Trung Quốc tăng tốc bồi đắp các bãi đá ở Trường Sa và bao biện bằng giọng điệu phi lý, trong khi Mỹ, Nhật và các đồng minh cấp tập tập trận và tuần tra.
Trung
Quốc từ đầu năm tăng tốc bồi đắp và cải tạo 7 đá ở Trường Sa thuộc chủ
quyền Việt Nam. Nước này cũng đang mở rộng trái phép hai đảo Phú Lâm và
Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm giữ.
Báo
cáo thường niên của Ngũ Giác Đài hôm 8/5 cho rằng Trung Quốc mở rộng
diện tích tại tiền đồn họ chiếm gần 400 lần. Riêng trong 5 tháng qua,
tổng diện tích tại các tiền đồn trên Biển Đông tăng 4 lần, từ khoảng 2
km2 vào tháng 12 lên hơn 8 km2
Trung
Quốc tuyên bố sẽ sử dụng các đảo nhân tạo để cho mục đích dân
sự và cả "đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự của Trung Quốc". Đồ họa: The Diplomat
Trung
Quốc đang tăng cường xây dựng đường băng dài khoảng 3.000 m trên đá Chữ
Thập thuộc chủ quyền Việt Nam. Diện tích nơi này đã tăng hơn 11 lần và
bị biến thành "đảo" lớn nhất Trường Sa. Cảng và đường lăn tại nơi này đã
dần hình thành.
Đầu
năm 2015, trong vòng chưa đầy một tháng, truyền thông Trung Quốc liên
tiếp công bố hình ảnh binh sĩ luyện tập và các cơ sở quân sự tại đá Chữ
Thập. Các chuyên gia đánh giá động thái này cho thấy ý đồ khai thác,
kiểm soát thực tế cũng như tham vọng quân sự "lâu dài và nguy hiểm" của
Bắc Kinh ở Biển Đông. Ảnh: Digital Globe
Trung
Quốc có thể cũng đang chuẩn bị xây một đường băng trên bãi đá Subi,
tương đương với chiều dài trên đường băng ở đá Chữ Thập.
Hôm
11/5, Trung Quốc lần đầu tiết lộ cuộc sống của lính đồn trú tại Chữ
Thập, Gạc Ma và Subi, các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc
đã đánh chiếm và chiếm giữ trái phép của Việt Nam năm 1988. Đây là lần
đầu tiên Trung Quốc trực tiếp nêu tên các đá này khi nói về việc
cải tạo và xây dựng căn cứ đồn trú kiên cố. Ảnh: Xinhua
Trung
Quốc còn mời Mỹ sử dụng các cơ sở Bắc Kinh đang xây dựng ở Biển Đông
cho mục đích tìm kiếm cứu hộ trong "điều kiện thích hợp", nhưng Mỹ từ
chối đề nghị này và yêu cầu Bắc Kinh giải thích với các nước trong khu
vực về mục đích thực sự của hoạt động xây dựng, đồng thời yêu cầu Trung
Quốc chủ động dừng cải tạo đất.
Trung
Quốc hồi tháng 4 bắt đầu xây dựng các đảo nổi di động kích thước lớn,
có khả năng phục vụ cho mục đích quân sự trên Biển Đông. Những đảo này
khó bị đánh chìm và có thể di động, sẽ tránh được tầm tên lửa của đối
phương. Ảnh: Huang Bohai News
Tổng
công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cuối tháng 4 bắt đầu triển
khai giàn khoan nước sâu hiện đại Hưng Vượng đến Biển Đông, gần một năm
sau khi nước này hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: Sina
Mỹ
và Philippines cảnh báo Trung Quốc có thể đang tạo bàn đạp cho việc
thành lập Vùng Nhận dạng Phòng Không (ADIZ). "Hiện giờ, Trung Quốc
vẫn chưa tuyên bố ra, nhưng nước này về cơ bản đã thiết lập xong
bộ khung cho ADIZ", Richard Javad Heydarian, giảng viên quan hệ
quốc tế và khoa học chính trị, đại học De La Salle, Manila,
Philippines nhận định. Trong video, tàu khu
trục Trung Quốc gần bãi đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
hôm 19/4 dùng đèn chớp và sóng vô tuyến xua đuổi phi cơ Philippines khỏi
Biển Đông. Video: Reuters
Trung
Quốc còn tuyên bố "có quyền thiết lập ADIZ, và việc có lập ADIZ
hay không phụ thuộc vào an ninh vùng trời của chúng tôi có bị
đe dọa hay không và mức độ tới đâu". Ảnh: china.org
Malaysia
và Indonesia trước đây gần như đứng ngoài tranh chấp, nhưng hoạt động
của Trung Quốc trong khu vực đã khiến họ lo lắng. Bộ Quốc phòng Malaysia
đang tìm kiếm trợ giúp của Washington để đào tạo và phát triển lực
lượng cảnh sát biển dựa trên mô hình của Mỹ và hoan nghênh các cuộc tập
trận chung. Trong video, tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ tập trận trên
Biển Đông với Malaysia hôm 10/5. Video: US Navy
Indonesia
gần đây bắt đầu lo lắng về chủ quyền của quần đảo Natuna. Hải quân
Indonesian và Mỹ đã tiến hành bay tuần tra chung trên Biển Đông. Nước
này cũng có kế hoạch triển khai một số tàu ngầm mới mua của Hàn Quốc và
trực thăng vũ trang Apache tới gần các quần đảo mà họ cho rằng dễ bị
Trung Quốc xâm phạm.
Australia
lập tức yêu cầu Trung Quốc không thành lập Vùng nhận dạng Phòng không
trên Biển Đông và ưu tiên giảm căng thẳng ở khu vực này. Đại sứ
Australia tại ASEAN Simon Merrifield cho hay rất quan ngại việc Trung
Quốc đang cải tạo các đá ở Trường Sa.
Thủ
tướng Shinzo Abe hồi cuối tháng 4 bày tỏ mong muốn cung ứng nhiên liệu
và đạn dược cho các đơn vị Mỹ ở mọi nơi nếu Tokyo nhận thấy an ninh quốc
gia bị đe dọa. Điều này có nghĩa là Nhật Bản có khả năng can thiệp phi
chiến đấu tại Biển Đông, hỗ trợ hậu cần cho thỏa thuận phòng vệ của Mỹ
với Philippines. Mỹ hồi đầu tháng 4 cũng kêu gọi Nhật Bản mở rộng tuần
tra ra Biển Đông.
Tokyo
đang củng cố quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á, nhằm đóng góp vai
trò lớn hơn trong vấn đề an ninh Biển Đông, bởi lo ngại về nguy cơ
Trung Quốc thống trị đường hàng hải mà các tàu chở hàng của Nhật thường
qua lại. Philippines và Nhật Bản hôm 12/5 lần đầu tiên tập trận chung,
diễn ra cách Scarborough/Hoàng Nham, bãi cạn tranh chấp giữa Philippines
và Trung Quốc, chưa đầy 300 km. Ảnh: FT
Tổng
thống Philippines hôm 17/4 cảnh báo thế giới phải cảnh giác trước các
hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Để đối phó, Manila thắt chặt mối
quan hệ quốc phòng với đồng minh Mỹ. Washington đang xem xét việc triển
khai các thiết bị tiên tiến, gồm thiết bị không quân, hải quân đến
Philippines. Ngoại trưởng Philippines Rosario hôm qua đến Washington để
"xem mối quan hệ đối tác Mỹ - Philippines có thể thực hiện thêm điều
gì", nhằm ngăn Trung Quốc đang tìm cách chiếm Biển Đông.
Philippines
có ưu tiên hàng đầu là xây dựng một căn cứ hải quân ở ven biển phía tây
quốc đảo, đối diện quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng kế hoạch này
bị trì hoãn vì thiếu vốn. Ảnh: The Star
Đô
đốc hải quân Mỹ cáo buộc Bắc Kinh "đang tạo ra vạn lý trường thành cát"
trên Biển Đông. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 10/4 bày tỏ quan ngại
việc Trung Quốc "dùng sức mạnh và quy mô để bắt nạt nước nhỏ" trong
tranh chấp tại vùng biển này. Ảnh: Washington Post
Hạ
viện Mỹ trong tháng này dự kiến có phiên điều trần về tình hình Biển
Đông. Nhiều nghị sĩ và chuyên gia Mỹ, trong đó có ông John McCain
kêu gọi chính quyền xem lại các kế hoạch hợp tác an ninh với
Trung Quốc; rút lại lời mời Bắc Kinh tham dự cuộc tập trận chung hải
quân lớn nhất thế giới RIMPAC năm 2016.
Phát
ngôn viên Trung Quốc Hoa Xuân Doanh sau đó dẫn lại lời ông Obama để
phản bác: "Lãnh đạo Mỹ nói về 'quy mô và sức mạnh' của Trung Quốc nhưng
tôi nghĩ mọi người có thể thấy ai mới là người có quy mô và sức mạnh lớn
nhất trên thế giới", và vẫn giữ quan điểm chỉ giải quyết song phương
vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Trên
thực địa, tàu chiến Mỹ USS Fort Worth hôm 11/5 lần đâu tiên tiến gần
các đảo Trung Quốc đang xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa. Mỹ đang
cân nhắc đề xuất điều máy bay và tàu hải quân đến trong phạm vi 12 hải
lý quanh những bãi đá Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: US Pacific Fleet
Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry cuối tuần này dự kiến tới Bắc Kinh và một quan
chức ngoại giao cho biết ông sẽ khiến các lãnh đạo Trung Quốc "không còn
hoài nghi" về cam kết đảm bảo tự do hàng hải và hàng không của Mỹ ở
Biển Đông.
No comments:
Post a Comment