Monday, May 14, 2012

Căn cứ chiến lược Guam của Mỹ

Guam, đảo cận nam của quần đảo Mariana, Thái Bình Dương là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất ở phía tây nước Mỹ.

Guam

    Năm 1521, nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã đến đảo Guam trong chuyến hành trình vòng quanh trái đất.
Tới năm 1565, tướng Miguel Lopez de Legazpi tuyên bố chủ quyền Guam thuộc về Tây Ban Nha. Năm 1668, Tây Ban Nha bắt đầu thuộc địa hóa lãnh thổ này. Trong giai đoạn 1668-1815, Guam là điểm dừng chân quan trọng trên đường giao thương của Tây Ban Nha giữa Mexico và Philippines.
  Năm 1898, Guam rơi vào tay Mỹ sau khi Tây Ban Nha thất bại trong cuộc chiến tranh với Mỹ. Guam trở thành một trạm phục vụ cho các chiến hạm Mỹ đi lại Philippines.
  Cuối năm 1941, Guam bị Quân đội Nhật Bản tấn công và chiếm giữ. Trước khi cuộc chiến xảy ra, hầu hết công dân Mỹ đã được di chuyển khỏi đảo. Trong khi, người dân bản địa phải chịu sự tra tấn, bóc lột của quân Nhật, theo chứng thực Quốc hội Mỹ năm 2004 có khoảng 1.000 người bản địa chết trong thời gian Nhật chiếm đóng. 
  Ngày 21/7/1944, thuỷ quân lục chiến  Mỹ tái chiếm Guam, và đồng thời lấy luôn quần đảo bắc Mariana vốn bị Nhật giữ từ năm 1919. Trong vòng vài tuần, lính Mỹ tràn ngập Mariana và bắt đầu xây dựng các căn cứ không quân tạm thời để phục vụ “pháo đài bay” B-29 oanh tạc Nhật Bản.
    Đảo Tianian (quần đảo Bắc Mariana) trở thành căn cứ không quân quan trọng với bốn phi đạo do Nhật xây dựng được sửa chữa lại và hai phi đạo  mới.
 

Cảng Apra của Guam được tân trang lại, cùng với căn cứ Tây Bắc Và Bắc Guam sửa chữa để đáp ứng yêu cầu cho B-29 thực hiện nhiệm vụ. Từ cuối tháng 12/1944, máy bay ném bom B-29 bắt đầu cất cánh từ Mariana không kích các thành phố của Nhật Bản.
  Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh lạnh dần dần trở nên căng thẳng, Mariana trở thành địa bàn chiến lược quan trọng của Mỹ. Dù căn cứ ở Philippine và Nhật Bản là vị trí trọng yếu bảo vệ quyền lực Mỹ ở Châu Á.

Căn cứ Bắc Guam là nơi duy nhất bố trí đơn vị máy bay ném bom hạng nặng ở Thái Bình Dương sau năm 1945. Năm 1947, căn cứ này đổi tên thành căn cứ Không quân Bắc Guam.

Năm 1949, để tưởng nhớ tướng James Andersen thiệt mạng khi đang bay thị sát trên Thái Bình Dương, căn cứ đổi tên thành Andersen. 
  
Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Andersen tiếp tục là căn cứ chiến lược và trung tâm hậu cầu cho các hoạt động của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Nhiệm vụ hiện tại và tương lai
Guam đang được Hải quân và Không quân Mỹ cùng sử dụng. Trong tương lai , Guam sẽ có sự hiện diện của thuỷ quân lục chiến  Mỹ được di chuyển về từ Okinawa (Nhật Bản).

Căn cứ Andersen là căn cứ của Không quân Mỹ ở Guam, nơi đây là “nhà” của những máy bay ném bom chiến lược tối tân  nhất (như B-52H, B-1B, B-2A, F-22). Ngoài ra, còn có một số đơn vị máy bay chiến đấu, máy bay tiếp dầu, trực thăng.

Hiện căn cứ Andersen được mở rộng và nâng cấp cơ sở, đặc biệt là có thêm xưởng bảo trì hệ thống máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk.

Về mặt chiến lược, Andersen là chìa khóa của Không quân Mỹ, nó cung cấp khả năng bao quát toàn vùng Đông Nam Á và nam Trung cộng. Hơn nữa, nó cũng nằm ngoài bán kính hoạt động của các máy bay xuất phát từ căn cứ ở khu vực châu Á, không giống như các căn cứ Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều nằm trong vòng “nguy hiểm”.
Các lực lượng của Hải quân Mỹ mà trực tiếp là Liên đội tàu ngầm số 15 (gồm tàu tiếp tế tàu ngầm USS Fank Cable và tàu ngầm tấn công USS Buffalo, USS City of Corpus Christi, USS Houston thuộc lớp Los Angeles) đóng ở phía nam cảng Apra Harbour.

Apra là cảng nước sâu tự nhiên nằm ở bờ biển phía tây Guam, nơi đây cung cấp nơi neo đậu cho tàu thuyền dân sự và quân sự. Phần phía bắc là cảng dân sự, phía nam dành cho quân sự.

Trong tương lai, Guam được xây dựng trở thành một  căn cứ quan trọng, làm điểm tựa cho Mỹ trong chiến lược gây ảnh hưởng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung cộng.
TỔNG HỢP
 
Duy Quan chuyển

No comments:

Ngưu Ma Vuơng được ân xá

  Jacob Chansley, Tù nhân Chính Trị, bị bắt mang theo 41 tháng lương thực, chuyên trị ăn chay. Anh được biết đến với biệt danh ...