Sunday, May 13, 2012

Tàu chiến TQ đến gần Philippines




Một đội tàu chiến của Trung Quốc tập trận tại vùng biển gần với Philippines trong khi căng thẳng giữa hai bên quanh bãi cạn Scarborough vẫn đang tiếp diễn.


left align image
Hải trình của đội tàu chiến Trung Quốc


Vào lúc quan hệ Bắc Kinh-Manila căng thẳng, các nguồn tin từ Nhật Bản ngày 9/5 cho biết là 5 chiến hạm tối tân của Trung Quốc đang trực chỉ Biển Đông. Cùng lúc, Mỹ xác nhận là sẽ cho triển khai chiến hạm hiện đại nhất của Mỹ tại Singapore ngay vào mùa hè năm này.
Theo các nguồn tin trên, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã phát hiện nhóm 5 chiến hạm Trung Quốc ở vùng biển cách quần đảo Okinawa 650km về phía tây nam hôm 7/5 sau khi đoàn tàu này vượt qua eo biển Miyako để ra Thái Bình Dương rồi chuyển hướng xuống phía Nam.
Đây là năm chiến hạm được cho là thuộc loại tối tân nhất của Hải quân Trung Quốc, thuộc Hạm đội Nam Hải: 2 khu trục hạm Quảng Châu và Vũ Hán thuộc lớp 052B, 2 hộ tống hạm nhỏ Du Lâm và Sào Hồ, lớp 054A, và tàu đổ bộ hạng nặng Côn Luân Sơn lớp 071, có thể hỗ trợ cho một đơn vị gồm 800 thủy quân lục chiến và chở theo các loại thuyền đổ bộ chạy bằng đệm hơi và máy bay trực thăng cỡ trung bình.
Theo báo chí Đài Loan, tiểu hạm đội Trung Quốc kể trên đã xuất phát từ đảo Hải Nam và đi qua eo biển Đài Loan, hướng về Thái Bình Dương và khi cách Đài Loan 180 km đã rẽ phải xuống phía Nam. Ngay khi vào đến Thái Bình Dương, các chiến hạm Trung Quốc đã tiến hành thao diễn đội hình chiến thuật và cho phi cơ trực thăng thực tập ở vùng biển quốc tế giữa Đài Loan và Luzon, hòn đảo chính của Philippines.
Tờ Taipei Times đưa tin Lực lượng phòng vệ Đài Loan, từ ngày 10.5, đã theo dõi chặt chẽ đợt tập trận của hải quân Trung Quốc .



LLPV Nhật Bản phát hiện ra 5 tàu chiến hiện đại nhất hạm đội Nam Hải “lặng lẽ” vòng qua eo biển Okinawa tiến về phía Philippines

Song song với việc đưa chiến hạm đến gần Philippines, Trung Quốc còn tung thêm tàu đánh cá đến hoạt động ở vùng bãi đá ngầm Scarborough dưới sự bảo vệ chặt chẽ của các chiếc tàu ngư chính và hải giám. Theo báo chí Philippines, từ 14 chiếc vào cuối tuần trước, hiện đã có đến 33 chiếc tràn ngập vùng Scarbrough.
Để so sánh, Philippines chỉ có vỏn vẹn hai chiếc tàu tuần duyên nhỏ neo đậu gần đấy. Cuộc đọ sức hiện nay giữa Manila và Bắc Kinh đã được báo giới phương Tây gọi là cuộc đấu giữa “chàng tí hon David chống lại tên khổng lồ Goliath”.
Giới quan sát cho đến giờ vẫn phân vân tự hỏi là nếu xung đột xảy ra giữa Philippines và Trung Quốc tại khu vực bãi Scarborough thì Mỹ sẽ phản ứng như thế nào. Trước mắt, Mỹ có hai động tác: trước hết là xác nhận sẽ cử chiến hạm tối tân nhất của Mỹ đến trú đóng tại Singapore ngay từ mùa xuân năm tới trong khuôn khổ kế hoạch xoay trục qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
Liên quan trực tiếp đến vấn đề Biển Đông, chính quyền Mỹ cũng muốn thúc đẩy ngành lập pháp phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà hiện nay Mỹ vẫn đứng ngoài. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã gặp các thượng nghị sĩ để yêu cầu phê chuẩn công ước này để tạo cơ sở pháp lý cho hải quân Mỹ trong việc tuần tra tại các khu vực tranh chấp như Biển Đông chẳng hạn.
Như vậy, tàu Trung Quốc đang hiện diện ở cả hai mặt biển của Philippines. Đến nay, có thể vì các tàu chiến Trung Quốc vẫn đang ở vùng biển quốc tế, nên cả Philippines lẫn Đài Loan đều chưa đưa ra bình luận. Ngược lại, AFP ngày 12.5 trích thông báo trên website Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay: “Các thông tin nói rằng quân khu Quảng Châu, Hạm đội Nam Hải và các đơn vị khác đã bước vào tình trạng sẵn sàng chiến tranh là không đúng sự thật”.
Chiều ngày 11/5, trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng một thông báo ngắn gọn: “Các bài viết nói rằng quân khu Quảng Châu (Nam Trung Quốc), hạm đội hải quân Nam Hải và các đơn vị được huy động để chuẩn bị chiến tranh, là không đúng sự thực”.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc không cho biết nguồn báo nào đã đưa tin về việc Bắc Kinh chuẩn bị chiến tranh. Tuy nhiên, trong những ngày qua, trên các tiểu blog Trung Quốc, có nhiều tin đồn, theo đó, Bắc Kinh đã ra lệnh cho các đơn vị quân đội nâng mức độ chuẩn bị chiến đấu lên cấp hai trên bốn mức chuẩn bị tiến hành chiến tranh.
Theo giới quan sát quốc tế, với những di chuyển "khó hiểu" xuống phía nam Biển Đông của HQ Trung Quốc khó có thể biết được liệu Trung Quốc có thực sự sẵn sàng dùng vũ lực trong vụ đối đầu với Philippines ở bãi đá Scarborough hay không. Lời cải chính mập mờ của bộ Quốc phòng Trung Quốc không xua tan được mối lo ngại. Trong khi đó, không loại trừ khả năng Bắc Kinh tấn công Manila về kinh tế. Một quan chức Philippines cho biết, một khối lượng lớn hoa quả xuất khẩu của nước này đã bị hư hỏng, thối rữa tại các cảng Trung Quốc vì bị kiểm dịch gắt gao.
(từ Petrotimes dẫn nguồn AFP)

Lấy thịt đè người nhưng TQ sẽ mắc cạn trên Biển Đông



Theo những thông tin mới nhất, hiện Trung Quốc đã cử tới 35 tàu đến vùng biển tranh chấp xung quanh bãi đá cạn Scarborough, trong đó có 3 tàu hải giám hiện đại nhất của nước này.
Các tàu của Trung Quốc không chỉ ngăn cản ngư dân Philippines đi vào ngư trường truyền thống của họ ở gần khu vực bãi đá cạn tranh chấp, mà còn cố tình đe dọa bằng cách chiếu đèn pha cực mạnh và phun nước vào các tàu cá Philippines, gây tâm lý hoảng sợ và ức chế cho các ngư dân.
Ở chiều ngược lại Philippines chỉ có 6 tầu tại vùng tranh chấp này, nếu so sánh tương quan lực lượng thì rõ ràng Trung Quốc đang chiếm ưu thế, và họ sẽ dễ dàng thổi bay Philippines ra khỏi vùng biển của chính mình.
Trải qua 5 tuần căng thẳng, nhiều chuyên gia phân tích nhận định rằng: Trung Quốc thực sự đã chuẩn bị trước cho một kịch bản trên biển Đông theo kiểu “vết dầu loang”, ban đầu là những hành động gây hấn, lấn chiếm; sau đó là dọa nạt, xua đổi; và khả năng xấu nhất cũng đang được Trung Quốc chuẩn bị khi quân đội Nhật Bản phát hiện ra 5 tàu chiến hiện đại nhất hạm đội Nam Hải “lặng lẽ” vòng qua eo biển Okinawa tiến về phía Philippines, trong khi một cánh quân khác của hạm đội này diễn tập tác chiến đổ bộ ở một vùng biển khác gần Philippines.
Trên mặt trận ngoại giao, Trung Quốc cũng đã ít nhất 3 lần cho triệu quan chức ngoại giao Philippines tại Bắc Kinh để phản đối việc Manila tuyên bố chủ quyền đối với Scarborough và tố cáo quốc gia này cố tình “chây ỳ” khiến tình hình trong khu vực thêm căng thẳng, mặc dù theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển thì vùng biển tranh chấp này thuộc hải phận Philippines.
Ở một động thái khác Trung Quốc cũng đang xem xét việc hạn chế quan hệ kinh tế với Philippines, dấu hiệu đầu tiên đó là Trung Quốc đã yêu cầu các công ty lữ hành tạm dừng khai thác các tour du lịch tới Philippines. Bởi các công dân Trung Quốc không nên đến Philippines lúc này để tránh trào lưu chống Trung Quốc đang tăng mạnh.



Có thể Trung Quốc đang rất muốn sử dụng vũ lực trong giải quyết vấn đề bãi đá cạn Scarborough, nhưng để thực hiện được mưu đồ này sẽ không thực sự dễ dàng, bởi Philippines sẽ không đứng nhìn Trung Quốc “cướp” đi các lợi ích của mình trên biển Đông.
Và nhất là cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa dám xuất binh để giải quyết tranh chấp với Philippines, bởi vấn đề chính đối với Trung Quốc lúc này vẫn là Mỹ.Trước khả năng Mỹ có thể tham gia bảo vệ Philippines nếu xung đột với Trung Quốc nổ ra thì Trung Quốc đang cảm thấy không chắc chắn về chiến thắng của mình.


Về lý thuyết nếu xảy ra xung đột thì cuộc chiến mà Philippines phát động sẽ được xem là “chính nghĩa” qua đó sẽ giành được nhiều sự ủng hộ từ dư luận quốc tế.
Wasington sẽ không bỏ rơi Manila, đó gần như là điều chắc chắn, bởi Mỹ đã công khai tuyên bố bốn lần rằng, họ sẽ tuân thủ Hiệp ước phòng thủ chung 1951 quy định, quân đội Mỹ sẽ giúp bảo vệ Philippines nếu nước này bị tấn công.
Bản thân Chính phủ Hoa Kỳ cũng khẳng định rằng: “Mỹ coi Biển Đông là một phần của khu vực Thái Bình Dương, và Mỹ sẽ không để cho bất kỳ lợi ích quốc gia hay lợi ích của các nước đồng minh bị ảnh hưởng”.
Để tăng thêm uy lực cho lời cam kết của mình, Mỹ đã tiến hành thực hiện đưa tầu tuần duyên tàng hình (LCS) đến Singpore. Đây là thế hệ tàu chiến hoàn toàn mới, có khả năng đạt tốc độ trên 70km/h, chúng được thiết kế cho các sứ mệnh phục vụ gỡ mìn, chống tàu ngầm và chống chiến tranh mặt nước.
Chưa kể những tàu chiến khác của Mỹ hiện đang đồn trú trên Thái Bình Dương sẽ có mặt bủa vây Trung Quốc khi có lệnh điều động.
Một bất lợi khác sẽ khiến Trung Quốc thua ngay sau khi phát động chiến tranh, đó là yếu tố địa lý.
Hiện quần đảo Kalayaan mà Philippines đang kiểm soát cách căn cứ hải quân Trạm Giang của Trung Quốc đến 1.000 hải lý, bởi vậy nhanh nhất phải trong 2 ngày tàu chiến của Trung Quốc mới có thể di chuyển được đến vị trí này.
Đến khi đó, quân đội Philippines và đồng minh đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để chờ tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Trong hoàn cảnh hiện tại một cuộc chiến xảy ra trên biển Đông sẽ kéo theo hàng loạt những hệ lụy trong khu vực, điều quan trọng nhất trong lúc này là các bên cần phải ngồi vào bàn đàm phán để tránh những kết cục không đáng có.
ngv tổng hợp
Nam Yết chuyển

No comments:

Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường bị tố 'lạm dụng tình dục': phản ứng của các bên

Hình ảnh,Phiên tòa xét xử vụ tố cáo lạm dụng tình dục được tường thuật trực tiếp trên đài truyền hình tại Chile. Trong hình: Nhân viên an ni...