Some liberal Democrats are fighting back tears when discussing President Donald Trump’s travel ban on Muslims from seven nations.
But in 1975, leftist Dems went to great lengths to keep Vietnamese refugees (even orphans) out of the United States.
Nhiệm kỳ 2018-2020 tại phòng hội Little Saigon/SD ngày 18-3-2018
Ngày bầu cử là ngày Chủ Nhật, 25 tháng 3 năm 2018 tại các địa điểm như sau:
USS Carl Vinson Supercarrier Strike Group! Ultimate Flight Deck Operations compilation video! |
Trên con tàu Gepard 3.9 mệnh danh báo biển vừa mua quãng 120 - 160 triệu USD - Hiện đại nhất của hải quân Việt Nam, quân đội ta đã trình diễn một tác phong kỷ luật không thể nông dân hơn được. |
HỘI NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN TẠI NA UY
MỪNG XUÂN MẬU TUẤT 2018
TƯỞNG NIỆM BIẾN CỐ ĐẪM MÁU
TẾT MẬU THÂN 1968
Một buổi chiều nhạt nắng nhưng khá lạnh, nằm ở ngoại thành Oslo không khí đón mừng năm mới Mậu Tuất người người đổ về tấp nập. Đồng hương Việt tụ tập nơi đây để cùng nhau đón mùa Xuân mới. Tuy bên ngoài chẳng thấy gì là Xuân cả, nhìn chung quanh chỉ có tuyết với băng. Nhưng họ đến đây để ôn lại một kỷ niệm, một kỷ niệm thân thương như nguồn nước xuôi giòng lặng lẽ hầu mong lấp đầy sự trống trải trong tận cõi nội tâm.
Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Na Uy đáp ứng được nhu cầu tinh thần đó, cho nên ngày hôm nay, Thứ Bẩy, 24.02.2018 đã tổ chức một buổi Lễ Truyền Thống Tết Mậu Tuất 2018, tại Kjenn samfunnshus, Loorenskog. Nhân thể cũng thành tâm hướng lòng về ngày đau thương nhất của Huế, nay đã tròn 50 năm.
Đồng hương đã có mặt hồi 12 giờ trưa, nhất là các em nhỏ thi tài đầu năm qua các gian hàng bầu cua cá cọp, ném lon, kéo dây v.v... Các bậc phụ huynh cũng vui lây với con trẻ tìm vận hên đầu năm qua các trò chơi này.
Đúng 2 giờ chiều, trong hội trường chật ních người khiến Ban Tổ Chức (BTC) phải lo lắng số lượng đông ngoài dự trù. Tính ra sức chứa của hội trường với số ghế đã sắp sẵn 300. Nhưng cuối cùng các lối ra vào không còn chỗ trống vì không thẻ nào kê thêm ghế được nữa. Tính ra cũng xấp xỉ 500 người tham dự. Vì thế BTC phải nhiều lần lên tiếng cáo lỗi vì sự đông đảo ngoài sức tưởng tượng này.
Chương trình lễ được chia làm 2 phần riêng biệt:
- Lễ Tưởng Niệm biến cố đẫm máu Tết Mậu Thân 1968.
- Lễ đón mừng Tết Mậu Tuất 2018.
Buổi lễ hôm nay với 2 MC duyên dáng dẫn chương trình: Thanh Vy và Minh Hiệp. Lời đầu tiên Minh Hiệp ân cần nói:
"BTC cho biết ngày Tết Nguyên Đán bên quê nhà rơi vào đúng ngày 16 tháng 02 Tây Lịch, ngày đó cách đây khoảng 1 tuần. Nhưng vì lý do hôm nay HNVTN tại Vương quốc Na Uy mới có thời gian để tổ chức cho Cộng Đồng cùng vui Xuân mừng Tết. Lời đầu tiên Minh Hiệp rất vui khi được thấy sự hiện diện đông đủ quan khách tại đây. Xin hân hoan chào đón quý vị và kính chúc một buổi mừng Xuân cùng Cộng Đồng trong tinh thần vui vẻ, thân ái và hài hòa...".
Sau khi sơ lược chương trình lễ, Thanh Vy giới thiệu thành phần quan khách có mặt hôm nay:
. Đại diện Hội Cao Niên Người Việt Tị Nạn tại Na Uy, ông Nguyễn Văn Phương
. Đại diện Hội Ái Hữu Quân Cán Chính VNCH & Hậu Duệ, ông Đoàn Đôn
. Đại diện Chi hội Người Việt Tị Nạn Loorenskog, chị Nguyễn Huỳnh Phương
. Đại diện Nhóm Phượng Ca Oslo, chị Huỳnh Phi Thuyền
. Đặc biệt có vị khách phương xa, Giáo sư Tiến sĩ Tom Cato Seeberg và phu nhân đến từ thành phố Bergen.
Rồi Minh Hiệp nói thay Thanh Vy:
"Những hội đoàn chúng tôi vừa nêu, đó là những hội đoàn và cá nhân đã hỗ trợ chúng tôi trong buổi tổ chức ngày hôm nay. Ngoài ra chúng tôi cũng chắc chắn rằng, sẽ không nhiều hội đoàn khác, đại diện các nhóm sinh hoạt khác tại Na Uy, nhất là tại Oslo và các vùng phụ cận cũng có mặt trong buổi lễ ngày hôm nay. Chúng tôi xin hân hoan chào đón quý vị và ước mong được có dịp tiếp đón quý vị, chúng ta sẽ cùng hợp tác, cùng tổ chức những chương trình cho Cộng Đồng trong tương lai. Chúng tôi xin hân hoan chào đón quý vị" (tràng pháo tay nồng nhiệt đồng tình từ người tham dự).
Đến đây Thanh Vy có lời cáo lỗi:
"Con xin lỗi là quên giới thiệu Hội Phụ Nữ Vương Quốc Na Uy, cô Dương Hồng Anh!".
PHẦN 1: TƯỞNG NIỆM BIẾN CỐ ĐẪM MÁU TẾT MẬU THÂN 1968
Giờ này bức màn nhung phủ màu tang được từ từ kéo lên, như là cõi u buồn của môt nghĩa trang ẩn hiện những hồn ma bóng quế của Huế tang thương năm nào.
50 năm máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế. Tết Mậu Tuất năm nay vừa tròn 50 năm biến cố đẫm máu Tết Mậu Thân. Trong nỗi buồn chung của dân tộc, từ những gia đình có người thân bị thảm sát cho đến những ai may mắn sống sót trong cơn địa chấn Mậu Thân đều ít nhiều cùng mang tâm trạng bâng khuâng ngậm ngùi mặc dù thời gian đã trôi qua tròn nửa thế kỷ.
"Tím đen, xác rỉ nước vàng
Người tan nát mặt, họ hàng biết ai?
Chặt ngang cổ, bổ ngang vai
Đâm bàn tay thủng, kẽm gai xâm vào
Cọc tre xuyên đến đỉnh đầu
Cụm năm người chết, cụm xâu cả mười
Sình trương bao xác đứng ngồi
Máu me rùng rợn, rã rời, trơ xương
Mưa rơi ray rứt đoạn trường
Con thơ khóc mẹ, vợ thương khóc chồng
Mảnh nào nhận dạng bà, ông?
Mảnh nào rữa thối động lòng quật khai! (1)
Nghi thức chào quốc kỳ VNCH & Na Uy bắt đầu. Cùng lúc lễ đặt vòng hoa tưởng niệm biến cố thảm sát Tết Mậu Thân 1968, mọi người hướng lòng và cùng cầu nguyện cho những nạn nhân bị hung thần Cộng Sản giết chết một cách oan khiên tức tưởi. Cũng trong giờ phút linh thiêng này, 3 vị bô lão thành kính đốt 3 nén nhang khấn vái trước vong linh những đồng bào đã bị bức tử.
Lễ đặt vòng hoa để tưởng niệm biến cố Tết Mậu Thân 1968 đến với những vong hồn yên nghỉ trong các mồ chôn tập thể trang trọng diễn ra.
Trong lúc nhang đèn lập lòe cháy sáng thì Văn Tế Chiêu Hồn cũng linh hiển trổi lên:
"50 năm, nửa thế kỷ trôi qua
Mà vết thương đó, hôm nay còn đẫm máu
Lịch sử hằn sâu - đâu thể xóa nhòa
Cơn ác mộng bật run hồn Tổ Quốc
Lời van xin chìm tan trong biển khóc
Từng bàn tay tìm níu khoảng trời cao
Mẹ ôm con, nghẹn tiếng thét gào
Lưng quằn quại dưới mồ chôn tập thể
Con ngơ ngác máu trào chung mắt lệ
Cuốc xẻng nào đập nát tuổi thơ ngây?
Cha bị còng tay khi lang sói từng bầy
Đang đạp ngã - ngàn thây người xuống hố
Tình đồng bào - vùi chôn không nấm mộ
Giữa reo hò "Vì bác đảng muôn năm!"
Thầy giáo, học trò, co quắp ôm nằm
Chung đáy vực, tiếng kêu trời nghẹt thở
Chẳng hiểu vì sao - khi Tết về hoa nở
Lại tan đời ngày hưu chiến chưa qua
Loa tuyên truyền lời xảo quyệt gian ngoa
"Đi tảo mộ" - để phải đào chung hố chết
Lòng đất thâm u còn in dấu vết
Máu cằn khô ghi kiếp nạn oan dân
Cùng dòng giống Rồng Tiên, sao quỷ đỏ, hung thần
Gây ác sử, giết dân lành vô tội
Núi Ngự Bình, dòng Hương Giang nghẽn lối
Trời oan khiên thêm đỏ máu sao vàng
50 năm còn lại tiếng khóc than
Hồn Tổ Quốc choàng thêm tang trắng
Hôm nay, từ một phương xa - trong không gian vắng lặng
Chúng con xin nghiêng mình tưởng niệm mọi anh linh
Đã chết oan đúng 50 năm về trước
Xin linh hiển cùng về đây chứng giám..."
Phút mặc niệm với tiếng kèn chiêu hồn tử sĩ, để tưởng nhớ tiền nhân có công dựng nước và giữ nước. Các anh hùng liệt nữ đã hy sinh vì đại nghĩa dân tộc. Cho những người con Việt đã bỏ mình trên cuộc hành trình tìm tự do. Đặc biệt hôm nay tưởng niệm 50 năm biến cố đẫm máu Tết Mậu Thân, dành một phút mặc niệm cho những nạn nhân bị thảm sát tại Huế...
Cách đây đã 50 năm, đối với nhiều người, nhất là các thế hệ cha anh với niềm đau và những vết thương có lẽ vẫn chưa lành. Đặc biệt những người sanh ra và lớn lên tại Huế, hoặc những người đã cùng tham chiến tại mặt trận Cố đô Huế. Hôm nay cũng trong tinh thần tưởng niệm biến cố này anh Phạm Hoàng Minh, Hội trưởng Hội Người Việt Tị Nạn tại Na Uy và cũng là Trưởng BTC ngỏ đôi lời cùng quan khách.
Bằng một giọng chậm buồn từ tốn, Hoàng Minh thưa:
"Lời đầu tiên xin kính thưa các bậc trưởng thượng,
Thưa quý đồng hương,
Thưa các bạn trẻ,
Hôm nay, chúng ta tề tựu về đây để cùng nhau đón mừng Năm Mới. Có lẽ chúng ta khó tìm thấy ở đây một không khí Mùa Xuân, với những cánh hoa mai vàng nở rộ như ở quê nhà.
Chúng ta đến đây để tìm lại chút tình tự của quê hương, cội nguồn của dân tộc và nhất là cùng nhau hoài niệm, hầu tìm lại những hình ảnh và dư âm đẹp đẽ của những mùa Xuân cũ, khi quê hương chưa bị tướt đoạt bởi bọn người vô thần, vong bản...".
Đến đây Hoàng Minh bỗng đau đáu lòng:
"Trong nỗi hoài niệm ấy, các bậc cha chú ở đây, chắc không ai quên được cái Tết Mậu Thân năm 1968, một cái Tết thảm họa của dân tộc đã xảy ra cách đây đúng 50 năm, do bọn Cộng Sản man rợ gây ra. Đây cũng là chứng tích tội ác, một vết nhơ không chỉ trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn cho cả nhân loại..."
Phạm Hoàng Minh chợt nhớ đến lời cam kết hưu chiến giữa Sài Gòn quốc gia và Hà Nội cộng sản:
"Phản bội thỏa ước hưu chiến trong 36 giờ để toàn dân 2 miền Nam Bắc yên vui đón Tết. Đúng vào giờ giao thừa, khi mọi người đang tiễn năm cũ Đinh Mùi để đón mừng năm mới Mậu Thân, thì mật lệnh tổng tấn công của Hồ Chí Minh được đọc sang sảng trên đài phát thanh Hà Nội, truyền đến các đơn vị Cộng quân xâm nhập miền Nam. Mật lệnh ác độc này được ngụy trang bằng 4 câu thơ chúc Tết của họ Hồ:
'Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua
Thắng trận, tin vui khắp mọi nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên! toàn thắng ắt về ta'
Nhận được mật lệnh này, các đội quân CS Bắc Việt, nấp dưới danh nghĩa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đã nhiều tháng ém quân, đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam, đúng vào giờ giao thừa...".
Tuy bị tấn công bất ngờ, nhưng Hoàng Minh không ngớt lời ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của Quân lực VNCH:
"Việt Cộng âm mưu phản bội thỏa thuận hưu chiến, nhằm dành yếu tố bất ngờ. Nhưng hầu hết đều bị Quân lực VNCH anh dũng phản công tiêu diệt. Không những đám bộ đội 'sanh Bắc tử Nam' mà cả lực lượng nằm vùng của bọn chúng, đặc biệt nhiều năm ẩn trốn trong các hang ổ tại Sài Gòn đã bị tảo thanh tiêu diệt. Chỉ riêng chiến trường Huế, một địa điểm chính yếu trong toàn cuộc chiến đã diễn ra ác liệt và kéo dài đến 25 ngày đêm, bởi có nhiều tên đội lốt trí thức, thầy tu và Phật tử đắc lực tiếp tay với bọn CS, điển hình như các tên Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v... Khuya mùng một, rạng sáng mùng hai Tết Mậu Thân, tức ngày 31 tháng 01 năm 1968, Huế bắt đầu những ngày vui, nhưng bất ngờ chuyển thành ngưỡng cửa bước vào địa ngục, khi tiếng súng bỗng hòa theo tiếng pháo, để bắt đầu choàng những vành khăn sô cho Huế.
ĐỒ TỂ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Tuy bị tấn công vào giờ chót, nhưng Huế đã trở thành chiến trường tàn khốc nhất, dai dẳng nhất, bi thảm nhất. Huế đã nằm trong tay địch 25 ngày đêm liên tiếp. Khi quân lực VNCH cùng đồng minh Hoa Kỳ vãn hồi an bình cho Huế, dựng lại cờ VNCH trên kỳ đài Phú Văn Lâu ngày 22 tháng 02, Huế đã trải qua hơn 3 tuần lễ kinh hoàng...".
ĐỒ TỂ HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
Hoàng Minh nhắc đến cuộc tàn sát ghê rợn của đám tàn quân Bắc Bộ Phủ trước khi cho lệnh rút lui:
ĐỒ TỂ NGUYỄN ĐẮC XUÂN
"Trên bảy ngàn người dân đã bị thảm sát, để rồi từ đó về sau, cứ mỗi năm đến ngày Tết Nguyên Đán thì trở thành ngày đại giỗ của hàng vạn gia đình ở Cố đô Huế.
MA NỮ NGUYỄN THỊ ĐOAN TRINH
Kinh hoàng không dừng lại với hình ảnh của chiến tranh và âm thanh của đạn pháo, mà Huế bắt đầu một cơn ác mộng khác nữa, khi người dân Huế bàng hoàng nhận ra rằng nhiều người dân Huế đã bị thảm sát, bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả việc cột người ta lại thành từng chùm từng xâu, rồi đẩy họ xuống hố chôn sống. Nhiều người bị đập đầu bằng cuốc, bắt người nọ phải đập người kia. Tội ác này còn ghê gớm man rợ hơn thời kỳ Trung Cổ.
SƯ HỔ MANG THÍCH ĐÔN HẬU
(Tấm ảnh chụp năm 1976, tại chùa Thiên Mụ. Thích Đôn Hậu, Chủ tịch Ủy ban hòa bình, thống nhất, dân chủ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam vui vẻ trò chuyện với Tổng bí Lê Duẩn (ngoài cùng bên phải) và tướng Võ Nguyên Giáp)
Mức độ kinh hoàng dâng lên từ từ, từng ngày, từng tuần, từng tháng... Rồi đến ngày 19 tháng 9 năm 1969, tức là 20 tháng sau trận Mậu Thân, Huế không còn nước mắt để khóc, khi bàng hoàng phát hiện những hố chôn người tập thể tại Khe Đá Mài thuộc quận Nam Hòa. Người ta tìm ra khoảng 400 hài cốt, những hài cốt chỉ còn xương và sọ, thịt da đã rữa và trôi đi theo giòng nước.
NẰM VÙNG LÊ VĂN HẢO
Huế 1968 là Huế của 'Chiều đi lên Bãi Dâu, hát trên những xác người...'
Huế của 1968 là Huế của 'Đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào tàn sát xóm làng...'
Huế của 1968 là Huế của tràn ngập những vành khăn sô và áo tang trắng...
Những địa danh của Huế, vốn chỉ được biết trong cộng đồng cư dân Huế, nay bỗng chốc trở thành đề tài bàn tán của dư luận, trên báo chí quốc gia, và cả quốc tế. Một Gia Hội, một Cồn Hến, một Chợ Thông, một Phú Thứ, một Khe Đá Mài, một Bãi Dâu v.v... đã trở thành những nghĩa địa vô danh của hàng ngàn người dân vô tội bị chôn sống tập thể, không có một nấm mồ...".
Hoàng Minh nói về vết thương chưa lành của Huế và thái độ vô liêm sĩ của nhà cầm quyền CSVN:
"50 năm qua là 50 năm người dân Huế vừa đón Xuân vừa làm lễ giỗ. Đã 50 năm nhưng vết thương vẫn chưa thể lành. Và đến nay, đứng trước những cáo buộc suốt 50 năm ấy, Hà Nội vẫn chưa bao giờ có câu trả lời chính thức về tội ác man rợ của họ: bằng cách nào và tại sao họ đã giết hàng ngàn người dân Huế vô tội, trong đó có nhiều thanh niên, sinh viên, học sinh và phụ nữ như thế?..."
Cuối lời, Hoàng Minh nói về tính nhân quả mà đảng CSVN có ngày phải đền tội:
"Không ai có thể thay đổi được lịch sử, và cũng chẳng có một chế độ nào có thể tồn tại vĩnh viễn với thời gian, nhất là một chế độ độc tài tàn ác như bọn CS hiện nay, nhất định có lúc họ phải đền tội...".
Rồi Hoàng Minh với lời nhắn nhủ chân tình đến các bạn cùng trang lứa đang sanh ra và lớn lên tại hải ngoại, có thể các bạn chưa biết gì về tội ác tày trời của người CS:
"Riêng chúng ta, đặc biệt các thế hệ trẻ lưu vong, hãy luôn ghi nhớ những hình ảnh này để nhận ra và đừng bao giờ quên bộ mặt thật đáng ghê tởm của con người Cộng Sản...".
"Đường Nội Thành đền xưa ai tàn phá?
Cầu Tràng Tiền bạc màu loang dòng máu
Hương Giang ơi thuyền neo bến không người qua đò...
Đường vào thành hàng cây trơ trụi lá
Đồi Ngự Bình thịt xương khô sườn đá
Kim Long ơi, bờ lau ngóng, chuông chùa tắt rồi..." (2)
Huế của Mậu Thân 1968 là Huế của khăn sô và áo tang.
Quên làm sao được với những địa danh đẫm máu đã đi vào lịch sử Huế: Gia Hội, Cồn Hến, Chợ Thông, Phú Thứ, Khe Đá Mài, Bãi Dâu... mà ở những nơi đó có hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn người dân vô tội đã tức tưởi nằm xuống trong 4 tuần lễ kinh hoàng của Huế.
"Đưa em đi đào xác
Chiều Gia Hội âm u
Trời mây đen vần vũ
Nước sông Hương lặng lờ
Đưa nhau hồn lạnh buốt
Em quấn vành khăn tang
Xác chồng chưa tìm được
Lệ nhỏ thầm hoang mang
Bên hố chôn tập thể
Từng mảng người rưng rưng
Nhặt những xác vữa nát
Còn vương trói dây thừng
Chiếc sọ nào nguyên vẹn
Sau nhát cuốc hãi hùng
Những người dân vô tội
Chết xấp mặt phơi lưng..." (3)
Cũng qua sự kiện đau thương này, BTC cho trình chiếu một đoạn phim tài liệu về tội ác man rợ của bộ đội Bắc Việt xâm nhập miền Nam Việt Nam. Họ đã gieo đau thương tang tóc cho người dân Huế trong biến cố Tết Mậu Thân 1968. Họ đan tâm xé bỏ hiệp ước đình chiến trong 3 ngày Tết cổ truyền. Đoạn phim với những nhân chứng sống được kể lại như: Đại tá CSVN Bùi Tín, Linh mục Phan Văn Lợi, cựu Thiếu tá Liên Thành v.v... Đồng thời đoạn phim cũng nói lên ý chí can trường của Quân lực VNCH đã đánh bật được địch quân ra khỏi đất Thần Kinh ngót 3 tuần anh dũng chiến đấu.
"Mặt mày Văn xanh xao, hai mắt thất thần, trủm lơ, gặp tôi Văn lắp bắp, nói không ra hơi. Ti ơi thằng Hải bị bắn chết rồi! Hắn bị bắn ở bên Văn Khoa. Toàn thân run rẩy, tôi khuỵu xuống. Văn đỡ tôi đứng lên. Lại có tiếng nổ rất gần...
Bọn Trinh, Phan chạy xe Honda nên họ tới trước, và cũng đã bắn truớc một số người khác rồi. Hải, Văn không biết nên lúc thúc chạy đến. Anh Hải chạy vô trước, nghĩ là sẽ gặp được một số bạn bè khác, cùng đi tải thương với nhau như lời Hoàng Phủ Ngọc Phan nói.
ĐỒ TỂ HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
Vừa vô tới giảng đương thì anh Hải bị Hoàng Phủ Ngọc Phan bắn gục ngay. Văn mắc đi cầu, tìm chỗ phóng uế nên chạy vô sau anh Hải. Mới tới cửa thì nghe tiếng súng, tiếng hét của anh Hải, Văn quay đầu bỏ chạy....
Tôi sẵn sàng ra làm nhân chứng trước tòa án quốc tế, cũng như xuất hiện trước các phương tiện truyền thông khi cần thiết... (4)
Đến đây BTC được hân hạnh giới thiệu 2 vị khách mời, ông Tom Cato Seeberg cùng phu nhân, đã không ngại đường xa từ Cố đô Bergen đáp lời mời BTC có mặt hôm nay, để chia sẻ ngày Tết cùng với đồng hương Việt Nam, đặc biệt nhân tưởng niệm 50 năm biến cố đẫm máu Tết Mậu Thân.
Gs. Ts. Tom Cato Seeberg
Được biết, ông Tom Cato Seeberg là Giáo sư Tiến sĩ lâu năm thuộc Đại học đường Bergen. Là người Na Uy nhưng ông có những nghiên cứu sâu sắc và am tường về chiến tranh Việt Nam.
Với một giọng chậm rãi của người cao niên, ông Tom Cato Seeberg qua bài tham luận ứng khẩu khá dài về tình hình chiến sự Việt Nam. Đặc biệt ông chia sẻ những hiểu biết và cảm nghĩ của mình về cuộc thảm sát Tết Mậu Thân cách đây đúng 50 năm.
Bằng lời Na ngữ, BTC trân trọng giới thiệu và mời vị diễn giả bước lên diễn đàn:
"Kjaere venner,
Med aere, vil vi introdusere Tom Cato Seeberg, Sammen med sin hustru har de kommet hit fra vakre Bergen for aa dele denne spesielle dagen sammen med oss.
Tom Cato har stor interesse for og bred kunnskap om Vietnamkrigen. Med overblikk for sannheten om Vietnamkrigen. En sannhet som ikke lar seg avsloores gjennom media. Tom Cato vil naa dele sine tanker om den grusomme massakren i Hue for 50 aar siden: HUE - MASSAKREN. HVA SKJEDDE - HVORFOR DET SKJEDDE?
Vi overlater ordet til deg, Tom Cato Seeberg...!" (trước tràng pháo tay nổ giòn của đồng hương hiện diện).
Bài tham luận của ông Tom Cato Seeberg được tóm lược như sau:
"Nội dụng nói về 3 đề tài chính:
. Cuộc thảm sát tại Huế: Nguyên nhân và dữ kiện xảy ra. Sự kiện này không phải xảy ra do sự thiếu kiểm soát như nhiều cán bộ CS đã nói, nhưng đó là một sự sắp đặt trước, có tổ chức và các cán bộ CS cũng như những kẻ nằm vùng đã đột nhập vào từng nhà theo danh sách có sẵn để bắt đi từng người, từng gia đình... Đa số những người bị bắt này, theo các tài liệu chính thức cho thấy các nạn nhân đã bị bắn từ sau gáy, bị đập cho đến chết, hoặc bị chôn sống. Con số tử vong này người ta không nắm vững được bao nhiêu, nhưng có thế lên đến 6 ngàn người hay nhiều hơn nữa. Cuộc thảm sát này đã xảy ra rất là rùng rợn.
. Tội ác của CS ngày nào đó sẽ bị vạch trần: Từ sau cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, theo các cán bộ CS đã hồi chánh, tức những người đã từ bỏ hàng ngũ CS để trở về với chính quyền quốc gia. Họ cho biết cuộc thảm sát Tết Mậu Thân đã được sắp xếp rất là kỹ lưỡng, rất là chi tiết, từ cấp trên ban lệnh cho cấp dưới. Các chứng tích này đã được tìm thấy ngay trong biến cố Tết Mậu Thân, khi mà quân đội VNCH mở cuộc phản công tái chiếm thành phố Huế, binh đoàn Thủy Quân Lục Chiến đã tìm thấy những mồ chôn đầu tiên ở trong sân trường Gia Hội, rồi những tháng kế tiếp đó lại tìm thấy hơn 200 xác chết trong 18 hố chôn khác nhau. Một năm sau người ta lại tìm ra được nhiều mồ chôn tập thể ở các nơi khác nữa.
. Nhìn cuộc thảm sát Mậu Thân dưới ánh sáng lịch sử: Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân không chỉ gom lại trong một sự kiện xảy ra hai mươi mấy ngày ở Huế. Nhưng chúng ta phải nhìn theo ánh sáng lịch sử rộng lớn hơn. Từ khi Việt Minh cướp chính quyền vào năm 1945-1946 để nhìn thấy những việc xảy ra ngay sau đó so với những sự kiện của biến cố Tết Mậu Thân. Và sau 1975 khi CS cướp chính quyền, thì việc đầu tiên là tàn sát những người đối lập, tàn sát thành phần trí thức, tàn sát những tổ chức mà họ coi có thể là nguy hiểm làm lung lay chế độ độc tài của họ. Do đó mà có một số bị thảm sát, một số bắt vào các trại tập trung mà trước đây được gọi là 'trại sản xuất', sau đó gọi là 'trại cải tạo'. Ở đó những tù nhân bị tra tấn một cách dã man và bị tẩy não. Tại sao cuộc thảm sát tại Huế xảy ra và xảy ra như thế nào? Để có cái nhìn rõ ràng hơn, tôi đã tra cứu nhiều nguồn tài liệu khác nhau, cũng như nhiều cuốn sách từ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ...".
Toàn văn bài tham luận này sẽ được BCH/HNVTN dịch ra Việt ngữ để phổ biến rộng rãi đến bà con đồng hương trong ngày gần.
Lời chúc đầu năm mới, là ngày Tết truyền thống Việt Nam được BTC ân cần gửi đến ông Tom Cato Seeberg và phu nhân khi được mời lên diễn đàn trao bó hoa và kỷ vật lưu niệm.
Hai Hội phó Nội vụ và Ngoại vụ HNVTN/NU Trần Kim Khuê và Phan Hoàng Phi được mời lên trao hoa và kỷ vật lưu niệm.
Trước hết Phan Hoàng Phi (lời Na ngữ) chân thành cám ơn ông Tom Cato Seeberg. Với tư cách là một giáo sư Đại học, chuyên nghiên cứu về tình hình Đông Nam Á, nhất là tại Việt Nam, ông đã nói lên một sự thật trong biến cố đẫm máu Tết Mậu Thân 1968. Đây là tiếng nói rất khách quan từ một người ngoài cuộc không cùng giòng máu Việt. Lời của ông như là bản cáo trạng có giá trị vạn lần hơn. Là đòn chí tử hạ đo ván những tuyên truyền láo khoét của người CS. Tiếng nói này sẽ đánh tan những cáo buộc vô căn cứ hòng che đậy một tội ác đáng ghê tởm của lãnh đạo Hà Nội qua bài thơ vi phạm hưu chiến vỏn vẹn 4 câu phát đi từ đao phủ thủ họ Hồ của 50 năm về trước.
Tưởng cũng cần nhắc lại, sau khi BCH ra thông tin sẽ mời vị diễn giả người Na Uy thuyết trình về đề tài "Biến cố Tết Mậu Thân", thì có nguồn tin rỉ tai cho rằng BCH quá hấp tấp và thiếu cân nhắc trong việc mời vị diễn giả này. Họ suy nghĩ rằng tại sao không mời một diễn giả người Việt Nam là nhân chứng sống của chiến tranh Việt Nam, mà lại mời một người ngoại quốc, nhất là người Na Uy vốn chủ trương "khuynh tả", thì ông ta biết gì về tình hình chiến sự qua biến cố Tết Mậu Thân?
Hỏi ra ai dị ứng về việc này thì cho biết có một vài cá nhân/ hội đoàn không tin tưởng vào sự nhận xét khách quan của vị diễn giả. Vậy thử hỏi ai là cá nhân? Ai là hội đoàn cho rằng vị Giáo sư Tiến sĩ này thuộc giới "khuynh tả" để lo sợ bài diễn văn đi ngược lại sự thật lịch sử của chiến tranh Việt Nam, hầu lo lắng gây bất lợi cho buổi lễ Tết hôm nay?
Trong một phiên tòa xét xử tội phạm, quan tòa cần một người am tường và chứng kiến để khách quan kể lại diễn tiến vụ việc, đó là nhân chứng. Lời chứng của nhân chứng quyết định bản án cho phạm nhân trước pháp đình.
Trong cuộc hơn thua giữa nhà cầm quyền CSVN mưu mô xảo quyệt và chính phủ VNCH chịu đời không thấu lúc bấy giờ và mãi cho tới hôm nay, có rất nhiều hồ nghi do phía "bên thắng cuộc" lợi dụng những suy nghĩ ấu trĩ của những người VN vô tâm nhưng cả tin. Thiết tưởng lời chứng của ông Tom Cato Seeberg như một thông điệp đánh gục lại sự tuyên truyền láo khoét của đảng CSVN, đánh bại lập luận nửa vời của thiểu số người suy nghĩ hạn hẹp. Những cá nhân hoặc hội đoàn nào hồ nghi sự hiểu biết của vị khoa bảng Seeberg, thì cũng nên cân nhắc để cùng nhau có cái nhìn đúng đắn về sau. Trong tinh thần đó, buổi tối hôm nay nó sẽ soi sáng thêm những suy nghĩ mơ hồ còn lẩn quẩn đối với một số ít người trong Cộng đồng Việt, sau khi nghe qua bài tham luận của vị diễn giả này.
Xoay qua cô Võ Thị Hồng Vân, phu nhân của Giáo sư Tiến sĩ Seeberg, Phan Hoàng Phi lễ phép thưa (với lời Việt):
"Cô ơi, cho con xin phép cô 1 phút để cám ơn cô nhé!
Thưa quý đồng hương, ông bà Seeberg rất là bận rộn nhưng vẫn ưu tiên dành thời gian đến đây để chia sẻ ngày vui của chúng ta. Việc chi phí đi lại BCH cũng như BTC phải trang trải, nhưng ông bà cũng không nghĩ tới. Con xin đại diện BTC chân thành cám ơn nghĩa cử của cô chú, và chúng con có một chút quà xin gửi đến cô chú để làm lưu niệm..." (tràng pháo tay hân hoan của đồng hương khi 2 món quà được trao tay).
"Không biết tiếng súng đầu tiên nổ vào giờ khắc nào? Giữa đêm, tôi đã choàng tỉnh dậy vì tiếng nổ xé toạc cả những giấc mơ vụn.
Vừa kịp lăn xuống khỏi tấm phản gỗ, tai tôi đã ù đi vì những tiếng nổ ran bốn phía. Chuyện gì vậy? Không biết làm thế nào mà tôi lăn tròn từ phòng ngoài vào phòng trong. Bàn tay ai kéo tôi giúi vào giữa phòng. Tôi nằm đè lên da thịt ai non mát. Một tiếng kêu nhỏ tắt nghẽn vào âm thanh hỗn độn của súng đạn bên ngoài. Khi tôi kịp định tỉnh lại tâm thần thì đứa cháu nhỏ đã ngồi lên được, nằm gọn gàng trong lòng tôi..." (5)
Đến đây là tiết mục văn nghệ tưởng niệm. Hôm nay Hội Người Việt Tị Nạn tại Na Uy nhân tưởng niệm 50 biến cố Tết Mậu Thân 1968, BTC sẽ dàn dựng một hoạt cảnh nhỏ về biến cố này. Hoạt cảnh nhằm nhắn nhủ đến các thế hệ trẻ, lớp con cháu chưa kinh qua chế độ CS, nhất là thế hệ sanh ra và lớn lên tại hải ngoại, để hiểu thêm về cuộc chiến Tết Mậu Thân cùng cuộc thảm sát dân lành của người CS.
Được biết hoạt cảnh do chính Thanh Vy biên soạn và đạo diễn. Hoạt cảnh gồm 1 liên khúc với 3 bài hát:
. "Đón Xuân Thanh Bình", ca sĩ Huyền Nga nói lên sự tưng bừng của người dân Huế cũng như toàn miền Nam vui hưởng ngày đầu năm ra sao.
. "Chuyện Một Đêm" và "Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy", Thúy Liễu và Trần Hòa đã lột hết được nỗi bi thương của người dân Huế, là nạn nhân của "đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng", với sự phụ diễn của nhóm kịch Gia Đình Ông Tám cùng kết hợp bởi vũ đoàn Thiếu Nhi Lillestroom.
Hoạt cảnh bắt đầu bằng những ngày giáp Tết Mậu Thân. Người dân sống trong không gian thanh bình hân hoan chào đón đầu năm mới sắp đến, tuy xa xa vẫn có tiếng đại bác vọng về đôi lúc làm lòng người như chùng lại. Các chợ hoa đầu cầu Tràng Tiền vẫn tấp nập nam thanh nữ tú chọn mua. Chợ Đông Ba vẫn người đi như hội chen nhau sắm Tết. Những anh lính chiến VNCH được nghỉ phép hưu chiến về thăm nhà và hớn hở cùng người yêu, người vợ... tay trong tay dạo chợ Tết.
Thế rồi đêm 30 rạng ngày đầu năm, tiếng súng nổ giòn lồng trong tiếng pháo Tết. VC man rợ vi phạm thỏa ước đình chiến mở cuộc tổng tấn công trên khắp lãnh thổ, nặng nhất là ở Huế.
Họ tấn công vào lúc giao thừa, gieo bao đau thương tan tóc.
Từ Xuân đó Tết Mậu Thân khăn trắng.
Quấn quanh đầu hàng vạn dân oan.
Từ Xuân đó trẻ bơ vơ câm lặng.
Ngơ ngác tìm cha mẹ xóm làng quen.
Hơn 6 ngàn dân oan bị thảm sát.
Đất Thần Kinh trở thành chiến trường ác liệt.
Người dân lành khiếp sợ chạy theo nhau.
Giáo đường đẫm máu.
Chùa phủ tang sầu.
Sông Hương khổ đau hòa cùng nước mắt.
Dân lành ngơ ngác không hiểu vì đâu.
. Rồi "Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy" khi Tràng Tiền đã gãy.
Huế của lòng dân mất một nhịp cầu.
Hoạt cảnh kết thúc giữa đêm thâu...
Đêm 30 Tết, sau những tiếng pháo đì đùng màu xanh lẫn màu đỏ thì xen lẫn nhiều tiếng đạn lóe chớp xé không trung. Những người lính trở về gia đình những tưởng sẽ vui hưởng được 3 ngày Xuân sum họp, cùng cha mẹ, cùng vợ con. Nhưng ngay rạng sáng mùng 1 Tết họ phải trở lại đơn vị để chiến đấu, để bảo vệ từng tấc đất, từng mạng sống cho người dân vô tội.
Ca khúc "Rừng Lá Thấp" được viết lên trong cao điểm của cuộc chiến chống CS xâm lăng trong Tết Mậu Thân 1968. Ca khúc này là nén hương lòng mà người nhạc sĩ tài ba Trần Thiện Thanh muốn thắp lên để thương tiếc người bạn cùng binh nghiệp, cố Đại úy Vũ Mạnh Trường đã tử trận khi đang cầm quân trấn thủ tại cầu Bình Lợi, một cửa ngỏ của Sài Gòn. Hôm nay Hoàng Sinh với bô quân phục dù, trước khi cất giọng trầm buồn anh giơ tay chào khán giả theo cung cách quân phong quân kỷ rất nhà binh:
"... Sao không hát cho người giết giặc trên cầu
Khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh
Trong khói súng xây thành
Mắt quầng thâm mất ngủ
Tàn đêm khói lửa
Giờ chỉ còn hai tiếng 'mến anh'..."
Khi nhắc đến biến cố đẫm máu Tết Mậu Thân hầu như người Việt nào sống trong khoảng thời gian đó đều biết một cuốn sách của tác giả Nhã Ca mang tên "Giải Khăn Sô Cho Huế". Quyển sách là hình ảnh sống động miêu tả lại hầu như toàn cảnh của biến cố này, vì tác giả của nó trực tiếp sống và bị cuốn theo dòng chảy của một cuộc thanh trừng đẫm máu nhất lịch sử chiến tranh Việt Nam.
"Tình người về giữa đêm Xuân chưa dứt cuộc vui
Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi
Cầu thân ái đêm nay gẫy một nhịp rồi
Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắng dài..." (6)
(Một số học sinh miền Nam tập kết ra bắc sau 1954 trong mưu đồ cấy "Hạt giống đỏ")
(Trường học sinh miền Nam 18 trên đất Bắc/ Ảnh chụp học sinh lớp 2, năm 1956)
"...Hỡi các em bé của đồng bằng Nam Việt xanh ngát bị bắt đưa đi, từng hàng từng lớp nối nhau dìu nhau ra núi rừng Việt Bắc! Riêng về phần mình, các em đã chịu côi cút ngay từ lúc này; còn đất nước thì sẽ vì những chuyến ra đi của các em mà lâm vào cảnh đau thương bất tận. Tai họa hiện xảy đến cho các em cũng là tai họa về sau cho xứ sở. Đã sáu tháng qua rồi. Dù người ta có thôi dài cổ ngóng về Ba-lê, để nghĩ cách cứu các em, thì cũng đã muộn..." (7)
50 năm sau cuộc thảm sát đẫm máu Tết Mậu Thân, đảng CSVN đã mắt thấy tai nghe những hố chôn tập thể ở Huế. Đáng lẽ là một chủ nghĩa biết phục thiện, một người CS có lương tri nên có vài lời chính thức chia sẻ để xoa dịu nỗi thống khổ oan khiên của các gia đình nạn nhân. Trái lại họ còn ăn mừng thảm họa này và xem đó như là chiến thắng một cách vô liêm sĩ.
Những người từng chiêm nghiệm vế thói lưu manh của người CS, thường đưa ra một câu nói khá ngộ nghĩnh nhưng rất ư thực tế:
"Con chó lúc đái bao giờ cũng giơ một cẳng sau lên. Dạy cho nó đừng giơ cẳng lên khi đái là điều rất khó, nhưng không khó bằng dạy cho người Cộng Sản 2 chữ LIÊM SĨ".
PHẦN 2: MỪNG XUÂN MẬU TUẤT 2018
"Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng Xuân sang..." (8)
Đến đây là thì giờ dành cho buổi Mừng Tết Mậu Tuất 2018. Màn nhung "Đón Mừng Năm Mới" được từ từ kéo lên để cho qua phần tưởng niệm Tết Mậu Thân 1968.
Trước thềm năm mới với nhiều hoài bão mới, trong không khí thật đầm ấm, người thưởng ngoạn cùng ngồi bên nhau trong cảnh tha hương. Xin tạm biệt năm cũ để cùng nhau đón nhận một năm mới an lành. "Ly Rượu Mừng" như là lời chào mừng đầu năm để tất cả cùng nhau ấp ủ một hoài vọng... Ca khúc được trình bày bởi Ban hợp ca Hồn Việt:
"Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương
Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca, nét chấm phá tô thêm đời mới
Bạn ơi, vang lên!
Lời ước thiêng liêng..."
Trong vai trò Hội phó Ngoại vụ HNVTN tại Na Uy, Phan Hoàng Phi thay mặt BCH có đôi lời chúc Tết cùng đồng hương. Phan Hoàng Phi chậm rãi mở lòng:
"Hôm nay, chúng ta họp mặt nhau đây để đón mừng năm mới Mậu Tuất. Cùng lúc mang niềm vui mới, niềm hy vọng mới cho mọi người. Thời khắc này cũng nhắc nhớ chúng ta có thêm một năm nữa sống tha hương. Để trái tim của mỗi người chúng ta cùng hòa một nhịp đập, cùng hướng về quê nhà với bao nhiêu nguyện cầu, ước vọng cho quê hương sớm thoát khỏi xích xiềng độc tài đảng trị, dân tộc thực sự sớm được tự do nhân bản, sống trong hạnh phúc yêu thương với một tương lai xán lạn sau này...".
Phan Hoàng Phi thành tâm kính chúc:
"Trong niềm tin yêu và hy vọng ấy, thay mặt BCH/HNVTN/NU, chúng tôi kính chúc quý cô chú bác, các anh chị cùng gia đình vui đón một năm mới thật tốt đẹp, nhiều sức khỏe, thành công, thăng tiến và ngập tràn hạnh phúc. Chúc các em thiếu nhi được thêm một tuổi hồng, một năm mới tiến bộ, gặt hái được nhiều thành quả trong việc học hành, để luôn là những đứa con tin yêu và hãnh diện của cha mẹ, là những đứa em ngoan luôn được anh chị cưng chìu. Và đặc biệt xin chúc tất cả có một ngày hội thật vui và thật ý nghĩa hôm nay..."
Nhắc đến các Hội đoàn từng hỗ trợ cho HNVTN/NU, Phan Hoàng Phi cảm kích nói:
"Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn quý cô chú và các anh chị trong Hội Cao Niên Người Việt Tị Nạn, Hội Ái Hữu QCC/ VNCH & HD, Hội Phụ Nữ, các Chi hội Loorenskog, Nedre Eiker và Nhóm Phượng Ca Oslo, đặc biệt nhất là những Hội viên của HNVTN/NU đã luôn đồng hành, gắn bó, hỗ trợ chúng tôi trong tất cả mọi sinh hoạt của suốt năm qua, và đặc biệt là cùng hợp tác với chúng tôi để tổ chức Hội Xuân này.
Một lần nữa, xin chúc mừng năm mới và cám ơn tất cả quý vị!".
Có một câu nói rất là quen thuộc mỗi khi người ta tham dự văn nghệ đều nghe: "Lân múa hay nhờ tiếng pháo, nghệ sĩ hát hay nhờ tiếng pháo tay". Khi nhắc đến con Lân thì không ai xa lạ gì con vật này. Lân là một trong bộ "Tứ Quý".
Từ ngàn xưa, theo truyền thuyết cách đây hơn 3 ngàn năm, lần đầu tiên con Lân xuất hiện. Nó là một con quái thú, nó chuyên tàn sát những người dân vô tội. Người dân rất là đau khổ phải kêu than. Rồi bỗng một hôm có một ông Thổ Địa xuất hiện, ông dùng Linh Chi Thảo để dụ con Lân và từ đó ông đã thuần hóa được Lân.
Kể từ đó Lân không còn hung dữ nữa, mà Lân trở thành một con vật rất dễ thương. Dân gian có câu "Kỳ Lân xuất thế, thiên hạ thái bình". Cứ đến đầu năm Âm Lịch, những màn múa Lân không thể thiếu được trong ngày Tết. Nó tự dưng trở thành một biểu tượng vui nhộn, kèm theo hình ảnh của ông Địa nói lên sự sung túc, trù phú của dân gian.
Vì thế màn múa Lân không thể thiếu được trong ngày Hội Xuân hôm nay, và 2 con Lân sẽ được tung tăng nhảy múa do tài nghệ trình diễn xuất chúng của nhóm thanh thiếu niên HNVTN/NU, dưới sự hướng dẫn của "con Kỳ Lân" Lê Quang.
"Trên đường đi lễ Xuân đầu năm
Qua một năm ruột rối tơ tằm
Năm mới nhiều ước vọng chờ mong
May nhiều rủi ít ngóng trông
Vui cùng pháo đỏ rượu hồng..."
Bé Angelina (8t) dạn dĩ thay lời nhạc sĩ Hoài An đến với nhạc phẩm này được khán giả nhiệt liệt tán thưởng.
Tiếp theo ca sĩ Thanh Hoa ngỏ lời chúc một năm mới an lành đến với mọi người với "Cánh Thiệp Đầu Xuân":
"Tôi chúc muôn người mọi điều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh yêu dấu quay về gia đình
Tìm vui bên lửa ấm
Tôi chúc yên lành người người khắp chốn
Mong gió đưa duyên..."
Được sự dàn dựng và tập luyện bởi các cô giáo Lê Kim, Bích Hồng và Xuân Lan, các em học sinh Lớp Việt Ngữ thuộc HNVTN/NU tuổi từ 6 đến 14 đã diễn đạt khá xuất sắc qua vỡ kịch "Học Sinh Hành Khúc".
Lứa tuổi măng non Việt Nam sống xa quê hương, các em vẫn trau dồi tiếng Việt. Tuy các em vẫn còn bập bẹ, cách phát âm chưa rõ lắm. Nhưng đó là sự khích lệ rất lớn vì hôm nay thế hệ các em vẫn còn chịu khó theo học tiếng Việt. Đặc biệt cám ơn các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện cho con em mình dễ dàng trau dồi tiếng Việt. Với ước vọng tiếng Việt còn thì quê hương vẫn còn ở trong lòng người Việt xa xứ, dù ở bất cứ nơi đâu.
Vỡ kịch "Học Sinh Hành Khúc" vừa trang nghiêm lắng đọng, vừa gói ghém tầm hiểu biết về nước non nhà, vừa bật dậy sức sống tiềm tàng của lớp thiếu nhi ưu tú đang còn mài ghế nhà trường mà nhạc sĩ Lê Thương đã tự hào viết lên ca khúc này.
. Vào kịch: Bé Mê Linh (10t) đóng vai cô giáo trong một lớp học mỗi cuối tuần tại Aarvoll skole vào ngày cuối năm.
. Vào lớp Mê Linh nghiêm giọng:
- Cô chào các em, mời các em ngồi xuống. Hôm nay có bạn nào vắng mặt không?
Ái Vy (14t):
- Dạ thưa cô hôm nay lớp Vy đầy đủ.
- Tốt lắm! Bắt đầu giờ học chúng ta hát bài "Học Sinh Hành Khúc". Một hai ba....!
Cả lớp cùng hát:
"Học sinh là người Tổ Quốc mong cho mai sau
Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao
Lúc khắp quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập
Học sinh nề chi tuổi xanh ra sức phấn đấu
Đem hết can tràng của người Việt Nam tiến lên...!"
- Các em hát hay lắm! Trước khi học bài mới, chúng ta cùng nhau ôn lại bài cũ. Em nào cho cô biết nước Việt Nam nằm ở Châu nào? Ai biết giơ tay lên? Antim! (13t)
- Dạ thưa cô, nước Việt Nam nằm ở Châu Á ạ!
- Đúng rồi! nước Việt Nam nằm ở Châu Á
- Nước Việt Nam hình cong chữ gì? Ai biết giơ tay lên? Ái Vy! (14t)
- Dạ thưa cô nước Việt Nam hình cong chữ S!
- Đúng rồi! Nước Việt Nam hình cong chữ S. Em giỏi lắm! Bây giờ chúng ta học bài mới.
Em nào cho cô biết năm nay Tết con gì nào? Dothy! (11t)
- Thưa cô, năm nay là năm con chó ạ!
- Em giỏi lắm, năm nay Tết con chó. Ngày Tết rất quan trọng với chúng ta. Tết đến chúng ta đón mừng năm mới thật là vui. Cầu mong tất cả người Việt sức khỏe, an vui và hạnh phúc. Ngày Tết có những thứ gì? Antim! (13t)
- Dạ thưa cô, Tết có hoa mai, hoa đào, bánh chưng, bánh tét. Ô, và tiền lì xì!
- Em giỏi lắm! Tết có hoa mai, bánh chưng, bánh tét, dưa hấu và lì xì là tiền mừng tuổi đó các em. Cô chúc các em một năm mới thật là vui. Các em phải nghe lời cha mẹ ông bà để trở thành một đứa con ngoan nhé!
Cả lớp đồng thanh:
- Cám ơn cô, chúng em xin chúc mừng năm mới cô!
- Giờ học đã xong, chúng ta cùng nhau ra về!
Kịch kéo màn trước tràng pháo tay thán phục của khán giả.
Nhóm vũ có tên gọi Energyrin gồm các em: Văn Đan, Thế Vỹ, Cathy và Alexander sẽ làm không khí Xuân vui nhộn thêm qua màn trình diễn sôi động của các em.
Kế đến, cũng một nhạc phẩm vui nhộn của Minh Kỳ, do nhóm tốp ca Hội Phụ Nữ với nhạc phẩm "Xuân Đã Về":
"Xuân đã về, Xuân đã về!
Kìa bao ánh Xuân về tràn lan mênh mông
Trên cánh đồng, chim hót mừng
Đang thướt tha từng đàn tung bay vui say..."
Hoàng Mầu nỉ non với "Đồn Vắng Chiều Xuân":
"...Đồn anh đóng ven rừng mai
Nếu mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa
Chờ em một cánh thư Xuân, nhớ thương gom đầy
Cho chiến sĩ vui miền xa xôi..."
Một màn rất đặc biệt của một nhóm vũ cũng rất đặc biệt, đã có tuổi nhưng chưa có tên. Họ âm thầm im hơi lặng tiếng đến từ một vùng xa xôi thuộc ngoại thành Oslo gần 1 giờ lái xe. Vũ khúc "Xuân Đẹp Làm Sao" được các bà mẹ đến từ Jessheim rất uyển chuyển trong các tà áo dài mềm mại thướt tha màu cánh sen, kết hợp với từng chiếc quạt hồng phấn duyên dáng làm tăng thêm nét quý phái khiến người thưởng ngoạn chừng như đang lạc vào một quần thể "phu nhân hoa hậu" ở cõi bồng lai nào bên ngoài vũ trụ tuy gần mà rất xa. Khiến các đức ông khán giả ngẩn ngơ mỏi mắt như 2 chàng Lưu Thần - Nguyễn Triệu ngày nào lạc chốn đào nguyên. Như thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên tự nép mình làm một loài sâu si tình "Để ta còn thi sĩ nhất loài sâu. Nhìn lá nõn, tiếc, thèm... không dám cắn":
"Đẹp làm sao gió Xuân mơn man cành đào
Đẹp làm sao bướm hoa trao tình với nhau
Xuân đến đem vui về mọi nhà
Duyên lứa đôi ta thật đậm đà
Bước bôn ba gợi lòng lữ khách xa nhà..."
Theo phong tục tập quán của người Việt Nam đánh dấu thời khắc để chuẩn bị mừng Xuân, đó là vào ngày 23 tháng chạp. Bình thường người ta hay gọi ngày 1, ngày 2, ngày 3 v.v... Nhưng khi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp, thì trong dân gian thường đổi lịch từ Dương qua Âm, và gọi mùng 1, mùng 2, mùng 3. Hoặc dùng Âm lịch để tính thời biểu bắt đầu từ đó. Đó là thời gian chuẩn bị có thể là 6 hoặc 7 ngày trước thời khắc đón Giao Thừa, tức có sự thay đổi tiết trời giữa mùa Đông và mùa Xuân, qua một tiết Lập Xuân ấm áp và tươi đẹp hơn, đem lại sức sống tràn đầy hơn.
Vào ngày 23 tháng chạp dân gian thường có tục lệ đưa ông Công, ông Táo về Trời, đó là những vị vua bếp. Cứ mỗi một năm như vậy các vua bếp đã chứng kiến được tất cả các sinh hoạt của gia đình đó. Ngày 23 tháng chạp là thời điểm các vua bếp cỡi cá chép về chầu Trời, để trình tấu với Ngọc Hoàng những sinh hoạt ở dưới nhân gian.
Vỡ kịch "Táo Quân 2018" được thu gọn trong hoạt cảnh các Táo Quân về chầu Trời do các anh chị em trong HNVTN cùng hợp tác trình diễn mà cả hội trường đang mải mê theo dõi.
Tiết mục mừng tuổi cho các em bé được diễn ra trong không khí háo hức và vui nhộn. Nhưng trước khi nhận tiền mừng tuổi, Minh Hiệp tập cho các em nói lời chúc Tết, và tất cả đồng thanh:
"Nhân dịp đầu năm mới, chúng con kính chúc ông bà, cha mẹ, cô chú, anh chị một năm mới an khang, thịnh vượng. Chúc mừng năm mới!!!
Sau khi mừng tuổi cho các em, quan khách được nghỉ 30 phút để thưởng thức các món ăn đặc thù 3 ngày Tết do BTC cùng một số thân hữu Hội viên phụ giúp phân phối. Tuy số thức ăn thật dồi dào, nhưng vì quan khách tham dự ngoài dự tính, nên thức ăn không cung cấp đủ đến từng người.
Tiết mục xổ số lấy hên đầu năm, gồm nhiều giải trúng gây hào hứng cho người chơi số. Các lô trúng được BTC trao ngay tại chỗ. Nhưng lúc này có một số không người nhận lãnh, lý do phần đồng mua vé trước, đến lúc tới hội trường lại bỏ quên ở nhà. BTC sẽ liên lạc sau buổi lễ và gởi đến người may mắn.
Tiết mục xổ số tạm ngưng trong giây lát để nhường chỗ lại cho Nhóm Phượng Ca, trình diễn nhạc cổ truyền qua nhạc phẩm "Đoản Xuân Ca".
3 cây đàn tranh với từng 10 cánh nhạn gieo âm thanh réo rắt hòa nhịp cùng tiếng keyboard ở dạng dương cầm của trang thiếu niên khăn đóng áo dài, bộ quốc phục của hồn Việt Nam, mà âm hưởng như trổi lên lời ca ngợi nàng Xuân:
"Nghe Xuân sang thấy trong lòng chứa chan
Tiếng trống vui, vang đó đây ôi rộn ràng
Kìa mùa Xuân đang đến trước thềm
Gần xa điệu nhạc Xuân êm
Như bức tranh tô đẹp thêm
Xuân ơi Xuân vẫn muôn đời mến Xuân..."
Lớp Việt Ngữ/ HNVTN với bé Mê Linh (10t), nguyên Giáo viên Lớp Việt Ngữ trong vỡ kịch "Học Sinh Hành Khúc" ở tiết mục trên. Giờ đây bé trình bày điêu luyện nhạc phẩm "Tôi Thấy Mai Vàng Trên Cỏ Xanh" được phụ họa bởi tiếng dương cầm của Antim (13t), ông anh cùng Pappa cùng Mamma với bé Mê Linh, và cũng là cựu học trò ngoan của cô giáo này trong vỡ kịch nói trên, với nhịp điệu nhẹ nhàng làm cho người nghe lắng đọng chút bâng khuâng
"Tôi thấy lặng lẽ vương sao hẹn
Tôi thấy ngày ấy tìm đến đây
Tôi thấy thảnh thơi như mây trời
Dần dần cứ xa rời tôi
Tôi thấy hạnh phúc bên kia đồi
Gọi những bình yên nào ghé chơi
Cần lắm gần lắm sao vời vợi..."
Đón mùa Xuân bằng dạo qua các chợ hoa của phố thị, các nam thanh nữ tú tay trong tay dập dìu áo vàng áo xanh lướt thướt bên hoa, làm hoa ghen thua thắm trong chợ hoa của phố Sài Gòn năm xưa. "Xuân Họp Mặt" muốn nói lên hình ảnh này qua giọng ca duyên dáng của Bích Thủy, cùng sự phụ họa rộn ràng của 2 chàng "Ngự Lâm": Hoàng Phi và Hữu Tú:
"Xuân đã về, Xuân vẫn mơ màng
Trong nắng vàng khắp chốn tiếng reo vang
Xuân đã về, Xuân vẫn huy hoàng
Trong gió ngàn mừng đón Xuân sang
Vui mùa Xuân năm nay gần nhau
Nhớ khi xưa lúc ngây thơ
Cầm tay hỏi nhau ngẩn ngơ
Đến bao giờ đón Xuân mơ
Xuân đã sang, nâng phím đàn cùng hát ca
Trong gió ngàn mừng đón Xuân sang..."
"Blime Dance 2017", một vũ khúc rất thịnh hành và quen thuộc của năm vừa qua, một thể loại danse mà các trường tiểu học, các nhà giữ trẻ ở Na Uy thường hay dùng để các em gần gũi nhau hơn, nhằm tránh tệ nạn hiếp đáp bắt nạt từ các bạn bè nghịch ngợm khác. Vũ khúc "Blime Dance" sẽ do Chi hội NVTN Loorenskog trình bày:
"Jeg vil ha masse venner
Som jeg kan prate og leke og tulle med
Kan jeg bli kjent med deg?
Saa kan vi reise sammen til et spennende sted
Det er saann du kan faa nye venner
Du maa si hei til en du ikke kjenner
Hei!..."
Khi được ra hải ngoại, nhạc sĩ Việt Khang mới dám xác nhận rằng 2 ca khúc: "Trả Lại Cho Dân" và "Con Đường Việt Nam" là do chính anh sáng tác khi còn ở trong tù, mà chưa một ai dám công khai phổ biến vì sự an nguy của anh. Hôm nay, trong không khí mừng Xuân và với niềm vui chung của Cộng đồng người Việt trên khắp thế giới chào đón nhạc sĩ Việt Khang. 2 giọng ca Kim Loan và Kim Yến lần lượt với "Trả Lại Cho Dân" và "Con Đường Việt Nam".
Hôm nay Linh Khương, một trang thanh nữ duyên dáng trong tà áo quý phái, gót hài lướt nhẹ làm động lòng trắc ẩn các đấng nam nhi. Với giọng ca cao vút người ca sĩ này ngân nga lả lơi thả giọng để ao ước "Rước Xuân Về Nhà", như một lần Nhật Ngân đã cố "Rước Xuân Vào Nhà":
"Này mẹ có nghe xôn xao lá đâm chồi
Này mẹ có nghe chim đua hót trên đồi
Này mẹ thấy chăng ngoài sân kia đàn bướn đang nhởn nhơ đùa vui
Này mẹ thấy chăng cây mai trước sân nhà
Nụ vàng ấp yêu bay trong gió la đà
Này mẹ thấy chăng trời bao la đàn én đang nhởn nhơ dâp dìu..."
Chương trình văn nghệ tạm ngưng để tiếp tục tiết mục xổ số với nhiều hào hứng vì có người không ngờ được trúng giải độc đắc.
Một cặp trai gái nghèo không hẹn mà gặp gỡ nhau bên bìa làng. Tuy không dám nói ra nhưng họ đã bao lần ấp ủ một tình yêu vụng trộm. Buổi chiều hôm nay hai người gặp nhau và bạo dạn trao lời qua màn tân cổ "Duyên Nghèo". Thanh Vy và Thanh Tuấn như đã nợ lòng nhau khi họ không ngần ngại thốt lên:
"Hò... ơ... thân nhà nông ruộng đồng khuya sớm
Mưa nắng đêm ngày mặt nám tay chai
Phận nghèo nào nghĩ đến ai
Chữ duyên chữ nợ à...
Hò... ơ... chữ duyên chữ nợ biết ngày nào nên..."
Rồi Thanh Vy bạo dạn lên tiếng với giọng xề:
"...Nghĩa là, nghĩa là em cũng quý cũng thương anh nhiều lắm
Thương dáng phong sương làn da sạm nắng
Áo đẫm mồ hôi dày dạn tháng năm dài...
Em mến em thương nhưng đâu dám mở lời..."
A... ha...! như một lời giao ước, đôi trai gái Thanh Vy và Thanh Tuấn chủ động hứa hẹn... Thế là 2 anh chị này trong tương lai gần sẽ nên duyên vợ chồng đấy.
Mỹ Chi và nhóm vũ Lillestroom gồm các bé: Tâm Uyên, Thùy An, Kiều Oanh và Phương Uyên sẽ đưa khán giả về với hương đồng cỏ nội, nơi có lũy tre xanh trải dài theo bờ đê, có đàn trâu thảnh thơi gặm cỏ, mà nhạc sĩ Trịnh Hưng đã cảm nhận được qua "Lối Về Xóm Nhỏ":
"Về thôn xưa ta hát khúc vang ca
Ngọt hương lúa tình quê thêm đậm đà
Rào rạt bao niềm thương trong mái lá
Bờ dâu xanh cô gái hát êm êm
Tầm mai chín gởi anh dâng mẹ hiền
Lòng già thêm hơi ấm khi chiều lên
Có những chiều hôm..."
"Mẹ ơi, hoa cúc hoa mai nở rồi
Giờ đây, đời con đang còn lênh đênh
Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn
Áo trận sờn vai bạc màu
Nhìn Xuân về lòng buồn mênh mang
Ngày đi con hứa Xuân sau sẽ về..."
Kim Cương thay lời Trịnh Lâm Ngân đưa giọng trong veo cao vút đong đầy nỗi nhớ, thương thay cho người chiến sĩ trong thời binh đao tao loạn đã mấy mùa Xuân chưa dịp về thăm nhà.
"Ta cùng nhau đón thêm mùa Xuân
Xuân dù thay đổi biết bao lần
Xin khấn nguyện kết chặt tình thân
Vin cành lộc những bâng khuâng... (9)
Thay mặt BTC, Minh Hiệp chân thành cảm ơn quý đồng hương đã đến với chương trình tưởng niệm và vui Xuân hôm nay và cùng với Hội Xuân hơn 3 tiếng đồng hồ, để thưởng thức tất cả các tiết mục chào đón mùa Xuân năm Mậu Tuất 2018 cùng với Hội Người Việt Tị Nạn tại Na Uy. Đặc biệt chân thành gởi lời cảm ơn đến quý đại diện các Hội đoàn, quý Hội viên đã đến tham dự, ủng hộ, theo dõi và đồng hành với Lễ Hội trong suốt chương trình.
Ban hợp ca Hồn Việt kết thúc bằng nhạc phẩm "Ca Khúc Mừng Xuân" cùng cất giọng với tất cả quan khách còn lại:
"Ta ca vang, đàn nhịp nhàng, đón Xuân sang
Vui hân hoan, tình rộn ràng, mừng Xuân mới
Chim ca vang, điệu nhạc vàng, vang trong gió
Hát lên đi! Hãy nâng ly, mừng đón chúa Xuân về!..."
Được biết, buổi lễ hội Mừng Xuân Mậu Tuất 2018 và lễ tưởng niệm biến cố Tết Mậu Thân 1968 được sự hỗ trợ về tài chánh và ẩm thực của các mạnh thường quân:
. Chị Sĩ Thảo: 1.000 kr
. Chị Xuân Lan: 500 kr
. Anh Đào Kim Quang: 1.000 kr
. Ẩn danh: 1.000 kr
. Hội Cao Niên Người Việt Tị Nạn tại Na Uy: 4.000 kr
. Ông bà Chức Giang: 5.000 kr
. Hội Phụ Nữ: 1 mâm xôi mặn
. Voice Nauy: 2.000 kr
. Chị Mai Hương: 1 mâm bánh ngọt
. Stroommen Sushi gavekort: 1.000 kr
. Bippat Stroommen gavekort: 287 kr
. Asian Food A/S gavekort: 500 kr
. Hương Quê Stroommen gavekort: 1 thùng nước mắm
. Burger King Stovner gavekort: 2 meny
. Vietnam Hous Oslo gavekort: 1.000 kr
. Hoàng Phi, Mai Hữu Tú, Hồng Võ, Xuân Liễu, Thanh Xuân: tặng rượu đỏ
. Anh chị Phước Nam: 1.000 kr
"Đã lâu quá anh không về gõ cửa
Lồng ngực em trái đỏ vẫn còn nguyên
Mùa Xuân đến em lên đồi gọi gió
Thả đam mê và buông những ưu phiền
Em mở áo cho Xuân coi lồng ngực
Trái tim em trầm quế đợi xông hương..." (10)
Buổi lễ kết thúc vào lúc 18 giờ 50 phút. Quan khách ra về vẫn còn đọng lại tiếng nói tiếng cười, họ ca ngợi và cảm phục tài tổ chức chu đáo cũng như nội dung phong phú của chương trình. Nếu đem so sánh với những buổi lễ Tết trước đây, thì người ta thấy rõ sự vượt trội này. Đúng là "hậu sanh khả úy", buổi lễ in đậm nét vào lòng mỗi người. Đồng hương hả hê qua từng tiết mục phơi bày trên sân khấu.
(Phạm Sĩ Việt tường thuật)
(1) Bài thơ của một nhân chứng sống không rõ tên
(2) Nhạc Nguyễn Minh Khôi/ "Cơn Mê Chiều"
(3) Bài thơ của một nhân chứng sống, không rõ tên
(4) Lời chứng của một nhân chứng sống Nguyễn Thị Thái Hòa
(5) Bút ký Nhã Ca/ "Giải Khăn Sô Cho Huế" (đoạn mở đầu)
(6) Nhạc Trầm Tử Thiêng/ "Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gẫy"
(7) Tùy bút Võ Phiến/ "Bắt Trẻ Đồng Xanh" (Sài Gòn 10-1968)
(8) Thơ Hàn Mặc Tử/ "Mùa Xuân Chín"
(9) Nhạc Hoài An/ "Câu Chuyện Đầu Năm"
(10) Thơ Trần Mộng Tú/ "Gọi Anh Mùa Xuân"
-- You received this message because you are subscribed to the Google Groups "noiketbanhuu" group. To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to noiketbanhuu+unsubscribe@ To post to this group, send email to noiketbanhuu@googlegroups.com. To view this discussion on the web, visit https://groups.google.com/d/ For more options, visit https://groups.google.com/d/
|
Các nhà lãnh đạo của Nhóm Bảy cường quốc dân chủ (G7) ngày thứ Bảy nhắc lại cam kết sẽ tiếp tục áp đặt những tổn thất nghiêm trọng lên Nga v...