Đô đốc Lê Kế Lâm nói với VietnamNet: "Đây không phải là trận hải chiến mà là một cuộc thảm sát và xâm lược có chủ đích của Trung Quốc."
Hình ảnh Huynh Ngoc Chenh - Hoạt động tưởng niệm sự kiện Gạc Ma tại Hà Nội
Truyền thông Việt Nam đưa tin đậm nét trong ngày 14/3, đánh dấu 30 năm xảy ra đụng độ với Trung Quốc ở bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, làm 64 người Việt chết.
Hình ảnh Huynh Ngoc Chenh - Hoạt động tưởng niệm sự kiện Gạc Ma tại Hà Nội
Truyền thông Việt Nam đưa tin đậm nét trong ngày 14/3, đánh dấu 30 năm xảy ra đụng độ với Trung Quốc ở bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, làm 64 người Việt chết.
Nghe phỏng vấn Bùi Văn Bồng rất thú vị tại link:
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43399159Lập đài tưởng niệm Gạc Ma và nhìn lại
Sách về Gạc Ma sẽ ra mắt dịp 14/3?
Tưởng niệm 14/3 nhanh chóng bị giải tán
Trong khi đó, cũng có cáo buộc nói một nhà hoạt động bị công an Việt Nam tạm giữ sau khi tham gia lễ tưởng niệm 30 năm trận hải chiến Gạc Ma sáng 14/3 tại Hà Nội.
Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm và hiện xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma.
Bùi Văn Bồng: Hy sinh của chiến sĩ ở Gạc Ma Exit player
Bùi Văn Bồng: Hy sinh của chiến sĩ ở Gạc Ma
'Hy sinh bảo vệ chủ quyền'
Báo Quân đội Nhân dân hôm 14/3 đưa tin UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, ở xã Cam Hải Đông (Cam Lâm, Khánh Hòa).
Tờ báo của quân đội Việt Nam ghi nhận con số 64 cán bộ, chiến sĩ "đã anh dũng hy sinh", gọi đây là sự kiện tròn 30 năm "Ngày diễn ra trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam".
Báo Quân đội Nhân dân cũng cho hay hôm 13/3, Ban liên lạc truyền thống Bộ đội Trường Sa tại TP Đà Nẵng tổ chức Lễ cầu siêu với nghi thức thả hoa đăng tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma của Việt Nam.
Dường như hôm 14/3 không có tin đăng về ngày này trên các trang chính thống lớn như Nhân Dân, Đảng Cộng sản, Chính phủ Việt Nam.
Báo mạng Giáo dục Việt Nam cho hay ngày 14/3, tại Nghĩa trang Liệt sỹ phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), trước phần mộ của Anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương đã diễn ra lễ tri ân tưởng nhớ 64 liệt sỹ.
Tuổi Trẻ có bài về lễ giỗ các tử sỹ Gạc Ma do một doanh nghiệp tàu thủy tiến hành hành sáng 13/3 tại vùng biển Hoàng Sa.
Sự kiện Gạc Ma còn đang được xem xét đưa vào sách giáo khoa Việt Nam.
Ông Trần Trung Hiếu, thành viên Hội đồng góp ý và phản biện Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử của Bộ GD-ĐT được truyền thông Việt Nam trích lời, cho hay:
"Chương trình giáo dục môn Lịch sử phổ thông mới dự kiến đưa sự kiện Gạc Ma, cũng như cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974, bổ sung đầy đủ hơn sự kiện chiến tranh bảo vệ biên giới Tây - Nam (1975-1978), chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989)... vào chương trình và SGK."
"Phần kiến thức về sự kiện Gạc Ma dự kiến nằm trong chuyên đề "Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam sau năm 1975" cùng "Biển Đông: Lịch sử và hiện đại" ở lớp 12."
Theo ông Hiếu, nội dung sách lịch sử bậc trung học phổ thông sẽ được trình bày theo chuyên đề, với nội dung cốt lõi là tầm quan trọng của biển Đông đối với Việt Nam.
"Đồng thời, chuyên đề giúp học sinh hiểu được quá trình Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa, đảo Gạc Ma; nắm được thực trạng tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường sa; chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế."
"Tròn 30 năm chúng ta mất Gạc Ma và cũng ngần ấy thời gian Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma. Đó là một sự thật, một nỗi đau mà chúng ta không thể che đậy, giấu giếm vì bất cứ lý do gì", ông Hiếu nói.
Cũng theo ông Hiếu, trong sách giáo khoa hiện hành, các vấn đề chiến tranh bảo vệ biển đạo được đề cập sơ sài. Các vụ như Gạc Ma, Hoàng Sa, Trường Sa 'không có một dòng nào'.
'Xâm lược tàn bạo'
Cũng bắt đầu có các tuyên bố 'mạnh miệng' hơn được đăng trên truyền thông Việt Nam về vụ Gạc Ma.
VTC viết: "Cả thế giới cần biết đầy đủ, chính xác hành động xâm lược tàn bạo của Trung Quốc."
Đô đốc Lê Kế Lâm nói với VietnamNet: "Đây không phải là trận hải chiến mà là một cuộc thảm sát và xâm lược có chủ đích của Trung Quốc."
Năm ngoái, sách Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử của nhà sách First News - Trí Việt bị 13 nhà xuất bản từ chối.
Sau đó có thông tin Ban Tuyên giáo cấp phép xuất bản sách để kịp in kỷ niệm 29 năm trận chiến Gạc Ma, nhưng đến nay sách vẫn chưa lên kệ.
Một nhóm nhỏ gồm 20 nhà hoạt động có mặt ở khu vực tượng đài vào khoảng 9 sáng ngày 14/3 Việt Nam để tiến hành lễ tưởng niệm.
'Mời về đồn công an'
Trong khi đó, cây bút độc lập Huỳnh Ngọc Chênh cho hay trên Facebook cá nhân rằng nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, vợ ông, bị công an đưa đi sau khi ra thắp hương tưởng niệm các tử sỹ Gạc Ma tại tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội.
"Đến khi chuẩn bị ra về thì một nhóm nhiều người lạ mặt vòng trong vòng ngoài ập đến mời Thúy Hạnh về đồn công an làm việc vì lý do 'gây rối tại khu vực tượng đài."
"Tôi và Thúy Hạnh hỏi giấy mời đâu nhưng họ không nói, cứ lầm lỳ vây chặt lấy cô ấy không cho lên xe."
"Giằng co một lát thì một chiếc xe 16 chỗ ập đến, cưỡng chế cô ấy lên xe."
Sau đó, ông Chênh thông tin rằng bà Thúy Hạnh gọi điện thông báo đang ở phòng cảnh sát điều tra bộ công an.
Hoạt động dâng hương tưởng niệm 64 liệt sỹ ở Gạc Ma cũng được một nhóm nhà hoạt động tổ chức trong sáng 14/3 tại Nghĩa Trang Tây Tựu, Hà Nội.
Buổi lễ tưởng niệm này được cho là 'diễn ra tương đối suôn sẻ, không bị ngăn cản'.
Sách về Gạc Ma sẽ ra mắt dịp 14/3?
Tưởng niệm 14/3 nhanh chóng bị giải tán
Trong khi đó, cũng có cáo buộc nói một nhà hoạt động bị công an Việt Nam tạm giữ sau khi tham gia lễ tưởng niệm 30 năm trận hải chiến Gạc Ma sáng 14/3 tại Hà Nội.
Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm và hiện xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma.
Bùi Văn Bồng: Hy sinh của chiến sĩ ở Gạc Ma Exit player
Bùi Văn Bồng: Hy sinh của chiến sĩ ở Gạc Ma
'Hy sinh bảo vệ chủ quyền'
Báo Quân đội Nhân dân hôm 14/3 đưa tin UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, ở xã Cam Hải Đông (Cam Lâm, Khánh Hòa).
Tờ báo của quân đội Việt Nam ghi nhận con số 64 cán bộ, chiến sĩ "đã anh dũng hy sinh", gọi đây là sự kiện tròn 30 năm "Ngày diễn ra trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam".
Báo Quân đội Nhân dân cũng cho hay hôm 13/3, Ban liên lạc truyền thống Bộ đội Trường Sa tại TP Đà Nẵng tổ chức Lễ cầu siêu với nghi thức thả hoa đăng tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma của Việt Nam.
Dường như hôm 14/3 không có tin đăng về ngày này trên các trang chính thống lớn như Nhân Dân, Đảng Cộng sản, Chính phủ Việt Nam.
Báo mạng Giáo dục Việt Nam cho hay ngày 14/3, tại Nghĩa trang Liệt sỹ phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), trước phần mộ của Anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương đã diễn ra lễ tri ân tưởng nhớ 64 liệt sỹ.
Tuổi Trẻ có bài về lễ giỗ các tử sỹ Gạc Ma do một doanh nghiệp tàu thủy tiến hành hành sáng 13/3 tại vùng biển Hoàng Sa.
Sự kiện Gạc Ma còn đang được xem xét đưa vào sách giáo khoa Việt Nam.
Ông Trần Trung Hiếu, thành viên Hội đồng góp ý và phản biện Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử của Bộ GD-ĐT được truyền thông Việt Nam trích lời, cho hay:
"Chương trình giáo dục môn Lịch sử phổ thông mới dự kiến đưa sự kiện Gạc Ma, cũng như cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974, bổ sung đầy đủ hơn sự kiện chiến tranh bảo vệ biên giới Tây - Nam (1975-1978), chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989)... vào chương trình và SGK."
"Phần kiến thức về sự kiện Gạc Ma dự kiến nằm trong chuyên đề "Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam sau năm 1975" cùng "Biển Đông: Lịch sử và hiện đại" ở lớp 12."
Theo ông Hiếu, nội dung sách lịch sử bậc trung học phổ thông sẽ được trình bày theo chuyên đề, với nội dung cốt lõi là tầm quan trọng của biển Đông đối với Việt Nam.
"Đồng thời, chuyên đề giúp học sinh hiểu được quá trình Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa, đảo Gạc Ma; nắm được thực trạng tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường sa; chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế."
"Tròn 30 năm chúng ta mất Gạc Ma và cũng ngần ấy thời gian Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma. Đó là một sự thật, một nỗi đau mà chúng ta không thể che đậy, giấu giếm vì bất cứ lý do gì", ông Hiếu nói.
Cũng theo ông Hiếu, trong sách giáo khoa hiện hành, các vấn đề chiến tranh bảo vệ biển đạo được đề cập sơ sài. Các vụ như Gạc Ma, Hoàng Sa, Trường Sa 'không có một dòng nào'.
'Xâm lược tàn bạo'
Cũng bắt đầu có các tuyên bố 'mạnh miệng' hơn được đăng trên truyền thông Việt Nam về vụ Gạc Ma.
VTC viết: "Cả thế giới cần biết đầy đủ, chính xác hành động xâm lược tàn bạo của Trung Quốc."
Đô đốc Lê Kế Lâm nói với VietnamNet: "Đây không phải là trận hải chiến mà là một cuộc thảm sát và xâm lược có chủ đích của Trung Quốc."
Năm ngoái, sách Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử của nhà sách First News - Trí Việt bị 13 nhà xuất bản từ chối.
Sau đó có thông tin Ban Tuyên giáo cấp phép xuất bản sách để kịp in kỷ niệm 29 năm trận chiến Gạc Ma, nhưng đến nay sách vẫn chưa lên kệ.
Một nhóm nhỏ gồm 20 nhà hoạt động có mặt ở khu vực tượng đài vào khoảng 9 sáng ngày 14/3 Việt Nam để tiến hành lễ tưởng niệm.
'Mời về đồn công an'
Trong khi đó, cây bút độc lập Huỳnh Ngọc Chênh cho hay trên Facebook cá nhân rằng nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, vợ ông, bị công an đưa đi sau khi ra thắp hương tưởng niệm các tử sỹ Gạc Ma tại tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội.
"Đến khi chuẩn bị ra về thì một nhóm nhiều người lạ mặt vòng trong vòng ngoài ập đến mời Thúy Hạnh về đồn công an làm việc vì lý do 'gây rối tại khu vực tượng đài."
"Tôi và Thúy Hạnh hỏi giấy mời đâu nhưng họ không nói, cứ lầm lỳ vây chặt lấy cô ấy không cho lên xe."
"Giằng co một lát thì một chiếc xe 16 chỗ ập đến, cưỡng chế cô ấy lên xe."
Sau đó, ông Chênh thông tin rằng bà Thúy Hạnh gọi điện thông báo đang ở phòng cảnh sát điều tra bộ công an.
Hoạt động dâng hương tưởng niệm 64 liệt sỹ ở Gạc Ma cũng được một nhóm nhà hoạt động tổ chức trong sáng 14/3 tại Nghĩa Trang Tây Tựu, Hà Nội.
Buổi lễ tưởng niệm này được cho là 'diễn ra tương đối suôn sẻ, không bị ngăn cản'.
No comments:
Post a Comment