HoangsaParacels: Những bức ảnh tuyên truyền cuả cộng sản Hà Nội chỉ lưà bịp được những người dân Tây Phương ngốc nghếch.
Là thành viên thế hệ sống qua cuộc chiến thường được biết với tên "chiến tranh Việt Nam", ký ức tôi còn lưu lại những hình ảnh đau buồn của cuộc chiến.
Sau này, khi lớn lên nhất là khi ra nước ngoài, tôi được xem khá nhiều những bức ảnh của các phóng viên nước ngoài chụp ở Việt Nam thời ấy.
Những bức ảnh rất sống động về nỗi gian truân của những người lính, những đau thương mất mát của người dân, sự thiệt hại của cả hai phía... không cần có lời bình phẩm, tự nó hùng hồn hơn bất kỳ bài diễn văn nào.
Tôi không nhớ gì nhiều về những bức ảnh cuộc chiến trên báo chí miền Bắc trừ những bức về vụ bỏ bom Hà Nội năm 1972 vì liên quan trực tiếp đến cuộc sống của tôi lúc đó.
Vì vậy, khi nghe có Triển lãm ảnh Phóng viên chiến trường ở L'Espace, nhân đang ở Việt Nam, tôi liền đi xem ngay.
Vẫn chỉ là tuyên truyền
Đến nơi tôi khá thất vọng.
Các bức ảnh khác hẳn những bức ảnh quen thuộc trên báo chí nước ngoài mà tôi đã từng xem.
Những bức ảnh chụp các chiến sĩ miền Bắc đang hăng hái hành quân, vui vẻ đọc thư nhà.., không cho thấy bản chất khốc liệt của cuộc chiến.
Những bức ảnh chụp dân quân địa phương, các cụ già bên khẩu pháo (thật khó tin các cụ có thể bắn rơi máy bay tối tân hiện đại của Mỹ, nhất là sau khi nghe kể những thất bại của tên lửa Liên Xô), các cô gái trẻ măng mang súng làm người xem rưng rưng lo cho các cô thay vì khâm phục lòng dũng cảm của họ.
Không có hình ảnh của người bên kia chiến tuyến trừ một vài bức chụp tù binh Mỹ với gương mặt vô cảm.
Bức duy nhất có đả động đến người lính Nam Việt Nam là bức chụp hai người lính Bắc Việt vượt qua một xác chết không rõ mặt với tiêu đề kỳ lạ và phản cảm:
"Bộ đội Việt nam băng qua xác một người lính Nam Việt Nam khi tấn công Đồi Không tên".
Nhiếp ảnh gia muốn nói gì qua tiêu đề ấy?
Tôi gặp ông đang rất vui vẻ giữa vòng vây của báo chí. Nhìn mặt ông có thể thấy sự thoả mãn vì đã lâu mới lại được làm tâm điểm của sự chú ý. Khi tôi hỏi ông, xem lại những tấm ảnh này ông vui hay buồn.
Là thành viên thế hệ sống qua cuộc chiến thường được biết với tên "chiến tranh Việt Nam", ký ức tôi còn lưu lại những hình ảnh đau buồn của cuộc chiến.
Sau này, khi lớn lên nhất là khi ra nước ngoài, tôi được xem khá nhiều những bức ảnh của các phóng viên nước ngoài chụp ở Việt Nam thời ấy.
Những bức ảnh rất sống động về nỗi gian truân của những người lính, những đau thương mất mát của người dân, sự thiệt hại của cả hai phía... không cần có lời bình phẩm, tự nó hùng hồn hơn bất kỳ bài diễn văn nào.
Tôi không nhớ gì nhiều về những bức ảnh cuộc chiến trên báo chí miền Bắc trừ những bức về vụ bỏ bom Hà Nội năm 1972 vì liên quan trực tiếp đến cuộc sống của tôi lúc đó.
Vì vậy, khi nghe có Triển lãm ảnh Phóng viên chiến trường ở L'Espace, nhân đang ở Việt Nam, tôi liền đi xem ngay.
Vẫn chỉ là tuyên truyền
Đến nơi tôi khá thất vọng.
Các bức ảnh khác hẳn những bức ảnh quen thuộc trên báo chí nước ngoài mà tôi đã từng xem.
Những bức ảnh chụp các chiến sĩ miền Bắc đang hăng hái hành quân, vui vẻ đọc thư nhà.., không cho thấy bản chất khốc liệt của cuộc chiến.
Các cô du kích này đóng trò rất giỏi |
Những bức ảnh chụp dân quân địa phương, các cụ già bên khẩu pháo (thật khó tin các cụ có thể bắn rơi máy bay tối tân hiện đại của Mỹ, nhất là sau khi nghe kể những thất bại của tên lửa Liên Xô), các cô gái trẻ măng mang súng làm người xem rưng rưng lo cho các cô thay vì khâm phục lòng dũng cảm của họ.
Không có hình ảnh của người bên kia chiến tuyến trừ một vài bức chụp tù binh Mỹ với gương mặt vô cảm.
Bức duy nhất có đả động đến người lính Nam Việt Nam là bức chụp hai người lính Bắc Việt vượt qua một xác chết không rõ mặt với tiêu đề kỳ lạ và phản cảm:
"Bộ đội Việt nam băng qua xác một người lính Nam Việt Nam khi tấn công Đồi Không tên".
Nhiếp ảnh gia muốn nói gì qua tiêu đề ấy?
Tôi gặp ông đang rất vui vẻ giữa vòng vây của báo chí. Nhìn mặt ông có thể thấy sự thoả mãn vì đã lâu mới lại được làm tâm điểm của sự chú ý. Khi tôi hỏi ông, xem lại những tấm ảnh này ông vui hay buồn.
Bộ đội 'băng qua xác người' Ông bảo: "Ông buồn vì nghĩ đến những người bạn đã không trở về nhưng rất vui vì miền Bắc đã chiến thắng."
Tôi hỏi ông thấy chiến thắng với giá ấy có đáng không thì ông hăng hái bảo đáng chứ. Khi thấy tôi không hưởng ứng, ông lẵng nhẵng đi theo tôi bảo tôi đừng ăn phải bả của hải ngoại, lính Mỹ không tốt như hình ảnh ở các đô thị đâu mà rất độc ác.
Tôi bảo ông tôi là người chứng kiến cuộc chiến, sao ông lại nghĩ tôi phải bị ai xúi bẩy mà không nghĩ tôi tự nhận thức được?
Ông bảo là tôi cũng như con cái ông ở nhà, đọc tin trên Internet rồi đến bố mình cũng không tin, Internet quá độc hại vì toàn tin của "bọn hải ngoại".
Đến nước này thì tôi chán quá, hỏi ngược lại ông:
"Thế sao ông không tự hỏi, vì sao con ông sống với ông cả đời, gặp ông hàng ngày mà lại đi tin những người chưa bao giờ gặp mặt?"
Ông giận dữ trợn mắt nhìn tôi rồi bỏ đi.
Hai ngày sau L'Espace tổ chức Toạ đàm về Triển lãm này với sự có mặt của phóng viên chiến trường cả hai phía và chủ toạ là một nữ nhà báo độc lập.
Một phóng viên đã hỏi ông:
"Cuộc chiến đã lùi xa 40 năm, vậy có nên hằng năm, cứ đến ngày 30/4, lại tuyên truyền rầm rộ về cuộc chiến này nữa hay không, khi mà rất nhiều người ở miền Nam Việt Nam (hiện nay ở nước ngoài, hay trong nước) sẽ bị tổn thương?"
Ông hăng hái trả lời: "tuyên truyền như vậy vẫn còn ít, cần phải tuyên truyền nhiều hơn nữa".
Cuộc toạ đàm đã biến thành cuộc tranh luận căng thẳng giữa các phóng viên chiến trường và cử toạ.
Kết thúc toạ đàm, ông Patrick Chauvel - một phóng viên độc lập nổi tiếng nói một câu chí lý và chua chát:
"Có lẽ cần phải qua một vài thế hệ nữa, để người Việt Nam đưa ngày 30/4 trở về bình thường, và khi đó, ước vọng hòa giải, hòa hợp dân tộc Việt mới thành hiện thực"!
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Sveta Nguyen, gửi tới BBC từ Hà Nội.
Sveta Nguyễn Gửi tới BBC từ Hà Nội
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2015/05/150430_war_photos_questions_feelings
Tôi hỏi ông thấy chiến thắng với giá ấy có đáng không thì ông hăng hái bảo đáng chứ. Khi thấy tôi không hưởng ứng, ông lẵng nhẵng đi theo tôi bảo tôi đừng ăn phải bả của hải ngoại, lính Mỹ không tốt như hình ảnh ở các đô thị đâu mà rất độc ác.
Tôi bảo ông tôi là người chứng kiến cuộc chiến, sao ông lại nghĩ tôi phải bị ai xúi bẩy mà không nghĩ tôi tự nhận thức được?
Ông bảo là tôi cũng như con cái ông ở nhà, đọc tin trên Internet rồi đến bố mình cũng không tin, Internet quá độc hại vì toàn tin của "bọn hải ngoại".
Đến nước này thì tôi chán quá, hỏi ngược lại ông:
"Thế sao ông không tự hỏi, vì sao con ông sống với ông cả đời, gặp ông hàng ngày mà lại đi tin những người chưa bao giờ gặp mặt?"
Ông giận dữ trợn mắt nhìn tôi rồi bỏ đi.
Hai ngày sau L'Espace tổ chức Toạ đàm về Triển lãm này với sự có mặt của phóng viên chiến trường cả hai phía và chủ toạ là một nữ nhà báo độc lập.
Một phóng viên đã hỏi ông:
"Cuộc chiến đã lùi xa 40 năm, vậy có nên hằng năm, cứ đến ngày 30/4, lại tuyên truyền rầm rộ về cuộc chiến này nữa hay không, khi mà rất nhiều người ở miền Nam Việt Nam (hiện nay ở nước ngoài, hay trong nước) sẽ bị tổn thương?"
Ông hăng hái trả lời: "tuyên truyền như vậy vẫn còn ít, cần phải tuyên truyền nhiều hơn nữa".
Cuộc toạ đàm đã biến thành cuộc tranh luận căng thẳng giữa các phóng viên chiến trường và cử toạ.
Kết thúc toạ đàm, ông Patrick Chauvel - một phóng viên độc lập nổi tiếng nói một câu chí lý và chua chát:
"Có lẽ cần phải qua một vài thế hệ nữa, để người Việt Nam đưa ngày 30/4 trở về bình thường, và khi đó, ước vọng hòa giải, hòa hợp dân tộc Việt mới thành hiện thực"!
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Sveta Nguyen, gửi tới BBC từ Hà Nội.
Sveta Nguyễn Gửi tới BBC từ Hà Nội
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2015/05/150430_war_photos_questions_feelings
No comments:
Post a Comment