Saturday, May 2, 2015

Vì sao Mỹ-Nhật quyết không để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông?

Biển Đông được Nhật và Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác xem là thủy lộ thiết yếu cho các hoạt động thương mại quốc tế. Nếu để Trung Quốc kiểm soát thì đồng nghĩa họ sẽ làm chủ giao thương và kiểm soát các nguồn tài nguyên của thế giới.                


Tổng thống Barack Obama (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Nhà Trắng hôm 28/4/2015

Hiện tại hơn 90% những sản phẩm lưu hành trên thế giới đều được chuyển từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng bằng đường biển. Một báo cáo gần đây của Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) đã nêu ra những con số cụ thể: nội trong năm 2010, gần tám triệu rưỡi tỷ tấn hàng – tương đương gần một nửa tổng khối lượng chuyên chở hàng hóa toàn thế giới, đã được vận chuyển qua Biển Đông.

Vùng biển này là nơi, năm ngoái 79 tỷ USD hàng của Mỹ được xuất khẩu ra thế giới và 127 tỷ hàng nhập vào Mỹ đi qua khu vực này. Căng thẳng tại Biển Đông đang khiến nhiều nhà nghiên cứu lo ngại trong trường hợp xảy ra xung đột, tuyến đường huyết mạch của các hoạt động giao thương quốc tế này bị gián đoạn. Bên cạnh những đe dọa về mặt chiến lược và quân sự, còn phải kể đến những hậu quả tai hại về tài chính đối toàn cầu. Trung Quốc nhà vô dịch về thương mại của thế giới sẽ là nạn nhân đầu tiên.

Biển Đông nằm trên tuyến huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, nối liên châu Âu vớichâu Á, Trung Đông với châu Á. Nhiều tuyến vận tải đường biển quan trọng trên thế giới như tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Suez, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribê hay Đông Á đi Úc, Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á đều liên quan đến Biển Đông.

Biển Đông là một trong những nơi có các hoạt động qua lại nhộn nhịp nhất trên thế giới. Các quốc gia cận duyên, lại là những cột trụ thương mại toàn cầu. Đây cũng là nơi có những hải cảng quan trọng vào bậc nhất như cảng Singapore hay Hồng Kông.

Valérie Niquet, Giám đốc đặc trách khu vực châu Á thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược của Pháp phân tích về tầm mức quan trọng trên bàn cờ thương mại quốc tế của Biển Đông: “Một phần lớn giao thương quốc tế phải đi qua Biển Đông đơn giản là vì các cường quốc thương mại của thế giới đều ở cả trong khu vực này. Tôi muốn nói tới Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các luồng giao thương đó một phần lớn là để chuyển hàng xuất khẩu của châu Á sang châu Âu, tới các nước phương Tây, các nước Arập và kể cả châu Phi.

Ngược lại thì nguyên và nhiên liệu của thế giới cũng phải đổ về châu Á. Cần nhắc lại là hơn 80% năng lượng mà Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản nhập vào bắt buộc phải đi qua Biển Đông. Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc đều là những nền kinh tế lấy xuất khẩu làm trụ cột. Rõ ràng Biển Đông là một mắt xích hết sức quan trọng của thương mại quốc tế. Như vậy trong trường hợp xảy ra xung đột, hậu quả tai hại nhất, trước hết là tài chính, kinh tế.

Tuy nhiên, các hoạt động mậu dịch toàn cầu sẽ không bị gián đoạn. May mắn thay là chúng ta có một vài tuyến đường khác, chẳng hạn như là đi vòng qua nước Úc. Đương nhiên là lộ trình đó dài hơn và tốn kém hơn.

Bên cạnh đó một hậu quả tai hại khác là về phương diện tâm lý trước những lo ngại xung đột diễn ra ở khu vực hiện nay đang phát triển nhất, đang có tỷ lệ tăng trưởng vững chắc nhất và lại là đầu tàu kinh tế của thế giới. Khi đó những tác hại kèm theo, tôi nghĩ là sẽ rất nghiêm trọng”.

“Làm chủ được biển cả, là làm chủ được giao thương. Kiểm soát được giao thương là làm chủ được các nguồn tài nguyên của thế giới”. Đó là chủ thuyết đã được chính trị gia người Anh, Sir Walter Raleigh, đưa ra từ thế kỷ thứ 16-17.

Chính việc Biển Đông quan trọng đối với giao thương quốc tế cho nên Mỹ và Nhật (cường quốc số 1 và 3 thế giới) không thể để Trung Quốc (vừa lên hạng hai) độc chiếm thủy lộ huyết mạch này.

Ngày 29/4, nhân chuyến thăm Washington của Thủ tướng Ahinzo Abe, Lực lượng Phòng vệ Nhật nói rằng họ đang xem xét khả năng tham gia các cuộc tuần tra trên không với Mỹ ở Biển Đông để đối phó với hành động xác quyết chủ quyền ngày càng quyết liệt của Trung Quốc ở vùng này. Các quan chức quốc phòng ở Tokyo cho rằng nếu không có hành động gì, Trung Quốc sẽ kiểm soát vùng phòng không ở Biển Đông, ngõ giao thương hàng hải quan trọng đối với thế giới nói chung và đối với Nhật nói riêng.

Lực lượng Phòng vệ Nhật cho hay các phi vụ trinh sát Biển Đông sẽ được thực hiện trên khu vực mà Trung Quốc đang đẩy mạnh các công trình cải tạo đất, xây đảo, để thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế vùng biển này. Nếu được thực hiện, kế hoạch của Mỹ và Nhật Bản sẽ làm cho Bắc Kinh phẫn nộ.
H.Phan (Năng lượng Mới)
quehuongngaymai.com

TVQ chuyển 

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Chuyện Bên Lề Một Thủy thủ già sau khi dự lễ 51 Năm Hoàng Sa mời các bạn về nhà hái ổi. Vừa mở cửa xuống xe ông b ỗng nạt:” ”Bình! ...