Khi Pháp rút về, họ để lại trên Paracels một hải đăng và một đài khí tượng, một cầu tầu có cần trục nhỏ. Tôi có nghiên cứu về việc khai thác phân bón ở đây trong cuộc thi giải Văn Hoá Quân Đội do BTTM tổ chức. Người Pháp đã từng có kế hoạch khai thác phân chim ở đây từ lâu.
Trung Cộng đã đóng từ lâu trên đảo Boise (Wooddy) chỉ cách phía bắc Hoàng Sa có 20 hải lý. Có một chiến hạm đã đến đây thả neo một đem sáng ra thấy cờ TC mói biết đi nhầm, bèn kéo neo rời đảo. Sau khi Pháp rút, chúng ta đã đóng quân và đã từng bắt một số ngư phủ TC giải về Đà Nẵng. Điều này minh chứng rõ ràng chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam.
HQ 10 do Đại Tá Nguyễn Văn Ánh lãnh về và trao
cho tôi tại Phú Quốc. HQ 10 sau đó đã cùng HQ 11 do ông Vũ Đình Đào chỉ huy tham
dự lễ khánh thành cầu tầu mới của căn cứ HQ Đà Nẵng ở Tiên Sa năm
1964.
Khi hai chiếc cặp cầu tầu có sự chứng kiến của Tư Lệnh Hải Quân, các tướng
lãnh và quan khách Việt Mỹ. Hôm đó gió mùa đông bắc thổi mạnh, tôi phải
cặp cầu phía trên gió, khá run, vì va cầu tầu ngay chỗ khán đài thì mình
đi đoong. Nhờ thả neo mũi nên đáp rất êm, và khi tách ra cũng dễ dàng.
HQ 10 đã có mặt tại bốn vùng duyên hải và đã có nhiều chiến công hiển
hách tại vùng 1, 2, và 3. Rất tiếc lại phải chìm vào lòng biển sâu.
Đúng 10 năm sau thì tầu chìm mang theo Hạm Trưởng, Hạm Phó và bao nhiêu anh em Hải Quân trong đó có nhiều người đã từng đi với tôi.
Tôi
có dịp ra Hoàng Sa nhiều lần với HQ 402 năm 1956, HQ 329 năm 1958, 1959,
tuần tiểu trong hai tháng thường xuyên tiếp tế cho trung đội TQLC đóng
trên đảo Duncan, Drummond, và HQ 01 năm 1960 để tiếp tế khi bị bão, và
phi cơ ra thả dù thì dù bay ra biển. Chuyến tiếp tế của tôi cũng bị
sóng lớn làm cho heo, gà và vịt đều bay xuống biển hết. Chỉ có mấy con
bò là còn bị chặn lại. Ngoài đó không có cỏ cho bò ăn, nhưng nhiều cá và
bắt rất dễ. Trên đảo còn có trứng chim hải âu và trứng con vít, nên anh
em TQLC không thiếu thức ăn. Họ biến thành người nhái suốt ngày săn cá.
Họ chế ra các kiếng
lặn bằng mắt các đốt tre, và dùng xiên săn cá.
Bia chủ quyền được HQVN dựng tại Hoàng Sa từ năm 1961 |
Ngoài đảo Duncan có hai
nấm mộ anh em Thuỷ Quân Lục Chiến nói là họ mượn mấy tấm ván hòm nằm cho đỡ lạnh đêm
đêm bị ma đuổi. Họ xin tôi về Đà Nẵng mua vàng hương, gạch xi măng ra
cho họ xây miếu thờ. Họ còn nói là có hai con ma nữ, một tóc dài, một
tóc quăn mỗi đêm về thăm mấy anh lính. Sáng ra anh nào xuống biển tắm
sớm là đêm trước ngủ với ma.
Hoàng Sa là một miệng núi lửa đã tắt. Lòng chảo chỉ sâu chừng 30 mét, cá nhiều vô kể, ốc tai tượng to bằng cái bàn. Cá đuối to bằng cái chiếu to, đuôi cá to như cái cột. Trên Banc de Corailles chim hải âu đậu xuống đẻ trứng, khi chúng bay lên che cả mặt trời như đàm mây. Con vít cũng lên đây đẻ trứng, ban đêm sách đèn đi lật ngửa nó lên và hốt trứng. Thịt vít ngon như thịt gà, trứng cũng ngon. Đừng ăn thịt đồi mồi mà cả tầu 402 nổi phong ngứa gần chết. Trứng hải âu có thể hốt một lúc cả 3000 trái, chiên hay luộc ăn cũng ngon nhưng hơi hôi thôi. Thịt hải âu thì tanh lắm.
Tôi có kéo 2 sà lan ra đảo Paracels đe khai thác phân bón ở đây năm 1959.
Trước
1974 lúc nào cũng có phi cơ Orion P3 cua HK bay trên đầu mỗi ngày. Vì
Trung Cộng biết Mỹ sẽ không can thiệp nên mới dám tấn công mình. Rất tiếc hỏa
lực của HQ 10 và tốc độ yếu nên bị thiệt hại nặng.
Xin vinh danh những anh hùng tử sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa và chia sẻ với quý chiến hữu vài kỷ niệm về Hoàng Sa và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo.
Xin vinh danh những anh hùng tử sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa và chia sẻ với quý chiến hữu vài kỷ niệm về Hoàng Sa và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo.
Trưởng Khối Quân Huấn BTL/HQVN
No comments:
Post a Comment