HoangsaParacels: Bài hát đầy tính Xã Hội chủ Nghĩa do một nhạc sĩ miền Nam sáng tác mà bây giờ Hà Nội mới cho phép hát. Trong khi đó cả miền Bắc chỉ sản xuất những bài ca sắt máu, đánh giết...đồng bào của mình. Hãy mau tỉnh ngộ.
Click:
Sau 41 năm, giai điệu của ca khúc 'Ly Rượu Mừng' của nhạc sĩ Phạm Đình Chương mới được Hà Nội cấp phép hát trở lại trên quê hương.
Hôm 9/1, đại diện công ty Phương Nam Film xác nhận với BBC rằng họ sẽ phát hành ca khúc này trong album cùng tên nhân dịp Tết Bính Thân 2016. Bài hát sẽ do ca sĩ Quang Dũng và Phạm Thu Hà trình bày.
'Ly Rượu Mừng' là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929-1991).
Từ thập niên 1950, ca khúc này đã được nhiều thế hệ ca sĩ Việt Nam trình diễn tại Sài Gòn và sau 1975 trên sân khấu của các trung tâm băng đĩa hải ngoại.
'Ly Rượu Mừng' được trình bày đầu tiên do ban hợp ca Thăng Long ở Sài Gòn. Ban Thăng Long gồm bốn anh chị em Hoài Trung (Phạm Đình Viêm), Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Thái Hằng (Phạm Thị Quang Thái) và Thái Thanh (Phạm Thị Băng Thanh).
Đến nay, ca khúc này vẫn vang lên trong những ngày đón xuân của người Việt trên cả thế giới, chỉ riêng trong nước là không ‘được phép’ nghe.
Nhân sự kiện ca khúc Ly rượu mừng được chính thức hát tại Việt Nam, Phương Nam Film dự định làm thêm video clip đi kèm ca khúc để phát hành trên mạng cùng lúc ra mắt album.
Trong album Xuân 2016, Ly rượu mừng được thể hiện qua giọng ca của Quang Dũng và Phạm Thu Hà.
'Xuân khúc kinh điển'
Về thời điểm sáng tác của Ly rượu mừng, có tài liệu ghi là 1952, có nơi ghi là 1955.
Khi liên hệ với gia đình nhạc sĩ Phạm Đình Chương, Phương Nam Film được gia đình xác nhận thời điểm viết bài năm 1952, dựa theo quyển sách nhạc in tại Mỹ.
Có ý kiến lý giải sở dĩ 'Ly Rượu Mừng' trở thành ca khúc bất hủ là vì ca từ không chỉ chuyển tải lời chúc đầu năm mà còn thể hiện ước vọng “ngày mai sáng trời tự do” cho quê hương “máu xương thôi tuôn rơi”.
Trên website cá nhân, nhà thơ Du Tử Lê từng viết: “Tôi muốn gọi 'Ly Rượu Mừng' là xuân khúc kinh điển nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Tính chất 'kinh điển' hiểu theo nghĩa không một thành phần nào của xã hội bị bỏ quên. Và, một cách ý thức, tác giả, đã sắp lại bậc thang giá trị của các thành phần xã hội, với lòng trân trọng, biết ơn của mình.
Mỗi khi cùng nhau nâng 'Ly Rượu Mừng' dù ở thời điểm nào của vòng quay trái đất, cũng chính là lúc chúng ta cùng với tác giả, hân hoan cầu chúc “Nước non thanh bình. Muôn người hạnh phúc chan hòa…”.
Tôi nghĩ, đó là một cầu nguyện đời kiếp của dân tộc ta. Như sự hiện diện bất biến của tác giả ca khúc vậy.”
No comments:
Post a Comment