HSP: Cảm ơn bác và đảng đã luôn quan tâm theo dõi tình cảnh đói nghèo của Khúc Ruột Ngàn Dặm.
HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Lạm phát ở Anh giảm xuống 3,9% trong tháng 11/2023
20 tháng 12 2023, 19:45 +07
Một bài của VTV.vn trích nguồn châu Âu chạy tựa rằng 38% người dân châu lục này “không được ăn ba bữa một ngày” đang gây bão trên mạng xã hội tiếng Việt.
Tựa đề bài gốc ‘Precarious finances: 38% of Europeans no longer eat three meals a day’ trên trang Euronews hôm 26/11/2023, được trang tin của kênh truyền hình nhà nước Việt Nam dịch nguyên văn thành bài của họ, “Tài chính bấp bênh, 38% người châu Âu không được ăn ba bữa một ngày” (04/12/2023).
Đây không phải là lần đầu tiên truyền thông nhà nước ở Việt Nam chạy tựa nói về các vấn đề kinh tế khó khăn ở các quốc gia tư bản phát triển.
Hồi tháng 7 vừa qua, trang SGGP trong mục Thế giới có bài “Nghèo đói đang hiển hiện “miền đất hứa châu Âu”.
Đài VTV hồi tháng 6, có bài trích trang tiếng Nga RT nói “Hàng triệu người ở Anh đối mặt với nạn đói trong năm 2022”.
Mạng xã hội Việt Nam có phản ứng khác nhau về chủ đề này.
Chẳng hạn Facebooker Kinh Tước viết về bài của VTV:
“Hết Mỹ đói, giờ lại đến lượt Châu Âu đứt bữa… tội thì thôi. Không đâu như ở ta dù xoá đói giảm nghèo đã nâng lên tầm chiến lược; cận nghèo cũng có, hộ nghèo cũng có, nghèo đa chiều cũng có lại còn có nghèo bền vững nữa cơ, nhưng nơi nơi ai ai cũng được ngày 3 bữa “cơm có thịt”; cứ nhìn các em thiếu nhi vùng cao, vùng xa thì rõ, xương cốt em nào em nấy cứ phát triển lồ lộ...”
Có người thì đùa, “Chết rồi, em đang muốn giảm cân, ngày ăn hai bữa, sắp thành người châu Âu rồi.”
Các thông tin từ những báo thiên tả, phát ngôn, yêu sách của những tổ chức cứu trợ (cung cấp thực phẩm miễn phí cho dân) ở Anh và EU đều không có gì sai.
Họ luôn lên tiếng yêu cầu các chính phủ, đảng chính trị phải tiếp tục cải tổ tài chính, tăng chi tiêu cho trợ cấp xã hội.
Thậm chí hồi 2022, TT Hoa Kỳ ông Joe Biden từng nêu cảnh báo về nguy cơ vấn đề thiếu thực phẩm ở Hoa Kỳ.
Nhưng khi truyền thông các quốc gia Nga, Trung Quốc, Việt Nam đăng lại về khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Âu thì phần nhiều lại không chú ý tới bối cảnh của nó.
Ví dụ phát biểu của ông Biden là nhắm tới hậu quả mà ông muốn người dân Mỹ cần ý thức được khi Hoa Kỳ áp lệnh trừng phạt Nga vì cuộc xâm lăng Ukraine.
Các phát biểu tương tự có ý nghĩa giải thích chính sách, vận động dư luận "hãy sẵn sàng quyết tâm chịu khổ" vì nền tự do và lên án đối thủ, ở đây là Kremlin, mà ông Biden cho là phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi gây hấn.
Cùng lúc, các nghiên cứu quốc tế cho thấy tuyên truyền của Nga chống lại Hoa Kỳ và EU, Anh gồm cả thông tin sai lệch về kinh tế có tác động lớn đến các nước châu Á.
Nhìn chung, đài báo Nga do Kremlin kiểm soát luôn bác bỏ hậu quả của cấm vận quốc tế Nga gánh chịu và vẽ ra bức tranh đen tối về kinh tế ở EU, Anh “vì cắt đứt thương mại với Nga”.
HÌNH ẢNH,NGUYEN HOANG LINHChụp lại hình ảnh,
Hội bia Oktoberfest mở lại ở Bavaria, Đức sau thời gian phải đóng vì Covid
Kinh tế Đức không đạt tăng trưởng năm 2023 nhưng sẽ phục hồi vào năm 2024
Thực tế phức tạp hơn thế
Trên thực tế, khủng hoảng kinh tế-tài chính ở Phương Tây bị cho là do đại dịch Covid (đến từ Trung Quốc) gây ra, cộng thêm cuộc chiến của Vladimir Putin phát động ở Ukraine.
Về lý thuyết, một số tác giả như George Friedman viết trên Geopolitical Futures, còn cho là Hoa Kỳ cứ 80 năm lại chuyển chu kỳ, bước sang một thời kỳ có mô hình kinh tế khác.
Cuộc chiến của "đế quốc dầu khí" là Nga đánh Ukraine hóa ra lại "xảy ra đúng lúc", được xem như cú hích để Phương Tây bỏ mô hình cũ và thế giới sẽ chuyển nhanh sang nguồn năng lượng khác.
Quá trình cắt hẳn nguồn năng lượng từ Nga mà kinh tế chỉ bị khó khăn nhẹ đã xảy ra khá thành công trong vòng chưa đầy hai năm qua.
Ví dụ, theo số liệu của Quốc hội Anh, tính từ tháng 2/2022 đến tháng 1/2023, nhập khẩu khí đốt, dầu và than từ Nga vào Anh giảm đi 100%, với trị giá nhập khẩu cuối tháng 1/2023 bằng 0 bảng Anh.
EU cũng thành công trong việc cắt 80% khí đốt nhập từ Nga ngay trong năm 2022, và đến tháng 3/2023 thì “hoàn toàn hết phụ thuộc vào nguồn khí của Nga”, theo sự thừa nhận của hãng tin Nga, TASS từ Berlin hôm 05/03/2023.
Tương tự, lạm phát cao ở Anh và EU hiện nay là hậu quả tất yếu của việc các chính phủ vay tiền để nuôi người dân và công nhân, viên chức không làm gì trong gần hai năm đại dịch Covid.
Các tin tích cực hoặc toàn cảnh về quá trình phục hồi kinh tế, tái tăng trưởng, thoát gần hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn dầu khí từ Nga thì ít thấy được truyền thông các nước “khác hệ thống” với Hoa Kỳ, EU và Anh Quốc nêu ra.
Tại Anh, tới đầu tháng 12/2023, giá xăng dầu bán lẻ “đã giảm xuống mức thấp nhất từ hai năm qua” (theo BBC News).
Lạm phát sau một năm khá cao, trên 11%, đã giảm xuống 3,9% vào tháng 11/2023. Số người Việt Nam tìm cách trốn sang Anh vẫn tăng đều vì làm việc dễ tích luỹ, gửi tiền về quê nhà, bất chấp nhiều rủi ro.
Tăng trưởng kinh tế Anh nhìn chung đang yếu nhưng sẽ đạt số dương (1%) năm 2024, theo một dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Vẫn văn bản này có bảng đồ họa mang tên World Economic Growth Projections nêu dự báo kinh tế Hoa Kỳ đạt tăng trưởng GDP 1,6% (2023) và 1,1% năm tới.
Khu vực tiền euro đúng là gặp vấn đề trong năm nay, với tăng trưởng chỉ đạt 0,8% (Đức bị âm: -0,1%) nhưng sẽ phục hồi ở mức 1,4% năm 2024.
Các chỉ số tương tự cho nhóm các nền kinh tế phát triển (advanced economy) cho 2024 khả quan hơn, đạt 2,4%.
Lạm phát ở một số nước Phương Tây tính tới tháng 11/2023
Ảnh hưởng của tư duy XHCN kiểu cũ?
Riêng ở Việt Nam, truyền thông chính thống còn mang nặng tư duy xã hội chủ nghĩa kiểu cũ đang tiếp tục tạo ra hình ảnh rằng EU, Anh, Mỹ, Nhật - các quốc gia cấp viện nhiều cho Việt Nam- gặp khủng hoảng nhất thời và lâu dài vì các “mâu thuẫn nội tại”.
Cách giảng dạy cũ vẫn ngỡ rằng "mâu thuẫn" sẽ dẫn tới sụp đổ trong khi các thuyết kinh tế học mới, kể cả tân Marxist -như nhóm Social Europe - tin là các xung đột nội tại tạo động lực cho xã hội cải tổ, kinh tế và công nghệ có cơ hội sáng tạo nếu môi trường chung được tự do.
Các văn bản chính thống ở VN bởi vậy vẫn thường xuyên đăng các bài về khủng hoảng "mang tính quy luật" của các nền kinh tế dân chủ tư sản.
Thậm chí các tiến bộ công nghệ cũng được cho là đang khiến khủng hoảng này thêm trầm trọng, như bài “Tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản” (trang Mặt trận Tổ quốc tháng 11/2023),
Mục đích của các bài viết này là nhằm chứng minh mô hình XHCN - kinh tế thị trường (thực chất là tư bản ở Việt Nam) ưu việt hơn Phương Tây.
Ví dụ, bài có đoạn nói về những điều không khả thi trong xã hội tư bản hiện đại, và cho là “có những biểu hiện rất gần với một đề xuất về mô hình XHCN” hoặc “để xã hội có thể tiến bộ thì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tỏ ra không còn phù hợp”.
Hay báo Nhân Dân cũng có bài về “sự bất lực của chủ nghĩa tư bản trong giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội đang làm gia tăng bất công xã hội, giảm sút nghiêm trọng đời sống nhân dân” và gợi ý về cách xây dựng CHXN như con đường duy nhất cho các giải pháp kinh tế xã hội.
Cùng lúc, Việt Nam đang tích cực tham gia “chuỗi cung ứng toàn cầu” mà thực chất là quy trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, và hưởng lợi nhiều từ quá trình này.
Việt Nam không chỉ là vượt qua quá trình giảm đói nghèo mà đang trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp toàn cầu, có chỉ số tăng trưởng kinh tế cao và đều đặn từ khi Đổi Mới.
Cùng lúc, cộng đồng quốc tế (chủ yếu là các nước tư bản Anh, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, không có Trung Quốc, nước bản thân nhận nhiều ODA) đã giúp Việt Nam cả nghìn tỷ USD từ những năm cần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng.
Ví dụ, năm 2003, viện trợ phát triển (ODA) chiếm 25,4% ngân sách của chính phủ VN, giảm xuống 11,2% năm 2013, đánh dấu tác động tốt của viện trợ. Nhưng năm 2016, Việt Nam vẫn là nước nhận ODA thứ ba trên toàn cầu, sau Afghanistan và Ấn Độ, theo số liệu World Bank.
Kẻ thù cũ của VNDCCH là Hoa Kỳ cũng liên tục cấp viện cho CHXHCN Việt Nam những năm qua: 149 triệu USD (năm 2018), 154 triệu USD (2019). Trong năm tài khóa 2020, Quốc hội chuẩn chi gần 165 triệu USD viện trợ cho Việt Nam, nhiều hơn 6% con số chính quyền Trump yêu cầu. Sang năm tài khóa 2021, viện trợ cho Việt Nam được Quốc hội tăng lên tới gần 170 triệu USD, nhiều hơn 20% so với khoản Nhà Trắng yêu cầu.
Anh Quốc từ 2001 đến 2015 đã cấp viện 481 triệu bảng (608 triệu USD) cho các dự án giúp Việt Nam phát triển (gov.uk/media).
Tuy thế lý do về sự thành công kinh tế, xã hội ở VN được đánh giá rất khác nhau.
Năm 2015, kỷ niệm 40 năm kết thúc Cuộc chiến Việt Nam, tờ báo cánh tả The Guardian ở Anh nhận định rằng "sau nhiều thập niên của chiến thắng bởi đảng cộng sản, Việt Nam lại trở thành một phần của chủ nghĩa tư bản toàn cầu". Bài báo nói chính việc kết hợp hai mô hình này đã cải thiện kinh tế nhưng tạo ra tham nhũng mang tính hệ thống.
Còn theo truyền thông Việt Nam thì các thành công kinh tế có được về cơ bản là nhờ sự lãnh đạo "tài tình, linh hoạt" của Đảng Cộng sản.
Các bài báo chính thống ở Việt Nam vì thế vẫn duy trì định kiến rằng xã hội tư bản là không tốt, và với quốc gia này thì mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội vẫn là "lý tưởng cao nhất", chứ không phải đi theo "chủ nghĩa tư bản đối nghịch" bị coi là mâu thuẫn với độc lập dân tộc.
No comments:
Post a Comment