Sunday, December 16, 2018

Phóng viên mất tích bí ẩn, để lại 21 bức ảnh về xã hội Trung Quốc khiến nhiều người chết lặng


Các tác phẩm của ông phơi bày những góc khuất xã hội mà đôi khi chính quyền không muốn hoặc né tránh nhắc đến.
Lu Guang là một phóng viên ảnh nổi tiếng Trung Quốc, các tác phẩm của ông phơi bày những góc khuất của xã hội mà đôi khi chính quyền không muốn hoặc né tránh nhắc đến như: vấn nạn nghiện ngập, hiện trạng của căn bệnh lây nhiễm HIV tại một số nơi, vấn đề môi trường…

Năm 2004, Lu Guang đạt được giải thưởng cao nhất trong cuộc thi World Press Photo với bộ ảnh Những Ngôi Làng AIDS, dân số nơi này khoảng 3.000 người nhưng có đến 678 trường hợp bị nhiễm HIV sau khi bán máu, sau đó 200 người đã chết vì căn bệnh thế kỉ.



Gần đây, vị phóng viên ảnh này trở thành tâm điểm vì bỗng mất tích bí ẩn. Bà Xu Xiaoli – vợ của ông cho biết đã mất liên lạc với chồng từ ngày 3 tháng 11.

Ngày 23 tháng 10, Lu Guang có chuyến bay đến Urumqi – thủ phủ khu tự trị Tân Cương để dự vài sự kiện nhiếp ảnh. Tiếp theo, ông di chuyển tới tỉnh Tứ Xuyên tham gia một chương trình từ thiện với người bạn họ Chen. Nhưng ông Chen không thể liên hệ được với Lu Guang.

Xu Xiaoli cũng không biết tung tích của chồng và chuyện gì đang xảy ra. Bà gọi điện cho vợ của người đàn ông từng mời Lu Guang đến Urumpi và biết được cả Lu lẫn vị chủ nhà kia đều bị “đưa đi” bởi lực lượng an ninh quốc gia. Xu Xiaolin đăng lên Twitter: “Tôi liên hệ nhiều lần với văn phòng cảnh sát Tân Cương nhưng vẫn không nhận được câu trả lời rõ ràng”.

Khu tự trị Tân Cương là điểm nóng chính trị tại Trung Quốc, luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột sắc tộc và nhiều vấn đề nhạy cảm khác.


Không rõ chuyện gì đã xảy ra và tung tích của vị phóng viên ảnh này ra sao. Trong lúc chờ đợi tin tức liên quan, xin giới thiệu 21 bức ảnh nói lên thực trạng tại một số nơi của Trung Quốc do Lu Guang ghi nhận được.
Một công nhân làm việc tại thành phố Ô Hải (khu tự trị Nội Mông). Ảnh được chụp vào ngày 10/4/2005.


Không khí ô nhiễm từ ngành công nghiệp khai thác than, vôi đe dọa dân địa phương.


Cậu bé 11 tuổi tên Xu Li ở Hotsou mắc bệnh ung thư xương.


Gương mặt lấm lem của một cậu bé sinh sống trong khu công nghiệp.


Ngày 16/7/2010, đường ống dẫn dầu Newport Wharf của vịnh Đại Liên phát nổ, nhiều dầu tràn ra biển. Nhiều tàu đánh cá được phân công xử lý dầu tràn, mức độ ô nhiễm nhiều gấp 8.150 lần giới hạn cho phép.


Bé trai đáng thương bên mộ của cha mẹ vừa mới mất.


Người bà quỳ gối ôm cháu trai bị bệnh nặng khẩn cầu trời cao phù hộ cho cậu bé tai qua nạn khỏi.


Những đứa trẻ mồ côi bị tàn tật.


Những trẻ em bại não đang ăn sữa bột rải trên giường.


Đền Laseng (Mông Cổ) có lịch sử hơn 200 năm tuổi, bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các nhà máy xung quanh, vì vậy gần đây rất ít người hành hương đến đó.


Nhiều nhà máy đã được chuyển từ phía đông của đất nước sang các vùng trung tâm và phía tây. Nhân viên làm việc trong điều kiện khói bụi mù mịt.


Nhà máy thép Baotou đổ nước thải chế biến khoáng sản ra ngoài đập.


Người đàn ông lấy tay che mặt vì mùi hôi bốc lên xung quanh.


Khu công nghiệp hóa chất của cảng Yanwei ở thành phố Lianyungang đổ nước thải ra biển.


Trong làng sản xuất quần jean ở thị trấn Xintang (Quảng Đông) công nhân lấy đá để nghiền vải denim mỗi sáng.


Đàn bò trên vùng đất đã bị đào xới do khai thác công nghiệp.


Người vợ đau đớn bên người chồng sắp chết.


Cô Qi Guihua đang được chồng bế. Cô bị bệnh khi từ Bắc Kinh trở về làng để ăn mừng lễ hội mùa xuân. Người phụ nữ qua đời hai giờ sau khi bức ảnh này được chụp.


Các gia đình như thế này đã bán hầu hết mọi thứ có giá trị trong nhà để trang trải cho các chi phí y tế.


Một cô gái trẻ làm ấm tay vào mùa đông. Gương mặt thiếu nữ vẫn còn nét trẻ con nhưng đôi tay thì không còn mềm mại như trước vì phải lao động nặng nhọc. Cha cô bị nhiễm HIV nhưng vẫn làm việc kiếm tiền lo lắng cho cha mẹ già và năm đứa con.


Hai bé gái chuẩn bị đám tang cho người anh trai đã chết vì bệnh AIDS.

Nguồn bài: boredpanda
Toan Trinh chuyen

No comments: