tay trắng nõn nà, ve vuốt những đỉnh núi xa tít bên trong, làm nổi bật những nét cong khả ái lên nền trời xanh ngát.
Tôi vẫn yêu những tháng ngày đi biển. Vẫn nhớ thật nhiều những xóm làng đơn sơ hiền hòa nằm dưới bóng dừa nghiêng nghiêng, dọc bên bờ biển cong; những người dân chài cặm cụi cuộc sống tối đi sáng về trên những chiếc ghe dã cào bé nhỏ. Những bãi biển cát mịn trắng ngần, hoang vu không một bóng người, còn nguyên vẹn cái nét đẹp hoang dã của thiên nhiên. Những ngọn đồi trùng điệp, những vùng biển san hô trắng xóa, những thanh đảo nhỏ bé trải dài từ Phú Quốc lên đến Thuận An. Những cái tên mộc mạc của hòn Tre, hòn Khoai, hòn Bà hay mỹ miều hơn của Hà Tiên, Non Nước, Tiên Sa...
Tôi sinh ra ở Hà Nội ba mươi sáu phố phường nhưng chả biết gì về miền Bắc ngoài những bài văn, bài báo hay qua những câu chuyện kể. Quê tôi, từ lúc bắt đầu cảm được cái nghĩa của hai chữ tình quê, là cả dải đất chạy dài từ Nam ra Trung. Là tất cả các nơi đã để lại trong tôi những kỷ niệm dấu yêu, các nơi tôi đã có dịp ghé qua và giữ mãi trong tim những cảm giác, hình ảnh, những khuôn mặt, những rung động mà đã trở thành một phần của cuộc sống tâm tưởng, và ở đo, những ấn tượng sâu đậm nhất đã đến với thời đi biển.
Tôi nhớ nhiều, từ những dòng sông đục ngầu phù sa, đầy tôm cá của Tiền Giang, Hậu Giang, đến những con sông trong vắt, soi rõ từng viên sỏi nằm sâu tận đáy của dòng sông Trà Khúc, Quảng Ngãi, những nhánh sông Thu Bồn của Hội An - thành phố có cái tên Fai-Fô từ thời chúa Nguyễn Ánh, có ngôi chùa khỉ nổi tiếng xứ Quảng Nam. Tôi cũng không quên được những địa danh quen thuộc của Chu Lai, Phan Thiết, Cà Ná, Phan Rang, nơi đã để lại trong tôi hình ảnh rực lửa bom đạn chiến tranh của ngày đổ quân khốc liệt, của đêm di tản hãi hùng, những bãi biển, vịnh nước nên thơ, êm ái như tranh vẽ, mà đã có lần ngập những xác người, máu, nước mắt, chôn ghi những nỗi ngậm ngùi, thống khổ của người dân vô tội, của những người lính trong bước đường cùng, của bản thân tôi và những bạn bè giữa cuộc chiến tàn.
Nhớ mãi những hải cảng phố thị, những trạm dừng chân thường xuyên trên trục vẫy vùng của con kình ngư mang số HQ505: Phú Quốc, Côn Sơn, Vũng Tàu, Nha Trang, Cam Ranh, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Thuận An...Nhớ tôm nướng Vĩnh Long, canh chua cá bông lau và tô cá kho tộ béo ngậy trong làn gió mát trên bến Ninh Kiều bên bờ sông Hậu, Cần Thơ; gỏi cá cầu Hà Ra, nem nướng, chả ram chấm tương ăn với đủ các thứ rau tươi mát của Nha Trang; cá sống vắt chanh, tôm thẻ sốt Mayonnaise bên bờ vịnh Cam Ranh; canh chua dứa với cá chiên giòn dầm nước mắm ớt cạnh bến xe Phan Thiết; bát mì Quảng bình dị chính gốc trong những thôn làng xứ Quảng; ly đậu đỏ ngọt bùi của quán chè bà So,Ư Hội An; tô bún bò giò heo nồng mùi sả ớt và những miếng ché chua chua bắt miệng trong góc phố Đà Nẵng; bánh khoái nóng giòn vừa đổ, ăn ngay, bên chợ Đông Ba; những dĩa nộm sứa, bánh bèo chan nước mắm cay xé miệng trong thôn Vĩ Dạ, quê hương của Hàn Mặc Tử, của..Nhớ tôm nướng Vĩnh Long, canh chua cá bông lau và tô cá kho tộ béo ngậy trong làn gió mát trên bến Ninh Kiều bên bờ sông Hậu, Cần Thơ; gỏi cá cầu Hà Ra, nem nướng, chả ram chấm tương ăn với đủ các thứ rau tươi mát của Nha Trang; cá sống vắt chanh, tôm thẻ sốt Mayonnaise bên bờ vịnh Cam Ranh; canh chua dứa với cá chiên giòn dầm nước mắm ớt cạnh bến xe Phan Thiết; bát mì Quảng bình dị chính gốc trong những thôn làng xứ Quảng; ly đậu đỏ ngọt bùi của quán chè bà So,Ư Hội An; tô bún bò giò heo nồng mùi sả ớt và những miếng ché chua chua bắt miệng trong góc phố Đà Nẵng; bánh khoái nóng giòn vừa đổ, ăn ngay, bên chợ Đông Ba; những dĩa nộm sứa, bánh bèo chan nước mắm cay xé miệng trong thôn Vĩ Dạ, quê hương của Hàn Mặc Tử, của.. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, có chở trăng về kịp tối nay’; nơi chỉ cần đi qua trên con đường cái giữa Huế và Thuận An vào những trưa hè cũng đủ thấy đôi mắt cay xè vì những bãi ớt hiểm phơi đầy sân của hầu hết mọi căn nhà trong thôn Vĩ .
Từ những quán nhậu ồn ào, vui nhộn của Tây Đô, đến những tiệm ăn yên tĩnh, kín đáo của miền Trung. Từ những phòng trà tràn ánh đèn màu của các khách sạn sang trọng tại Sài Gòn, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng với những cô vũ nữ mang các cái tên hoa mỹ của Thanh Trúc, Lệ Hằng, trong y phục cầu kỳ, ngào ngạt mùi nước hoa đắt tiền, đến những quán rượu đơn sơ với sàn nhảy dã chiến nho nhỏ trên Cây Số 9 Cam Ranh, với những cô gái chưa lột hết chân quê, giản dị trong những bộ đồ bộ, mang những cái tên đồng nội của em Tư, em Tám, về đây tránh những nghiệt ngã của chiến tranh hay công việc lam lũ nhọc nhằn trên đồng khô cỏ cháy.
Nhớ những quán cà phê đắng đèn mờ khói thuốc của Sài Gòn, mơ màng tiếng hát Lệ Thu, Khánh Ly, mang cái không khí khác hẳn với các quán chè ngọt lịm của Đà Nẵng, nằm ẩn dưới những tàng cây lá sum sê trong sân nhà rộng, nhẹ nhàng với bài hát thông dụng đương thời, ca tụng một loài cỏ đá mang tên hoa Thạch Thảo, mà tôi vẫn chưa lần nào được thấy.
Nhớ nhiều những bát chè đậu ngự, những con đò nhỏ chơi vơi trên dòng sông Hương gió thoảng với đủ các món ăn đêm nóng hổi, thánh thót giọng hò Nam Ai, Mái Nạy trong những khúc Lý Qua Đèo hay Sông Hương Núi Ngự, ngân nga, lảnh lót dưới ánh trăng trong, soi bóng những nhịp cầu Tràng Tiền còn hằn dấu đạn bom của trận chiến tết Mậu Thân. Miền Nam với những vườn cây sai trái ngọt, những ngôi chùa Miên với một sắc thái đặc thù, những cô gái Hậu Giang da mịn màng như ly nước dừa xiêm, nổi tiếng trong câu nói ví von ..gái Nha Mân, gà Cao Lãnh.., tinh nghịch, cởi mở, nô đùa thật tự nhiên, tương phản hẳn với miền Trung của những lăng tẩm, cung điện rêu phong cổ kính, những tà áo dài trắng e ấp, mái tóc thề nghiêng nghiêng chiếc nón bài thơ che dấu nụ cười bí ẩn của các cô nữ sinh Đồng Khánh, lúc nào cũng mang một bề ngoài lạnh lùng, trang nghiêm nhưng tiềm tàng những hỏa diệm sơn ngùn ngụt tình cảm nội tâm.
Nhớ từ những tấm khăn vải sọc ca rô che nắng quấn gọn búi tóc ngược đơn giản của các bà hàng chợ miền Nam trong những bộ bà ba đen trắng, đến những chiếc nón lá che mái tóc vấn tròn kỹ lưỡng với chiếc áo dài dắt nửa thân dưới vào lưng để khỏi lấm bùn của những mệ hàng chợ Huế, vắt vẻo dính trên môi điếu thuốc vấn Cẩm Lệ con con.
Còn thật nhiều nơi mà tôi chưa đến được, nhiều kỷ niệm mà đã mai một dần trong tôi. Còn nhiều quá để tôi vẫn tiếc nuối chưa được đi cho hết. Nhưng tôi vẫn thầm cảm ơn những tháng năm đi biển, những cơ hội ở cái tuổi đời của lúc bắt đầu biết thưởng thức, rung động trước vẻ đẹp, nét thanh, cái hay lạ, thơm ngon, mỗi miền, mỗi vẻ của quê hương. Cô lập hẳn với cuộc sống bên ngoài trong những ngày dài lênh đênh trên biển để tôi có dịp nhìn sâu vào những góc cạnh tiềm tàng, phức tạp nhưng cũng thi vị hơn của đời sống tâm tưởng. Ở đây, trong những tối nhìn sao, hay bước thơ thẩn đón ngọn gió mát trên cầu tàu Huntington Beach, mắt vẩn vơ tìm về những ánh đèn tàu xa xa mãi tận ngoài khơi, trong mùi biển mặn, tôi nhớ quá những ngày giang hồ vặt của thời lính biển. Những lúc ấy tôi thì thầm kể lại cho em những mẩu chuyện buồn vui cuộc đời thủy thủ và mối tình vấn vương, lưu luyến của tôi với... biển. Cali 99
Nguyễn Nhật Cường
gọi về Qui Nhơn tránh bão. Cơn bão mang tên Hester, được quan sát từ hơn một ngày trước khi tâm bão đang di chuyển ra khơi, nhưng bỗng đổi hướng bất ngờ, ngoài sự tiên đoán của đài khí tượng. Trước nửa đêm, tôi lên nhận phiên hải hành của ca cách mạng từ 12 giờ khuya đến 4 giờ sáng, cùng với Cần, Bình và Triết, vào lúc mà những cơn gió đã trở mạnh bất thường. Bầu trời đen nghịt và chùng xuống như có thể với được. Rồi mưa tuôn ồ ạt. Cường độ gió nhảy vọt. Sóng cấp bốn, cấp năm và tiếp tục tăng cao. Gió đập từng hồi mãnh liệt, bật tung hết những tấm vải nhựa dày che gió gắn chặt quanh đài chỉ huy và nóc sân thượng bên dưới phòng lái. Từng đợt cuồng phong cuốn tới như muốn hất bung chiếc đài chỉ huy bé nhỏ khỏi phần thượng tầng kiến trúc. Chưa hơn nửa tiếng từ khi nhận công điện cấp báo, chiến hạm đã lọt hẳn vào lòng bão.
Sóng cao dần, chiến hạm lắc lư mỗi lúc một nhiều, dập dềnh tiến về trước với vận tốc chỉ còn bằng nửa lúc bình thường. Sóng đập từng cơn phũ phàng vào con tàu đang nghiêng ngả như chiếc lá con run rẩy trong vùng nước xoáy. Để giảm độ lắc, chiến hạm đổi hướng đi chéo góc 45 độ vào những cơn sóng bạc đang cuồn cuộn đổ dồn. Radar bất khiển dụng, không còn định được tọa độ trong cơn bão mịt mùng, chúng tôi đành cắt sóng đi khoảng 20 phút rồi quay 180 độ để đi ngược lại 20 phút. Tiếp tục hải hành phỏng định, ngược xuôi cùng trên một trục, một khoảng cách, để cố duy trì vị trí cho khỏi dạt vào núi hay đá ngầm.
Từng cơn sóng khổng lồ nâng bổng đầu chiến hạm lên cao, rồi sóng chuyền ra sau, mũi tàu bỗng chúi hẳn xuống, đẩy bật phần lái bung cao khỏi mặt nước. Tiếng cánh quạt chặt vào không khí nghe lạnh mình. Theo đà rơi xuống, cái đáy bằng của chiếc dương vận hạm dập mạnh vào mặt biển đã thụt sâu hẳn ở bên dưới, những chấn động của sự va chạm làm chiến hạm nẩy bật lên từng hồi. Đầu tàu với những ụ súng bốn mươi ly rung lên bần bật như chiếc đầu lân đang biểu diễn trong ngày tết. Những độ rung khủng khiếp uốn cong bong tàu dài trên trăm thước, tạo thành từng lằn sắt nổi tròn, chạy dài từ mũi ra sau lái trong những tiếng sắt nghiến kẽo kẹt vào nhau, một âm thanh kỳ quái, ghê rợn như con tàu sắp gãy làm đôi.
Nước biển chợt xoáy tròn. Giữa vùng tối mịt mù, chiến hạm hút theo từng cơn sóng lớn tụt xuống thật thấp, lọt hẳn vào một lòng chảo mà chung quanh là những bức tường nước khổng lồ cao hàng chục thước, chập chùng, đe dọa như sắp sửa đổ ụp xuống, chôn sống cả chiếc tàu vào đáy biển. Một chớp mắt sau, con nước lại nâng hẳn chiến hạm lên đầu ngọn sóng cả, cao vun vút. Những bức tường nước sừng sững của một phút trước chợt bỗng rút xuống thành một vùng sâu thăm thẳm, từ đài chỉ huy nhìn quanh chỉ thấy những thung lũng đen không đáy rợn người như một bàn tay khổng lồ vô hình vừa nhấc bổng con tàu, đặt hờ hững, cheo leo, lên một đỉnh núi cao. Trong khoảnh khắc kế tiếp con tàu lại tụt xuống, rồi trồi trở lên, theo cái chu kỳ kinh dị, kéo dài đến bất tận.
Tàu ngả nghiêng. Gió hắt từng cột nước lớn vào phòng lái, vào đài chỉ huy, đổ ồ ạt lên bong tàu. Nước tràn lan khắp nơi. Trên trời, dưới biển, đầy trong gió, cay trong mắt, ù trong tai, mặn chát trong miệng, thấm lạnh từng lỗ chân lông của hơn chục người còn đứng được trong số một trăm mười hai thủy thủ đoàn. Hai chiếc LCVP được giữ chặt bên hông phía sau phòng lái đã đứt dây cột, bật ra tự lúc nào. Như quả lắc đồng hồ, hai chiếc thuyền nhỏ liên tục tung ra,
đập ngược vào trụ cột. Tiếng va chạm, tiếng vỡ của fiber glass nghe rùng rợn như tiếng trống mọi của buổi lễ tế thần mà vật hy sinh là con tàu nhỏ bé với những sinh mạng cỏn con đang chiến đấu cho sự sống còn trong cơn bão kinh hoàng. Mười mấy chiếc quân xa đặt ngay ngắn trên bong, mỗi chiếc đã được siết chặt xuống sàn tàu ở bốn góc bằng những sợi dây xích thật căng to bằng cổ tay; giờ đang xốc xếch, quật qua, quật lại, chạy tới, giật lui theo từng cú nhồi, lắc của tàu. Vừa vận chuyển chiến hạm, chúng tôi vừa ngược xuôi lên xuống để đi tăng lại độ căng các sợi xích giữ xe, tung dây cột tạm hai chiếc LCVP bên hông để giảm bớt hư hại. Những nhân viên di chuyển, làm việc với áo phao trên người, dây thừng buộc nối vào nhau để khỏi văng xuống biển trong lúc con tàu đang nhào lộn, ngả nghiêng với những cơn sóng tàn bạo liên tiếp đập ào ạt, không ngưng.
Bốn giờ sáng, gió nhẹ dần, rồi chỉ còn những hạt nước nho nhỏ bay lất phất. Những đám mây đen đã tan theo ánh hồng của vầng thái dương đang vươn lên trên nền trời quang đãng. Biển bỗng thoắt lại yên tĩnh, xóa mất hẳn mọi dấu vết của cơn bão chợt đến, chợt đi. Chỉ còn lại chiếc chiến hạm tả tơi với đám thủy thủ đoàn tơi tả đang dật dờ trở vào hải cảng Qui Nhơn sau gần năm tiếng đồng hồ vùi dập dưới cơn thịnh nộ bất thường của thiên nhiên. Trên đường vào cảng, những con cá trắng xanh là lạ với lưỡi kiếm dài trước mũi, cánh xòe rộng hai bên, phóng cao khỏi mặt nước, bay tua tủa, đáp đầy cả bong tàu. Những chú cá mà có lẽ đã vào đây trước chúng tôi để tránh cơn bão đêm qua.
Bàn giao xong phiên hải hành, tôi xuống tìm hai chàng sĩ quan phụ tá đã biến mất tự lúc nào. Triết nằm ẹp trong phòng thám xuất từ lúc được gọi xuống quan sát tọa độ khi radar sửa chữa xong. Bình thì đang rên rỉ trong phòng ngủ: một cơn sóng nhồi đã đưa anh chàng trượt một phát sáu, bảy bậc thang, rớt thẳng xuống sàn sắt phía ngoài phòng lái, khi từ đài chỉ huy bước ra cầu thang. Tàu ủi bãi, tôi đi quanh kiểm điểm những thiệt hại để hoàn tất phần báo cáo trên sổ hải hành. Chiếc neo khổng lồ trước mũi đã tụt xuống khỏi ổ cả thước. Nhìn số tàu trầy trụa, méo mó thảm hại với đầy những dấu neo quật vào tôi không khỏi buồn cười khi nhớ những lúc con nhà Cần gọi đùa chiếc 505 là SOS. Bây giờ trông lại càng giống hơn và suýt nữa thì cả đám đã S.O.S. trong đêm hôm trước. Vào carré sĩ quan để ăn sáng, phòng ăn chỉ lèo tèo vài mạng, số lớn còn say sóng, nằm vật vã trong phòng. Hạm trưởng Nh., người đã đứng gần suốt đêm trên đài chỉ huy qua cơn bão, nhìn chúng tôi, ông cười khen mấy thằng chịu sóng tốt. Tôi đùa với ông rằng vì bận chống bão nên quên cả say sóng hay là bão dữ quá đã thổi văng luôn cả cái say sóng xuống biển, có lẽ phải chờ đến trận bão sau mới biết. Cần dặn đùa anh HS. Biếu là trong tủ lạnh phòng ăn SQ còn những món gì ngon cứ đem ra nấu hết cho ngày hôm đó để đỡ được nhiều đối thủ mà đa số còn đang trong tình trạng hôi cơm tanh cá, ốm nghén vì cơn bão biển. Những người lính bộ binh lên tàu từ Nha Trang đi Đà Nẵng đang nằm lăn như chết. Một số dậy nổi, bỏ lên bờ tìm xe đò để đi nốt quãng đường còn lại. Qua cơn thịnh nộ của biển cả, họ chấp nhận thà bị VC chận đường hơn là đi tiếp trên chiến hạm thêm hai ngày nữa. Một rủi ro thật đáng tiếc mà đã thực sự xảy ra cho vài người trong nhóm họ!
HQ505 tiếp tục cuộc hành trình. Sau cơn bão, biển trời lại đẹp và êm ả hơn bao giờ hết. Thơ mộng, âu yếm như cặp tình nhân đang làm lành sau cơn hờn dỗi. Lên nhận ca từ 4 đến 8 giờ sáng, phiên hải hành lý tưởng để thưởng thức cái đẹp buổi bình minh, khi bóng đen của màn đêm từ từ phai nhạt và lằn chân trời cong cong hiện rõ dần. Những tia nắng đầu ngày như đang rọi lên từ đáy biển, làm ửng hồng cả một góc trời đông. Mặt trời hồng rực rỡ - trịnh trọng như cô dâu trong chiếc áo dài tươi thắm, lướt nhẹ nhàng với những bước chân thật ngắn từ sau bức màn nhung để ra mắt khách trong ngày lễ cưới - chậm rãi ló dạng trên đường vạch ngang lả lướt kéo dài trên mặt biển, thong thả vươn mình lên nền trời trong như ngọc thạch, phản chiếu một màu nước xanh, xanh biếc.
Dọc theo tả hạm, từng đàn cá heo, vài ba con một đang hăm hở bơi đua với chiến hạm, chốc chốc lại thay phiên uốn mình phóng cao khỏi mặt nước, bay lửng lơ trong một giây ngắn ngủi như muốn khoe mình trong nắng sớm, rồi chúc chiếc mũi dài ngộ nghĩnh, gọn gàng chúi xuống lặn sâu dưới những làn sóng nhỏ tỏa rộng từ hai bên đầu chiếc chiến hạm đang lặng lẽ cắt sóng lao về trước. Tia nắng ban mai ấm áp, vươn dài cánh tay trắng nõn nà, ve vuốt những đỉnh núi xa tít bên trong, làm nổi bật những nét cong khả ái lên nền trời xanh ngát.
Tôi vẫn yêu những tháng ngày đi biển. Vẫn nhớ thật nhiều những xóm làng đơn sơ hiền hòa nằm dưới bóng dừa nghiêng nghiêng, dọc bên bờ biển cong; những người dân chài cặm cụi cuộc sống tối đi sáng về trên những chiếc ghe dã cào bé nhỏ. Những bãi biển cát mịn trắng ngần, hoang vu không một bóng người, còn nguyên vẹn cái nét đẹp hoang dã của thiên nhiên. Những ngọn đồi trùng điệp, những vùng biển san hô trắng xóa, những thanh đảo nhỏ bé trải dài từ Phú Quốc lên đến Thuận An. Những cái tên mộc mạc của hòn Tre, hòn Khoai, hòn Bà hay mỹ miều hơn của Hà Tiên, Non Nước, Tiên Sa...
Tôi sinh ra ở Hà Nội ba mươi sáu phố phường nhưng chả biết gì về miền Bắc ngoài những bài văn, bài báo hay qua những câu chuyện kể. Quê tôi, từ lúc bắt đầu cảm được cái nghĩa của hai chữ tình quê, là cả dải đất chạy dài từ Nam ra Trung. Là tất cả các nơi đã để lại trong tôi những kỷ niệm dấu yêu, các nơi tôi đã có dịp ghé qua và giữ mãi trong tim những cảm giác, hình ảnh, những khuôn mặt, những rung động mà đã trở thành một phần của cuộc sống tâm tưởng, và ở đo, những ấn tượng sâu đậm nhất đã đến với thời đi biển.
Tôi nhớ nhiều, từ những dòng sông đục ngầu phù sa, đầy tôm cá của Tiền Giang, Hậu Giang, đến những con sông trong vắt, soi rõ từng viên sỏi nằm sâu tận đáy của dòng sông Trà Khúc, Quảng Ngãi, những nhánh sông Thu Bồn của Hội An - thành phố có cái tên Fai-Fô từ thời chúa Nguyễn Ánh, có ngôi chùa khỉ nổi tiếng xứ Quảng Nam. Tôi cũng không quên được những địa danh quen thuộc của Chu Lai, Phan Thiết, Cà Ná, Phan Rang, nơi đã để lại trong tôi hình ảnh rực lửa bom đạn chiến tranh của ngày đổ quân khốc liệt, của đêm di tản hãi hùng, những bãi biển, vịnh nước nên thơ, êm ái như tranh vẽ, mà đã có lần ngập những xác người, máu, nước mắt, chôn ghi những nỗi ngậm ngùi, thống khổ của người dân vô tội, của những người lính trong bước đường cùng, của bản thân tôi và những bạn bè giữa cuộc chiến tàn.
Nhớ mãi những hải cảng phố thị, những trạm dừng chân thường xuyên trên trục vẫy vùng của con kình ngư mang số HQ505: Phú Quốc, Côn Sơn, Vũng Tàu, Nha Trang, Cam Ranh, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Thuận An...Nhớ tôm nướng Vĩnh Long, canh chua cá bông lau và tô cá kho tộ béo ngậy trong làn gió mát trên bến Ninh Kiều bên bờ sông Hậu, Cần Thơ; gỏi cá cầu Hà Ra, nem nướng, chả ram chấm tương ăn với đủ các thứ rau tươi mát của Nha Trang; cá sống vắt chanh, tôm thẻ sốt Mayonnaise bên bờ vịnh Cam Ranh; canh chua dứa với cá chiên giòn dầm nước mắm ớt cạnh bến xe Phan Thiết; bát mì Quảng bình dị chính gốc trong những thôn làng xứ Quảng; ly đậu đỏ ngọt bùi của quán chè bà So,Ư Hội An; tô bún bò giò heo nồng mùi sả ớt và những miếng ché chua chua bắt miệng trong góc phố Đà Nẵng; bánh khoái nóng giòn vừa đổ, ăn ngay, bên chợ Đông Ba; những dĩa nộm sứa, bánh bèo chan nước mắm cay xé miệng trong thôn Vĩ Dạ, quê hương của Hàn Mặc Tử, của..Nhớ tôm nướng Vĩnh Long, canh chua cá bông lau và tô cá kho tộ béo ngậy trong làn gió mát trên bến Ninh Kiều bên bờ sông Hậu, Cần Thơ; gỏi cá cầu Hà Ra, nem nướng, chả ram chấm tương ăn với đủ các thứ rau tươi mát của Nha Trang; cá sống vắt chanh, tôm thẻ sốt Mayonnaise bên bờ vịnh Cam Ranh; canh chua dứa với cá chiên giòn dầm nước mắm ớt cạnh bến xe Phan Thiết; bát mì Quảng bình dị chính gốc trong những thôn làng xứ Quảng; ly đậu đỏ ngọt bùi của quán chè bà So,Ư Hội An; tô bún bò giò heo nồng mùi sả ớt và những miếng ché chua chua bắt miệng trong góc phố Đà Nẵng; bánh khoái nóng giòn vừa đổ, ăn ngay, bên chợ Đông Ba; những dĩa nộm sứa, bánh bèo chan nước mắm cay xé miệng trong thôn Vĩ Dạ, quê hương của Hàn Mặc Tử, của.. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, có chở trăng về kịp tối nay’; nơi chỉ cần đi qua trên con đường cái giữa Huế và Thuận An vào những trưa hè cũng đủ thấy đôi mắt cay xè vì những bãi ớt hiểm phơi đầy sân của hầu hết mọi căn nhà trong thôn Vĩ .
Từ những quán nhậu ồn ào, vui nhộn của Tây Đô, đến những tiệm ăn yên tĩnh, kín đáo của miền Trung. Từ những phòng trà tràn ánh đèn màu của các khách sạn sang trọng tại Sài Gòn, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng với những cô vũ nữ mang các cái tên hoa mỹ của Thanh Trúc, Lệ Hằng, trong y phục cầu kỳ, ngào ngạt mùi nước hoa đắt tiền, đến những quán rượu đơn sơ với sàn nhảy dã chiến nho nhỏ trên Cây Số 9 Cam Ranh, với những cô gái chưa lột hết chân quê, giản dị trong những bộ đồ bộ, mang những cái tên đồng nội của em Tư, em Tám, về đây tránh những nghiệt ngã của chiến tranh hay công việc lam lũ nhọc nhằn trên đồng khô cỏ cháy.
Nhớ những quán cà phê đắng đèn mờ khói thuốc của Sài Gòn, mơ màng tiếng hát Lệ Thu, Khánh Ly, mang cái không khí khác hẳn với các quán chè ngọt lịm của Đà Nẵng, nằm ẩn dưới những tàng cây lá sum sê trong sân nhà rộng, nhẹ nhàng với bài hát thông dụng đương thời, ca tụng một loài cỏ đá mang tên hoa Thạch Thảo, mà tôi vẫn chưa lần nào được thấy.
Nhớ nhiều những bát chè đậu ngự, những con đò nhỏ chơi vơi trên dòng sông Hương gió thoảng với đủ các món ăn đêm nóng hổi, thánh thót giọng hò Nam Ai, Mái Nạy trong những khúc Lý Qua Đèo hay Sông Hương Núi Ngự, ngân nga, lảnh lót dưới ánh trăng trong, soi bóng những nhịp cầu Tràng Tiền còn hằn dấu đạn bom của trận chiến tết Mậu Thân. Miền Nam với những vườn cây sai trái ngọt, những ngôi chùa Miên với một sắc thái đặc thù, những cô gái Hậu Giang da mịn màng như ly nước dừa xiêm, nổi tiếng trong câu nói ví von ..gái Nha Mân, gà Cao Lãnh.., tinh nghịch, cởi mở, nô đùa thật tự nhiên, tương phản hẳn với miền Trung của những lăng tẩm, cung điện rêu phong cổ kính, những tà áo dài trắng e ấp, mái tóc thề nghiêng nghiêng chiếc nón bài thơ che dấu nụ cười bí ẩn của các cô nữ sinh Đồng Khánh, lúc nào cũng mang một bề ngoài lạnh lùng, trang nghiêm nhưng tiềm tàng những hỏa diệm sơn ngùn ngụt tình cảm nội tâm.
Nhớ từ những tấm khăn vải sọc ca rô che nắng quấn gọn búi tóc ngược đơn giản của các bà hàng chợ miền Nam trong những bộ bà ba đen trắng, đến những chiếc nón lá che mái tóc vấn tròn kỹ lưỡng với chiếc áo dài dắt nửa thân dưới vào lưng để khỏi lấm bùn của những mệ hàng chợ Huế, vắt vẻo dính trên môi điếu thuốc vấn Cẩm Lệ con con.
Còn thật nhiều nơi mà tôi chưa đến được, nhiều kỷ niệm mà đã mai một dần trong tôi. Còn nhiều quá để tôi vẫn tiếc nuối chưa được đi cho hết. Nhưng tôi vẫn thầm cảm ơn những tháng năm đi biển, những cơ hội ở cái tuổi đời của lúc bắt đầu biết thưởng thức, rung động trước vẻ đẹp, nét thanh, cái hay lạ, thơm ngon, mỗi miền, mỗi vẻ của quê hương. Cô lập hẳn với cuộc sống bên ngoài trong những ngày dài lênh đênh trên biển để tôi có dịp nhìn sâu vào những góc cạnh tiềm tàng, phức tạp nhưng cũng thi vị hơn của đời sống tâm tưởng. Ở đây, trong những tối nhìn sao, hay bước thơ thẩn đón ngọn gió mát trên cầu tàu Huntington Beach, mắt vẩn vơ tìm về những ánh đèn tàu xa xa mãi tận ngoài khơi, trong mùi biển mặn, tôi nhớ quá những ngày giang hồ vặt của thời lính biển. Những lúc ấy tôi thì thầm kể lại cho em những mẩu chuyện buồn vui cuộc đời thủy thủ và mối tình vấn vương, lưu luyến của tôi với... biển. Cali 99
Nguyễn Nhật Cường
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment