Friday, December 7, 2018

Ca phẫu thuật ở Mỹ khiến tôi hiểu được sự khác biệt giữa y tế Trung-Mỹ

'Ca phẫu thuật ở Mỹ khiến tôi hiểu được sự khác biệt giữa y tế Trung-Mỹ'
Gần đây, một bệnh nhân mắc bệnh tim ở Trung Quốc đăng tải bài viết có tiêu đề ‘Ca phẫu thuật ở Mỹ khiến tôi hiểu được sự khác biệt giữa y tế Trung-Mỹ’ trên trang ‘Hội Hoa Kiều ở Mỹ’ đã thu hút sự chú ý của rất nhiều cư dân mạng.

Theo tác giả bài viết chia sẻ, ông bị mắc chứng rối loạn nhịp tim thường gặp là rung nhĩ, ông thường hay bị tim đập mạnh, khó thở, tức ngực, không dám vận động mạnh. Đối với một người yêu thích vận động như ông thì điều này là một việc rất khổ sở.
4 năm trước, ông đã từng trải qua một ca phẫu thuật lạnh đau đớn, còn lần này ở Mỹ, sau nhiều lần trao đổi cùng bác sĩ gia đình và các bác sĩ khoa tim mạch, ông quyết định làm ‘đốt điện’ (triệt đốt các rối loạn nhịp tim sử dụng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông tim) ở Mỹ theo lời khuyên của bác sĩ. Ông đặt hy vọng vào 80% hiệu quả mà bác sĩ đã nói.
“Mong rằng tôi sẽ được sống như những người bình thường”.

Phẫu thuật ở Mỹ


Người viết chia sẻ:
Trình tự khám bệnh ở Mỹ khá phức tạp, đầu tiên bác sĩ gia đình sẽ giới thiệu bác sĩ khoa tim, sau đó thông qua một loạt các cuộc xét nghiệm, bác sĩ tim mới khuyên tôi làm phẫu thuật. Sau khi xác định, họ bắt đầu hẹn bệnh viện và bác sĩ phẫu thuật.
Công ty bảo hiểm y tế của tôi là Kaiser, cuối cùng họ hẹn cho tôi ca phẫu thuật vào lúc 11:30 sáng ngày 5/9 ở bệnh viện Hopkin. Bác sĩ tim luôn dặn dò tôi tuyệt đối không được đến trễ, vì vậy 10 giờ tôi đã đến bệnh viện rồi.
Sau khi đăng ký ở quầy lễ tân, vì trong hệ thống đã có thông tin của tôi nên mọi việc rất thuận lợi, ký tên và trình ID cũng như thẻ bảo hiểm y tế xong là tôi được cầm bản đăng ký đến phòng chờ phẫu thuật.
Còn chẳng phải đóng tiền cọc! Họ không sợ tôi làm phẫu thuật xong sẽ bỏ chạy à?
Đúng 11 giờ, y tá ra gọi tên tôi, tôi nói với cô ấy mình không giỏi tiếng Anh, cần có phiên dịch tiếng Trung, cô ấy nói không thành vấn đề, đợi một lát sẽ sắp xếp cho người qua, tiếp đó cô ấy đưa tôi vào phòng bên cạnh, trên giường có để quần áo phẫu thuật và một đôi vớ chống trượt, tôi thay đồ theo y tá yêu cầu.
Tôi nằm lên giường và được y tá làm một loạt kiểm tra trước phẫu thuật như lấy máu, đo điện tâm đồ, đo huyết áp, đo thân nhiệt v.v… Tôi phải khen một điều là cô y tá rất xinh, nói chuyện rất dịu dàng, đối xử với bệnh nhân giống như với em bé sơ sinh vậy, rất nhẹ nhàng, nụ cười tươi sáng của cô ấy giống như làn gió mùa xuân.
Cô bác sĩ họ Tô biết tiếng Trung đến hỏi tôi hàng loạt các câu hỏi trước phẫu thuật, cô ấy kiên nhẫn tỉ mỉ giải đáp mọi câu hỏi của tôi và cho tôi biết một lát nữa bác sĩ gây mê sẽ đến.
'Ca phẫu thuật ở Mỹ khiến tôi hiểu được sự khác biệt giữa y tế Trung-Mỹ'
(Ảnh/Pixabay)
Vì trước đây đã từng được phẫu thuật một lần, ở Trung Quốc làm phẫu thuật không có gây mê đâu, chỉ là khi châm kim vào bụng thì sẽ gây tê dưới da mà thôi, tôi biết rõ toàn bộ quá trình đưa kim đi vào và cắt bỏ, khi đó 2 tiếng như dài hơn 2 năm và vô cùng khó chịu.
Ở đây, bác sĩ Tô nói với tôi rằng tất cả phẫu thuật ở Mỹ đều sẽ suy nghĩ cho bệnh nhân, sẽ không đau, ngủ một giấc là xong ngay. Nghe được những lời này đúng là tôi có hơi mong đợi.
Bác sĩ gây mê là một anh đẹp trai cao lớn, rất chỉn chu sạch sẽ, anh này cũng hỏi han tôi với nụ cười trên môi xem tôi có dị ứng với thuốc không, có triệu chứng ngừng thở khi ngủ hay không… Cuối cùng, bác sĩ còn rất nhẹ nhàng nói với tôi, không có vấn đề gì cả, một lúc thôi là ổn, không cần lo lắng.
Người đến cuối cùng là bác sĩ phẫu thuật trung niên, ông ấy lịch sự tự giới thiệu, nói qua vài câu xã giao, cho tôi biết ca phẫu thuật sẽ bắt đầu lúc 1 giờ 30, cả quá trình thì tùy theo tình hình, khoảng 2-3 tiếng.
Khoảng 1 giờ 30, bác sĩ phụ đến đúng giờ đẩy tôi vào phòng phẫu thuật, tôi ngồi trên giường, trên người dán đầy dây nối, ba người vây quanh tôi chuẩn bị, khi tôi đang đoán xem gây mê có đau hay không, gây mê ra sao thì thấy bác sĩ gây mê nối cái gì đó vào tim kiêm đã ghim vào người tôi, sau đó thì tôi không còn biết gì nữa cả.
Khi tỉnh lại, tôi đã được đẩy vào phòng theo dõi bên ngoài rồi.
Trên người tôi bị nối rất nhiều dây hẳn là dùng để đo nhịp tim, tôi xoay đầu nhìn thì thấy sao không truyền nước cho tôi? Vị trí mổ trên bụng sao không có để túi cát để cầm máu? Tôi chẳng cảm giác thấy vết thương gì cả, tôi rất nghi ngờ là mình đã trải qua một ca phẫu thuật giả!
Theo lời dặn dò của bác sĩ, sau một tiếng quan sát, tôi đã được chuyển vào phòng bệnh, 4 tiếng sau là có thể bước xuống giường, quan sát một đêm, ngày hôm sẽ được xuất viện, trong vòng 4 ngày tôi không được lao động chân tay mạnh hoặc luyện tập với cường độ cao, sau đó thì có thể sinh hoạt như một người bình thường.
Tôi phải khen giường bệnh ở Mỹ, đệm phía dưới có cả bơm khí, mọi bộ phận cơ thể đều được nâng đỡ và còn có bơm khí nhả khí định kỳ để các bộ phận được điều chỉnh, nằm thẳng người 5 tiếng mà không hề khiến tôi cảm thấy đau lưng hay đau chân.
Mọi thứ đều được kiểm soát, hầu như không cần đến bất cứ cô y tá nào.
Các thiết bị này thật sự là bỏ xa Trung Quốc rồi.
'Ca phẫu thuật ở Mỹ khiến tôi hiểu được sự khác biệt giữa y tế Trung-Mỹ'(Ảnh /Pixabay)
Tôi nằm ngủ thoải mái cả một đêm, đương nhiên là không thể thiếu việc theo dõi các số liệu sinh mạng 4 tiếng 1 lần, nhưng may là huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt của tôi đều bình thường.
Sáng hôm sau, y tá đưa bữa sáng đã đặt trước từ hôm qua đến, ăn xong, tôi xuống giường vận động một lúc, về cơ bản là đã hồi phục lại bình thường rồi, không hề cảm thấy vết thương đâu cả, lành rất nhanh.
Bác sĩ Tô ngày hôm qua lại đến, cô ấy chu đáo hỏi tình trạng của tôi và kiểm tra vết thương rồi nói không có vấn đề gì nữa cả, sau đó gọi y tá đến làm kiểm tra và nói tôi có thể xuất viện được rồi cũng như dặn dò kỹ lưỡng những việc cần lưu ý sau khi xuất viện, ký tên xong rồi đi.
Cô y tá đưa tôi xuống tận dưới lầu, ra đến cổng, sau khi tạm biệt và chúc mừng, tôi có cảm giác rất không thật.
Vậy là xong rồi à? Đi được rồi sao? Đây là thật ư? Không lấy đồng nào cả, đương nhiên tôi biết là hóa đơn sẽ gửi về nhà sau, nhưng bệnh viện hoàn toàn không có ai nói chuyện tiền nong với tôi cả.
Là một người mới nhập cư lần đầu trải nghiệm y tế ở Mỹ, tôi thật lòng chưa kịp thích ứng.

Phẫu thuật ở Trung Quốc

Nếu so sánh hai ca phẫu thuật ở Trung Quốc và Mỹ thì có quá nhiều điều cần bàn.
Đầu tiên, ca phẫu thuật tương tự ở Trung Quốc cần nằm viện 5 ngày, 2 ngày trước phẫu thuật và 3 ngày sau đó.
Ở Mỹ chỉ cần quan sát một đêm, không có vấn đề gì là được xuất viện, tốn rất ít thời gian.
Thứ hai, phẫu thuật ở Mỹ hoàn toàn không hề đau đớn, ở Trung Quốc thì không gây mê, kim đi vào đâu đều có thể cảm thấy được, khi xử lý ở vị trí tim thì đau vô cùng, trong tim có cảm giác như bị đốt cháy.
Thứ ba, về vấn đề xử lý vết thương thì y tế ở Trung Quốc vẫn cần phải cải thiện nhiều, kỹ thuật của Mỹ tốt hơn một bậc, hoàn toàn không có cảm giác đau đớn và lành rất nhanh, kỳ lạ là vì sao không có ép túi cát để cầm máu như ở Trung Quốc, hơn nữa khu vực xung quanh vết thương không có máu bầm.
Ở Mỹ, 4 tiếng sau khi phẫu thuật là có thể xuống giường vận động rồi, còn ở Trung Quốc theo tôi nhớ thì phải nằm mười mấy tiếng mới xuống được giường.
Cuối cùng là phải nói về vấn đề chi phí ở Trung Quốc, khi đó tôi nằm viện cần phải đóng tiền cọc trước (không biết bây giờ có còn phải làm vậy nữa không).
Vào hôm phẫu thuật, tôi bị đẩy vào phòng phẫu thuật rất lâu mới bắt đầu mổ, khi đó tôi cảm thấy rất kỳ lạ, sau khi đẩy ra ngoài mới biết người ta báo với bạn tôi đang đợi bên ngoài là tiền cọc tôi đóng không đủ, không nhận được chỉ truyền, bạn tôi phải đi đóng mười mấy nghìn tệ tiền cọc thì ca phẫu thuật mới được thực hiện.
Lúc nghe nói việc này, trong lòng tôi mãi lâu không thể bình tĩnh được, đây là phẫu thuật, sao có thể như vậy được?
Tôi không trách bác sĩ, y tá, bởi vì họ chỉ có thể nghe theo chế độ, vấn đề của hệ thống y tế ở Trung Quốc không phải đơn giản vài điều là có thể nói hết cũng như giải quyết được, phải xét đến chi tiết thì mới thể hiện được ưu khuyết điểm của chế độ y tế.
Ngọc Trúc

LLHNPD chuyen

No comments:

HƯƠNG GÂY MÙI NHỚ… Tản Mạn - Nhất Hùng

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ rất ý nhị: “Mành tương phơn phớt gió đàn, Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình”