Nhìn thấy được sự thật phũ phàng mà lòng quặn đau....
Đọc bản tin “18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm mỗi năm” trong đó trích lời phát biểu của Jeremey Douglas, Trưởng đại diện khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tôi chợt nhớ đến phóng sự của một nhà báo Mỹ viết về cảnh các cô gái VN vừa mới lớn đang hành nghề mãi dâm trên trên đại lộ Sri Ayutthaya, thủ đô Bankok, Thái Lan đầu thập niên 1990..
Các em đều trong tuổi vị thành niên. Hầu hết chỉ mười sáu, mười bảy tuổi. Lẽ ra giờ này các em phải ngồi trong lớp học, học làm người phụ nữ VN, học chuyện thêu thùa, may vá, trông con và học cả chuyện yêu đương, đẹp như trăng khi tròn khi khuyết. Thế nhưng, nghèo đói đã xô đẩy em khỏi ngôi trường mà em yêu mến. Nghiệt ngã đã xua em ra khỏi vòng tay nuông chiều của mẹ. Lạc hậu đã xô em xuống giòng sông Chao Phraya nước đục quê người.
Đêm đó tôi viết bài thơ Người Con Gái Việt Nam Trên Đại Lộ Ayutthaya.
Những cô gái 16, 17 tuổi đứng trên đường Sri Ayuthaya ngày đó bây giờ không còn nữa... Các em đã về đâu giữa một thành phố, mà nơi đó, theo thống kê của cơ quan AIDS Liên Hiệp Quốc, UNAIDS, 44 phần trăm gái mãi dâm mang trong người bịnh AIDS. Các em hoặc đã chết trong một trại AIDS ở Bangkok, ở Chiang Mai, hay nếu may mắn sống sót trở về được quê hương cũng chỉ để lây lất ở một góc tối nào đó trong chuỗi ngày tàn tạ của đời mình.
Mấy chục năm sau, chỗ của em đứng ngày xưa không phải vì em chết đi mà bỏ trống. Chiếc giường tre nơi em đã nằm chờ khách không phải vì em ra đi mà bỏ trống. Nơi em đứng năm xưa đã có một bàn chân Việt khác vừa đứng đó. Trên manh chiếu em nằm đã có người con gái Việt khác đang nằm. Sau 40 năm "độc lập, tự do, hạnh phúc" hàng ngàn con gái Việt Nam vẫn nối gót nhau đi làm thân gái khách.
Dưới đây là bài thơ khá dài Người Con Gái Việt Nam Trên Đại Lộ Ayutthaya. Nhạc sĩ Phan Ni Tấn phổ thành ca khúc và ca sĩ Đình Nguyên trình bày trong Đêm Thơ Nhạc Mẹ và Quê Hương tại Toronto.
NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM TRÊN ÐẠI LỘ
SRI AYUTTHAYA
Người con gái Việt Nam
Trên đại lộ Sri Ayutthaya, Bangkok
Em đứng đó một mình ôm mặt khóc
Như chợt nhớ ra đây không phải Sài Gòn
Mái tóc thu buồn
Mái tóc héo hon
Bay phơ phất giữa phố phường xa lạ
Mười sáu tuổi kiếp giang hồ chung chạ
Trôi lang thang như những bọt bèo
Ðất nước nghèo không giữ nổi chân em
Nên xứ người em làm thân gái khách
Tuổi của em như sao mai mới mọc
Ðẹp vô tư như những cánh lan rừng
Tuổi bắt đầu của một mùa xuân
Có hoa bướm tung tăng
Có một chút tình yêu nhẹ nhàng thơ mộng
Lẽ ra ngày này em đang ngồi trong lớp học
Học làm người phụ nữ Việt Nam
Học chuyện thêu thùa may vá trông con
Học cả chuyện yêu đương
Ðẹp như trăng khi tròn khi khuyết
Bỗng dưng hôm nay em mất hết
Mất cả tuổi thơ mất cả cuộc đời
Bangkok chiều nay mưa lất phất rơi
Có làm em nhớ Sài Gòn mưa tháng sáu
Nhớ con hẻm vào nhà em
Dường như lúc nào cũng tối
Nhớ mẹ già đôi mắt dõi mù tăm
Nhớ đám em thơ đang đứng mỏi mòn trông
Tin của chị từ phương nào biền biệt
Còn ở đấy cả một trời thương tiếc
Như ngàn năm mây trắng vẫn còn bay
Nhìn sông Chao Phraya nước đục chiều nay
Có làm em nhớ đến sông Nhà Bè
Nhớ những con lạch nhỏ
Ðầy những rong rêu rác rưới
Cống rãnh gập ghềnh
Nước vẫn một màu đen nhưng là nước của em
Sẽ không thể nào đen như thế mãi
Khi cố bập bẹ vài ba tiếng Thái
Có làm em nhớ thuở lên năm
Ba bảo em đánh vần hai chữ Việt Nam
Em cố gắng năm lần bảy lượt
Nhưng cuối cùng dù sao em nói được
Mẹ thưởng em bằng những chiếc hôn nồng
Ba mỉm cười hy vọng chảy mênh mông
Ánh lửa tương lai đã bắt đầu nhen nhúm
Ánh lửa ngày xưa
Cho ngày mai tươi sáng
Ðã tàn đi theo giông bão cuộc đời
Sau những lúc đau thương da thịt rã rời
Em có khóc một mình trong bóng tối
Mỗi giọt lệ sẽ mang màu sám hối
Mỗi lời rên chôn giấu những ăn năn
Tóc thu buồn như những sợi oan khiên
Trói lấy cuộc đời em nghiệt ngã
Về đâu em chiều nay trên đất lạ
Về đâu em mưa gió phủ đầy sông
Người con gái Việt Nam trên đại lộ Sri Ayutthaya
Ðang nhắm mắt nhìn đời trôi vô tận
Lịch sử Việt Nam
Vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận
Nhưng chưa bao giờ đen tối hơn hôm nay
Ông cha ta có khi phải xuống biển tìm ngọc trai
Lên non tìm ngà voi trầm hương châu báu
Có những lúc cả giòng sông thấm máu
Có nhiều khi xương trắng gởi rừng sâu
Nhưng chưa một lần trong bốn ngàn năm
Có những cô gái Việt Nam
Phải sang xứ người bán thân nuôi miệng
Tủi nhục nầy không bao giờ rửa sạch
Nỗi đau nầy không phải của riêng em
Mà của mọi người còn một chút lương tâm
Và còn biết thế nào là quốc nhục
Ðêm nay anh viết nốt bài thơ
Dẫu biết chẳng thể nào tới tay em được
Thơ của anh
Tâm sự của một người anh nhu nhược
Giữa muôn vạn khổ đau chỉ biết đứng nhìn
Lơ láo giữa chợ đời
Vết thương nặng trong tim
Anh vẫn ung dung như người khách lạ
Nước Mỹ ấm no làm anh quên tất cả
Quên bảy chục triệu đồng bào đang cảnh lầm than
Quên đám em thơ lưu lạc bốn phương ngàn
Quên cả chính anh với những đau thương thời thơ ấu
Ngày anh đi mang hờn căm nung nấu
Hẹn non sông một sớm sẽ quay về
Ðem thanh bình gieo rắc vạn trời quê
Ðem mạch sống ươm trên từng nắm đất
Giấc mộng ngày xưa
Dù anh không còn muốn nhắc
Vẫn lạnh lùng sống lại giữa đêm mơ
Anh đang khóc một mình
Hay đang khóc trong thơ
Không, chỉ hạt bụi vừa rơi vào trong mắt
Hạt bụi đó chính là đời em đã mất.
Trần Trung Đạo
DML chuyen
Đọc bản tin “18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm mỗi năm” trong đó trích lời phát biểu của Jeremey Douglas, Trưởng đại diện khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tôi chợt nhớ đến phóng sự của một nhà báo Mỹ viết về cảnh các cô gái VN vừa mới lớn đang hành nghề mãi dâm trên trên đại lộ Sri Ayutthaya, thủ đô Bankok, Thái Lan đầu thập niên 1990..
Các em đều trong tuổi vị thành niên. Hầu hết chỉ mười sáu, mười bảy tuổi. Lẽ ra giờ này các em phải ngồi trong lớp học, học làm người phụ nữ VN, học chuyện thêu thùa, may vá, trông con và học cả chuyện yêu đương, đẹp như trăng khi tròn khi khuyết. Thế nhưng, nghèo đói đã xô đẩy em khỏi ngôi trường mà em yêu mến. Nghiệt ngã đã xua em ra khỏi vòng tay nuông chiều của mẹ. Lạc hậu đã xô em xuống giòng sông Chao Phraya nước đục quê người.
Đêm đó tôi viết bài thơ Người Con Gái Việt Nam Trên Đại Lộ Ayutthaya.
Những cô gái 16, 17 tuổi đứng trên đường Sri Ayuthaya ngày đó bây giờ không còn nữa... Các em đã về đâu giữa một thành phố, mà nơi đó, theo thống kê của cơ quan AIDS Liên Hiệp Quốc, UNAIDS, 44 phần trăm gái mãi dâm mang trong người bịnh AIDS. Các em hoặc đã chết trong một trại AIDS ở Bangkok, ở Chiang Mai, hay nếu may mắn sống sót trở về được quê hương cũng chỉ để lây lất ở một góc tối nào đó trong chuỗi ngày tàn tạ của đời mình.
Mấy chục năm sau, chỗ của em đứng ngày xưa không phải vì em chết đi mà bỏ trống. Chiếc giường tre nơi em đã nằm chờ khách không phải vì em ra đi mà bỏ trống. Nơi em đứng năm xưa đã có một bàn chân Việt khác vừa đứng đó. Trên manh chiếu em nằm đã có người con gái Việt khác đang nằm. Sau 40 năm "độc lập, tự do, hạnh phúc" hàng ngàn con gái Việt Nam vẫn nối gót nhau đi làm thân gái khách.
Dưới đây là bài thơ khá dài Người Con Gái Việt Nam Trên Đại Lộ Ayutthaya. Nhạc sĩ Phan Ni Tấn phổ thành ca khúc và ca sĩ Đình Nguyên trình bày trong Đêm Thơ Nhạc Mẹ và Quê Hương tại Toronto.
NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM TRÊN ÐẠI LỘ
SRI AYUTTHAYA
Người con gái Việt Nam
Trên đại lộ Sri Ayutthaya, Bangkok
Em đứng đó một mình ôm mặt khóc
Như chợt nhớ ra đây không phải Sài Gòn
Mái tóc thu buồn
Mái tóc héo hon
Bay phơ phất giữa phố phường xa lạ
Mười sáu tuổi kiếp giang hồ chung chạ
Trôi lang thang như những bọt bèo
Ðất nước nghèo không giữ nổi chân em
Nên xứ người em làm thân gái khách
Tuổi của em như sao mai mới mọc
Ðẹp vô tư như những cánh lan rừng
Tuổi bắt đầu của một mùa xuân
Có hoa bướm tung tăng
Có một chút tình yêu nhẹ nhàng thơ mộng
Lẽ ra ngày này em đang ngồi trong lớp học
Học làm người phụ nữ Việt Nam
Học chuyện thêu thùa may vá trông con
Học cả chuyện yêu đương
Ðẹp như trăng khi tròn khi khuyết
Bỗng dưng hôm nay em mất hết
Mất cả tuổi thơ mất cả cuộc đời
Bangkok chiều nay mưa lất phất rơi
Có làm em nhớ Sài Gòn mưa tháng sáu
Nhớ con hẻm vào nhà em
Dường như lúc nào cũng tối
Nhớ mẹ già đôi mắt dõi mù tăm
Nhớ đám em thơ đang đứng mỏi mòn trông
Tin của chị từ phương nào biền biệt
Còn ở đấy cả một trời thương tiếc
Như ngàn năm mây trắng vẫn còn bay
Nhìn sông Chao Phraya nước đục chiều nay
Có làm em nhớ đến sông Nhà Bè
Nhớ những con lạch nhỏ
Ðầy những rong rêu rác rưới
Cống rãnh gập ghềnh
Nước vẫn một màu đen nhưng là nước của em
Sẽ không thể nào đen như thế mãi
Khi cố bập bẹ vài ba tiếng Thái
Có làm em nhớ thuở lên năm
Ba bảo em đánh vần hai chữ Việt Nam
Em cố gắng năm lần bảy lượt
Nhưng cuối cùng dù sao em nói được
Mẹ thưởng em bằng những chiếc hôn nồng
Ba mỉm cười hy vọng chảy mênh mông
Ánh lửa tương lai đã bắt đầu nhen nhúm
Ánh lửa ngày xưa
Cho ngày mai tươi sáng
Ðã tàn đi theo giông bão cuộc đời
Sau những lúc đau thương da thịt rã rời
Em có khóc một mình trong bóng tối
Mỗi giọt lệ sẽ mang màu sám hối
Mỗi lời rên chôn giấu những ăn năn
Tóc thu buồn như những sợi oan khiên
Trói lấy cuộc đời em nghiệt ngã
Về đâu em chiều nay trên đất lạ
Về đâu em mưa gió phủ đầy sông
Người con gái Việt Nam trên đại lộ Sri Ayutthaya
Ðang nhắm mắt nhìn đời trôi vô tận
Lịch sử Việt Nam
Vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận
Nhưng chưa bao giờ đen tối hơn hôm nay
Ông cha ta có khi phải xuống biển tìm ngọc trai
Lên non tìm ngà voi trầm hương châu báu
Có những lúc cả giòng sông thấm máu
Có nhiều khi xương trắng gởi rừng sâu
Nhưng chưa một lần trong bốn ngàn năm
Có những cô gái Việt Nam
Phải sang xứ người bán thân nuôi miệng
Tủi nhục nầy không bao giờ rửa sạch
Nỗi đau nầy không phải của riêng em
Mà của mọi người còn một chút lương tâm
Và còn biết thế nào là quốc nhục
Ðêm nay anh viết nốt bài thơ
Dẫu biết chẳng thể nào tới tay em được
Thơ của anh
Tâm sự của một người anh nhu nhược
Giữa muôn vạn khổ đau chỉ biết đứng nhìn
Lơ láo giữa chợ đời
Vết thương nặng trong tim
Anh vẫn ung dung như người khách lạ
Nước Mỹ ấm no làm anh quên tất cả
Quên bảy chục triệu đồng bào đang cảnh lầm than
Quên đám em thơ lưu lạc bốn phương ngàn
Quên cả chính anh với những đau thương thời thơ ấu
Ngày anh đi mang hờn căm nung nấu
Hẹn non sông một sớm sẽ quay về
Ðem thanh bình gieo rắc vạn trời quê
Ðem mạch sống ươm trên từng nắm đất
Giấc mộng ngày xưa
Dù anh không còn muốn nhắc
Vẫn lạnh lùng sống lại giữa đêm mơ
Anh đang khóc một mình
Hay đang khóc trong thơ
Không, chỉ hạt bụi vừa rơi vào trong mắt
Hạt bụi đó chính là đời em đã mất.
Trần Trung Đạo
DML chuyen
No comments:
Post a Comment