Friday, October 16, 2015

Mỹ: Tăng Cường Quân Lực Ở Biển Đông Để Chống TC - Vi Anh

US Naval aircraft and fleet keep the air, seas, and land well protected.Bộ Quốc Phòng Mỹ vừa mới công bố Chiến lược An ninh Hàng hải vùng Á Châu-Thái Bình Dương. Chiến lược mới, tích cực tiến tới gồm 3 mục tiêu: “bảo vệ tự do hàng hải, răn đe xung đột và các hành vi cưỡng bức, và cổ vũ cho việc tôn trọng luật pháp và các chuẩn mực quốc tế". Không còn cái kiểu lơ lững con cá vàng, tỏ ra vô tư, trung lập, không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp biển đảo của các nước nữa.


Giáo sư Andrew Erickson, thuộc Trường Hải Chiến Mỹ (US Naval War College) đã phân tích kỹ trên báo Wall Street Journal 24/08/2015, cho đó là một bước tích cực của Mỹ, nhưng không đủ sức ngăn chận dã tâm của TC. Theo Ông, ưu điểm của chiến lược mới này, là Mỹ nói lên rõ tầm quan trọng các con đường hàng hải quốc tế, đặc biệt tại Ấn Độ Dương, Biển Đông và Biển Hoa Đông đối với các lợi ích của Mỹ. Mỹ dẫn chứng rõ ràng và cụ thể bằng tài liệu cho các nước thấy những tiến bộ vượt bực của Hải quân TC có thể gây bất ổn trong vùng biển Á châu Thái binh dương. Tiêu biểu như TC hiện có nhiều tàu nhất Châu Á, với 303 tàu chiến các loại, hoàn toàn áp đảo 202 tàu chiến cộng lại của Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam, Malaysia và Philippines. Điểm mạnh thứ ba của chiến lược của Mỹ là đưa ra những bằng cớ rõ rệt, cung cấp dữ liệu cụ thể về tham vọng đất đai và công trình quân sự hoá của TC ở Biển Đông, con số rõ rệt đã tạo ra thêm 2.900 mẫu Anh so với Việt Nam chỉ có 80 mẫu, Malaysia 70 mẫu, Philippines 14 mẫu, và Đài Loan 8 mẫu.

Ngoài ra, chiến lược này cũng cho thấy một cách cụ thể sự cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực, quyết tâm thực hiện chiến lược chuyển trục sang Châu Á trước năm 2020 bằng cách chuyển khí tài sang vùng Thái Bình Dương, gia tăng sự hiện diện của Mỹ, tăng cường các cuộc diễn tập quân sự và xây dựng khả năng hàng hải của các nước đối tác.

Nhưng theo Gs Erickson chiến lược mới của Mỹ cũng có một số điểm chưa quyết liệt cần thiết, còn quá rụt rè, không đi đủ xa như tìm cách tỏ ra khách quan bằng cách dùng những ngôn từ không rõ ràng, cho rằng tất cả các bên đều có lỗi, dù cho Trung Quốc là nước có cách hành xử tiêu cực nhất, chiếm biển đảo của các nước nhiều nhứt, chiếm một cách ngang ngược, táo bạo, không một bằng cớ lịch sử, pháp lý, đạo lý nào. Theo Ông lẽ ra Mỹ «đi xa hơn và nói rõ là đường 9 đoạn của Bắc Kinh không có cơ sở về luật pháp quốc tế», Mỹ phải bắn đi tín hiệu cho Trung Quốc hiểu là Mỹ sẽ sẵn sàng va chạm để đối phó với một loạt hành vi tiêu cực của Trung Quốc như đã từng có trong những năm gần đây. Ông nhấn mạnh Mỹ cần quyết liệt hơn với Trung Quốc, cần có chính sách cụ thể hơn nữa để buộc Bắc Kinh phải trả giá cao cho hành động sai trái của họ.

Bên cạnh tờ Wall Street Journal, ngày 25/8 tờ báo gối đầu giường của những chính khách và chiến lược gia Mỹ ở Washington DC, là tờ Washington Post có tung ra một bài bình luận khuyến cáo TC: Trung Quốc phải thận trọng hơn ở Biển Đông. Nếu để xung đột xảy ra trong Biển Đông, hậu quả tai hại sẽ xảy ra cho thương mại thế giới, nhưng tai hạị trầm trọng nhứt là cho TC, trên phương diện xuất cảng và nhập cảng của nền kinh tế Trung Quốc.Bài xã luận có liên hệ tới việc Bộ Quốc phòng Mỹ công bố chiến lược an ninh hàng hải mới hồi tuần trước, để chống lại các hành vi khiêu khích của Trung Quốc ở Á Châu-Thái Bình Dương. Tờ báo nói rõ rằng phúc trình của Ngũ Giác Đài được soạn thảo do yêu cầu của quốc hội Mỹ, và những hành động của Trung Quốc chắc chắn sẽ mang lại hậu quả, mặc dù chưa biết được các cuộc thử lửa sẽ diễn ra như thế nào, nhưng điều chắc chắn là chúng sẽ đến.

Song song với công luận của các chiến lược gia và báo chí, là hành động bày binh bố trận của các tư lịnh lực lượng Mỹ ở Thái bình dương với các nước đồng minh trong vùng Á châu Thái bình dương.

Trước nhứt là Phi luật tân, một đồng minh của Mỹ bị TC lấn chiếm biển đảo, và đã đâm đơn kiện TC ra toà án Liên hiệp Quốc. Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris đích thân đến Manila, cam kết duy trì ổn định khu vực Biển Đông, hỗ trợ Phi đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc. Mỹ hứa tăng cường theo dõi các diễn biến trực tiếp ở Biển Đông, cung cấp thêm hoạt động do thám và giám sát, cung cấp máy bay, tăng phi vụ và hải hành tuần tra để giám sát một chiếc tàu dân sự của Philippines thường đưa hàng tiếp tế ra bãi Cỏ May.

Ships assigned to USS Abraham Lincoln Strike Group trail behind the USS Momsen (DDG 92) - a guided missile destroyer.

Hải quân Mỹ sẽ gia tăng tập trận hải quân trong vùng cả về chất lẫn về lượng ở Biển Đông với mục tiêu răn đe sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Cho đến nay, Hoa Kỳ thường xuyên tập trận chung với Philippines, và gần đây, đã không ngần ngại diễn tập gần khu vực Biển Đông nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Manila và Bắc Kinh với quy mô rầm rộ.


Mỹ tăng cường hải lực, hạm đội tàu chiến tuần duyên LCS (Littoral Combat Ship), loại chiến hạm nhỏ nhưng linh hoạt, với hỏa lực hùng hậu, được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tại những vùng nước nông ven bờ, đặc thù của Biển Đông: 4 chiếc sẽ được triển khai ngay tại Singapore, phụ trách trực tiếp Biển Đông, 4 chiếc khác sẽ được dùng làm lực lượng dự bị, sẵn sàng tung ra khi cần thiết.

Điều hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan hiện đại hơn qua thay chiếc George Washington. Thêm tàu USS America vào vùng biển Dông, thêm hai tàu khu trục Aegis được gửi đến túc trực tại Nhật Bản.

Tăng cường không lực, điều thêm chiến đấu cơ F-22 và F-35 tối tân nhứt, tăng viện lực lượng cơ hữu trong vùng gồm nhiều oanh tạc cơ chiến lược B-2 và B-52, và 47 chiếc phi cơ tuần thám đời mới P8 A Poseidon, có gắn thủy lôi. Cấp trực thăng V- 22 cho Lực lượng Thủy quân lục chiến túc trực trong vùng. Không bỏ việc phong thủ không phận, Mỹ đưa thêm hỏa tiễn tầm xa có độ chính xác cao, trong đó có loại JASSM-ER và một loại hoả tiễn hành trình chống hạm tầm xa mới. Với các phương tiện răn đe đó, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vai trò người bảo vệ ổn định và quyền tự do hàng không và hàng hải, đặc biệt là ở Biển Đông.

The littoral combat ship USS Freedom (LCS 1) us underway conducting sea trials off the coast of Southern California.
V
ới Chiến lược An ninh hàng hải vùng Á Châu-Thái Bình Dương mới rất tích cực, với việc tăng cường quân lực và vũ khí để phòng chống TC như vậy trên vùng biển Á châu Thái bình dương, với việc chính phủ Mỹ đang chuẩn bị những biện pháp chế tài kinh tế trước đây chưa từng có nhắm vào các công ty và cá nhân Trung Quốc được hưởng lợi từ việc đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ, người ta thấy Thái bình dương có thể không còn thài bình trong những tháng năm tới. Đó là lỳ do chiến lược gia Mỹ đòi hỏi Mỹ phải quyết liệt hơn và báo chí Mỹ khuyến cáo TC phải thận trọng.


Còn VNCS hầu như bất động trước việc TC đưa giàn khan nước sâu vào vùng trùng lấp đặc quyền kinh tế VN để thăm dò 2 tháng nay. TC đã làm xong trên một mỏ dầu. TC sắp dời đi đến một vùng khác gần đó và tuyên bố tiếp tục thăm dò 2 tháng nữa. VNCS không phản đối bằng tuyên bố hay đưa tàu cảnh sát ra ngăn chận như như kỳ rồi. Công nhân VN không có biểu tình chống TC như kỳ trước. Mỹ hoàn toàn không lên tiếng chống TC như kỳ trước Thượng Viện ra nghị quyết yều cầu TQ rút. Điều này cho thấy Hà nội vẫn theo đuôi TC. Mỹ không can thiệp về chủ quyền biển đảo của VN, Mỹ chỉ tranh đấu cho tự do hàng hải, hàng không Mỹ coi là quyền lợi quốc gia của Mỹ. Quyền lợi của Mỹ đối với TC ngàn lần lớn hơn đối với VN. Hai nước Mỹ, TQ nương nhau, chia xẻ quyền lợi. Tập cận Bình sắp công du Mỹ, tháng 9 nay./.(Vi Anh)
https://vietbao.com/p123a242573/my-tang-cuong-quan-luc-o-bien-dong-de-chong-tc

No comments: