Saturday, May 19, 2012

NgV



Xâm nhập, đánh bắt cá trái phép trong vùng biển Hoàng Hài thuộc Hàn Quốc, những tên lính xung kích trên biển của TQ còn chống trả lại LL bảo vệ bờ biển Nam Hàn thi hành công vụ (19/11/2011- photo ChinaBuzz. net)

Trong những vùng biển có tranh chấp chủ quyền, ngư dân Trung Quốc đã lái tàu cá lao vào tàu tuần tra Nhật Bản, đâm chết một trung sĩ tuần duyên Hàn Quốc và ngang nhiên thách thức tàu chiến Philippines.


left align image

Trong những năm gần đây, tàu đánh cá Trung Quốc nhắm vào nhiều mục tiêu khác, ngoài Đài Loan. Hồi tháng 9/2000, một tàu đánh cá của Trung Quốc lao vào một tàu tuần tra Nhật Bản trong vùng biển tranh chấp thuộc quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý ở trên biển Hoa Đông và dẫn đến một vụ tranh cãi ngoại giao nghiêm trọng giữa Bắc Kinh và Tokyo (h.trái).
Tháng 12/2011, một ngư dân Trung Quốc đã đâm chết một trung sĩ tuần duyên Hàn Quốc, khi tàu đánh cá của anh ta bị vây bắt ở Hoàng Hải, nơi Bắc Kinh không công nhận đường ranh giới của Khu vực đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc.
Trong những ngày đầu tháng 4/2012, tám tàu đánh cá của Trung Quốc bị Hải quân Philippines phát hiện neo đậu ở vùng biển Bãi cạn Scarborough tranh chấp, dẫn đến đối đầu chưa từng có giữa Bắc Kinh và Manila.
Việc huy động các lực lượng dân sự chính là sự lựa chọn mà Bắc Kinh sử dụng để thực thi đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển Scarborough vốn được cho là có dự trữ dầu khí khổng lồ. Các công ty năng lượng nước ngoài từ lâu đã thăm dò dầu khí ở ngoài khơi bờ biển Philippines. Ngay sau khi họ bắt đầu tiến hành khai thác, Philippines bị gán cho cái tội cướp đoạt tài nguyên của Trung Quốc. Trung Quốc đã đe dọa và cản trở các tập đoàn ExxonMobil, BP, Chevron, Petronas và nhiều tập đoàn khác khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Bằng cách tạo ra và duy trì căng thẳng với sự giúp đỡ của các tàu đánh cá và tàu hải giám, Bắc Kinh đã khiến cho Washington khó có thể can thiệp trực tiếp và chiến lược này của Bắc Kinh đã phần nào phát huy tác dụng.
Việc Bắc Kinh cử một số lượng lớn tàu thuyền đánh cá hoạt động ở Biển Đông có liên quan đến việc Philippines gọi thầu 15 lô dầu khí trong tháng 7/2012, trong đó có 2 lô nằm trong vùng tranh chấp với Trung Quốc.

right align image
Thế trận của tàu cá TQ chống lại sự vây bắt của LL cảnh Sát Biển Nam Hàn, 19/11/2011

Các nhà phân tích cho rằng các ngư dân Trung Quốc có mục tiêu khác, chứ không chỉ đơn thuần đánh bắt cá.
Nhà nghiên cứu Arthur Ding của Đại học quốc gia Chengchi (Đài Loan) nói: "Để thực thi đòi hỏi chủ quyền, chính phủ Trung Quốc đã phái các tàu thuyền đánh cá đến vùng biển tranh chấp cùng với các tàu bảo vệ. Những ngư dân này có thể không được huấn luyện quân sự, nhưng chắc chắn sẽ được chính quyền Trung Quốc bồi thường thỏa đáng cho những tổn thất về tàu thuyền, thương tích và bị tạm giam của nước ngoài”.
Lai I-chung, một nhà tư vấn ở Đài Loan, cho rằng số ngư dân này rõ ràng đã có quan hệ với giới quân sự hoặc các lực lượng bán vũ trang. Ông nói: “Tất cả các tàu đánh cá của Trung Quốc đều phải báo cáo cho cơ quan hữu trách về địa điểm đánh bắt, trước khi ra biển". Theo ông, điều này giải thích vì sao mà các tàu của hải quân Trung Quốc hoặc của các cơ quan công quyền khác thường có mặt kịp thời tại hiện trường xảy ra xung đột. Ông Lai I-chung cũng chỉ ra rằng Trung Quốc có một lịch sử lâu dài về việc sử dụng các tàu thuyền đánh cá và các tàu dân dự để tiến hành chiến tranh cường độ thấp.
Trong một bài phân tích do hãng tin Reuters đăng tải, nhà báo David Lague gọi đây là chính sách "cây gậy nhỏ" của Bắc Kinh. Trong suốt một tháng căng thẳng quanh bãi đá này, Bắc Kinh vẫn không điều tàu chiến ra khơi để tham gia tranh chấp chủ quyền. Thay vào đó, Trung Quốc điều các tàu hải giám mà phương Tây gọi là "tàu dân quân" tới khu vực. Hành động này được cho là có chủ ý giảm thiểu nguy cơ xung đột và hạn chế phản ứng trong khu vực.

Theo ông Thẩm Đinh Lập, chuyên gia về an ninh tại Đại học Phúc Đán, các loại tàu này biểu trưng cho "quyền lực mềm" của Trung Quốc và việc sử dụng “quyền lực mềm” này không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ nhượng bộ.
Trung Quốc ráo riết tăng cường đội tàu bán dân sự đảm trách nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền. Quản lý đội tàu này ở Biển Đông và nhiều vùng duyên hải khác là một loạt cơ quan của nhà nước, như Cục An toàn hàng hải, Cảnh sát biển, Tổng cục Hải quan và Cục Hải dương.

Các nhà phân tích an ninh đều nhận xét rằng các vụ như bãi cạn Scarborough sẽ còn kéo dài, chừng nào Philippines chưa chứng tỏ có khả năng đương đầu với thách thức.
ĐVO dẫn nguồn Asia Times, Reuters
Nam Yết chuyển

No comments:

Ngưu Ma Vuơng được ân xá

  Jacob Chansley, Tù nhân Chính Trị, bị bắt mang theo 41 tháng lương thực, chuyên trị ăn chay. Anh được biết đến với biệt danh ...