Friday, May 8, 2015

Ngày Anzac Day Tại Thành Phố Dadenong, Vitoria, Australia


     
ANZAC Day (Ngày ANZAC) là một ngày lễ lớn và có lẽ quan trọng nhất của nước Úc và Tân Tây Lan. ANZAC Day được tổ chức hàng năm vào ngày 25/04 để đánh dấu ngày mà quân đội Úc và Tân Tây Lan mở một trân đánh lớn trong Thế Chiến Thứ Nhất (25/04/1915), đó là cuộc đổ bộ lên bán đảo Gallipoli (Thổ Nhĩ Kỳ) với con số thương vong lên đến hàng ngàn binh sĩ. Một năm sau đó (1916) ngày 25/04 đã được chính thức gọi là ANZAC Day (ANZAC là chữ viết tắt của "Australian and New Zealand Army Corps") để tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc đổ bộ lên bán đảo Gallipoli. Vào năm 1917 ý nghĩa của ANZAC Day được nới rộng thành ngày Tưởng niệm dành cho tất cả các chiến sĩ Úc và Tân Tây Lan đã hy sinh trong cuộc chiến. Vào năm 1920, ANZAC Day trở thành một ngày quốc lễ chiến sĩ trận vong. Kể từ đó các lễ nghi tưởng niệm chiến sĩ trận vong đã trở thành truyền thống.

Theo truyền thống, ANZAC Day bắt đầu bằng một buổi lễ Hừng Đông (Dawn Service) được cử hành vào lúc trời mờ mờ rạng sáng, rồi sau đó là cuộc diễn hành gồm có các chiến binh, cựu chiến binh thuộc mọi quân, binh chủng, các thiếu sinh quân và các hậu duệ. Tại sao lại có mặt các hậu duệ? Theo thời gian, các vị cựu chiến binh "mờ dần" đi (Old soldiers never die they just fade away), do đó các hậu duệ có mặt trong đoàn diễn hành là để tiếp bước cha ông giữ gìn những di sản, truyền thống, giá trị lịch sử và tinh thần của ANZAC Day.

Hàng năm vào ngày này, Cộng đồng Người Việt Victoria tham gia Lễ tưởng niệm tại 2 địa điểm - Hội CQN QLVNCH/VIC tham dự cuộc diễn hành ở tại trung tâm Melbourne, còn CĐNVTD/VIC cùng đồng bào thì dự lễ tại thành phố Dandenong, nơi có tượng đài Chiến Sĩ Úc-Việt. ANZAC Day năm nay là một ngày lễ trọng đại đối với Úc và Cộng đồng Người Việt Tự Do vì năm 2015 là mốc thời gian đánh dấu 100 năm ANZAC Day đồng thời cũng là 40 năm Ngày Quốc Hận, 40 năm định cư của Người Việt trên các đất nước tự do, và 10 năm thành lập tượng đài Chiến Sĩ Úc Việt tại Hội Quán RSL Dandenong.

Buổi lễ được các đội thiếu sinh lục quân và hải quân dàn chào, làm Lễ Thượng kỳ và lính gác danh dự ở bốn góc của tượng đài Chiến Sĩ Úc-Việt. Điều khiển chương trình là hai gương mặt trẻ trung, cô Đan Thanh và anh Andrew Nguyễn (PCT Ngoại Vụ CĐNVTD/VIC). Sau nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt, một phút mặc niệm và chào mừng quan khách, ông Nguyễn văn Bon cử hành buổi lễ tưởng niệm chiến sĩ trận vong dưới chân tượng đài theo nghi thức truyền thống - dâng hương, hoa quả, rượu trà và đọc điếu văn - trong một bầu không khí thật trang nghiêm.

Sau đó, ông John Wells (Chủ Tịch Hội Quán RSL Dandenong) ngõ lời chào đón mọi người như là các vị thượng khách vì đối với ông những ai đã đến tham dự buổi lễ ANZAC Day đều được ông xem là những "VIP's", là "Honoured guests". Ông kêu gọi mọi người hãy dành một vài phút để hồi tưởng về mình, về con người của mình trong quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai. Rồi ông nói tiếp về sự gắn bó giữa hai cộng đồng và tinh thần huynh đệ chi binh giữa hai quân đội Úc-Việt (trong cuộc chiến Việt Nam), đó cũng là thông điệp của tượng đài, của ANZAC Day - Side by Side!

Tiếp theo là sự bày tỏ cảm nghĩ của các vị dân cử -

- Bà Gabrielle Williams, Dân Biểu vùng Dandenong và đại diện cho Thủ Hiến tiểu bang Victoria
- Ông Hong Lim, Dân Biểu của vùng Clarinda, đại diện cho ông Robin Scott Bộ Trưởng Bộ Đa Văn Hóa Sự Vụ
- Ông Alan Griffin, Dân Biểu vùng Bruce
- Bà Nina Springle, Thành Viện Hội Đồng Lập Pháp vùng South Eastern Metropolitan
- Ông Sean O'Reilly, Thị Trưởng thành phố Greater Dandenong

Sau khi nhắc đến sự hy sinh mạng sống hay một phần thân thể của quân đội Úc trong cuộc đổ bộ lên bán đảo Gallipoli, trong các cuộc chiến mà Úc tham dự, và gần đây nhất là cuộc chiến tại Việt Nam, các vị đã không quên chia sẽ về những sự mất mát, nghiệt ngã mà người dân Miền Nam Việt Nam đã phải hứng chịu sau khi Sài Gòn thất thủ. Và người dân Việt đã phải và vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi vì sự độc đoán, tàn ác, phi nhân của chế độ CSVN. Ngày nay, sau 40 năm định cư trên đất nước Úc, Cộng đồng Người Việt đã trở thành một Cộng đồng sắc tộc quan trọng trong xã hội đa văn hóa, những câu chuyện về cuộc hành trình đi tìm tự do và công cuộc tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam đã trở thành một phần trong những câu chuyện của chính đất nước Úc.

Kế tiếp, em Damien Nguyễn, thuộc thế hệ thứ 3, đã có đôi lời bày tỏ cảm nghĩ của tuổi trẻ về cuộc chiến tại Việt Nam. Qua hình ảnh của ông nội, một vị cố Đại Tá kỵ binh, và qua sự tìm hiểu về cuộc chiến tại Việt Nam, em đã bày tỏ ý nguyện gia nhập quân đội để phục vụ quốc gia, để bảo vệ mạng sống của những người dân lành, để bảo vệ cái đúng chống lại cái sai, để đòi hỏi quyền tự do cho con người,... Mặc dầu trở thành một người lính không là một hình ảnh lãng mạn như em nghĩ (that becoming a soldier is not the romantic notion I once thought) nhưng em vẫn luôn mang tâm nguyện muốn phục vụ [cộng đồng] (I want to serve) - xin xem bài phát biểu đính kèm bên dưới.

Sau đó, các toán cựu chiến binh, thiếu sinh quân, các Cộng đồng sắc tộc, hội đoàn, đoàn thể, ..., tập trung đứng theo đội hình để đi diễn hành. Lá Cờ Vàng lại có dịp tung bay trên bầu trời tự do cùng với những người lính hiên ngang trong bộ quân phục hào hùng năm xưa. Khởi hành từ hội quán RSL đoàn diễn hành đi qua một đoạn đường ngắn để đến tượng đài Chiến Sĩ Trận Vong (War Memorial) của thành Phố Dandenong. Tại đây, buổi lễ chính thức được long trọng cử hành theo tinh thần và truyền thống ANZAC Day với sự tham dự đông đảo của cư dân đia phương. Sau phần cầu nguyện, phát biểu của các quan khách là phần đặt vòng hoa tưởng niệm. Trời mưa lâm râm trong suốt buổi lễ, nhưng mọi người đều im lặng theo dõi, lắng nghe với một tấm lòng tôn kính và tưởng niệm sự hy sinh của bao người lính trong các cuộc chiến.

Xin hãy đừng bao giờ quên sự hy sinh của những người đã nằm xuống (Lest we forget).

Melbourne
25/04/2015

Một số hình ảnh của buổi lễ ANZAC Day tại RSL Dandenong

Một số hình ảnh của buổi lễ ANZAC Day tại War Memorial Dandenong


 

Buổi lễ ANZAC Day tại RSL Dandenong


























































































 
 
Buổi lễ ANZAC Day tại War Memorial Dandenong


















































































 
---
 
Phát biểu của Damien Nguyễn
Only the dead have seen the end of the war – George Santayana

My name is Damien Nguyen and I am the grandson of a Brigadier-General of the Army of the Republic of Vietnam.

Only last year, he died, and I never really got to know him.

This year marks the 40th Year of Settlement for the Vietnamese community in Australia and on a more personal level, a special year for me to reflect on my grandfather.

However, I am not the only one with a personal connection to the military. This year is also the 100th Year of ANZAC, and next year the 50th Year of the Vietnam War. All these memorable dates, place a great significance for anyone with a connection to the military.

When I was younger, I wanted to serve. I idealised the notion of the military. It was a romantic view, a view that put me in the right, and the “terrorists” in the wrong. I was going to serve to protect people. I wanted to help innocent civilians, and prevent further death and chaos.

I confess that I still have this view in my mind, but I am older now. More aware of how fragile life is, conscious of the grey that marks all wars and the heavy toll that any military action extracts from you. I’ve done my research and know that becoming a soldier is not the romantic notion I once thought.

But I still want to serve. I have plans to join the Australian Defence Force Army Reserves, where I aim to be an Officer.  I got my eye on the rank of Captain. But the real desire from within is to be a Special Forces Operator. Preferably with the SASR, the Special Air Service Regiment, which I know is one of the best in the world.

This desire to be a military man is because of the Vietnam Veterans.

One of my earliest encounters with the treatment that was given to Vietnam Veterans is the book called The Running Man by Michael Gerard Bauer. This book made a noticeable impression on me because it graphically detailed one of the most common mental disorders associated with war, Post Traumatic Stress Disorder.

Once labelled as “shell-shock” it is a mental disorder that leads to the mental destruction of so many Vietnam Veterans, including my grandfather. As many students of the Vietnam War would know, psychological testing for such a debilitating mental condition only really started when the Vietnam Veterans came home.

To touch on the subject of “home”, I would argue that no Vietnamese or Australian really came home after the Fall of Saigon in 1975. We, Vietnamese, were run out of our own country. Australians were not treated justly after the war ended and I suppose in many ways, the civilians and the combatants of the war were ostracised. Veterans were treated poorly, shunned by society. Vietnamese “boat people” were sent to detention centres, and integration into society took years of work.

This 40th Year Celebration or Anniversary is a testament to those “years of work” performed both by Veterans and the Civilian escapees of the Vietnam War. Today we show that we are as much a part of the Australian society as AFL or the Federation of Australia. It is thanks to the Vietnam Veterans that future soldiers will be treated with proper honour when they return from their tour of duty.

I would state a “hero’s” welcome, but I hesitate because in war, there really aren’t such things as heroes or villains. Both sides have reluctant soldiers, people who were forced to fight. There are commanding officers that demand too much, or sacrifice too much, just as there is comradeship among all brothers and sisters in arms, as much as there is tension between those who fight and those who do not.

In a lot of ways, the struggle to survive never ended after the Fall of Saigon. Vietnamese boat people had to face the challenge of learning a new language, picking up new skills, staying true to the spirit of the Vietnamese while also honouring the host country’s customs and values. It is not an easy task to balance learning English, a vastly confusing language with all its intricacies and strange ways, learning to make a new life and ensure that you do not buckle under the huge amount of stress, that comes from responsibilities to family, work and yourself.

To my father’s generation, I would like to thank everyone for their hard work so that the next generation of Vietnamese-Australians, those who were born here, could live easier.

This struggle also concerns the Vietnam Veterans who, after the sacrifices that were made during war and living through turmoil that spanned from survivor’s guilt to devastating actions that could only occur in a theatre of war, were cast aside. How you managed to earn the respect of a people who you thought you fought to protect, but now turned against you, without collapsing is truly a testament to your will. This willpower also enabled you to rise above the flawed views of the time, that the Vietnam War was unnecessary; that your sacrifices were lesser than previous wars and that the nation was ungrateful.

To counter these views took a long time. The public thought that peace could be achieved through peaceful means. They also thought that the war was the same as it was previously. They never understood the concept of “guerrilla” warfare or that sometimes the enemy would simply use the lull gathered through a false peace to attack, like during the TET Offensive.

Same Mud, Same Blood.

I think that phrase is appropriate for those who went survived the Vietnam War, whether you are a civilian or a veteran. Perhaps that is why the bond between the Vietnamese Community and the Vietnam Veterans is so strong, because we went through the same challenges not only during the war, but after as well.

Now, however, what is the current challenge that faces a group of people who have had 40 years of settlement in Australia?

It is the search for home.

I have lived all my life in Australia. I have never been overseas. I want to visit Vietnam. But an oppressive government stands in the way.

Vietnam is a popular tourist spot for Australians. So many people go there to appreciate the delights of Vietnamese cuisine, and the beautiful natural landscape. I know this, from what I have heard from those who have been and the documentaries I watch. But such a glittering facade is not what WE, the dispossessed, the displaced, and the veterans see.

The greatest challenge for the Vietnamese Community now, is the removal of the communist government in Vietnam. The stain that afflicts our fellow Vietnamese is what the Vietnam War was fought for. Brutality, oppression, poverty ... these are not signs of a country that is healthy. While Vietnam may never reach the prosperity and the abundance of Australia, it can be as FREE as Australia.

I want to serve, because I strongly believe that everyone has the right to be free. I want to fight and save people who have been denied the most basic of human rights.

This denial of the right to be free is why the Vietnam War is justified.

That is why the Vietnamese Community will always honour those 521 Australians who paid the ultimate sacrifice to allow us to use and have that basic human right.

To be free to us Vietnamese means that we can be Catholic, Buddhist or any religion we chose. We can walk the street without fear; we can exercise our ability to earn an honest day’s job without being levied huge taxes and to live our lives without fear. But this freedom is not only just understood by Vietnamese. Australians, South Koreans, Cambodian, New Zealand, Americans and Thai, all those who fought on the side of the South Vietnamese, understood this privilege, the beauty and the relief that come with being free.

To be free ... that is what makes Australia so special. Because each and every one of us is free.

That is why I want to serve.

That is why today, I want to thank every single person, Veteran and Civilian, every single survivor of the Vietnam War for allowing me to be here today, to express how I feel and to be free to do so.

Thank you.
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/4127-4127


TVQ chuyển

No comments: