Mỹ một lần nữa lên tiếng kêu gọi các bên hướng đến Bộ Quy tắc ứng
xử trên biển Đông (COC), đồng thời cảnh báo Trung Quốc sẽ vấp phải sự
phản ứng của các nước láng giềng nếu tiếp tục gây hấn.
Theo GMA News, tại cuộc Đối thoại ASEAN-Mỹ lần thứ 25 đang diễn ra ở Manila (Philippines), đại diện của Washington là Joseph Yousang Yun cho biết lời kêu gọi hướng đến COC đã được Mỹ chuyển đến các quan chức cấp cao ASEAN tại Manila và đôi bên đã thảo luận các vấn đề song phương và khu vực, bao gồm cả an ninh biển và biển Đông.
Ông Yun nói ông hi vọng cả ASEAN và Trung Quốc sẽ cùng hướng đến COC vì điều này có ích cho tất cả. Đại diện Mỹ cho biết bế tắc giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề bãi cạn Scarborough không được thảo luận trong các cuộc họp.
Trong khi đó, Trung Quốc lại “cực lực phản đối” Philippines, quy kết Manila đang lôi kéo bên thứ ba vào vụ tranh chấp ở bãi cạn Scarborough. Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố hành động này sẽ càng làm căng thẳng leo thang, thậm chí làm thay đổi bản chất của vấn đề.
Trung Quốc tự cô lập mình
Trong báo cáo năm 2012 về các diễn tiến an ninh và quân sự liên quan đến Trung Quốc vừa được gửi lên thượng viện, Bộ Quốc phòng Mỹ nói Bắc Kinh cần phải cân bằng các lợi ích của mình nếu muốn duy trì sự hữu hảo với các nước khác, những nước mà Trung Quốc đang dựa vào để tăng trưởng kinh tế và phát triển.
Theo AFP, truyền thông Hàn Quốc hôm qua cho hay Hàn Quốc dự định chi hơn 2 tỉ USD trong vòng năm năm tới để mua 500-600 tên lửa mới nhằm đối phó với các mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên.
Quyết định được Tổng thống Lee Myung Bak thông qua trong cuộc họp bộ trưởng hôm 28-4.
“Bắc Kinh ngày càng cảm thấy khó khăn trong việc cân bằng các lợi ích, đặc biệt là khi theo đuổi một lợi ích này nhưng lại xung đột với một lợi ích khác. Chẳng hạn, mặc dù việc bảo vệ các tuyên bố về lãnh thổ có giúp Trung Quốc thể hiện lập trường cứng rắn về chủ quyền, song Bắc Kinh cũng cần phải cân bằng với cách cư xử nhằm tránh sự phản công của các nước láng giềng, điều có thể làm xói mòn môi trường đối ngoại ổn định mà Bắc Kinh đang phụ thuộc vào để phát triển trong nước”- báo cáo viết khi nhấn mạnh chính các lãnh đạo của Trung Quốc từng thừa nhận hai thập niên đầu của thế kỷ 21 là “giai đoạn cơ hội chiến lược” cho sự tăng trưởng và phát triển của Trung Quốc.
Trang tin ABS-CNB của Philippines dẫn lời các chuyên gia về luật nói cách xử sự của Trung Quốc sẽ chỉ khiến các nước trong khu vực có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông càng thắt chặt hơn quan hệ với Mỹ và xa lánh Bắc Kinh.
Tàu hải giám Trung Cộng thường xâm nhập biển Đông.
“Với việc Trung Quốc duy trì cách tiếp cận thù địch ở biển Đông, Philippines và các nước trong khu vực không còn lựa chọn nào khác là kết thân với Mỹ - báo Huffington Post dẫn kết luận của các chuyên gia trong một bài phân tích - Úc, Nhật, Hàn Quốc và Singapore cũng đã làm như vậy. Rốt cuộc Philippines cũng sẽ được hưởng lợi từ mối quan hệ quân sự với Mỹ và các nước khác trong khu vực cũng sẽ được như vậy”.
Chính sách thực dụng
Trong bài viết “Tại sao châu Á muốn nước Mỹ?” đăng trên tạp chí The Diplomat ngày 22-5, thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho rằng biển Đông chính là một trong những phép thử cho Washington về vai trò của nước này tại châu Á.
“Mỹ không có tuyên bố chủ quyền ở khu vực tranh chấp này và chúng ta không nên đứng về phía nào cả. Tuy nhiên, khu vực tranh chấp này nằm ngay tâm điểm lợi ích của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, không phải vì thông thương trị giá 1.200 tỉ USD đi qua biển Đông mỗi năm, cũng chẳng vì Philippines là đồng minh của Mỹ, mà vì điều này là yếu tố quyết định để cho một châu Á đang trỗi dậy tránh được mặt trái của chính sách thực dụng, ở đó các nước mạnh muốn làm gì thì làm, còn nước nhỏ phải chịu thiệt thòi” - ông McCain viết.
Thượng nghị sĩ Mỹ này cho rằng tranh chấp ở đây không phải giữa Trung Quốc và Mỹ mà là mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng. Nhưng Mỹ sẽ hỗ trợ các đối tác ASEAN để họ có thể nhận ra các mục tiêu thật sự trong việc đưa ra một mặt trận thống nhất và giải quyết sự khác biệt một cách hòa bình và đa phương.
Theo GMA News, tại cuộc Đối thoại ASEAN-Mỹ lần thứ 25 đang diễn ra ở Manila (Philippines), đại diện của Washington là Joseph Yousang Yun cho biết lời kêu gọi hướng đến COC đã được Mỹ chuyển đến các quan chức cấp cao ASEAN tại Manila và đôi bên đã thảo luận các vấn đề song phương và khu vực, bao gồm cả an ninh biển và biển Đông.
Ông Yun nói ông hi vọng cả ASEAN và Trung Quốc sẽ cùng hướng đến COC vì điều này có ích cho tất cả. Đại diện Mỹ cho biết bế tắc giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề bãi cạn Scarborough không được thảo luận trong các cuộc họp.
Trong khi đó, Trung Quốc lại “cực lực phản đối” Philippines, quy kết Manila đang lôi kéo bên thứ ba vào vụ tranh chấp ở bãi cạn Scarborough. Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố hành động này sẽ càng làm căng thẳng leo thang, thậm chí làm thay đổi bản chất của vấn đề.
Trung Quốc tự cô lập mình
Trong báo cáo năm 2012 về các diễn tiến an ninh và quân sự liên quan đến Trung Quốc vừa được gửi lên thượng viện, Bộ Quốc phòng Mỹ nói Bắc Kinh cần phải cân bằng các lợi ích của mình nếu muốn duy trì sự hữu hảo với các nước khác, những nước mà Trung Quốc đang dựa vào để tăng trưởng kinh tế và phát triển.
Theo AFP, truyền thông Hàn Quốc hôm qua cho hay Hàn Quốc dự định chi hơn 2 tỉ USD trong vòng năm năm tới để mua 500-600 tên lửa mới nhằm đối phó với các mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên.
Quyết định được Tổng thống Lee Myung Bak thông qua trong cuộc họp bộ trưởng hôm 28-4.
“Bắc Kinh ngày càng cảm thấy khó khăn trong việc cân bằng các lợi ích, đặc biệt là khi theo đuổi một lợi ích này nhưng lại xung đột với một lợi ích khác. Chẳng hạn, mặc dù việc bảo vệ các tuyên bố về lãnh thổ có giúp Trung Quốc thể hiện lập trường cứng rắn về chủ quyền, song Bắc Kinh cũng cần phải cân bằng với cách cư xử nhằm tránh sự phản công của các nước láng giềng, điều có thể làm xói mòn môi trường đối ngoại ổn định mà Bắc Kinh đang phụ thuộc vào để phát triển trong nước”- báo cáo viết khi nhấn mạnh chính các lãnh đạo của Trung Quốc từng thừa nhận hai thập niên đầu của thế kỷ 21 là “giai đoạn cơ hội chiến lược” cho sự tăng trưởng và phát triển của Trung Quốc.
Trang tin ABS-CNB của Philippines dẫn lời các chuyên gia về luật nói cách xử sự của Trung Quốc sẽ chỉ khiến các nước trong khu vực có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông càng thắt chặt hơn quan hệ với Mỹ và xa lánh Bắc Kinh.
Tàu hải giám Trung Cộng thường xâm nhập biển Đông.
“Với việc Trung Quốc duy trì cách tiếp cận thù địch ở biển Đông, Philippines và các nước trong khu vực không còn lựa chọn nào khác là kết thân với Mỹ - báo Huffington Post dẫn kết luận của các chuyên gia trong một bài phân tích - Úc, Nhật, Hàn Quốc và Singapore cũng đã làm như vậy. Rốt cuộc Philippines cũng sẽ được hưởng lợi từ mối quan hệ quân sự với Mỹ và các nước khác trong khu vực cũng sẽ được như vậy”.
Chính sách thực dụng
Trong bài viết “Tại sao châu Á muốn nước Mỹ?” đăng trên tạp chí The Diplomat ngày 22-5, thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho rằng biển Đông chính là một trong những phép thử cho Washington về vai trò của nước này tại châu Á.
“Mỹ không có tuyên bố chủ quyền ở khu vực tranh chấp này và chúng ta không nên đứng về phía nào cả. Tuy nhiên, khu vực tranh chấp này nằm ngay tâm điểm lợi ích của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, không phải vì thông thương trị giá 1.200 tỉ USD đi qua biển Đông mỗi năm, cũng chẳng vì Philippines là đồng minh của Mỹ, mà vì điều này là yếu tố quyết định để cho một châu Á đang trỗi dậy tránh được mặt trái của chính sách thực dụng, ở đó các nước mạnh muốn làm gì thì làm, còn nước nhỏ phải chịu thiệt thòi” - ông McCain viết.
Thượng nghị sĩ Mỹ này cho rằng tranh chấp ở đây không phải giữa Trung Quốc và Mỹ mà là mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng. Nhưng Mỹ sẽ hỗ trợ các đối tác ASEAN để họ có thể nhận ra các mục tiêu thật sự trong việc đưa ra một mặt trận thống nhất và giải quyết sự khác biệt một cách hòa bình và đa phương.
Nguồn: Việt Phương/ TT
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment