Đường Lưỡi Bò 9 đoạn do người Tàu vẽ bậy trên Biển |
Mỹ “Vung Gươm” Thách Thức Đường Lưỡi Bò Của Trung Quốc
Mỹ
đã khiến cộng đồng quốc tế bất ngờ khi lần đầu tiên công khai bác bỏ
yêu sách đường lưỡi bò hay còn gọi là đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển
Đông. Diễn biến này đã giúp củng cố thêm lập trường của các nước
đang có tranh chấp với Trung Quốc và mở màn cho một cuộc đấu pháp lý
mang tính quốc tế với Bắc Kinh liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông.
Washington
luôn khẳng định sự trung lập, không đứng về bên nào trong các cuộc
tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông đồng thời phản đối bất kỳ biện
pháp dùng vũ lực nào nhằm giải quyết tranh chấp. Mặc dù vẫn lên tiếng
chỉ trích và lên án những hành động hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc
trong các cuộc tranh chấp với một loạt nước láng giềng Đông Nam Á ở
Biển Đông nhưng Mỹ chưa bao giờ lên tiếng phản đối đường lưỡi bò phi lý
mà Bắc Kinh đưa ra nhằm đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông.
Tuy
nhiên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề Thái Bình Dương
và Đông Á – ông Daniel Russel hồi tuần trước đã chính thức phá bỏ lớp
vỏ mập mờ, nước đôi của Washington trong vấn đề Biển Đông khi ông này có
cuộc điều trần trước Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ.
Thứ
trưởng Russel tuyên bố, theo luật quốc tế, chủ quyền hàng hải ở Biển
Đông “phải được đưa ra dựa trên những đặc điểm trên đất liền” và rằng
bất kỳ đường 9 đoạn nào của Trung Quốc nhằm đòi chủ quyền hàng hải mà
không dựa trên các đặc điểm trên đất liền “đều không phù hợp với luật quốc tế”.
Ông
Russel phát biểu, cộng đồng quốc tế hoan nghênh việc Trung Quốc làm rõ
hoặc điều chỉnh đường 9 đoạn mà họ đưa ra để sao cho phù hợp với luật
biển quốc tế.
Không
giống như các nước khác, Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với khoảng 90% Biển
Đông và yêu sách chủ quyền đó không dựa vào các quần đảo hay bất kỳ đặc
điểm cụ thể nào mà là dựa vào một bản đồ lịch sử mà Trung Quốc chính
thức đệ trình lên Liên Hợp Quốc năm 2009.
Bản
đồ mà Trung Quốc đưa ra bao gồm một đường 9 đoạn tạo thành hình chữ U
kéo từ bờ biển phía đông Việt Nam đến phía bắc Indonesia và sau đó tiếp
tục kéo dài theo hướng bắc tiến tới bờ biển phía tây của Philippines.
Rất
nhiều các chuyên gia luật có uy tín của thế giới nhận xét yêu sách
đường 9 đoạn của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Ông
Jeffrey Bader – người từng là cố vấn cấp cao nhất của Tổng thống Barack
Obama trong vấn đề Trung Quốc, nhận định, với những phát biểu của Thứ
trưởng Russel tại phiên điều trần hồi tuần trước, Mỹ “đã lần đầu tiên
công khai lên tiếng khẳng định cái gọi là đường 9 đoạn đi ngược lại với
luật quốc tế”.
“Bằng
cách công khai bác bỏ đường 9 đoạn, Thứ trưởng Russel và chính quyền
Obama đã làm rõ quan điểm của họ một cách đúng đắn”, ông Bader, hiện là
một chuyên gia cấp cao của Viện Brookings ở Washington, đã nói như vậy.
Washington
đã khẳng định rõ ràng rằng, sự phản đối của họ là dựa trên “nguyên tắc,
trên luật pháp quốc tế chứ không chỉ là sự bác bỏ đơn thuần vì nó là
của Trung Quốc”, ông Bader nhấn mạnh.
Thanh Gươm Pháp Lý
Việc
Washington công khai bác bỏ đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) “là một điều
có ý nghĩa rất lớn. Nó chứng tỏ cách Mỹ sử dụng luật pháp quốc tế như là
thanh gươm để thách thức các hành động của Trung Quốc ở trong khu vực”,
ông Julian Ku – một giáo sư luật của trường Đại học Hofstra ở New York,
nhận xét.
Ông
Ku cũng đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước việc chính phủ Mỹ chưa bao giờ
thực sự công khai đưa ra một tuyên bố bác bỏ mạnh mẽ đường lưỡi bò của
Trung Quốc trước đây.
Tuyên
bố của Thứ trưởng Ngoại giao Russel “phù hợp với lập trường lâu nay của
chính phủ Mỹ về bản chất của các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải”.
Washington
đã luôn giữ một sự không rõ ràng nhất định về việc họ có đứng trung lập
trong vấn đề liên quan đến đường 9 đoạn của Trung Quốc nhưng ông Russel
đã chấm dứt sự mập mờ đó.
Theo
ông Bader, chính phủ Mỹ cũng nên làm rõ với các nước có tranh chấp khác
ở Biển Đông và cả các quốc gia Đông Nam Á khác như Singapore và Thái
Lan, về việc Washington mong họ công khai bác bỏ đường 9 đoạn của Trung
Quốc như Mỹ đã làm dựa trên luật pháp quốc tế.
“Mỹ
nên bảo đảm rằng, phương pháp tiến cận của họ không phải là đơn phương.
Trên thực tế không phải như vậy nhưng thỉnh thoảng, các nước khác vẫn
giữ im lặng hoặc bí mật ủng hộ quan điểm của Mỹ”, ông Bader cho biết.
Động
thái mới nhất của Mỹ sẽ đưa ra được một “lộ trình pháp lý” cho các nước
không có liên quan đến cuộc tranh chấp ở Biển Đông, chuyên gia Ku cho
hay. “Lập trường pháp lý của Mỹ hầu như không có gì gây tranh cãi nên nó
rất dễ được EU, Canada hay Australia thông qua” và những nước này không
ngại đối đầu với Trung Quốc.
Hiện
tại, Philippines đã chính thức thách thức tính pháp lý của yêu sách
đường lưỡi bò của Trung Quốc bằng việc đưa tranh chấp ở Biển Đông ra
giải quyết tại Liên Hợp Quốc.
Manila
đã đưa vụ tranh chấp ở Biển Đông ra toà án quốc tế từ cách đây một năm,
nói rằng đường 9 đoạn của Trung Quốc không dựa trên cơ sở luật pháp.
Kiệt Linh
US Rejects Legality of China’s Sea Claim
Manila,
Philippines — The United States government has, for the first time,
publicly rejected the legality of China’s “Nine-Dash Line” claim in the
South China Sea.
During
his testimony before Congress last week, US Assistant Secretary of
State for East Asian and Pacific Affairs Daniel Russel stated that under
international law, maritime claims in the South China Sea must be
derived from land features.
“Any
use of the ‘nine-dash line’ by China to claim maritime rights not based
on claimed land features would be inconsistent with international law,”
Russel said.
“The
international community would welcome China to clarify or adjust its
nine-dash line claim to bring it in accordance with the international
law of the sea,” he added.
The
nine-dash line, also known as the 9-dotted line or the “ox tongue”
line, represents the nine dashes that mark China’s claim to the entire
South China Sea which China officially submitted to the United Nations
only on May 7, 2009.
The
US government has never actually publicly stated this argument before
as it has reiterated that it takes no position on any sovereignty
disputes.
“I
think it is imperative that we be clear about what we mean when the
United States says that we take no position on competing claims to
sovereignty over disputed land features in the East China and South
China Seas,” said Russel. “First of all, we do take a strong position
with regard to behavior in connection with any claims: we firmly oppose
the use of intimidation, coercion or force to assert a territorial
claim. Second, we do take a strong position that maritime claims must
accord with customary international law.”
With
this statement from Russel, the US is now challenging China to try to
fit its Nine Dash Line into the legal framework created by the United
Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS).
On
Jan. 22, 2013, the Philippines filed a case against China over the
disputed West Philippine Sea before a United Nations-backed Arbitral
Tribunal under the 1982 UNCLOS which governs the world’s oceans. Both
countries are a signatory to UNCLOS.
The
purpose of the case is to halt Chinese incursions into the Philippines’
exclusive economic zone (EEZ) and to invalidate China’s nine-dash line
claim to the waters which the Philippines has repeatedly described as an
“excessive declaration” of maritime territory.
China,
however, refused to participate in the proceedings from the outset,
asserting its “indisputable sovereignty” over most of the South China
Sea. It later responded on February 19 with a diplomatic note to the
Philippines rejecting any participation to the case. It instead
maintained that territorial disputes must be resolved bilaterally.
According
to maritime experts, clarification from China as to the legal basis for
its Nine Dash Line would be helpful, since it would shift the burden on
China to explain its legal position.
Moreover, the US government is also offering a legal roadmap for other countries that are not claimants in the region.
China Decries US Comments
BEIJING
(Reuters) – China has accused the United States of undermining peace
and development in the Asia-Pacific after a senior U. official said
concern was mounting over China’s claims in the South China Sea.
“These
actions are not constructive,” Hong Lei, a Chinese Foreign Ministry
spokesman, said in a statement issued late on Saturday.
“We
urge the US to hold a rational and fair attitude, so as to have a
constructive role in the peace and development of the region, and not
the opposite,” Lei said.
China,
the Philippines, Vietnam, Taiwan, Malaysia and Brunei all claim parts
of the sea that provides 10 percent of global fish catches and carries
$5 trillion in ship-borne trade.
China
claims about 90 percent of the 3.5 million square km South China Sea,
depicting what it sees as its area on maps with a so-called nine-dash
line, looping far out over the sea from south China.
Roy Mabasa
Manila Bulletin, February 12, 2014
http://www.vietthuc.org/2014/Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment