AFP-Đô đốc Harry Harris là người Mỹ có mẹ Nhật Bản, với Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Lực lượng vùng Đô đốc Harry Harris, có cha người Mỹ và mẹ Nhật Bản, vừa được đề cử làm đại sứ tại Úc.
Quyết định của Tổng thống Donald Trump cử ông Harris, người và nổi tiếng không ưa 'sự bành trướng của Trung Quốc' sang Úc làm đại sứ được báo khu vực chú ý.
Đài SBS của Úc bình luận ông Harry Harris là "người bạn của Úc và kẻ thù của Trung Quốc (Australian's friend, China's foe).
Trang Japan Times cũng có bài hoan nghênh tin này vì ông Harris nổi tiếng là cứng rắng với Bắc Hàn.
Thủ tướng Úc, Malcolm Turnbull vui mừng chào đón tin này trên Twitter và nói ông "hẹn gặp tân đại sứ".
Tuy nhiên, quyết định của Tổng thống Trump còn phải đợi Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua.
Dù phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng không bình luận tin này công khai, báo Trung Quốc gọi ông Harris là "diều hâu".
Một số báo Trung Quốc nói việc bổ nhiệm ông Harris làm đại sứ tại Úc là cách Hoa Kỳ dùng "quân sự, ngoại giao và các liên minh" để ngăn cản Trung Quốc.GETTY IMAGES Đô đốc Harry Harris từng chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương trước khi thăng chức lên làm Tư lệnh Khu vực Thái Bình Dương của Hoa Kỳ
Hồi đầu năm 2018, Đô đốc Harris phát biểu nói rằng Trung Quốc là "thế lực phá rối".
Ông cũng nhắc lại liên minh Mỹ - Úc hồi Thế chiến 2 để cho rằng "trong thế kỷ 21, hai nước này lại tiếp tục cùng sát cánh chống lại độc tài và áp bức".
Hiện nay, ông Harris đang chỉ huy "hạm đội hùng mạnh nhất thế giới" với 200 tàu, gồm 5 hàng không mẫu hạm, hai lữ đoàn Thủy quân lục chiến, và tổng cộng 46 nghìn quân, cùng 106 nghìn nhân viên.
Bị Bắc Kinh công kíchGETTY IMAGES Trung Quốc làm lễ kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Quân Giải phóng 1949-2017
Hồi tháng 8/2017, theo Washington Post, có tin Bắc Kinh bác bỏ tin rằng họ vận động để Hoa Kỳ sa thải ông Harry Harris, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương (PACOM).
Theo báo Mỹ và Nhật, trong thời gian ông Trump chuẩn bị nắm quyền, đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã lập ra kênh liên lạc với con rể ông Trump, Jared Kushner với sự trợ giúp của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger.
Vào tháng 5/2017, có tin từ văn phòng Kyodo News tại Bắc Kinh nói Trung Quốc yêu cầu ông Trump sai thải ông Harris, một tháng trước hội nghị thượng đỉnh Trump - Tập Cận Bình ở Mar-a-Lago.
Phía Trung Quốc không ưa thái độ cứng rắn của ông Harris với họ và hứa nếu đạt được điều đó, Bắc Kinh sẽ đáp lại bằng "sự trợ giúp không nói cụ thể" để giải quyết vấn đề Bắc Hàn.
Nhưng Trung Quốc đã bác bỏ có chuyện vận động và mặc cả như vậy, theo Washington Post.
Cả nhà hải quân
Sinh năm 1956 tại Yokosuka, ông có cha là sĩ quan hải quân Hoa Kỳ đóng ở Nhật Bản và mẹ là người Nhật.
Trang của Hải quân Hoa Kỳ gọi ông Harris là "người gốc Nhật (a native of Japan) nhưng lớn lên ở Mỹ".
Sau khi gia đình dọn về Mỹ, ông đi học tại Tennessee và Florida rồi cũng gia nhập Hải quân Hoa Kỳ, tốt nghiệp học viện Hải quân năm 1978.
Có bằng phi công quân sự và hàng nghìn giờ bay, ông cũng làm sĩ quan thông tin tại Ngũ Giác Đài trước khi phụ trách Hạm đội 6 đóng tại Ý, chuyên lo về châu Âu.
Ở cương vị này, ông cũng làm phó tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ vùng Bắc Phi và tham gia chiến dịch tại Libya.MALAYSIAN NAVY CHIEF--Hải quân Malaysia đưa ảnh trên Twitter cho thấy tàu USS McCain bị thủng một lỗ lớn bên sườn. Các sự cố liên tục này khiến Hải quân Mỹ phải miễn nhiệm Phó Đô Đốc Joseph Aucoin khỏi cương vị Tư lệnh Hạm đội 7.
Năm 2013 ông lên hàm đô đốc và phụ trách Hạm đội Thái Bình Dương, để sang năm 2014 làm Tư lệnh Lực lượng Mỹ toàn vùng Thái Bình Dương (Pacific Command).
Vợ ông, bà Brunhilde Bradley cũng tốt nghiệp học viện Hải quân và từng đồn trú tại Nhật Bản, Philippines và Đức trước khi về hưu.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43035295
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43035295
No comments:
Post a Comment